Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 9

Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 9

Đạo đức

TIẾT KIỆM THỜI GIAN ( T1 )

I.Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng:

- Hiểu được thời giờ là cái quý nhất cần phải tiết kiệm

- Biết được cách tiết kiệm thời giờ

- Biết quý trọng và sử dụng thời gìơ một cách tiết kiệm

II.Đồ dùng dạy học :

- Đọc trước bài ở nhà

- Mỗi HS có 3 tấm bài màu : xanh , đỏ và trắng

- Các truyện về tấm gương tiết kiệm thời gian

III.Hoạt động dạy học :

1.Bài cũ :

- Gv gọi Hs trả lời câu hỏi

H:Em đã làm được những gì để tiết kiệm tiền của ?

H:Vì sao phải tiết kiệm tiền của?

- GV nhận xét, ghi điểm

 

doc 59 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học khối 4 - Tuần học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày .. tháng năm 200
Tiết 2 
Đạo đức
Tiết kiệm thời gian ( T1 )
I.Mục tiêu : Học xong bài này HS có khả năng:
- Hiểu được thời giờ là cái quý nhất cần phải tiết kiệm 
- Biết được cách tiết kiệm thời giờ
- Biết quý trọng và sử dụng thời gìơ một cách tiết kiệm 
II.Đồ dùng dạy học :
- Đọc trước bài ở nhà 
- Mỗi HS có 3 tấm bài màu : xanh , đỏ và trắng 
- Các truyện về tấm gương tiết kiệm thời gian 
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : 
- Gv gọi Hs trả lời câu hỏi
H:Em đã làm được những gì để tiết kiệm tiền của ?
H:Vì sao phải tiết kiệm tiền của? 
- GV nhận xét, ghi điểm 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nhắc lại 
b.Tìm hiểu bài 
 Hoạt động 1 : Kể chuyện " Một phút " và trả lời câu hỏi trong sgk
- GV kể chuyện 
- HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK ( Tán thành hay không tán thành )
- HS trình bày - HS khác nhận xét 
- GV kết luận : Mỗi phút đều đáng quý chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ 
 Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( BT 2 SGK )
- GV giao mỗi nhóm trình bày một tình huống 
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- GV kết luận :
 + HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi
 + Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu , nhỡ máy bay
- Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng
 Hoạt động3 : Bày tỏ thái độ ( BT 3 SGK )
- GV yêu cầu 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
3.Củng cố - Dặn dò 
- Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân 
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân 
- Viết , vẽ , sưu tầm các truyện , tấm gương , ca dao , tục ngữ về tiết kiệm thời giờ
- Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------o0o--------------------
Tiết 3 
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I.Mục tiêu:
1/ Đọc 
 - Đọc trôi chảy toàn bài , đọc đúng các từ khó : cắt nghĩa , quan trọng , bắn tóe, mồn một, nhễ nhại
- Đọc diễn cảm toàn bài , nghắt nghĩ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả , gợi cảm
2/ Hiểu
 Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý
3/ Giáo dục học sinh: GD HS thấy được nghề nghiệp nào cũng đáng quý
II.Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc 
- Tranh đốt pháo hoa
III.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng đọc bài : "Đôi giày ba ta màu xanh"
HS1: Ngày còn bé , chị phụ trách đội từng mơ ước điều gì ? Nêu những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
HS2: Nêu nội dung chính của bài
- GV nhận xét, ghi điểm 
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài - ghi bảng - HS nhắc lại 
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 *Luyện đọc 
-1 HS khá đọc toàn bài 
H:Bài này chia làm mấy đoạn ? ( 2 đoạn )
- Đoạn 1 : Từ đầu....để kiếm sống 
- Đoạn 2 : Phần còn lại ( Chia làm 2 đoạn nhỏ : "Mẹ Cương như hiểu lòng con...đầy tớ anh thợ rèn " và đoạn còn lại )
- Gọi HS đọc nối tiếp 
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài 
- GV đọc mẫu toàn bài 
 *Tìm hiểu bài 
-1 HS đọc đoạn cả bài. Cả lớp đọc thầm 
H:Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
Đ:Cương thương mẹ vất vả , muốn học 1 nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ
H:Mẹ Cương phản đối như thế nào ?
Đ:...Không đồng ý mẹ cho là Cương bị ai xui, mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang , nên không chịu 
H:Cương thuyết phục mẹ như thế nào ?
Đ:Cương nắm tay mẹ nói với mẹ những lời thiết tha : Nghề nào cũng đáng trọng chỉ những ai trộm cắp , ăn bám mới bị xem thường 
- HS đọc thầm toàn bài nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con?
Đ: + Cách xưng hô : Đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình , lễ phép , kính trọng .Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng , âu yếm. Cách xưng hô đó thể hiện quan hệ tình càm mẹ con trong gia đình Cương rất thân ái 
 + Cử chỉ trong lúc trò chuyện :Thân mật , tình cảm 
-1 HS đọc toàn bài :GV treo tranh đốt pháo hoa , giải từ pháo bông
H:Nội dung chính của bài là gì ?
 Nội dung : Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và em đã thuyết phục được mẹ 
 *Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn đọc theo phân vai 
 + Hướng dẫn HS đọc đoạn :"cương thấy nghèn nghẹn...khi đốt cây bông "
 + 2 HS đọc đoạn . Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS luyện đọc toàn bài
3.Củng cố dặn dò :
H:Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì ?
- Về nhà học bài 
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
-------------------o0o--------------------
 Tiết 4 
Toán
Hai đường thẳng song song
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Nhận biết được hai đường thẳng song song
- Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau
- GD HS áp dụng kiến thức đã học vào làm bài tập 
II.Đồ dùng dạy học :
- Thước thẳng và êke
- Xem trước bài ở nhà
III.Hoạt động dạy học dạy học chủ yếu
1.Bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập số 3 , 4 ( VBT/48)
- GV chấm một số VBT
- GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nhắc lại 
b.Tìm hiểu bài 
 *Giới thiệu hai đường thẳng song song 
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình 
- GV dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh AB và CD về 2 phía và nêu :ta có 2 đường thẳng AB và CD song song với nhau A 
 B
 D C
- GV yêu cầu HS tự kéo dài 2 cạnh AD và BC và hỏi : hai đường thẳng AD và BC có song song với nhau không ?
GV nêu :Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau 
GV yêu cầu HS cho VD hai đường thẳng song song 
- GV yêu cầu HS vẽ 2 đường thẳng song song 
 *Luyện tập thực hành 
 Bài 1 : 
a.GV vẽ hình chữ nhật lên bảng - HS quan sát 
- GV chỉ cho HS thấy rõ 2 cạnh AB và CD là một cặp cạnh song song với nhau 
H:Ngoài cặp cạnh AB và CD trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau nữa ? ( AD và BC ) 
 A B 
 	D C
b.GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ
 M N
	 P Q
 ( Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP )
 Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu của bài 
- Gv yêu cầu HS quan sát hình 
- Gọi HS nêu các cạnh song song với cạnh MN 
- HS làm bài tập vào vở 
- Gv nhận xét, sửa sai
 Bài 3 : 
- HS tự nêu yêu cầu của đề và quan sát các hình trong bài
- HS lên bảng làm – Lớp làm vở 
H:Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
Đ:Trong hình MNPQ có cạnh MN song song với cạnh QP
H:Trong hình EDIGH có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
Đ:...DI // HG , DG // IH
- GV chấm một số vở bài tập , nhận xét 
3.Củng cố - Dặn dò 
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ 2 đường thẳng song song với nhau 
H:Hai đường thẳng song song có cắt nhau không ?
- Dặn về nhà làm bài còn lại trong vở bài tập
- Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
-------------------o0o--------------------
Tiết 5 
Kĩ thuật
Khâu đột mau ( T1 )
I.Mục tiêu :
	- HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau
	- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu 
	- Rèn luyện tính kiên trì , cẩn thận 
II.Đồ dùng dạy học :
- Tranh quy trình khâu đột mau
- Mẫu khâu đột mau bằng len trên bìa 
- Vải , kim khâu, thước kẻ , phấn vạch
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Bài cũ :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- GV nhận xét chung 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nhắc lại 
b.Tìm hiểu bài
 Hoạt động 1 :GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
	- GV giới thiệu mẫu khâu đột mau 
	- GV hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu trên mặt phải và mặt trái của mẫu và kết hợp với quan sát hình 1a , 1b ( SGK )để rả lời câu hỏi về đặc điểm của mũi khâu đột mau
- GV giới thiệu đường may bằng máy , cho HS xem mẫu các m ... êu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca , biết thể hiện tình cảm của bài 
- HS biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu , nhịp , phách .Tập biểu diễn bài hát .Đọc đúng cao độ , trường độ và ghép lời bài TĐN số 2 : Nắng vàng 
- GD HS yêu thích môn học 
II.Đồ dùng dạy học :
- Một số động tác phụ họa cho bài hát ,nhạc cụ gõ , thuộc bài hát 
- Bảng phụ chép bài TĐN số 2 "Nắng vàng "
III.Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ :
- Gọi HS lên hát bài :Trên ngựa ta phi nhanh 
- GV nhận xét 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nhắc lại 
b.Tiến hành:
 *Nội dung 1 :Ôn tập bài hát :Trên ngựa ta phi nhanh
- GV hát lại bài hát một lần 
- Cả lớp hát lại bài hát 2 lần 
- Chia lớp học thành 2 nhóm 
 + Nhóm 1: hát
 + Nhóm 2: gõ đệm ( và ngược lại ) 
-Tổ chức hát tốp ca , lần lượt 5 HS lên biểu diễn bài hát kết hợp một số động tác phụ họa
- GV hướng dẫn 
 + Động tác 1:( Câu 1-2-3 ) :Động tác phi ngựa 
 + Động tác 2 ( Câu 4-5 ) :Tay trái đưa ra phía trước , sang bên trái ( 4 câu ) , tay phải đưa ra phía trước sang bên phải ( Câu 5 )
 + Động tác 3 ( Câu 6-7-8 ) : Như động tác 1
 *Nội dung 2 :Học bài TĐN số 2 : Nắng vàng 
- GV treo bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 2 
H:Nêu nốt nhạc thấp nhất , cao nhất trong bài ?
H:Bài có những nốt gì ?
-HS luyện đọc cao độ theo thang âm các nốt có trong bài 
- HS luyện đọc tiết tấu :đen , trắng 
 Bước1 :Đọc với tốc độ chậm từng câu nhạc ( 1 và 2 )
 Bước 2 :Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách với tốc độ trung bình
 Bước 3 :Vừa đọc vừa gõ đệm với tốc độ nhanh hơn
 Bước 4 :Sau khi đọc xong cả hai câu nhạc sẽ ghép lời ca
3.Củng cố - Dặn dò :
- Cả lớp đọc lại cả bài 2 lần 
- Nhận xét tiết học
 --------------------o0o----------------
 ------------------------o0o---------------------- 
 Tiết 3 Tập làm văn
 Bài Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân 
I.Mục tiêu :
- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi 
- Lập được dàn ý ( nội dung ) của bài trao đổi đạt mục đich 
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp , lời lẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra
II.Đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn 
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ :
- Gọi 2 HS kể miệng bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn vở kịch Yết Kiêu ( có thể đọc bài văn )
- GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nhắc lại 
b.Tìm hiểu bài 
 *Hướng dẫn HS phân tích đề bài 
- HS đoc thành tiếng , đọc thầm đề bài , tìm những từ ngữ quan trọng . 
- GV gạch chân những từ ngữ đó trong đề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( họa , nhạc , võ thuật ...).Trước khi nói với bố mẹ , em muốn trao đổi với anh ( chị ) để anh ( chị ) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em 
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh ( chị ) để thực hiện cuộc trao đổi 
 *Xác định mục đích trao đổi
- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1,2,3 
H:+Nội dung trao đổi là gì ? ( Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu )
 +Đối tượng trao đổi là ai ? ( Anh hoặc chị của em )
 +Mục đích trao đổi để làm gì ? ( Làm cho anh chị hiểu nguyện vọng của em , giải đáp những khó khăn , thắc mắc anh , chị đặt ra đề anh , chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy )
 +Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ? ( Em và bạn trao đổi bạn đóng vai anh (chị) 
- HS chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu để tổ chức trao đổi 
- HS đọc thầm lại gợi ý 2 , hình dung câu trả lời , giải đáp thắc mắc anh ( chị ) có thể đặt ra 
 *HS thực hành trao đổi theo cặp :
- HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ýđối đáp (viết ra nháp ) 
- HS thực hành trao đổi , lần lượt đổi vai cho nhau , nhận xét , gợi ý cho nhhau 
 *HS thi đóng vai trao đổi trước lớp 
- GV hướng dẫn HS nhận xét theo tiêu chí sau :
+Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ? 
+Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ? 
+Lời lẽ , cử chỉ của hai bạn HS có phù hợp với vai đóng không , có giàu sức thuyết phục không ?
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất , cá nhân ăn nói hay nhất 
3.Củng cố - Dặn dò 
- Nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân 
- Về nhà viết lại bài trao đổi ở lớp vào vở 
- Nhận xét tiết học 
 --------------------o0o------------------
 Tiết 4 Khoa học
 Ôn tập con người và sức khỏe
I.Mục tiêu : 
- Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về 
 + Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường 
 + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng 
 + Các cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa 
- HS có khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày 
 Hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng hợp lí của bộ y tế 
- GD HS biết bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân 
II.Đồ dùng dạy học :
 Các phiếu câu hỏi ôn tập về chủ đề đã học 
III.Hoạt động dạy học chủ yếu 
1.Bài cũ :
HS1:Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
HS2:Nêu một số nguyên tắt khi tập bơi hoặc đi bơi?
 GV nhận xét , ghi điểm 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nhắc lại
b.Tìm hiểu bài 
 Hoạt động 1 : Trò chơi ai nhanh ai đúng 
- GV chia lớp thành 4 nhóm 
- Cử 3 HS làm giám khảo theo dõi ghi lại các câu trả lời của các đội 
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
- HS nghe câu hỏi đội nào có câu trả lời trước thì lắc chuông trước các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông 
- GV phát câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo để theo dõi 
- GV giao cho HS lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi 
Các câu hỏi :
1.Con người cần gì để sống ?
2.Trong quá trình sông con người lấy từ môi trường những gì ? Và thải ra môi trường những gì ?
3.Nói tên các thức ăn đồ uống có nguồn gốc động vật và có nguồn gốc thực vật ?
4.Kể tên một số thức ăn có chứa chất đạm mà bạn biết ?
5.Nêu vài trò của vitamin , chất khoáng và chất xơ?
6.Tại sao ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ?
7.Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ?
8.Tại sao chúng ta không nên ăn mặn và nên sử dụng muối iốt ?
9.Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn ?
10.Gia đình bạn thường bảo quản thức ăn bằng cách nào ? Nêu VD 
11.Kể tên một số bệnh do thiếu chất đạm , iôt , vitamin D , vitamin A
12.Nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì , cách đề phòng và tránh béo phì ?
13.Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
14.Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
-Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và công bố điểm 
 Hoạt động 2 : Tự đánh giá 
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá 
+Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa 
+Đã ăn phối hợp các chất đạm , chất béo động vật và thực vật chưa 
+Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vitamin và khoáng chất chưa 
-HS trình bày kết quả , cả lớp theo dõi 
3.Củng cố - Dặn dò :
- GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế 
- Nhận xét tiết học 
 -----------------------o0o-----------------------
Tiết 6 An toàn giao thông
 Bài Giao thông đường thủy 
 và phương tiện giao thông đường thủy ( T1 )
I.Mục tiêu:
- HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông . Nước ta có bờ biển dài , có nhiều kênh , rạch nên giao thông đường thủy thuận lợi và có vai trò rất quan trọng .HS biết tên các loại giao thông đường thủy 
-HS nhận biết các laọi phương tiện giao thông đường thủy thường thấy và tên gọi của chúng 
-Thêm yêu quý Tổ Quốc vì biết có điều kiện phát triển giao thông đường thủy 
II.Đồ dùng dạy học :
 Sưu tầm các hình ảnh về các phương tiện giao thông đường thủy , sóng và biển của Việt Nam
III.Hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Bài cũ :
- Gọi 2 HS nêu bài học 
- GVnhận xét, sửa sai 
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài- Ghi bảng- HS nhắc lại 
b.Tìm hiểu bài 
 Hoạt động 1 :
- GV : Chúng ta đã biết đến 2 loại đường giao thông đó là giao thông đường bộ và giao thông đường sắt .Ngoài 2 loại đường này ra em nào biết người ta còn có thể đi lại bằng loại đường giao thôôầin nữa ?
- HS :...bằng đường thủy , đường hàng không ...
- GV :...chúng ta tìm hiểu về việc đi lại trên mặt nước gọi là giao thông đường thủy 
- GV sử dụng bản đồ để giới thiệu sông ngòi và đường biển nước ta
- GV kết luận : Ngoài GTĐB, GTĐS người ta còn sử dụng các laọi tàu thuyền để đi lại trên mặt nước gọi là giao thông đường thủy .GTĐT rẻ tiền vì không phải làm đường , chỉ cần xây dựng các bến cảng , phà...
 Hoạt động 2 : 
 (Tìm hiểu về giao thông trên đường thủy )
H:Em đã nhìn thấy tàu thuyền đi lại trên mặt nước ở đâu ?
H:Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được ?
Đ:...mặt sông , hồ lớn , trên các kênh rạch , biển 
GV :Tàu thuyền có thể đi từ tỉnh này đến tỉnh khác , nơi này đến nơi khác , vùng này đến vùng khác .tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành một mạng lưới giao thông trên mặt nước , nối thôn xã này với thôn xã khác , tỉnh này với tỉnh khác .mạng lưới giao thông đó gọi alf mạng lưới giao thông đường thủy 
Người ta chia GTĐT thành 2 loại :GTĐT nội địa và GT đường biển .Chúng ta chỉ học giao thông đường thủy nội địa
GV kết luận :GTĐT ở nước ta rất thuận tiện vì cvó nhiều sông , kênh rạch .GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta
3.Củng cố - Dặn dò :
-Về nhà học bài 
-Nhận xét tiết học 
 Tiết 5 Sinh hoạt tập thể tuần 09
I.Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu điểm , khuyết điểm trong tuần qua để phấn đấu và khắc phục 
- Nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện thật tốt 
- GD HS tích cực hơn nữa trong mọi hoạt động
II.Các hoạt động chủ yêu trên lớp 
1.Nhận xét hoạt động tuần qua 
- Đa số các em đã duy trì tốt sĩ số và nề nếp ra vào lớp
- Đi học đúng giờ , đeo khăn quàng đầy đủ 
- Đã có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập
- Giữ gìn sách vở sạch sẽ , một số em chữ viết có tiến bộ 
- Một số em có tiến bộ trong học tập 
- Trực nhật đúng theo quy định 
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
* Tồn tại: Một số em để xe đạp chưa đúng nơi qui định
 Một số em tập thể dục chưa nghiêm túc 
2.Kế hoạch tuần tới 
- Tiếp tục duy trì tốt sĩ số và nề nếp ra vào lớp 
- Đi học chuyên cần , đúng giờ
- Học tập tốt để chuẩn bị thi giữa kì I 
- Giữ gìn sách vở và chữ viết đẹp hơn
- Ôn tập bài thật tốt 
- Luyện tập văn nghệ chào mừng 20-11
- Tiếp tục đóng các khoản tiền đã quy định 
3.Lớp sinh hoạt văn nghệ
 ---------------------------OOO-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 09 LOP 4doc.doc