Tiết 63 : TẬP ĐỌC
ÚT VỊNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu đúng các từ ngữ trong bài
2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn
3. Thái độ: - Ca ngợi Ut Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai , thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
+ HS: Xem trước bài.
Tuần 32 NGÀY MÔN BÀI Thứ 2 24.04 Tập đọc Toán Đạo đức Lịch sử Uùt Vịnh Luyện tập Ôn tập. Oân tập Thứ 3 25.04 L.từ và câu Toán Khoa học Oân tập về dấu câu ( Dấu phẩy ) Luyện tập Tài nguyên thiên nhiên. Thứ 4 26.04 Tập đọc Toán Làm văn Địa lí Những cánh buồm Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian. Trả bài văn tả con vật Oân tập Thứ 5 27.04 Chính tả Toán Kể chuyện Ôn tập quy tắc viết hoa : Bầm ơi Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình. Nhà vô địch Thứ 6 28.04 L.từ và câu Toán Khoa học Làm văn Ôn tập về dấu câu ( Dấu hai chấm ). Luyện tập. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người. Tả cảnh ( Kiểm tra viết ) Tiết 63 : TẬP ĐỌC ÚT VỊNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu đúng các từ ngữ trong bài 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn 3. Thái độ: - Ca ngợi Uùt Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai , thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 32’ 6’ 15’ 5’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Yêu cầu 1 học sinh đọc bài thơ : “Bầm ơi” và TLCH / SGK Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người cha trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ, đáng yêu của con cùng mình đi ra biển. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn Sau đó, nhiều em tiếp nối nhau đọc bài văn GV thống nhất cách chia đoạn : Đoạn 1 : Từ đầu ném đá lên tàu” Đoạn 2 : “Tháng trước vậy nữa” Đoạn 3 : “Một buổi chiều tàu hoả đến” Đoạn 4 : Còn lại Giáo viên ghi bảng và giúp HS hiểu các các từ ngữ : sự cố , thanh ray, thuyết phục , chuyển thẻ Giáo viên cho học sinh giải nghĩa từ (nếu có). Giáo viên đọc diễn cảm bài (giọng đọc chậm rãi, thong thả, nhấn giọng cá từ ngữ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá, nhấn giọng từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh , kịp thời, dũng cảm cứu em nhỏ của Uùt Vịnh v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải. Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa theo những câu chuyện trong SGK. + Đoạn đường sắt gần nhà Uùt Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì ? + Uùt Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? + Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Uùt Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? + Uùt Vịnh đã hành động như thế nào để cứu 2 em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? + Em học tập được ở Uùt Vịnh điều gì ? - GV chốt và ghi bảng nội dung chính v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. Giáo viên yêu cầu học sinh: đọc thầm lại bài Giáo viên chốt: Giọng Út Vịnh : đọc đúng cầu khiến Hoa, Lan, tàu hoả đến ! Giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng từ chuyển thẻ , lao ra như tên bắn, la lớn : Hoa, Lan, tàu hoả, giật mình, ngã lăn, ngây người, khóc thét, ầm ầm lao tới, nhào tới, cứu sống, gang tấc v Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu 1, 2 học sinh nêu lại ý nghĩa của bài thơ. Giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh hiểu và đọc tốt bài văn 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhận xét tiết học Hát 1 Học sinh kể lại chuyện, nêu ý nghĩa của bài thơ Hoạt động lớp, cá nhân. - HS quan sát tranh - HS đọc nối tiếp bài văn ( 2- 3 lượt) - HS thảo luận nhóm đôi để chia đoạn Học sinh đọc các từ này. Học sinh đọc lướt bài thơ, phát hiện những từ ngữ các em chưa hiểu. Hoạt động nhóm. 1 học sinh đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thầm toàn bài. - Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu - Em đã tham gia phong trào”Em yêy đường sắt quê em”, thuyết phục Sơn - Em thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu - Lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng - Dự kiến : có tinh thần trách nhiệm , tôn trọng quy định về ATGT, dũng cảm, - HS nêu lại Học sinh thảo luận, tìm giọng đọc Học sinh luyện đọc diễn cảm bài thơ, sau đó học sinh thi đọc diễn cảm đoạn thơ, cả bài thơ. Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. Học sinh nêu. Học sinh nhận xét. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG * * * RÚT KINH NGHIỆM Tiết 64 : TẬP ĐỌC NHỮNG CÁNH BUỒM (Trích) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, ngắt giọng đúng nhịp thơ. 2. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con của người cha, suy nghĩ và hồi tưởng sâu lắng về sự tiếp nối giữa các thế hệ. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu cảm xúc tự hào và suy nghĩ của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. 3. Thái độ: - Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của tuổi trẻ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơi Để con đi”. + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 32’ 6’ 15’ 5’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Yêu cầu 1 học sinh đọc truyện Người gác rừng tí hon, trả lời câu hỏi 2 sau truyện. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người cha trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ, đáng yêu của con cùng mình đi ra biển. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu học sinh đọc toàn bài thơ. Sau đó, nhiều em tiếp nối nhau đọc từng khổ cho đến hết bài (đọc 2 vòng). Giáo viên ghi bảng các từ ngữ mà học sinh địa phương dễ mắc lỗi khi đọc. Giáo viên cho học sinh giải nghĩa từ (nếu có). Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ (giọng đọc là giọng kể chậm rãi, dịu dàng, lo lắng, thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con của người cha, suy nghĩ và hồi tưởng của người cha về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp giữa các thế hệ. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Thảo luận, giảng giải. Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa theo những câu chuyện trong SGK. Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp? Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển? Giáo viên nhắc học sinh dựa vào những hình ảnh thơ và những điều đã học về văn tả cảnh để tưởng tượng và miêu tả. Những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và của con trong bài. Nhiều học sinh tiếp nối nhau chuyển những lời nói trực tiếp. Những câu hỏi ngây thơ của con cho thấy con có ước mơ gì? Giáo viên giúp học sinh hiểu câu hỏi:Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì , các em phải nhập vai người cha, đoán ý nghĩ của nhân vật người cha trong bài thơ. v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. Giáo viên yêu cầu học sinh: đọc thầm lại những câu đối thoại giữa hai cha con. Giáo viên chốt: Giọng con: ngây thơ, háo hức, thể hiện khao khát hiểu biết. Giọng cha: dịu dàng, trầm ngâm, đầy hồi tưởng, thể hiện tình yêu thương, niềm tự hào về con, xen lẫn sự nuối tiếc tuổi thơ của mình.). Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu ngắt nhịp, nhấn giọng đoạn thơ sau: “Cha ơi! / Để con đi// ”. Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ. v Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu 1, 2 học sinh nêu lại ý nghĩa của bài thơ. Giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh hiểu bài thơ, đọc hay. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhận xét tiết học Hát 1 Học sinh kể lại chuyện, nêu ý nghĩa của câu chuyện. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc các từ này. Học sinh đọc lướt bài thơ, phát hiện những từ ngữ các em chưa hiểu. Hoạt động nhóm. 1 học sinh đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thầm toàn bài. Ánh mặt trời rực rỡ biển cát càng mịn, biển càng trong. Bóng cha dài lênh khênh. Bóng con tròn chắc nịch. Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng. Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi Cha lại dắt con đi trên cát mịn. Ánh nắng chảy đầy vai. Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ + Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ. Học sinh phát biểu ý kiến. Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gột rửa sạch bong. Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ, cát như càng mịn, biển như càng trong hơn. Có hai cha con dạo chơi trên bãi biển. Bóng họ trải trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch. Con: - Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời. Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó? Cha: - Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa. Sẽ có cây, có cửa có nhà. Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến. Con: - Cha mượn cho con cánh buồm trắng n ... - Giáo dục học sinh yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: - Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước). - Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: các ngôi nhà ở vùng thôn quê, ở thành thị, cánh đồng lúa chín, nông dân đang thu hoạch mùa, một đường phố đẹp (phố cổ, phó hiện đại), một công viên hoặc một khu vui chơi, giải trí. + HS: III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 1’ 4’ 34’ 1’ 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài mới: 4 đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh hôm nay củng là 4 đề của tiết Lập dàn ý, làm văn miệng cuối tuần 31. Trong tiết học trước, các em đã trình bày miệng 1 đoạn văn theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn. Một tiết làm văn viết (viết hoàn chỉnh cả bài) có yêu cầu cao hơn, khó hơn nhiều so tiết làm văn nói (một đoạn) vì đòi hỏi các em phải biết bố cục bài văn cho hợp lí, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, bài viết thể hiện những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài. v Hoạt động 2: Học sinh làm bài. Phương pháp: Thực hành. 5. Tổng kết - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài Ôn tập về văn tả người, quan sát, chuẩn bị ý theo đề văn mình lựa chọn để có thể lập được một dàn ý với những ý riêng, phong phú. Chuẩn bị: Ôn tập về tả người. (Lập dàn ý, làm văn miệng). Nhận xét tiết học. + Hát Hoạt động lớp. 1 học sinh đọc lại 4 đề văn. Học sinh mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại. Hoạt động cá nhân. Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập. Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG * * * RÚT KINH NGHIỆM Tiết 159 : TOÁN ÔN TẬP TÍNH CHU VI , DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập củng cố kiến thức chu vi, diện tích một số hình đã học ( Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang,hình bình hành, hình thoi, hình tròn). 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. + HS: Xem trước bài ở nhà. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 33’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập các phép tính số đo thời gian. 3. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về chu vi, diện tích một số hình. ® Ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hệ thống công thức Phương pháp: hỏi đáp. Nêu công thức, qui tắc tính chu vi, diện tích các hình: 1/ Hình chữ nhật 2/ Hình vuông 3/ Hình bình hành 4/ Hình thoi 5/ Hình tam giác 6/ Hình thang 7/ Hình tròn v Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc đề . Muốn tìm chu vi khu vườn ta cần biết gì? Nêu cách tìm chiều rộng khu vườn. Nêu công thức tính P hình chữ nhật. Nêu công thức, qui tắc tính S hình chữ nhật. Bài 3: 1 học sinh đọc đề. Đề toán hỏi gì? Muốn tìm chiều cao tam giác ta làm thế nào? Nêu cách tìm S tam giác. Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. Bài 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. Giáo viên gợi ý: Tìm S 1 hình tam giác. Tìm S hình vuông. Lấy S hình tam giác nhân 4. Tìm S hình tròn. v Hoạt động 3: Củng cố. Nhắc lại nội dung ôn tập. 5. Tổng kết - dặn dò: Ôn lại nội dung vừa ôn tập. Chuẩn bị: Luyện tập Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động cá nhân, lớp Học sinh nêu 1/ P = ( a+b ) ´ 2 S = a ´ b 2/ P = a ´ 4 S = a ´ a 3/ S = a ´ h 4/ S = 5/ S = 6/ S = 7/ C = r ´ 2 ´ 3,14 S = r ´ r ´ 3,14 Học sinh đọc đề. Học sinh trả lời. Học sinh nhận xét. Học sinh làm bài. Giải: Chiều rộng khu vườn: 120 : 3 ´ 2 = 80 (m) Chu vi khu vườn. (120 + 80) ´ 2 = 400 (m) Diện tích khu vườn: 120 ´ 80 = 9600 m2 = 96 a = 0,96 ha Đáp số: 400 m ; 96 a ; 0,96 ha. 1 học sinh đọc. Chiều cao tam giác S ´ 2 : a Tìm S hình vuông suy luận tìm S tam giác. Học sinh làm bài. Diện tích hình vuông cũng là S hình tam giác. 8 ´ 8 = 64 (cm2) Chiều cao tam giác. ´ 2 : 10 = 12,8 (cm) Đáp số: 12,8 cm. Học sinh đọc đề. Giải: Diện tích 1 hình tam giác vuông. ´ 4 : 2 = 8 (cm2) Diện tích hình vuông. 8 ´ 4 = 32 (cm2) Diện tích hình tròn. 4 ´ 4 ´ 3,14 = 50,24 Diện tích phần gạch chéo. 50,24 – 32 = 18,24 Đáp số: 18,24 cm ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Tiết 160 : TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh: Ôn tập, củng cố tính chu vi, diện tích một số hình. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình. 3. Thái độ: - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi. + HS: SGK, VBT, xem trước bài ở nhà. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 33’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Ôn tập về chu vi, diện tích một số hình. 3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập. ® Ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Ôn công thức quy tắc tính P , S hình chữ nhật. Bài 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1. Đề bài hỏi gì? Muốn tìm P, S hình chữ nhật cần biết gì. Nêu quy tắc tính P, S hình chữ nhật. Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh ôn lại quy tắc công thức hình vuông. Giáo viên gợi ý bài 2. Đề bài hỏi gì? Nêu quy tắc tính P và S hình vuông? Bài 3 : - GV có thể gợi ý : + Tính diện tích thửa ruộng HCN + Tính số thóc thu hoạch được Bài 4 : - Gợi ý : - Đã biết S hình thang = a + b x h 2 + S Hthang = S HV + TBC 2 đáy = ( a + b ) : 2 + Tính h = S Hthang : ( a+b ) 2 v Hoạt động 2: Củng cố. Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem trước bài ở nhà. Làm bài 4/ 167 Nhận xét tiết học Hát Hoạt động cá nhân. P = (a + b) ´ 2 S = a ´ b. Học sinh đọc. P, S sân bóng. Chiều dài, chiều rộng. Học sinh nêu. Học sinh giải vở. Học sinh sửa bảng lớp. Công thức tính P, S hình vuông. S = a ´ a P = a ´ 4 P , S hình vuông Học sinh nêu. Học sinh giải vở. Học sinh sửa bảng lớp. Giải: Cạnh cái sân hình vuông. 48 : 4 = 12 (cm) Diện tích cái sân. 12 ´ 12 = 144 (cm2) Đáp số: 144 cm2 - HS đọc đề bài - Tóm tắt - Nêu cách giải - Cả lớp nhận xét - HS đọc đề bài - Tóm tắt - Nêu cách giải - Cả lớp nhận xét ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG * * * RÚT KINH NGHIỆM Tiết 64 : KHOA HỌC VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Neu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiền có ảnh hưởng lớn đế đời sống con người. 2. Kĩ năng: - Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. II. Chuẩn bị: GV: - Hình vẽ trong SGK trang 132 / SGK HSø: - SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 28’ 12’ 12’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Tài nguyên thiên nhiên. ® Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.” 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Quan sát. Phương pháp: Quan sát, thảo luận. Phiếu học tập Hình Môi trường tự nhiên Cung cấp cho con người Nhận từ hoạt động của con người 1 Chất đốt (than). Khí thải. 2 Môi trường để xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí (bể bơi). Chiếm diện tích đất, thu hẹp diện tích trồng trọt chăn nuôi 3 Bải cỏ để chăn nuôi gia súc. Hạn chế sự phát triển của những thực vật và động vật khác. 4 Nước uống 5 Môi trường để xây dựng đô thị. Khí thải của nhà máy và của các phương tiện giao thông, 6 Thức ăn. Nêu ví dụ về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường? ® Giáo viên kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người. + Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, + Các nguyên liệu và nhiên liệu. Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt hằng ngày, sản xuất, hoạt động khác của con người. v Hoạt động 2: Trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”. Phương pháp: Trò chơi. Giáo viên yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những thứ môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người. Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 / SGK. Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? v Hoạt động 3: Củng cố. Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ của bài học. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường sống”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời. Hoạt động nhóm, lớp. Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát các hình trang 132 / SGK để phát hiện. Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì? Đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Học sinh trả lời. Hoạt động nhóm. Học sinh viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người. Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết, môi trường sẽ bị ô nhiễm,. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG KÍ DUYỆT TUẦN 32: Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: