Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 33

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 33

Tuần 33

Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2007

Tập Đọc

V ương quốc vắng nụ cười (tt)

SGK Trang 143 -Thời gian :35phút

A. Mục đích yêu cầu:

-Hs đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

-Hiểu các từ ngữ trong bài.

-Hiểu ý nghĩa của bài : Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với chúng ta.

B. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

C. Hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng hai bài thơ “Ngắm trăng – không đề” và trả lời câu hỏi sgk

Nhận xét ghi điểm.

 2. Bài mới:

 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.

 b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

 *Luyện đọc

-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 3 đoạn.

-Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh .

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .

-HS luyện đọc theo cặp.

-1HS đọc cả bài .

 -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2007
Tập Đọc
V ương quốc vắng nụ cười (tt)
SGK Trang 143 -Thời gian :35phút
A. Mục đích yêu cầu:
-Hs đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, đầy bất ngờ, hào hứng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
-Hiểu các từ ngữ trong bài.
-Hiểu ý nghĩa của bài : Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với chúng ta.
B. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
C. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng hai bài thơ “Ngắm trăng – không đề” và trả lời câu hỏi sgk
Nhận xét ghi điểm. 
 2. Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
 *Luyện đọc
-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 3 đoạn.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh .
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .
-HS luyện đọc theo cặp.
-1HS đọc cả bài .
 -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
 *Tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi :
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ?
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười ?
+ Bí mật của tiếng cười là gì ?
+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ?
 *Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm.
	- Hướng dẫn HS đọc truyện theo cách phân vai, giúp các em biết đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật.
	- Gv hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn theo cách phân vai.
-Ba học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung của bài.
-HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
-Gv nhận xét , bình chọn em đọc hay nhất. 
 3. Củng cố dặn dò:
-Học sinh nêu ý nghĩa của bài
-Nhận xét tiết học
D. Phần bổ sung:
 ************************************
 TOÁN
Ôn tập về các phép tính với phân số (tt)
SGK /168– TGDK:35phút
A/Mục tiêu:Giúp HS :
Ôn tập, củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số.
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm BT.
C/Hoạt động dạy học
KTBC: Gọi 2HS lên bảng làm bài 5, SGK.
	-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Ôn tập về các phép tính với phâ số (tt)”
	-Gv ghi bảng .
	b.Thực hành
 	 Bài 1: ( VBT ) , HS làm vào VBT.
	-Hai HS lên bảng làm.HS nêu kết quả.
	-Gv nhận xét , chốt ý đúng:
 	Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
	-HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm.
	-Lớp + giáo viên nhận xét , chốt ý đúng :
	B ài 3: HS đọc đề bài 
	-HS l àm bài vào VBT, HS lên bảng làm vào giấy.
	-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 4: (VBT) : HS đọc yêu cầu bài.
	-HS thảo luận nhóm đôi rồi làm bài vào VBT.
	-Đại diện hai nhón lên làm vào bảng phụ.
	-Lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
3.Củng cố , dặn dò:
	-Về nhà xem lại bài và làm bài tập 3, Sgk.
	-Giáo viên nhận xét tiết học 
D. Phần bổ sung:
 ************************************** 
ĐẠO ĐỨC
Dành cho địa phương
 **************************************
KHOA HỌC
Quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
Sgk /130,131 - TGDK:30 phút
A/Mục tiêu:Sau bài học, HS biết:
 -Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
	-Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinhnvật này là thức ăn của sinh vật kia.
 B/Đồ dùng dạy học:
	-Hình trang 130,131- SGK.
-Giấy khổ lớn, bút cho các nhóm.
C/Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên trả lời một số câu hỏi trong Sgk.của tiết trước.
-GV nhận xét ghi điểm.
 	-Nhận xét bài cũ.
2/Bài mới:
 a/.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng
 b.Hoạt động 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
 *Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất của thực vật.
 *Cách tiến hành
-Gv yêu cầu HS quan sát hình 1/ 130, SGK và thảo luận theo cặp các gợi ý.
-GV giảng cho HS hiểu ý nghĩa của các mũi tên có trong sơ đồ.
-Gv đưa ra một số câu hỏi cho HS trả lời:
 + “Thức ăn” của cây ngô là gì ?
 +Từ những thức ăn đó cây ngô có thể tạo ra các chất dinh dưỡng nào để nuôi cây ?
-Gv kết luận : Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và các sinh vật khác.
 c. Hoạt đông 2 : Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
*Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinhnvật này là thức ăn của sinh vật kia.
*Cách tiến hành
-Gv hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi :
 +Thức ăn của chấu chấu là gì ? (Lá ngô)
 +Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì ? (Cây ngô là thức ăn của châu chấu).
 +Thức ăn của ếch là gì ? (Châu chấu)
 +Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì ? (Châu chấu là thức ăn của ếch).
-GV nhận xét và chốt ý.
-GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm vẽ sơ đồ.
-NHóm trưởng điều khiển các bạn cùng tham gia vẽ.
-Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày.
-GV nhận xét, bổ sung.
3 . Củng cố - dặn dò : 
 -Về nhà học bài và xem trước bài sau.
 -Nhận xét tiết học.
D/Phần bổ sung :
 *************************************
Thứ ba ngày 01 tháng 5 năm 2007
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Lạc quan – Yêu đời.
Sgk/ 145– TGDK: 35phút.
 A.Mục tiêu: Giúp Hs:
-Mở rộng về hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời, trong các từ đó có từ Hán Việt.
-Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan, không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm BT.
C.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS nhắc lại ghi nhớ của tiết trước.
	-Một HS làm lại BT2.
-Gv nhận xét.
 2.Bài mới:
 a Giới thiệu bài mới: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bt1: 1 Học sinh đọc yêu cầu bài. 
-HS suy nghĩ và làm bài vào VBT – 1HS làm vào bảng phụ.
-HS đọc bài làm, Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
BT2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-HS thảo luận nhóm đôi và tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào băng giấy.
-Gv nhận xét, chấm điểm.
BT3: HS đọc yêu cầu bài.
	-HS tự làm bài vào VBT, HS đọc bài làm của mình.
	-Gv nhận xét, bổ sung.
BT4: HS nêu yêu cầu của bài.
	-HS thảo luận nhóm và ghi ra phiếu bài tập.
	-Đại diện nhóm báo cáo kết quả bài làm.
	-Gv nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố - dặn dò.
-Về nhà xem trước bài mới.
 	-Giáo viên nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung: 
*****************************
 Chính tả: (Nhớ- viết)
 Ngắm trăng – Không đề
 SGK /144 – TGDK: 35 phút
A.Mục đích - yêu cầu:
 	-Nhớ- viết đúng chính tả , trình bày đúng hai bài thơ Ngắm trăng – không đề.
 	-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ch.
B.Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a.
C.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gv nhận xét bài viết tiết trước.
 2.Bài mới:
 	a.GTB: Hôm nay các em nhớ- viết hai bài thơ Ngắm trăng – Không đề
 	-Gv ghi bảng.
 b.Hướng dẫn học sinh nhớ- viết :
 -Gv đọc bài chính tả , Hs theo dõi Sgk.
-HS đọc thầm lại bài thơ.
-Gv nhắc HS chú ý cách trình bày bài; khoảng cách giữa những từ ngữ dễ sai.
-HS nói về nội dung bài thơ.
-HS tự nhớ lại hai bài thơ và viết vào vở.
	-HS đổi vở kiểm tra chéo.
 -Thu bài chấm ( 5 – 7 HS ).
 c.Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
 Bài 2: Chọn cho HS làm câu a.
 -HS làm bài theo nhóm 4.
 -Đại diện nhóm báo cáo .
 	 -Gv nhận xét , chốt lại.
 3. Củng cố - dặn dò :
 -Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Xem lại các phần bài tập đã làm.
D.Phần bổ sung:
 *****************************
TOÁN
Ôn tập về các phép tính với phân số (tt)
SGK / 169– TGDK:35phút
A/Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố kĩ năng phối hợp bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có liên quan.
B.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ cho HS làm bài.
C/Hoạt động dạy học
KTBC: Gọi 2HS lên làm BT 3, SGK. Kiểm tra vở toán HS.
	-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới.
 a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ Ôn tập về các phép tính với phân số (tt).
	-Gv ghi bảng .
b.Thực hành
 	 Bài 1: HS làm vào VBT.
	-Hai HS làm vào giấy.
	-Gv nhận xét , chốt lời giải đúng.
 	Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
	-HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm.
-Lớp + giáo viên nhận xét ,chốt ý đúng. 
 	Bài 3 : HS đọc yêu cầu .
	-HS làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
	-Gv nhận xét , chốt ý đúng .
 	Bài 5(VBT) HS đọc đề bài.
	-HS thảo luận nhóm và tự làm vào VBT – HS đọc bài làm.
	-Gv nhận xét, chốt ý đúng : 
3. Củng cố , dặn dò:
	-Giáo viên nhận xét tiết học 
	-BTVN: Bài 2 SGK / 169.
D. Phần bổ sung:
 **************************************
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Sgk /146 -Thời gian : 35 phút
A.Mục đích yêu cầu
-Rèn kỹ năng nói : 
 + Biết kể tự nhiên, bằng lời của một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về tinh thần lạc quan, yêu đời.
 + Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, đoạn truyện.
 -Rèn kỹ năng nghe : Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 B.Đồ dùng dạy - học:
-Một số tờ báo, sách, truyện viết về những người có hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu cầu, có khiếu hài hước.
 C.Các hoạt động dạy hoc:
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-Gọi 2 HS kể hai đoạn của câu chuyện Khát vọng sống, nói ý nghĩa câu chuyện.
-Gv nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng .
b.Hướng dẫn HS kể chuyện :
-Một HS đọc đề bài. Gv gạch dưới những từ ngữ quan trọng để HS kể chuyện lạc đề.
-HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1,2. cả lớp theo dõi trong SGK.
-Gv nhắc HS chú ý dựa vào gợi ý kể chuyện cho dễ.
c.HS thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
	 -Gv nhắc HS nên kể theo lối mở rộng.
 -Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 -HS thi kể chuyện trước lớp .
 -Cả lớp bình chọn bạn kể truyện hay nhất.
 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 -Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 *********************************** 
Mĩ Thuật 
Vẽ tranh: Đề tài vui chơi trong mùa hè
SGK / 77 - TG: 35phút
 A.Mục tiêu:
-HS biết tìm, chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài.
-HS yêu thích các hoạt động trong mùa hè.
B.Chuẩn bị: 
 	-Hình gợi ỳ cách vẽ.
-Bài vẽ ... rạng ngữ được in nghiêng trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu.
 c. Phần ghi nhớ:
-Ba, bốn HS đọc ghi nhớ SGK.
-Gv yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
 d.Phần luyện tập:
 Bài 1:HS đọc yêu cầu bài .
-Hs làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
 +Để tiêm phòng dịch cho trẻ, tỉnh đã cử nhiều đội ý tế về các bản.
 +Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
 +Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
-Gv nhắc HS : Phải thêm đúng là trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
-HS tự làm bài vào VBT, 3HS làm bài vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng:
 +Để lấy nước tưới cho ruộng đồng, xã em vừa đào một con mương.
 +Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
 +Để thân thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài 
-HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
 Đoạn a :Để mài răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
 Đoạn b :Để tìm kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
3.Củng cố,dặn dò:
-Nêu lại bài học sgk.
	-Học và chuẩn bị bài 
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 *************************************
Lịch sử
Tổng kết
Sgk /69 - TG: 35 phút 
A.Mục tiêu:HS biết:
-Hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi d8ầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
-Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
B.Đồ dùng dạy học:
-Bảng thời gian biểu thịcác thời kì lịch sử.
-Phiếu học tập cho HS.
C.Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên nêu ý nghĩa lịch sử của Kinh thành Huế.
-Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới:
 a.GTB: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
	-Gv đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác.
	-HS dựa vào kiến thức đã học, làm theo yêu cầu trên.
	-GV quan sát, nhắc nhở cho những em còn lúng túng.
	-HS nêu kết quả của mình.
 	-Gv nhận xét, bổ sung thêm.
c.Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
	-Gv đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử và yêu cầu HS ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên.
	-Một vài HS báo cáo kết quả làm việc của mình.
d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
	-Gv đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa trong SGK và yêu cầu HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa đó.
	-HS nêu miệng kết quả.
	-GV nhận xét, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
	3.Củng cố và dặn dò:
-Học bài và chuẩn bị bài sau 
-Giáo viên nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 ************************************* 
Toán
Ôn tập về đại lượng.
 SGK / 170,171 -TG: 35phút
A.Mục tiêu: Giúp HS : 
	-Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo khối lượng.
	-Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm bài tập.
C.Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: Gọi 2HS lên bảng làm bài 3/170, SGK.
 Giáo viên nhận xét.
 2 .Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
b.Thực hành
 Bài 1: Hs đọc đề bài.
-HS làm vào VBT- Hs đọc bài làm của mình.
-HS cùng Gv nhận xét
 Bài 2 : HS đọc đề bài.
-HS làm bài vào VBT,4 HS lên bảng làm.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng:
 Bài 3: HS đọc yêu cầu bài .
-HS làm bài vào VBT 3HS làm vào bảng phụ .
-GV nhận xét và chốt ý đúng.
 Bài 4 : HS nêu yêu cầu bài.
-HS tự làm bài vào VBT – HS đọc bài làm.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
 Bài 5(SGK): HS đọc đề bài.
-Gv hướng dẫn HS cách làm.
-HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng.
Bài giải:
Xe ô tô chở tất cả là:
50 x 32 = 1600 (kg)
1600kg = 16 tạ
Đáp số : 16 tạ gạo.
3. Củng cố dặn dò. 
-Gv nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 4 / 171, Sgk .
D.Phần bổ sung:
..
 ***************************************
Thứ sáu ngày 04 tháng 5năm 2007
Tập làm văn 
Điền vào giấy tờ in sẵn.
Sgk trang 152 - TGDK:40 phút
A.Mục tiêu:
-Hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền.
-Biết điền nội dung cần thiết vào một mẩu Thư chuyển tiền.
B.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi nội dung Thư chuyển tiền.
C.Các hoạt đông dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại bài làm của tiết trước.
-Gv nhận xét.
 2.Bài mới :
 a.GTB: Tiết này, các em sẽ học cách Điền vào giấy tờ in sẵn
-GV ghi bảng.
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài .
-Một HS đọc yêu bài. 
-HS suy nghĩ và xác định các yêu cầu trong bài. 
-HS tiếp nối nhau đọc nội dung của mẩu Thư chuyển tiền.
-Gv hướng dẫn cách điền vào mẩu Thư chuyển tiền.
-Gọi 1 HS đóng vai giúp mẹ điền vào mẩu Thư chuyển tiền.
-HS điền vào nội dung vào mẩu Thư chuyển tiền trong VBT, 1HS làm vào giấy.
-HS đọc bài làm trước lớp – Gv nhận xét bổ sung.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài.
	-Hai HS đóng vai người nhận tiền.
	-Gv hướng dẫn để HS biết.
-HS viết vào VBT, 1HS làm vào phiếu.
-Gv nhận xét, chốt ý .
4.Củng cố - dặn dò
-Về nhà tập viết lại cho rõ ràng hơn.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
D.Phần bổ sung:
 *******************************
Toán
Ôn tập về đại lượng (tt)
 SGK/ 171,172- TG :35phút
 A.Mục tiêu :Giúp HS :
-Củng cố các đơn vị đo thời gian và quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
-Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan.
 B.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm BT.
 C. Các hoạt động DH
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng làm BT4 / 171, Sgk.
- Gv kiểm tra một số vở của hs 
- Gv nhận xét
 2.Bài mới:
 a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Thực hành
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
-HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm vào VBT, 2HS làm vào bảng phụ.
-Gv nhận xét, chốt ý đúng .
Bài 3: 
-HS tự làm vào VBT – HS đọc bài làm.
-Gv nhận xét.
Bài 4(SGK): HS đọc yêu cầu bài.
-HS làm bài vào VBT – HS đọc bài làm của mình.
-GV nhận xét, chốt ý.
Bài 4: HS đọc đề bài.
-HS thảo luận nhóm 4 và trả lời miệng kết quả.
-Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
-Về nhà làm bài 5 / 172, SGK.
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 ************************************ 
Khoa học
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Sgk trang 132,133- TG:35 phút
A.Mục tiêu: Sau bài học , HS có thể:
-Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
-Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
-Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
B.Đồ dùng dạy học
-Hình sgk /132,133.
-Phiếu học tập cho HS.
C.Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên nêu phần ghi nhớ Sgk tiết trước.
-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ .
 2.Bài mới
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
 *Mục tiêu: Vẽ và trình bày mối quan hệ giữa bò và cỏ.
 *Cách tiến hành :
-Gv hướng dẫn các em quan sát hình 1/132, Sgk thông qua các câu hỏi:
+Thức ăn của bò là gì ? (Cỏ)
+Giữa cỏ và bò có mối quan hệ gì ? (Cỏ là thức ăn của bò)
+Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ ? (Chất khoáng)
+Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì ? (Phân bò là thức ăn của cỏ).
-GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng tham gia.
-Gv kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
-Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
Gv lưu ý : -Chất khoáng do phân bò phân hủy ra là yếu tố vô sinh.
	 -Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
 c.Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn.
 *Mục tiêu :-Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 -Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
 *Cách tiến hành :
-Gv yêu cầu HS quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2/133, SGK theo cặp.
+Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình.
+Chỉ và nói mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ đó.
-HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia trao đổi với nhau về sơ đồ.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
-Gv nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Mục Bạn cần biết trong SGK/133
3. Củng cố - dặn dò : 
-HS học bài và chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 ********************************* 
Kỹ Thuật
Lắp xe đẩy hàng (tt)
Sgk / 89-TG: 30phút
A.Mục tiêu:
-HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng. 
-Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe đẩy hàng đúng kỹ thuật ,qui trình .
-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe đẩy hàngi.
 B.Đồ dùng dạy học:
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
C.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nêu ghi nhớ bài trước.
 2.Bài mới:
 a.GTB: Gv ghi bảng
 b.Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe đẩy hàng.
 a).HS chọn chi tiết
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK, để riêng từng loại vào nắp hộp.
-Gv kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp xe đẩy hàng.
 b).Lắp từng bộ phận
-Gv gọi vài HS đọc ghi nhớ và yêu câu các em quan sát kĩ hình cũng như nộI dung các bước lắp xe đẩy hàng.
-HS thực hành lắp từng bộ phận.
-Trong quá trình HS thực hành, GV lưu ý một số điểm sau:
+Vị trí trong, ngoài của các thanh.
+Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn để làm giá đỡ trục bánh xe.
+Lắp thành sau xe phải chú ý vị trí của mũ vít và đai ốc.
 c).Lắp ráp xe đẩy hàng
-Gv nhắc HS phải lắp theo quy trình trong SGK và chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
-Gv yêu cầu HS khi lắp ráp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe.
-HS thực hành lắp ráp xe đẩy hàng theo nhóm..
-Trong khi HS thực hành Gv quan sát theo dõi các nhóm để sửa chữa thêm.
 c.Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
-Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
-Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá thực hành:
+Lắp xe nôi đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+Xe nôi chuyển động được.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá của mình và của bạn.
-Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
-Gv nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 3.Củng cố - dặn dò:
 	 -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập của hs
 	 -Chuẩn bị bài sau
 D.Phần bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc