LỊCH SỬ
TIẾT 8: ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- HS củng cố lại những hiểu biết về buổi đầu dựng nước & giữ nước của dân tộc,
hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
2.Kĩ năng:
- HS trình bày lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi biểu diễn nó trên trục & bảng thời gian.
3.Thái độ:
- Nêu cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng & trục thời gian
- Một số tranh, ảnh bản đồ, lược đồ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
LỊCH SỬ TIẾT 8: ÔN TẬP I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS củng cố lại những hiểu biết về buổi đầu dựng nước & giữ nước của dân tộc, hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập. 2.Kĩ năng: HS trình bày lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi biểu diễn nó trên trục & bảng thời gian. 3.Thái độ: Nêu cao lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước. II.CHUẨN BỊ: Bảng & trục thời gian Một số tranh, ảnh bản đồ, lược đồ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 8’ 8’ 10’ 2’ Khởi động: : Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng nêu diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. GV nhận xét- ghi điểm. .Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài. Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm một bản giấy lớn & các thẻ ghi nội dung của mỗi giai đoạn, các nhóm HS thi đua gắn thẻ lên mỗi giai đoạn. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV treo trục thời gian lên bảng yêu cầu HS ghi các sự kiện lịch sử tiêu biểu theo mốc thời gian. - GV nhận xét tuyên dương. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm GV chia lớp thành 6 nhóm giao nhiệm vụ : Nhóm 1+5: Nói về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. Nhóm2+4: Kể lại bằng lời về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: nổ ra trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa & kết quả của cuộc khởi nghĩa? Nhóm 3+6: Nêu diễn biến & ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng GV cùng HS nhận xét-tuyên dương Củng cố - Dặn dò: Về nhà ôn bài Chuẩn bị bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Nhận xét tiết học. Hát 3HS lên bảng nêu HS cả lớp theo dõi nhận xét. HS nhắc lại tựa. HS các nhómthảo luận chọn thẻ biểu diễn thời gian từng giai đoạn lịch sử- Đại diện nhóm thi đua lên bảng gắn - HS nhận xét - HS lên bảng ghi lại các sự kiện tương ứng - 2HS nêu lại. + Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang ra đời. + Năm 179TCN Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc. + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. + Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm hoặc báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình – HS theo dõi nhận xét. + Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang: Nghề chính của họ là nghề nông. Họ trồng lúa, rau, dưa, cây ăn quả, đay gai,trồng dâu nuôi tằm. Họ biết đúc đồng làm vũ khí. Nhà ở chủ yếu là nhà sàn. Lễ hội tổ chức vào mùa xuân + Nguyên nhân: Nhân dân ta bị áp bức, bóc lột tàn bạo, do căm thù giặc sâu sắc. Kết quả: Chưa đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Ý nghĩa: Sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ lần đầu tiên nhân dân ta giành và giữ được độc lập trong hơn ba năm. + 1HS nêu diễn biến Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch đằng đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. HS nhận xét tiết học. ĐẠO ĐỨC TIẾT 8 : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 2) I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Học xong bài này, HS có khả năng: 1.Kiến thức: - Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. 2.Kĩ năng: HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày. 3. Thái độ: Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. II.CHUẨN BỊ: SGK Đồ dùng để chơi đóng vai Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 13’ 13’ 2’ 1’ Khởi động: Bài cũ: Tiết kiệm tiền của (tiết 1) Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm tiền của? GV nhận xét tuyên dương Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài Hoạt động1:HS làm việc cá nhân (BT4) GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 4 GV yêu cầu HS dùng que đúng, sai để chọn và giải thích GV kết luận: GV yêu cầu HS tự liên hệ bản thân GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của & nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm & đóng vai (bài tập 5) - GV chia 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận & đóng vai một tình huống trong bài tập 5. Thảo luận lớp: + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? + Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống GV kết luận chung: GV mời một vài HS đọc to trong phần Ghi nhớ trong SGK Củng cố Em đã biết tiết kiệm tiền của chưa? Em dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập trong năm học này như thế nào? Dặn dò: Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày. Chuẩn bị bài: Tiết kiệm thời giờ Hát HS nêu HS nhận xét HS nhắc lại tựa. HS đọc nội dung bài tập 4 HS dùng que đúng, sai + Ý đúng: a, b, h, k. Ý sai: c, d, đ, e, i. HS tự liên hệ bản thân Các nhóm thảo luận & chuẩn bị đóng vai – các nhóm cử đại diện trình bày. Cả lớp theo dõi nhận xét. N1: Tuấn khuyên Bằng không nên xé vở lấy giấy gấp đồ chơi để giữ gìn sách vở. N2 :Em khuyên bạn Tâm không nên đòi mẹ mua thêm đồ chơi, để tiết kiệm tiền cho mẹ. N3: Cường khuyên Hà nên dùng hết giấy ở vở cũ để tiết kiệm tiền của. Vì tiết kiệm là việc làm ích nước lợi nhà. HS nêu thêm cách ứng xử khác. HS trả lời HS đọc ghi nhớ HS nêu dự định của mình – HS khác nhận xét. HS nhận xét tiết học Ngày soạn:13/10 Ngày dạy:16/10. CHÍNH TẢ TIẾT 8 : TRUNG THU ĐỘC LẬP (Nghe – Viết) PHÂN BIỆT r / d / gi, iên / yên / iêng I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: -Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc Trung thu độc lập 2.Kĩ năng: - Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi hoặc có vần iên / yên / iêng để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho. 3. Thái độ: - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. - Có ý thức rèn chữ viết đẹp. II.CHUẨN BỊ: - 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a - Bảng phụ viết nội dung BT3b III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1’ 5’ 1’ 15’ 12’ 3’ Khởi động: Bài cũ: GV đọc cho HS viết các từ bắt đầu bằng tr / ch hoặc có vần ươn / ương . GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: GV g iới thiệu bài ghi tựa bài Hoạt động1: HDHS nghe -viết chính tả - GV đọc đoạn viết lần 1. + Anh chiến sĩ mơ ước gì trong đêm trung thu độc lập? GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết GV đọc toàn bài chính tả lần 2. GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau GV nhận xét chung Hoạt động 2: HD HS làm bài tập Bài tập 2a: GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 2a GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng. + Nội dung: Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm dưới sông tưởng chỉ cần đánh dấu mạn thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm, không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì. Bài tập 3b: GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 3b GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh. Cách chơi: + Mời 4 HS tham gia, mỗi em được phát 3 mẩu giấy, ghi lời giải, ghi tên mình vào mặt sau giấy rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng. + 2 HS điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên, tính điểm theo các tiêu chuẩn: lời giải đúng / sai; viết chính tả đúng / sai; giải nhanh / chậm. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Thợ rèn Hát 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: con đường, sương sớm, tưởng tượng, sườn núi, vươn lên. HS nhận xét HS nhắc lại tựa. HS theo dõi trong SGK +Những thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện to lớn vui tươi. HS đọc thầm lại đoạn viết nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn HS nhận xét HS luyện viết bảng con HS nghe – viết HS soát lại bài HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả HS đọc yêu cầu của bài tập Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT+4 HS lên bảng làm vào phiếu Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh - HS nhận xét Lời giải đúng: +Đánh dấu mạn thuyền: kiếm giắt – kiếm rơi xuống nước – đánh dấu – kiếm rơi – làm gì – đánh dấu – kiếm rơi – đã đánh dấu Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu của bài tập HS thi tìm từ nhanh rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng. 2 HS điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên, tính điểm. Từ đúng: điện thoại, nghiền, khiêng. HS nhận xét tiết học ĐỊA LÍ TIẾT 8 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS biết ở Tây Nguyên có đất đỏ ba-dan thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp. Đồng cỏ ở Tây Nguyên thuận lợi để chăn nuôi gia súc có sừng. Các hoạt động khai thác sức nước; rừng & việc khai thác rừn ... ên. Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ. Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức. Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau & giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. 3.Thái độ: - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân. II.CHUẨN BỊ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 8’ Khởi động: Bài cũ: Một số dân tộc ở Tây Nguyên Hãy kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên? Họ có đặc điểm gì về trang phục & sinh hoạt? Nhà rông được dùng để làm gì? GV nhận xét- ghi điểm Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài: Hoạt động1: Hoạt động nhóm GV chia nhóm yêu cầu các nhóm quan sát lược đồ hình 1,quan sát bảng số liệu vàđọc mục 1, SGK N1 :Ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp lâu năm nào? N2:Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở đây? N3 : Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? HS lên bảng trả lời HS cả lớp theo dõi nhận xét HS nhắc lại tựa. HS các nhómquan sát lược đồ đọc thông tin và thảo luận theo câu hỏi – Đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét. + Ở Tây Nguyên trồng những loại cây công nghiệp lâu nămnhư: cà phê,cao su, tiêu, chè, + Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đâylà cà phê. + Vì ở đây được phủ đất đỏ ba dan tơi xốp,màu mỡ rất tốt cho cây trồng. 8’ 8’ 3’ 1’ GV cùng HS nhận xét- tuyên dương GV giải thích thêm cho HS biết về sự hình thành đất đỏ ba-dan: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng đá bị nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài. Sau khi những núi lửa này ngừng hoạt động, các lớp đá nóng chảy nguội dần, đông đặc lại. Dưới tác dụng của nắng mưa kéo dài hàng triệu năm, các lớp đá trên bề mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba-dan. Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột. GV yêu cầu HS chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. GV giới thiệu cho HS xem một số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột (cà phê hạt, cà phê bột) Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây cà phê ở Tây Nguyên là gì? - Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục tình trạng khó khăn này? Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1, đọc thầm bảng số liệu vàđọc mục 2 SGK để trả lời câu hỏi Hãy kể tên các vật nuôi ở Tây Nguyên? Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên? Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì? Củng cố Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ cuối bài. Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên là gì? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiết 2) HS quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột. HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ tự nhiên Việt Nam + Tình trạng thiếu nước vào mùa khô. + Để khắc phục tình trạng khó khăn này người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây. HS quan sát lược đồ hình 1, đọc thầm bảng số liệu ,đọc mục 2 SGKvà trả lời câu hỏi + Tên các vật nuôi ở Tây Nguyên: trâu, bò, voi. + Con vật được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên là con bò. + Ở Tây Nguyên voi được nuôi để kéo gỗ, phục vụ du lịch. 2 HS đọc ghi nhớ + Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc như trâu, bò, voi. HS nhận xét tiết học KỂ CHUYỆN TIẾT 8 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc một ước mơ viển vông, phi lí. Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) 2.Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. 3. Thái độ: Luôn có những ước mơ cao đẹp, tránh những ước mơ viển vông, phi lí. II.CHUẨN BỊ: Một số sách, báo, truyện viết về ước mơ. Bảng lớp viết đề bài Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 5’ 1’ 23’ 3’ .Khởi động: Bài cũ: Lời ước dưới trăng Yêu cầu HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện Lời ước dưới trăng, trả lời câu hỏi trong SGK GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Trong mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ. Có những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có những ước mơ viển vông, phi lí, chỉ mang lại kết quả buồn chán. Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện đó GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: GV gạch dưới những từ trọng tâm trong đề bài : Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí. GV nhắc HS: những truyện được nêu làm ví dụ (Ở vương quốc tương lai, Ba điều ước, Lời ước dưới trăng, Vào nghề ) là những bài trong SGK, giúp các em biết những ước mơ của con người. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện. GV hỏi: Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay về một ước mơ viển vông, phi lí? GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS: + Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?) + Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể xong câu chuyện, cần trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện + Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm + Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp. - GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện - GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện + Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách) + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) + Khả năng hiểu truyện của người kể. - GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn - GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học, Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia HS kể & trả lời câu hỏi HS nhận xét HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mà mình tìm được. HS đọc đề bài HS cùng GV phân tích đề bài HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4 HS lắng nghe Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3 HS nghe HS kể chuyện theo cặp Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện HS xung phong thi kể trước lớp Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô giáo, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất HS nhận xét tiết học KĨ THUẬT Tiết 8.:KHÂU ĐỘT THƯA(1) I.MỤC TIÊU : 1 . Kiến thức – Kỹ năng: - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - HS khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 2.Thái độ: - Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : - Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa ; Mẫu đường khâu đột thưa ; - Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm ; - Chỉ; Kim Kéo, thước , phấn vạch . Học sinh : -1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’5’ 1’ 10’ 12’ 4’ 1’ Khởi động: .Bài cũ: -Nhận xét sản phẩm bài trước. Bài mới Giới thiệu bài: “Khâu đột thưa” *Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét -Giới thiệu đường khâu đột thưa, yêu cầu HS quan sát nhận xét sự giống và khác nhau giữa khâu đột thưa và khâu thường. GV nêu: Mũi đột thưa ở mặt trái mũi trước lấn lên 1/3 mũi sau. *Hoạt động 2:GV hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật -Treo tranh quy trình khâu đột thưa. -Thực hiện các thao tác vạch dấu giống khâu thường, yêu cầu HS quan sát hình 3 và nêu nhận xét về các mũi đột thưa. Chú ý khâu đột tiến hành từng mũi. -Nêu cho HS nhớ quy tắc “lùi 1 tiến 3”, không gút chỉ quá chặt quá lỏng. -Yêu cầu HS tập khâu trên giấy. Củng cố: -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành. Hát HS trình bày sản phẩm. HS nhắc lại tựa. HS quan sát mẫu nhận xét. -Mặt phải giống nhau, nhưng mặt trái khâu đột thưa kín khít. HS quan sát HS thực hành vạch dấu trên giấy. - HS thực hành khâu trên giấy.
Tài liệu đính kèm: