Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu Học Y Jút - Tuần 16

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu Học Y Jút - Tuần 16

TẬP ĐỌC

KÉO CO

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

• Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

-PN: thượng võ , giữa , đối phương , Hữu Trấp , khuyến khích ,

• Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn

giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .

• Đọc diễn cảm toàn bài , phù hợp với nội dung .

2. Đọc - hiểu:

• Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ , giáp .

• Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ . Tục kéo co ở

nhiều địa phương trên nước ta rất khác nhau .

 

pdf 41 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Trường Tiểu Học Y Jút - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 1 
Tuần 16 
Thứ Mơn Tên bài dạy 
2 Chào cờ 
Tập đọc 
Tốn 
Khoa học 
Đạo đức 
Kéo co 
Luyện tập 
Khơng khí cĩ những tính chất gì 
Yêu lao động 
3 Thể dục 
Tốn 
Luyện từ và câu 
Kể chuyện 
Lịch sử 
Bài 31 
Thương cĩ chữ số 0 
Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trị chơi 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
Cuộc khánh chiến chống Nguyên – Mơng 
4 Tập đọc 
Tốn 
Tập làm văn 
Địa lý 
Âm nhạc 
Trong quán ăn Ba cá Bống 
Chia số cĩ ba chữ số 
Luyện tập giới thiệu địa phương 
Thủ đơ Hà Nội 
Bài 16 
5 Thể dục 
Tốn 
Chính tả 
Khoa học 
Mỹ thuật 
Bài 32 
Luyện tập 
Nghe,viết : Kéo co 
Khơng khí gồm những thành phần nào 
Tập nặn tạo dáng hoặc xé dán con vật ,ơ tơ 
6 Tốn 
Luyện từ và câu 
Tập làm văn 
Kỹ thuật 
Sinh hoạt lớp 
Chia cho số cĩ ba chữ số 
Câu kể 
Luyện tập miêu tả đồ vật 
Cắt, khâu, thêu sản phNm tự chọn 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 2 
Thứ hai, ngày 15 tháng 12 năm 2008 
TẬP ĐỌC 
KÉO CO 
I. Mục tiêu: 
1. Đọc thành tiếng: 
• Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. 
 -PN: thượng võ , giữa , đối phương , Hữu Trấp , khuyến khích , 
• Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn 
giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . 
• Đọc diễn cảm toàn bài , phù hợp với nội dung . 
2. Đọc - hiểu: 
• Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ , giáp ... 
• Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ . Tục kéo co ở 
nhiều địa phương trên nước ta rất khác nhau . 
II. Đồ dùng dạy học: 
• Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc . 
• Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 154. 
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
1. KTBC: 
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài 
" Tuổi ngựa " và trả lời câu hỏi về nội dung 
bài. 
-Gọi 1 HS đọc toàn bài. 
- Gọi 1 HS trả lời nội dung chính của bài . 
-Nhận xét và cho điểm HS . 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi : 
-Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
- Trò chơi kéo co thường diễn ra vào những 
dịp nào ? 
- Trò chơi kéo co là một trò vui mà mọi 
người dân Việt Nam ai cũng biết . Nhưng 
luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống 
nhau . Bài tập đọc " Kéo co " cho các em 
hiểu thêm về điều đó. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của 
bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt 
. 
-Gọi 1 HS đọc toàn bài. 
- Gọi 1 HS trả lời nội dung chính của bài 
-Quan sát và lắng nghe. 
+ Bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang thi kéo co . 
+ Trò chơi kéo co thường diễn ra vào dịp các 
ngày lễ , hội lớn , trong các buổi hội diiễn , 
hội thao , hội khoẻ Phù Đổng .... 
- Lắng nghe . 
-3HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự. 
+Đoạn 1: kéo co  đến bên ấy thắng . 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 3 
giọng cho từng HS (nếu có) 
-Chú ý các câu văn : 
+Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ , 
tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức kéo co giữa nam 
và nữ . Có năm / bên nam tháng , có năm / 
bên nữ thắng " . 
-Gọi HS đọc phần chú giải. 
- Gọi HS đọc toàn bài . 
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc : 
+Toàn bài đọc với giọng sôi nổi , hào hứng . 
+Nhấn giọng những từ ngữ: thượng võ , nam 
nữ , đấu tài , đấu sức , rất là vui , ganh đua , 
hò reo , khuyến khích , chuyển bại thành 
thắng 
nổi tiếng , không ngớt lời  
 * Tìm hiểu bài: 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời 
câu hỏi. 
+ Phần đầu bài văn giới thiệu đến người đọc 
điều gì ? 
+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ? 
 -Các em dựa vào phần đầu bài văn và tranh 
minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co . 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
+ Ghi ý chính đoạn 1 .Cách thức chơi kéo co . 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời 
câu hỏi. 
+Đoạn 2 giới thiệu điều gì ? 
+Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng 
Hữu Trấp ? 
+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp ... đến người 
xem hội . 
 + Đoạn 3: Làng Tích Sơn ... đến thắng cuộc 
-1 HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS đọc toàn bài . 
-Lắng nghe. 
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 
HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. 
+ Phần đầu bài văn cách chơi kéo co . 
- Kéo co phải có hai đội và số người hai đội 
thường là bằng nhau , thành viên mỗi đội ôm 
chặt lưng nhau , hai người đứng đầu mỗi đội 
ngoắc tay vào nhau , thành viên hai đội cũng 
có thể nắm chung một sợi dây thừng dài . 
Kéo co phải đủ 3 keo . Mỗi đội kéo mạnh đội 
mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội 
Đội nào kéo tuột được đội kia sang phần đất 
của mình từ hai keo trở lên là thắng. 
-2 HS nhắc lại. 
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS 
thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
- Đoạn 2 giới thiệu về cách thức chơi kéo co 
ở làng Hữu Trấp . 
+ Cuộc kéo co ở Làng HưÕu Trấp rất đặc biệt 
so với cách thức thi thông thường . Ở đây , 
cuộc thi kéo co diễn ra một bên nam và một 
bên nữ . Nam khoẻ hơn nữ rất nhiều , thế mà 
có năm bên nữ thắng được bên nam đấy . 
Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất 
vui . Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi , 
sôi nổi , tiếng trống , tiếng reo hò , cổ vũ rất 
náo nhiệt của những người xem . 
+ Lắng nghe và nhắc lại 2 HS . 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 4 
-Ghi bảng ý chính đoạn 2 : Cách chơi kéo co 
ở làng Hữu Trấp . 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời 
câu hỏi . 
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc 
biệt ? 
-Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ 
chưa? Theo em vì sao trò chơi kéo co bao giờ 
cũng rất vui ? 
+ Ngoài kéo co em còn biết chơi trò chơi dân 
gian nào khác ? 
-Ghi bảng ý chính đoạn 3 : Cách chơi kéo co 
ở làng Tích Sơn . 
 - Nội dung chính của bài " Kéo co " là gì ? 
* Ghi nội dung chính của bài. 
* Đọc diễn cảm: 
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. 
-Yêu cầu HS luyện đọc. 
-Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn văn và cả 
bài văn . 
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS . 
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. 
-Nhận xét và cho điểm học sinh. 
3. Củng cố – dặn dò: 
-Hỏi: Trò chơi kéo co có gì vui ? 
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà học bài. 
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS 
thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. 
+ Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi 
giữa trai tráng giữa hai giáp trong làng . Số 
lượng mỗi bên không hạn chế . Có giáp thua 
keo đầu , keo sau , đàn ông trong giáp kéo 
đến đông hơn , thế là chuyển bại thành thắng 
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì có rất 
nhều người tham gia , không khí ganh đua rất 
sôi nổi Những tiếng hò reo khích lệ của rất 
nhiều người xem . 
+ Những trò chơi , đu quay , đấu vật , múa võ 
, đá cầu , thi nấu cơm , chọi gà , chọi trâu ... 
 -1 HS đọc thành tiếng . 
- Bài tập đọc giới thiệu kéo co là một trò chơi 
thú vị về thể hiện tinh thần thượng võ của 
người Việt Nam ta . 
-2 HS nhắc lại. 
-2 em tiếp nối nhau đọc (như đã hướng dẫn). 
-HS luyện đọc theo cặp . 
-3 - 5 HS thi đọc toàn bài. 
Toán 
LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu : 
Giúp HS: 
 -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số 
 -Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan 
II.Đồ dùng dạy học : 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 5 
III.Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
1.Ổn định: 
2.KTBC: 
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 
hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra 
vở bài tập về nhà của một số HS khác. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài 
 -Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện 
kỹ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai 
chữ số và giải các bài toán có liên quan 
 b ) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -GV yêu cầu HS làm bài. 
 -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên 
bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 
 -GV gọi HS đọc đề bài. 
 -Cho HS tự tóm tắt và giải bài toán. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3 
 -Gọi 1 HS đọc đề bài. 
 -Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi 
người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta 
phải biết được gì ? 
 -Sau đó ta thực hiện phép tính gì ? 
 -GV yêu cầu HS làm bài. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để 
nhận xét bài làm của bạn. 
-HS nghe 
-1 HS nêu yêu cầu. 
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 
phép tính, cả lớp làm bài vào vở. 
-HS nhận xét bài bạn, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi 
chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-HS đọc đề bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào 
VBT. 
- HS đọc đề bài 
- .... tổng số sản phẩm đội đó làm trong cả ba 
tháng. 
-  chia tổng số sản phẩm cho tổng số người. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào 
VBT. 
Tóm tắt 
Có : 25 người 
Tháng 1 : 855 sản phẩm 
Tháng 2 : 920 sản phẩm 
Tháng 3 : 1350 sản phẩm 
 1 người 3 tháng :  sản phẩm 
Bài giải 
Số sản phẩm cả đội làm trong ba thán ... 
trong các lần chia. 
 +801 : 245 có thể ước lượng 80 : 25 = 3 (dư ). 
 +662 : 245 có thể ước lượng 60 : 25 = 2 (dư 
10). 
 +1720 : 245 có thể ước lượng 175 : 25 = 7. 
 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép 
chia trên. 
 c) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -GV cho HS tự đặt tính và tính. 
 -Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn 
trên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -GV yêu cầu HS tự làm. 
 -GV yêu cầu HS giải thích cách tìm X của 
mình. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3 
lại từng bước thực hiện chia. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào 
nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-Là phép chia có số dư là 5. 
-HS nghe giảng. 
-HS cả lớp làm bài, sau đó một HS trình bày rõ 
lại từng bước thực hiện chia. 
-Đặt tính và tính. 
-2 HS lên bảng làm, mỗi HS thực hiện một phép 
tính, cả lớp làm bài vào VBT. 
-HS nhận xét, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi 
chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-Tìm X. 
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một 
phần , cả lớp làm bài vào VBT. 
a) X x 405 = 86265 
 X = 86265 : 405 
 X = 213 
b) 89658 : X = 293 
 X = 89658 : 293 
 X = 306 
- 2 HS trả lời: HS1 nêu cách tìm thừa số chưa 
biết trong phép nhân để giải thích; HS2 nêu 
cách tìm số chia chưa biết trong phép chia để 
giải thích. 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 37 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
CÂU KỂ 
I. Mục tiêu: 
• Hiểu thế nào là câu kể ,tác dụng của câu kể. 
• Xác định được câu kể trong đoạn văn. 
• Biết đặt kể để tả , trình bày ý kiến . Nội dung câu đúng , từ ngữ trong sáng , câu văn 
giàu hình ảnh , sáng tạo . 
II. Đồ dùng dạy học: 
• Giấy khổ to và bút dạ. 
• Bảng lớp ghi sẵn phần nhận xét BT1. 
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
1. KTBC: 
-Gọi 3 HS lên bảng Mỗi HS viết 2 câu thành 
ngữ và tục ngữ mà em biết . 
-Gọi 2 HS lên đọc thuộc lòng các câu tục ngữ , 
thành ngữ mà học sinh tìm được . 
-Nhận xét câu thành ngữ , tục ngữ của từng HS 
và cho điểm. 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
-Viết lên bảng câu: Con búp bê của em rất đáng 
yêu . 
-Hỏi: + Câu văn viết trên bảng có phải câu hỏi 
không ? vì sao ? 
+ Câu Con búp bê của em rất đáng yêu . không 
là câu hỏi thì thuộc loại câu gì ? Bài học hôm 
nay các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về điều đó . 
-3 HS thực hiện viết các câu thành ngữ , tục 
ngữ . 
- 2 HS lên bảng viết. 
-Lắng nghe. 
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
 -GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán 
-GV chữa bài và cho điểm HS. 
4.Củng cố, dặn dò : 
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập 
thêmvà chuẩn bị bài sau. 
-HS nêu đề bài. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào 
VBT. 
Tóm tắt 
305 ngày : 49 410 sản phẩm 
 1 ngày :  sản phẩm 
Bài giải 
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số 
sản phẩm là 
49410 : 305 = 162 ( sản phẩm ) 
Đáp số : 162 sản phẩm 
-HS. 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 38 
 b. Tìm hiểu ví dụ: 
 Bài 1: 
-Yêu cầu HS mở SGK đọc nội dung và trả lời 
câu hỏi . 
- Hãy đọc câu được gạch chân ( in đậm ) trong 
đoạn văn trên bảng . 
+ Câu nhưng kho báu ấy ở đâu ? là kiểu câu gì 
? Nó được dùng để làm gì ? 
- Cuối câu ấy có dấu gì ? 
-Gọi HS phát biểu.GV có thể ghi nhanh câu 
hỏi trên bảng. 
Bài 2 : 
-Hỏi: + Những câu còn lại trong đoạn văn dùng 
để làm gì ? 
- Cuối mỗi câu ấy có dấu gì ? 
+Những câu văn mà các em vừa tìm được dùng 
để giới thiệu , miêu tả hay kể lại một sự việc có 
liên quan đến nhân vật Bu - ra - ti - nô . 
Bài 3 : 
-Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu đề . 
- Yêu cầu lớp thảo luận trả lời câu hỏi . 
- Gọi HS phát biểu và bổ sung 
+ Nhận xét , kết luận câu trả lời đúng . 
Ba - ra - ba uống rượu đã say . Vừa hơ bộ râu 
lão vừa nói : 
- Bắt được thằng người gỗ ta sẽ tống nó vào cái 
lò sưởi này . 
+ Hỏi : Câu kể dùng để làm gì ? 
+Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể ? 
-Một HS đọc thành tiếng câu văn GV viết 
trên bảng. 
+Câu văn " nhưng kho báu ấy ở đâu ? " là 
kiểu câu hỏi , nhằm mục đích hỏi. 
+ Cuối câu có ghi dấu chấm hỏi. 
-Nhắc lại . 
-Suy nghĩ thảo luận theo cặp và trả lời câu 
hỏi. 
- Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để 
: 
+ Giới thiệu về Bu - ra - ti - nô : Bu - ra - ti - 
nô một chú bé bằng gỗ . 
+ Miêu tả Bu - ra - ti - nô : Chú có cái mũi 
rất dài . 
+ Kể lại sự việc liên quan đến Bu - ra - ti - nô 
Chú người gỗ được bác Rùa tốt bụng Toóc - ti 
- la tặng cho chiếc khoá vàng để mở một kho 
báu . 
+ Cuối mỗi câu có dấu chấm . 
+ Lắng nghe . 
- Một HS đọc thành tiếng . 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận . 
+ Tiếp nối phát biểu bổ sung . 
+ Kể về Ba - ra - ba 
+ Kể về Ba - ra - ba 
+ Nêu suy nghĩ của Ba - ra - ba . 
+ Câu kể dùng để : kể , tả hoặc giới thiệu về 
sự vật , sự việc , nói lên ý kiến hoặc tâm tư , 
tình cảm của mỗi người . 
+ Cuối câu kể có dấu chấm . 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 39 
c. Ghi nhớ: 
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
-Gọi HS đặt các câu kể . 
-Nhận xét câu HS đặt, khen những em hiểu bài, 
đặt câu đúng hay. 
 d. Hướng dẫn làm bài tập: 
 Bài 1: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung . 
-Chia nhóm 4 HS , phát phiếu và bút dạ cho 
từng nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài. 
-Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-Kết luận về lời giải đúng. 
- Chiều chiều trên bãi thả , đám trẻ mục đồng 
chúng tôi hò hét nhau thả diều thi . 
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm . 
- Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời 
. 
- Tiếng sáo diều vi vu , trầm bổng . 
- Sáo đơn rồi ráo kép , sáo bè ... như gọi thấp 
xuống những vì sao sớm 
-2 HS đọc thành tiếng. 
-Tiếp nối đọc câu mình đặt. 
* Con mèo nhà em màu đen tuyền . 
* Mẹ em hôm nay đi công tác . 
* Em rất yêu quý bạn Lan . 
* Tình bạn thật thiêng liêng và cao quí . 
-1 HS đọc thành tiếng. 
-Hoạt động trong nhóm theo cặp . HS viết 
vào nháp . 
-Nhận xét, bổ sung. 
-Chữa bài (nếu sai) 
+ Kể về sự việc . 
+ Tả cánh diều . 
+ Kể sự việc . 
+ Tả tiếng sáo diều . 
+ Nêu ý kiến nhận định . 
 Bài 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .-Yêu cầu 
HS tự làm bài . 
-Gọi HS trình bày trước lớp. 
-Nhận xét , sửa lỗi , diễn đạt và cho điểm 
-1 HS đọc thành tiếng. 
-Tự viết bài vào vở . 
- 5 đến 7 HS trình bày. 
+ Ví dụ : a/ Sau mỗi buổi học , em thường giúp 
mẹ nấu cơm . Em cùng mẹ nhặt rau , gấp quần 
áo . Em tự làm vệ snh cá nhân , có đôi lúc em 
còn đi đổ rác . 
b/ Em có chiếc bút máy màu xanh rất đẹp . Nó 
là món quà mà cô giáo tặng cho em . Thân bút 
tròn và xinh xinh , ngòi viết rất trơn ,.. 
c/ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quí . Nhờ 
có bạn bè mà cuộc sống chúng ta vui hơn . Bạn 
bè có thể giúp nhau trong học tập và trong vui 
chơi 
d/ Em rất vui vì hôm nay em được điểm 10 môn 
toán . Về nhà , em sẽ khoe ngay với mẹ . Mẹ em 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 40 
từng HS . 
3. Củng cố – dặn dò: 
-Hỏi: Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu 
hỏi. 
-Dặn HS về nhà học bài và viết một đoạn văn 
ngắn (3 đến 5 câu) tả về một thứ đồ chơi mà 
em thích nhất . 
chắc sẽ rất hài lòng . 
-Lắng nghe. 
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu: 
• Viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần : mở bài , thân bài , kết bài . 
• Văn viết chân thực , giàu cảm xúc , sáng tạo , thế hiện được tình cảm của mình đối với đồ 
chơi đó . 
II. Đồ dùng dạy học: 
• Chuẩn bị dàn ý từ tiết trước . 
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 
 1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc 
hoặc trò chơi của địa phương mình . 
-Nhận xét chung. 
+Ghi điểm từng học sinh . 
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
- Những tiết học trước các em đã được tập 
quan sát đồ chơi , lập dàn ý tả đồ chơi .Tiết 
học hôm nay các em sẽ biết bài văn miêu tả 
đồ vật hoàn chỉnh . 
b. Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1 : 
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài . 
- Gọi HS đọc gợi ý . 
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình . 
b/ Xây dựng dàn ý 
+ Em chọn cách mở bài nào ? 
- Hãy đọc mở bài của em ? 
- Gọi HS đọc thân bài của mình . 
+ Em chọn kết bài theo hướng nào ? 
+ Hãy đọc phần kết bài của em ? 
2. 4 Viết bài . 
- Yêu cầu HS tự viết bài vào vở . 
- GV thu , chấm một số bài và nêu nhận xét 
-2 HS thực hiện . 
- Lắng nghe . 
- 2 HS đọc thành tiếng . 
- 1 HS đọc thành tiếng . 
 - 2 HS đọc dàn ý . 
+ 2 HS trình bày : mở bài trực tiếp và mở bài 
dán tiếp . 
+ Một học sinh giỏi đọc . 
+ 2 HS trình bày : kết bài mở rộng và kết bài 
không mở rộng . 
Trường Tiểu Học Y Jút Giáo Aùn Lớp 4 
Giáo Viên Soạn: Đặng Thị Yên 41 
* Củng cố – dặn dò: 
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà HS nào cảm tháy bài của 
mình chưa tốt thì về nhà viết lại và nộp vào 
tiết học tới . 
-Dặn HS chuẩn bị bài sau 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftuan 16.pdf