Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 10: Toán + Đạo đức + Thể dục

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 10: Toán + Đạo đức + Thể dục

TOÁN

TIẾT 46 :LUYỆN TẬP

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS

- Củng cố nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao tam giác.

- Củng cố cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

- Rèn kĩ năng vẽ hình

Thái độ:

 - HS có hứng thú với môn Toán

II.CHUẨN BỊ:

 SGK, ê ke, bút chì

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 15 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 10: Toán + Đạo đức + Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
TIẾT 46 :LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng: Giúp HS
Củng cố nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao tam giác.
Củng cố cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
Rèn kĩ năng vẽ hình
Thái độ: 
 - HS có hứng thú với môn Toán
II.CHUẨN BỊ:
 SGK, ê ke, bút chì
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
29’
4’
1/ Khởi động: 
2/ Bài cũ: Thực hành vẽ hình vuông
GV yêu cầu 1HS lên bảng vẽ hình vuông và nêu đặc điểm của hình. 
 GV nhận xét- ghi điểm.
3/ Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
a.Yêu cầu HS đánh dấu góc vuông vào đúng mỗi hình.
Để nhận biết góc vuông, ta cần dùng thước gì?Đặt thước vào góc như thế nào?
b.Góc tù là góc như thế nào so với góc vuông?
Góc nhọn so với góc vuông như thế nào?
Để nhận biết góc nhọn, góc tù, ta cũng dùng thước gì?
- Gọi HS trả lời miệng, GV ghi bảng
Bài tập 2:
Yêu cầu HS nhận dạng đường cao hình tam giác và điền Đ, S
GV nhận xét chốt ý đúng: 
GV giảng thêm: Hình tam giác vuông cạnh góc vuông chính là đường cao của hình đó. 
Bài tập 3:Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm
Yêu cầu HS vẽ hình vuông vào vở
GV kiểm tra vở một số em- nhận xét
Bài tập 4:
Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm, trả lời các câu hỏi.
Thế nào là trung điểm của một hình?
.
GV chấm một số vở nhận xét.
4/Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Xem lại bài.
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Hát 
HS lên bảng vẽ và nêu.
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa 
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
ê ke
- Đặt sao cho các cạnh góc vuông trùng với cạnh góc vuông ê ke
HS lên bảng thực hành 
- Lớn hơn góc vuông
Bé hơn góc vuông
Dùng ê ke
Góc đỉnh C, cạnh CM, CB là góc nhọn.
Góc đỉnh A, cạnh AB, AC là góc vuông.
Góc đỉnh B, cạnh BA, BM là góc nhọn.
Góc đỉnh B, cạnh BM, BC là góc nhọn.
Góc đỉnh M, cạnh MB, MC là góc tù.
Góc đỉnh M, cạnh MA, MC là góc bẹt.
HS đọc yêu cầu bài, quan sát hình SGK và nêu
- BC là đường cao của tam giác ABC vì AB vuông góc BC
-AH không phải là đường cao của tam giác ABC, vì AH không vuông góc với BC
HS đọc yêu cầu bài và vẽ hình vào vở.
 A 3 cm B
 C D
HS đọc yêu cầu bài , vẽ hình và làm bài vào vở.
- Các hình chữ nhật là: ABNM, MNCD,ABCD
- Các cạnh song song với cạnh AB là: MN, DC
HS nhận xét tiết học.
TOÁN
TIẾT 49 :NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Hướng dẫn HS nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
Thực hành nhân.
Thái độ: 
 - HS biết áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
1’
15’
17’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Kiểm tra định kì
- GV trả bài kiểm tra – nhận xét.
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài.
Hoạt động1: HD thực hiện phép tính.
a. Ví dụ 1:
GV viết bảng phép nhân: 241 324 x 2
Yêu cầu HS đọc thừa số thứ nhất của phép nhân?
Thừa số thứ nhất có mấy chữ số?
Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
Các em đã biết nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số, nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số tương tự như nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số
GV yêu cầu HS lên bảng đặt tính & tính, các HS khác làm bảng con. 
 Đây là phép nhân có nhớ haykhông có nhớ? 
b. Ví dụ 2: Tương tự ví dụ 1:
Ghi lên bảng phép nhân: 136 204 x 4
Yêu cầu HS lên bảng đặt tính & tính, các HS khác làm bảng con.
Kết quả: 136 204 x 4 = 544 816
- Ví dụ 2 là phép nhân có nhớ hay không nhớ?
- Yêu cầu HS so sánh hai ví dụ:
- Muốn nhân với số có một chữ số ta làm thế nào?
Lưu ý: Trong phép nhân có nhớ thêm số nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:Đặt tính rồi tính:
Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài 
GV cùng HS nhận xét – sửa bài
Bài tập 2:Viết giá trị của biểu thức vào ô trống 
Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở.
Bài tập 3:Tính
Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài 
GV gọi HS nêu cách làm.
GV lưu ý HS trong các dãy phép tính phải làm tính nhân trước, tính cộng, trừ sau.
Bài tập 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết huyện đó nhận bao nhiêu quyển truyện ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS giải vào vở
GV chấm một số vở nhận xét.
4. Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân.
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
Làm lại các BT trong SGK 
Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân.
Hát 
HS chú ý theo dõi
HS nhắc lại tựa.
HS đọc.
-6 chữ số.
1 chữ số.
1HS lên bảng thực hiện và nêu cách đặt tính & cách tính 
 241 324 
 x 2
 482 648
+ Đây là phép nhân không có nhớ.
1HS lên bảng thực hiện và nêu cách đặt tính & cách tính. 
 136 204
 x 4
 544 816
+ Đây là phép nhân có nhớ .
+ Phép nhân ở VD1 không có nhớ, Phép nhân ở VD1 không có nhớ.
+ Muốn nhân với số có một chữ số ta đặt tính rồi tính theo thứ tự từ phải sang trái.
HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở nháp + 1 HS lên bảng lớp 
a/ 682462 857300
b/ 512130 1231680
HS đọc yêu cầu bài và tự làm bài vào vở 
m
2
3
4
5
201634
403268
604902
806536
1008170
HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào phiếu học tập- 2HS lên bảng làm bài
 a/ 1 168 489 225 435
 b/ 35 021 636
HS đọc yêu cầu bài, ghi tóm tắt và giải vào vở.
 Tóm tắt: 
8 xã vùng thấp, mỗi xã 850 quyển
9 xã vùng cao, mỗi xã 980 quyển quyển?
Bài giải:
Số quyển truyện 8 xã vùng thấp được cấp:
850 x 8 = 6800(quyển)
Số quyển truyện 9 xã vùng cao được cấp:
980 x 9 = 8820(quyển)
Số quyển truyện huyện đó được cấp tất cả là:
6800 + 8820 = 15620(quyển)
 Đáp số:15620 quyển
2 HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân – HS nhận xét bạn
HS nhận xét tiết học.
TOÁN
TIẾT 50 :TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
 - Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
2.Kĩ năng:
Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
3/ Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích môn Toán
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
15’
17’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Nhân với số có một chữ số.
GV yêu cầu HS lên bảng làm lại bài 1 và nêu cách thực hiện.
GV nhận xét- sửa bài.
Bài mới: 
Giới thiệu: 
- Yêu cầu HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
- Phép nhân cũng giống như phép cộng, cũng có tính chất giao hoán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về tính chất giao hoán của phép nhân.
Hoạt động1: So sánh giá trị hai biểu thức: 7x 5 và 5 x 7
GV nhận xét kết luận:
GV treo bảng phụ ghi như SGK
Yêu cầu HS thực hiện bảng con: tính từng cặp giá trị của hai biểu thức a x b,
 b x a.
Nếu ta thay từng giá trị của của a & b ta sẽ tính được tích của hai biểu thức:
 a x b và b x a. Yêu cầu HS so sánh kết quả các biểu thức này.
GV ghi bảng: a x b = b x a
Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào?
Yêu cầu vài HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài 
 - Bài tập yêu cầu điều gì?
 - Cần áp dụng tính chất nào?
 - GV cùng HS sửa bài- nhận xét 
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Để thực hiện các phép tính này cần áp dụng tính chất nào? 
GV chấm một số vở nhận xét.
Bài tập 3: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
GV cùng HS sửa bài- nhận xét + tuyên dương nhóm làm nhanh nhất.
Bài tập 4: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS trả lời miệng
4. Củng cố 
Phép nhân & phép cộng có cùng tính chất nào?
Yêu cầu HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân.
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000 Chia cho 10, 100, 1000.
Hát 
HS lên bảng sửa bài
HS nhận xét
HS nêu
1HS lên bảng tính: 7 x 5= 35 ; 5 x 7= 35.
+ Ta có: 7x 5 = 5 x 7 
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
1 HS lên bảng tính + cả lớp làm nháp
HSso sánh
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
Vài HS nhắc lại
HS cả lớp làm bài vào vở nháp + 1HS lên bảng điền:
a/ 4 x 6 = 6 x 4 207 x 7 = 7 x 207
b/ 3 x 5 = 5 x 3 2138 x 9 = 9 x 2138
 HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở.
+ Cần áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân.
a/1357 853 b/ 40 263 1326
 x 5 x 7 x 7 x 5
 6785 5971 281841 6 630
HS làm bài theo nhóm – Đại diện nhóm trình bày- HS các nhóm nhận xét.
* 4 x 2145 = ( 2100 + 45) x 4
* ( 3+2) x 10 287 = 10 287 x 5
* 3964 x 6 = ( 4+2) x( 3000 + 964)
HS đọc yêu cầu bài - tiếp nối nhau nêu kết quả.
a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0
Tính chất giao hoán
-2HS nhắc lại tính chất giao hoán.
HS nhận xét tiết học.
TOÁN
TIẾT 47 :LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
 Kiến thức - Kĩ năng:
Giúp HS củng cố về:
- Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số, áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nêu được đặc điểm hình vuông hình chữ nhật, tính chu ,vi diện tích hình vuông hình chữ nhật.
3. Thái độ:
 - HS biết áp dụng các tính chất để tính nhanh, chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng phụ
I ... hởi động:
2/ Bài cũ:Luyện tập
-Gọi vài HS lên làm lại bài tập 3,4
-Nhận xét - ghi điểm
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ ôn lại các phép cộng, trừ, số có 6 chữ số, áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
b/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập1: Đặt tính rồi tính
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV chấm một số vở nhận xét.
Bài tập2:Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
GV tổ chức cho HS thi đua cặp đôi
GV cùng HS sửa bài- nhận xét + tuyên dương .
Bài tập 3: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
GV vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS trả lời miệng theo các ý:
GV theo dõi nhận xét
4/Củng cố: 
Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng ?
Nêu cách tính chu vi, diện tích hình vuông?
Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?
 Nhận xét tiết học.
5/ Dặn dò: Xem lại bài tập 
 Chuẩn bị kiểm tra định kỳ 
Hát 
HS lên bảng làm bài tập 
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài, tự làm bài vào vở.
 a/ 386 259 726 485 b/ 528 946 435260
 +260 837 -452 936 +73 529 -92 753
 647 096 273 549 602 475 342 507
HS đọc yêu cầu bài- thi đua theo cặp.
a/ 6257 +989 +743 = (6257 + 743) + 989 
 =7000 + 989 =7989
b/ 5798 +322 + 4678 = 5798 + (322 +4678) 
 = 5798 + 5000 =10798 
HS đọc yêu cầu bài và trả lời câu hỏi:
a/ Hình vuông BIHC có cạnh BC = 3cm nên cạnh của hình vuông là 3cm
b/ Trong hình vuông ABCD, có cạnh DC vuông góc với AD và BC
- Trong hình vuông BIHC, cạnh CH vuông góc với BC và IH mà DC và CH là một bộ phận của DH 
Vậy DH vuông góc với AD, BC, IH 
c/ Chiều dài AI = HD và bằng
 3 +3 =6 (cm)
 Chu vi hình chữ nhật 
 ( 6 +3) x 2 = 18 (cm)
3 HS nêu – cả lớp theo dõi nhận xét.
HS nhận xét tiết học.
THỂ DỤC
TIẾT 19: ĐỘNG TÁC PHỐI HỢP
TRÒ CHƠI “ CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I-MỤC TIÊU:
-Trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời”. 
Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động nhiệt tình.
-Ôn 4 động tác: vươn thở, tay, chân và lưng-bụng.
 Yêu cầu học sinh nhắc lại được tên và thứ tự động tác , thực hiện cơ bản đúng động tác.
-Học động tác phối hợp. Yêu cầu thuộc động tác, biết nhận ra được chỗ sai của động tác khi tập luyện.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐL
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu:
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Trò chơi: Tự chọn.
2. Phần cơ bản: 
a. Trò chơi vận động.
Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời. 
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại luật chơi, vần điệu sau đó điều khiển cho HS chơi.
b. Bài thể dục phát triển chung:
Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lưng và bụng: Ôn 3 lần mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
Lần 1: GV vừa hô nhịp vừa làm mẫu.
Lần 2: GV hô nhịp, không làm mẫu.
Lần 3: GV hô nhịp và đi lại quan sát HS 
Động tác phối hợp: 4-5 lần. GV cho HS tập 1-2 lần, sau đó phối hợp động tác chân vơí tay. 
3. Phần kết thúc: 
Trò chơi tự chọn. 
Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
6 – 10’
1 - 2’
3 – 4’ 18 - 22’ 
5 - 7’
13 - 15’
4– 6’ 
1 - 2’
1 - 2’
1 - 2’
HS tập hợp thành 4 hàng dọc
HS chơi trò chơi. 
HS chơi. 
HS thực hiện theo đội hình hàng dọc.
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
 * * * *
HS tập hợp theo đội hình 2 hàng ngang.
* * * * *
* * * * *
 (X)
THỂ DỤC
TIẾT 20:TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I-MỤC TIÊU:
Ôn tập 5 động tác: vươn thở, tay, chân, lưng-bụng và phối hợp. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và biết phối hợp giữa các động tác.
Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
Phương tiện: còi.
III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
ĐL
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Trò chơi: GV tự chọn.
2. Phần cơ bản: 
a.Bài thể dục phát triển chung: 
Lần 1: GV vừa hô, vừa làm mẫu cho HS.
Lần 2: GV vừa hô vừa quan sát để sửa sai cho HS.
Lần 3,4: Lớp trưởng hô nhịp cho lớp tập, GV sửa sai. 
GV có thể chia nhóm để các tổ tập, sau đó thi đua. 
b. Trò chơi vận động
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức . .
GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. 
GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 
GV cho HS tập các động tác thả lỏng.
Chơi trò chơi tại chỗ. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
6 – 10’
1 - 2’
3 – 4’ 
18 - 22’ 
13 - 15’
5 - 7’
4– 6’ 
1 - 2’
1 - 2’
1 - 2’
HS tập hợp thành 4 hàng dọc.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành Nhóm trưởng điều khiển.
 * * * * * * * 
*
*
* * * * * * * * 
*
*
 * * * * * * * * 
HS chơi theo đội hình 2 hàng dọc.
4
3
5
2
6
1
HS tập hợp theo đội hình 2 hàng ngang.
* * * * *
* * * * *
 (X)
KĨ THUẬT
TIẾT 10 : KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 1)
A. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức - Kĩ năng
-HS biết cách gấp mép vải và gấp được mép vải, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi đột thưa
2. Thái độ: -HS yêu thích sản phẩm mình làm được . 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
-Mẫu và một số sản phẩm có đường gấp mép vải, đường khâu viền bằng mũi khâu đột có kích thước đủ lớn ;
-Vật liệu và dụng cụ: 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm ; Chỉ; Kim Kéo, thước, bút chì.
Học sinh : -1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV .
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
12’
5’
Khởi động:
Bài cũ:
-Nhận xét những sản phẩm tiết trước chưa hoàn thành.
Bài mới
1.Giới thiệu bài:
Bài “Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1: HDHS quan sát và nhận xét mẫu
-Giới thiệu mẫu, hướng dẫn HSquan sát.
+ Đường gấp mép vải như thế nào?
+ Đường khâu đường mép vải?
-GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải. 
*Hoạt động 2:HD thao tác kĩ thuật 
-Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3,4 và nêu các bước thực hiện.
-Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2a, 2b trả lời các câu hỏi: 
- Gấp mép vải như thế nào?
+ Lần gấp thứ nhất như thế nào?
+ Lần 2 như thế nào? 
+ Trước khi viền mép vải ta làm gì? 
HS quan sát hình 4 và nêu cách khâu lược. 
- Yêu cầu HS thao tác.
- Nhận xét thao tác của HS và thao tác mẫu.
-Hướng dẫn HS thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
-Nhận xét chung.
4. .Củng cố - Dặn dò: 
-Nêu những lưu ý khi thực hiện.
-Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
Hát 
HS chú ý theo dõi
- HS quan sát mẫu.
+ Gấp 2 lần lần đầu bằng lần sau
+ Là mũi khâu đột, đường khâu thực hiện ở mặt phải mảnh vải.
-Quan sát và nêu.
-HS quan sát và nêu.
+ Khâu lược đường khâu
HS quan sát H4 và nêu.
HS thực hiện.
 HS nhận xét tiết học 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 10 : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
1.Kiến thức: 
HS hiểu được:
Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
2.Kĩ năng:
HS biết cách tiết kiệm thời giờ.
3. Thái độ:
Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng
Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
5’
8’
8’
2’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
Kiểm tra thời gian biểu hàng ngày của HS lập
GV nhận xét
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài.
Hoạt động1: Thảo luận nhóm đôi(BT1) 
- GV yêu cầu HS đọc bài và thảo luận cặp đôi.
GV kết luận:
Các việc làm (a), (c),(d) là tiết kiệm thời giờ.
Các việc làm (b), (đ), (e) không phải là tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 4)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
Yêu cầu vài HS phát biểu trước lớp
GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
GV khen những nhóm chuẩn bị tốt & giới thiệu hay.
GV kết luận chung:
Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
4. Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
5. Dặn dò: 
Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị bài: Ôn tập
Hát 
 HS đổi chéo thời gian biểu kiểm tra chéo nhau.
HS nhắc lại tựa
HS đọc yêu cầu bài tập 1 thảo luận cặp đôi và trình bày ý kiến 
HS trình bày, trao đổi trước lớp
HS thảo luận nhóm 
HS trình bày trước lớp thời gian biểu của mình.
HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày
2HS nhắc lại ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN.doc