Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 33 năm học 2007

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 33 năm học 2007

Tiết 1 Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (168).

I. Mục tiêu:

- HS ôn tập củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia PS .

- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia PS .

- HS có tính cẩn thận , KH.

II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ

III. Hoạt động dạy- học:

A. KTBC: (4') - 1 em chữa lại bài 4.

 - Nêu cách cộng, trừ phân số (cùng, khác MS) ?

B. Bài mới: (34')

 

doc 18 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 33 năm học 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
 Thứ hai, ngày 30 tháng 4 năm 2007.
 Nghỉ ngày lễ
_____________________________________________________________
 Thứ ba, ngày 1 tháng 5 năm 2007.
 Nghỉ ngày lễ
_____________________________________________________________
Sáng 
 Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2007.
Tiết 1 Toán 
ôn tập về các phép tính với phân số (168).
I. Mục tiêu:
- HS ôn tập củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia PS .
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia PS .
- HS có tính cẩn thận , KH.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: (4') - 1 em chữa lại bài 4.
 - Nêu cách cộng, trừ phân số (cùng, khác MS) ?
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn HS ôn tập: (13')
Bài 1 (168)
- Nhắc lại cách phép tính nhân, chia phân số .
- NX mối liên hệ giữa phép nhân và p/c PS
- GVchữa bài và kết luận chung.
Bài 2:
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết( thừa số, số chia, số bị chia )
- Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết
 Bài 3:
- Yêu cầu HS nhận xét phần a, b
- Gợi ý phần c, d: + Xem tích ở trên và ở dưới gạch ngang có thừa số nào giống nhau.
 + Chia nhẩm tích ở trên và ở dưới cho các thừa số giống nhau đó.
- GV chấm bài, NX.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì? 
- Nhắc lại cách tính chu vi, diện tích HV, HCN cách tìm CR khi biết DT và CD.
- GVNX, chốt kq
- HS đọc y/c
- 2 HS nhắc lại.
- Vài HS chữa bài , NX
- HS đọc y/c
- HS nêu
- HS tự làm, vài HS chữa bài
- HS đọc y/c
- HS nhận xét
- HS làm vở, HS lên bảng chữa bài.
- HS đọc y/c
- HS nêu 
- HS tự làm vào vở, HS chữa.
- NX
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- Nhắc lại ND ôn tập. NX giờ học.
- Nhắc HS hoàn chỉnh các BT. CB bài sau.
Tiết 2 Đạo đức
Thực hành làm vệ sinh trường học , lớp học. (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Hs biết làm vệ sinh trường học, lớp học
- Rèn kĩ năng thực hành VS trường , lớp học
- HS thêm yêu trường, lớp
II . Đồ dùng dạy- học: 
- Chuẩn bị theo nhóm: chổi, giẻ lau, thau
III. Hoạt động dạy - học:
A. KTBC: (4') – GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Dạy bài mới: (31')
1. Giới thiệu bài: (1') 
2.Hướng dẫn HS thực hành: (27')
- GV phân công nhiệm vụ cho các tổ:
+ Tổ 1:Quét nền nhà, nhặt lá khu để xe
+ Tổ 2:Quét màng nhện trong và ngoài lớp
+ Tổ 3:Lau bàn ghế, cánh cửa
+ Tổ 4:Vệ sinh xung quanh lớp học, nhặt lá ở sân trường khu vực trước cửa lớp.
- HS thực hành – GV bao quát, nhắc nhở HS an toàn trong lao động
 3. Củng cố, dặn dò: (3') 
- Cho HS sắp xếp dụng cụ, rửa tay chân 
- GV nhận xét buổi lao động.Tuyên dương những HS tích cực.
- Chuẩn bị bài sau.
 __________________________________
Tiết 3 Tập đọc
 vương quốc vắng nụ cười (tiếp).
I. Mục tiêu:
 - HS đọc trôi chảy lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui đầy bất ngờ, hào hứng,phân biệt lời nhà vua, cậu bé .
- Hiểu các TN mới và ý nghĩa toàn truyện: Sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta.
- GD HS thấy được sự cần thiết của tiếng cười.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: (4')
 - Đọc thuộc bài "Ngắm trăng, Không đề " (2 em)
 - TLCH cuối bài.
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1') 
2.HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài(30’)
a,Luyện đọc (10’)
- GV kết hợp HDHS giải nghĩa 1 số từ khó, sửa lỗi phát âm cho HS
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b, Tìm hiểu bài (10’)
- HDHS trả lời các câu hỏi của bài
? Nêu ND phần 2 của câu chuyện?
c, Luyện đọc diễn cảm(11’)
- GV cho HS luyện đọc 1 đoạn
- NX, bình chọn HS đọc hay nhất
3.Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhắc lại ND truyện
- NX tiết học. CB bài sau.
- HS đọc thầm, chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn: 2- 3 lượt
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc cả bài
- HS lần lượt TL các câu hỏi của bài
- HS nêu ND
- 3 HS nối tiếp đọc theo cách phân vai
- HS luyện đọc diễn cảm 
- Thi đọc diễn cảm
 __________________________________
Tiết 4: Chính tả ( nhớ - viết)
 Ngắm trăng, Không đề
I. Mục tiêu:
- HS viết đẹp, đúng 2 bài thơ. Làm đúng các BT chính tả , phân biệt và viết đúng các tiến có âm đầu dễ lẫn ch/ tr.
- HS nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 bài thơ "Ngắm trăng, Không đề" 
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ chép bài 2a, bài 3.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:(5').
- GV đọc cho 2 HS lên bảng viết các TN bắt đầu bằng s/x: vì sao, năm sau, xứ sở...
- Lớp viết nháp. NX.
B. Bài mới :(35')
1. Giới thiệu bài:(1')
2. Hướng dẫn chính tả:(7')
- Nội dung của 2 bài thơ? 
- Tìm những tiếng có âm đầu là ch, tr ?
- Nêu cách trình bày bài thơ ?
3. HS viết chính tả(nhớ- viết)( 14')
- GV bao quát chung, uốn nắn, nhắc nhở
4. Chấm- chữa bài: (5')
- GV chấm 1 số bài, NX, chữa lỗi phổ biến. 
5. Hướng dẫn HS làm bài tập (5')
Bài 2a. GV treo bảng phụ.Nhắc HS chỉ điền vào bảng những tiếng có nghĩa
Bài 3 : Nhắc HS chỉ điền vào bảng những từ láy
6. Củng cố, dặn dò:(3')
- Nhắc HS lưu ý tiếng có âm đầu tr, ch.
- NX giờ học. VN ôn bài, CB bài sau.
- 2 HS đọc 2 bài thơ "Ngắm trăng, Không đề" 
 - Lớp theo dõi.
- HS nêu.
- HS tìm và nêu.
- HS tập viết TN khó.
- HS nêu.
- HS tự nhớ lại và viết bài.
- HS tự soát lỗi, sửa.
- HS đọc thầm yêu cầu, làm vào VBT.
- 1 HS chữa bài. Lớp NX.
- 1 HS đọc lại toàn bảng.
- HS tự làm vào vở bài tập, 1số HS chữa
Chiều: ( nghỉ ) GV chuyên dạy
____________________________________________________________
 Thứ năm, ngày 3 tháng 5 năm 2007.
Sáng
Tiết 1 Toán
ôn tập về các phép tính với phân số(169).
I. Mục tiêu:
- HS ôn tập củng cố KN phối hợp 4 p/t với PS để tính giá trị b/t, và giải toán có lời văn .
- Rèn kĩ năng thực hiện 4 p/t với PS , tính giá trị b/t, giải toán có lời văn .
- HS say mê học toán, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: (4')
 - 1 HS chữa lại bài 4.
 - Nêu cách nhân, chia PS?
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn HS luyện tập: (30')
Bài 1: (169)
- Nêu 2 cách tính?
- Dựa vào t/c nào đã học?
- GV củng cố t/c 1 tổng(1 hiệu) nhân với 1 số.1 tổng(1 hiệu) chia cho 1 số.
Bài 2: (169)
- HDHS nên tính bằng cách đơn giản, thuận tiện nhất
- GV y/c HS giải thích cách làm.
Bài 3: (169) 
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì? 
- Củng cố về tìm p/s của 1 số, chia số TN cho PS.
- GV chấm 1 số bài, NX.
Bài 4: GV treo bảng phụ
- GV chốt kq
- HS nêu y/c.
- HS nêu.
- HS tự làm, vài HS chữa bài.
- Lớp NX.
- HS nêu y/c.
- HS trao đổi theo cặp tìm cách làm.
- HS làm vào vở, vài HS lần lượt chữa bài.
- HS đọc bài toán.
- HS nêu .
- HS tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng : chữa, lớp NX.
- HS đọc y/c
- HS làm bài. Lên điền trên bảng phụ
- NX, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: (3')
- Nhắc lại ND ôn tập?
- NX giờ học. VN hoàn chỉnh các BT.
Tiết 2 Khoa học
quan hệ thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- HS kể ra được mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. 
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. 
- HS ham tìm hiểu về thế giới tự nhiên, các hiện tượng xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
Hình trang 130,131 SGK
Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm
III. Các Hoạt động dạy – học 
 A. KTBC (5’):- Trong quá trình sống, ĐV cần lấy vào cơ thể và thải ra môi trường những gì?
B . Dạy bài mới (34’)
1. GT bài (1’)
2. Bài giảng (30’)
**HĐ1 : Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
+ MT:Xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất của thực vật.
+ CTH: 
B1
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 130 SGK:
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình?
+ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ?
 GV có thể gợi ý: Để thể hiện mối quan hệ về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên:
B2 : GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+Thức ăn của cây ngô là gì?
+Từ những “thức ăn” đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây.
- GVKL
* HĐ 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
+ MT:Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
+ CTH:
 B1: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật 
+ Thức ăn của châu chấu là gì? 
+ Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
 + Thức ăn của ếch là gì?
 + Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì? 
 B2: Làm việc theo nhóm 
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
- GV kết luận
3. Củng cố dặn dò (3’) 
- GV tóm tắt ND bài. 
- Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau 
- HS q/s H1 ( 130)
- HS nêu
- NX, bổ sung
- Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
- Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng( chỉ vào rễ của cây ngô )cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
- HS TL các câu hỏi
- Lá ngô
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu
- Châu chấu
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
- HS thảo luận cùng tham gia vẽ sơ đồ.
- Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện trình bày.
 ___________________________________ 
Tiết 3 Thể dục
 môn thể thao tự chọn: đá cầu
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn “Đá cầu”.
- Yêu cầu thực hiện đá cầu đúng động tác và nâng cao thành tích.
- HS có ý thức tự giác, nghiêm túc khi luyện tập.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Vệ sinh sân tập.
- Mỗi HS một quả cầu.
III. Nội dung và phương pháp.
A. Phần mở đầu: (8’)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động: GV điều khiển.
- Ôn bài TDPT chung: 8 động tác
- KTBC: Thực hành nhảy dây kiểu chụm 2 chân?
B. Phần cơ bản: (20’)
* Môn tự chọn: Đá cầu.
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- GV kiểm tra, uốn nắn.
- Thi tâng cầu bằng đùi.
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.
C. Phần kết thúc: (7’).
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn dò: Ôn đá cầu; chuẩn bị giờ sau.
- HS tập hợp, điểm số, lớp trưởng báo cáo.
- HS xoay khớp cổ chân, đầu gối, vai, cổ tay.
- Cả lớp tập 1 lần.
- 4 em - lớp nhận xét.
- HS chia tổ luyện tập, tổ trưởng điều khiển - chọn người vô địch tổ.
- Thi giữa các tổ - chọn người vô địch lớp.
- HS ôn theo đội hình hai hàng ngang quay mặt vào nhau.
- HS tập hợp.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
 ________________________________
Tiết 4 Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: lạc quan yêu đời
I. Mục đích yêu cầu 
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Lạc quan- Yêu đời
- Biết thêm 1 số tục ngữ kh ...  bài, NX.
Bài 5
- GV chấm bài, NX
3 Củng cố, dặn dò: (3')
- GV tóm tắt ND bài.
- NX giờ học. Dặn HS ôn bài.
- Vài HS nêu
- HS nêu y/c.
- HS làm bài cá nhân
- 2HS chữa bài. NX
- HS nêu y/c
-HS tự làm bài, vài HS chữa.
- NX bài
- HS nêu y/c.
- HS nêu
- 1 HS chữa, lớp NX.
- HS đọc đầu bài
- HS nêu: đổi 1 kg 700g = 1700 g.
- HS làm vào vở.1HS chữa bài
- HS đọc đầu bài.
- HS làm bài, chữa bài.
Tiết 2 Khoa học
chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
I.Mục tiêu
-Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Vẽ và trình bày mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- HS ham tìm hiểu về thế giới tự nhiên
II.Đồ dùng dạy – học
Hình trang 132, 133 SGK
Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học
A. KTBC (4’):- Đọc lại phần ghi nhớ
 B. Dạy bài mới (34’):
1. Giới thiệu bài(1’) :
2.Bài giảng(30’) 
a. Hoạt động 1( 17’): Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình 1 trang 132 SGK :
+ Thức ăn của bò là gì?
 + Giữa bò và cỏ có quan hệ gì? 
+ Phân bò được phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ? 
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? 
Bước 2: Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
Bước 3: các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
Kết luận : Phân bò cỏ bò
3.Hoạt động 2 (13’): Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn
* Mục tiêu: 
-Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
-Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK.
+ Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+ Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV giảng: Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 SGK: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác.
- GV hỏi cả lớp:
+ Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn?
+ Chuỗi thức ăn là gì?
- GV kết luận : 
4. Củng cố dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau 
- HS q/s H1
- Cỏ
- Cỏ là thức ăn của bò
- Chất khoáng
- Phân bò là thức ăn của cỏ
-HS làm việc theo nhóm bàn, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm
- Các nhóm trình bày
- HS q/s sơ đồ H2
- HS thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn theo gợi ý trên.
-Một số HS lên trả lời những câu hỏi đã gợi ý trên.
- HS nêu
- là mqh thức ăn trong TN
Tiết 3: Luyện từ và câu
 thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích( TL cho câu hỏi để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?
- Nhận biết trạng ngữ chỉ mục đích trong câu; thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
- HS có ý thức dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng lớp viết đoạn văn phần nhận xét.
Các câu ở BT1 phần luyện tập viết riêng vào từng băng giấy.
II. Hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2,4( tiết trước).
- Nhận xét - cho điểm
B. Bài mới: (34')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn HS hình thành KT: (12')
a. Nhận xét:
Bài 1, 2, 
- Gọi HS đọc y/c trước lớp
- TN in nghiêng TLCH gì? nhằm bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- GV nhận xét - kết luận lời giải đúng.
b. Ghi nhớ: (SGK): GV giải thích lại phần ghi nhớ
3. Luyện tập: (18')
Bài 1: GV treo bảng phụ
- GV chốt ý đúng và ghi bảng
Bài 2: 
GV NX, đánh giá.
Bài 3
 GV gợi ý : Các em hãy đọc kĩ đoạn văn , đặc biệt là câu mở đoạn , thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho phù hợp với câu in nghiêng 
- GV đánh giá , chốt lại lời giải đúng 
- HS đọc ND bài 1, 2
- Lớp đọc thầm truyện “ Con cáo và chùm nho”
- HS thực hiện y/c.
- HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
- 3 HS nhắc lại ghi nhớ- Lấy VD
- HS đọc ND BT1.
- HS trao đổi , làm vào vở BT.
- HS nêu các TN chỉ mục đích trong câu
- HS nêu y/c.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 câu văn của mình.
- HS khác NX.
- HS q/s tranh, đọc thầm đoạn văn
- HS làm vào VBT, HS chữa bài .
- Lớp NX.
- HS đọc lại 2 đoạn.
4. Củng cố, dặn dò (3’): 
- GV tóm tắt ND bài. - HS đọc lại ghi nhớ.
- NX giờ học, VN học bài và chuẩn bị bài sau.
 ___________________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
 ___________________________________________
Chiều:
Tiết 1: Toán
 ôn tập về đại lượng (tiếp).
I. Mục tiêu:
- Củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữa các đơn vị đó.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi đ/ v đo diện tích và giải toán có lời văn.
- HS có tính cẩn thận, KH.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: (5')- 2 HS làm lại bài 2( tiết trước)
 – Đọc lại bảng đơn vị đo k/l đã học?
B. Bài mới: (35')
1. Giới thiệu bài: (1')
2. Hướng dẫn HS ôn tập: (31')
a.Củng cố các đv đo thời gian đã học(5’)
? Nêu tên các đv đo thời gian đã học
?Nêu mqh giữa các đv đo thời gian
b.Luyện tập (26’)
Bài 1: (171)
- Bài 1 đổi các đ/v đo t/g ntn?
- GV NX, chốt kq đúng.
Bài 2: (171)
- GVHD h/s yếu chuyển đổi đ/v đo ở các dạng bài : từ lớn ra đ/v bé và ngược lại; từ danh số phức sang danh số đơn
- GV chốt kq đúng
Bài 3: (171)
- Nêu cách làm?
- GV chấm bài, NX.
Bài 4: GV treo bảng phụ
- HD h/s phân biệt thời điểm và cách tính khoảng t/g của các hoạt động được hỏi đến trong bài
Bài 5
- Nêu cách làm?
- GV chốt kq
3 Củng cố, dặn dò: (3')
- GV tóm tắt ND bài.
- NX giờ học. Dặn HS ôn bài.
- 2 HS nêu
- HS nêu y/c.
từ lớn đến bé
- 2HS chữa bài
- NX
- HS nêu y/c
-HS tự làm bài, vài HS chữa bài.
- NX
- HS nêu y/c
- 2 HS chữa, lớp NX.
- HS đọc y/c
- HS làm vào vở.
- HS chữa bài. NX
- HS đọc đầu bài.
- HS nêu :đổi tất cả số đo t/g đã cho thành phút, sau đó so sánh để chọn số chỉ thời gian dài nhất.
Tiết 2: Tập làm văn
 điền vào giấy tờ in sẵn
I.Mục tiêu:
- HS hiểu được được các yêu cầu , nội dung trong thư chuyển tiền 
- Biết điền đúng nội dung cần thiết vào thư chuyển tiền .
- GD HS tính khoa học và biết ứng dụng kiến thức học vào thực tế .
II. Đồ dùng dạy học 
 Mẫu thư chuyển tiền phô tô cho từng học sinh 
III.Các hoạt động dạy học 
A.KTBC(4’): Nêu ghi nhớ khi làm bài văn miêu tả con vật? 
B. Dạy bài mới(34’) 
1. Giới thiệu bài (1’) 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập (30’).
Bài 1: 
- Gv treo tờ Thư chuyển tiền đã phô tô theo khổ giấy to và hướng dẫn HS cách điền :
+ Hoàn cảnh viết thư chuyển tiền là em và mẹ em ra bưu điện chuyển tiền về quê biếu bà . Như vậy người gửi là ai?Người nhận là ai?
+Các chữ viết tắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước cột phải phía trên thư chuyển tiền là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện .các em lưu ý không ghi mục đó .GV giải thích: nhật ấn, căn cước, người làm chứng
+Mặt trước thư các em phải ghi đầy đủ những nội dung như ngày, thánghọ tên...
- GV nhận xét , bổ sung ,đánh giá .
Bài 2: 
 - GV hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền 
Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền .Nếu khi nhận được tiền các em cần điền đủ vào mặt sau các nội dung sau:
+Số chứng minh thư của mình .
+ Ghi rõ họ tên , địa chỉ hiện tại của mình .
 +Kiểm tra lại số tiền .
 +Kí đã nhận được đủ số tiền gửi đến vào ngày tháng năm nào ? tại địa chỉ nào .
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
-Người gửi là em và mẹ em.Người nhận là bà em
-1 HS khá đọc mẫu thư chuyển tiền cho cả lớp nghe
- HS tự làm VBT.
- HS đọc thư của mình
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
-1 HS trong vai người nhận tiền là bà nói trước lớp: Bà sẽ viết gì khi nhận được tiền kèm 
- HS viết vào mẫu thư chuyển tiền
- 1số HS đọc thư của mình
- NX
4.Củng cố dặn dò(3’)
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới .
Tiết 3 Thể dục
 môn thể thao tự chọn: đá cầu
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS ôn một số nội dung của môn tự chọn “Đá cầu”.
- HS thực hiện động tác đá cầu đúng động tác và nâng cao thành tích.
 - HS có ý thức tự giác, nghiêm túc khi luyện tập.
II. Địa điểm và phương tiện: - VS sân tập.
 - Cầu.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu: (7')
- GV nhận lớp, ổn định tổ chức, phổ biến ND yêu cầu giờ học.
- Khởi động: GV HD.
- KT: Nhảy dây kiểu chụm 2 chân?
2. Phần cơ bản: (23')
 * Môn tự chọn: Đá cầu.
- GV chia tổ luyện tập.
- GV bao quát lớp, trực tiếp chỉ dẫn sửa sai cho HS.
+ Thi tâng cầu bằng đùi: GV tổ chức thi, đếm số lần tâng cầu trong thời gian quy định.
- GV tuyên dương HS tâng được nhiều, đúng KT.
3. Phần kết thúc: (5')
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- NX giờ học. VN luyện tập đá cầu vào mỗi buổi sáng
- HS tập hợp, điểm số, chào, báo cáo.
- HS xoay khớp vai, gối, cổ chân, hông.
- 3 em tập. Lớp NX.
- HS luyện tập theo tổ ở khu vực đã phân công.
- Từng đôi HS thi tâng cầu: đổi lượt người đếm - người tâng cầu.
- HS tập hợp, thả lỏng cơ bắp, hít thở sâu.
 ___________________________________________
Tiết 4: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Tìm hiểu về thời niên thiếu của bác hồ
I. Mục tiêu:
- Cung cấp cho HS những thông tin về thời niên thiếu của Bác Hồ.
- HS có hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ
- Giáo dục HS học tập tấm gương đạo đức của Bác.
 II. Đồ dùng dạy - học: 1 số tranh, ảnh về thời niên thiếu của Bác Hồ.
III. Các hoạt đông dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 4’) 
B. Dạy bài mới: (30’)
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Bài giảng: (26’)
* Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
GV nêu câu hỏi: 
- Em hãy nêu vài nét về tiểu sử của Bác Hồ?(Ngày, tháng, năm sinh của Bác, quê Bác, cụ thân sinh ra Bác,tên hồi nhỏ của Bác)
- Kể những mẩu chuyện mà em biết về thời niên thiếu của Bác
+ GV yc HS trưng bày 1 số tranh ảnh về thời niên thiếu của Bác Hồ.
- GV đưa thêm 1 số tư liệu khác
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV t/t ND bài.
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Sưu tầm những mẩu chuyện về thời niên thiếu của Bác Hồ.
- HS dựa vào vốn hiểu biết, thảo luận theo nhóm bàn TLCH.
- Đại diện vài nhóm HS nêu.
- HS kể
- HS trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm 
- Cả lớp cùng q/s, tìm hiểu
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 33.doc