Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần học 19

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần học 19

Tập đọc (tiết 37)

BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU :

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cầu Khây , tinh thông , yêu tinh . Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây .

- Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khỏe , nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé .

 - Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc SGK .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 40 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần học 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Tập đọc (tiết 37)
BỐN ANH TÀI
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cầu Khây , tinh thông , yêu tinh . Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khỏe , tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây .
- Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng , sức khỏe , nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 1 .
	- Nhận xét việc kiểm tra đọc HKI .
 3. Bài mới : (27’) Bốn anh tài .
 a) Giới thiệu bài :
	- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách TV II : Đây là những chủ điểm phản ánh những phương diện khác nhau của con người .
	+ Người ta là hoa đất : giúp HS hiểu biết về năng lực , tài trí của con người .
	+ Vẻ đẹp muôn màu : biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên , đất nước , biết sống đẹp .
	+ Những người quả cảm : có tinh thần dũng cảm .
	+ Khám phá thế giới : ham thích du lịch , thám hiểm .
	+ Tình yêu cuộc sống : lạc quan , yêu đời .
	- Giới thiệu tranh minh họa chủ điểm Người ta là hoa đất : Những người bạn nhỏ tượng trưng hoa của đất đang nhảy múa , hát ca .
	- Giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài : Ca ngợi 4 thiếu niên có sức khỏe và tài ba hơn người đã biết kết hợp nhau lại làm việc nghĩa .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Có thể chia bài thành 5 đoạn : ( Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn )
- Kết hợp giới thiệu :
+ Tranh minh họa để HS nhận ra từng nhân vật .
+ Ghi bảng các tên riêng .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
- Sức khỏe và tài năng của Cầu Khây có gì đặc biệt ?
- Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
- Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
- Tìm chủ đề truyện .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc 6 dòng đầu .
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi , 10 tuổi sức đã bằng trai 18 . 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ , có lòng thương dân , có chí lớn , quyết trừ diệt cái ác .
- Yêu tinh xuất hiện , bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang , nhiều nơi không còn ai sống sót .
- Đọc đoạn còn lại .
- Cùng 3 người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng .
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước , Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng .
- Đọc lướt toàn truyện .
- Truyện ca ngợi sức khỏe , tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa , cứu dân lành của 4 anh em Cầu Khây .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Ngày xưa  yêu tinh . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 5 em tiếp nối nhau đọc bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ý chính của truyện .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Chính tả (tiết 19)
KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Kim tự tháp Ai Cập .
- Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập . Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm , vần dễ lẫn : s/x , iêc/iêt .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Ba tờ phiếu viết nội dung BT2,3 .
	- Vở bài tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tiết 2 .
	- Nhận xét việc kiểm tra viết chính tả HKI .
 3. Bài mới : (27’) Kim tự tháp Ai Cập .
 a) Giới thiệu bài :
	- Nêu gương một số em viết chữ đẹp , có tư thế ngồi viết đúng ở HKI ; khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở HKII .
	- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả 
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Đọc mẫu bài viết .
- Hỏi : Đoạn văn nói điều gì ?
- Nhắc HS : Ghi tên bài vào giữa dòng ; khi chấm xuống dòng , chữ cái đầu nhớ viết hoa , viết lùi vào 1 ô li ; chú ý ngồi viết đúng tư thế .
- Đọc từng câu cho HS viết .
- Đọc lại toàn bài .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Theo dõi .
- Đọc thầm lại đoạn văn , chú ý những chữ cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai và cách trình bày .
- Ca ngợi Kim tự tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại .
- Viết bài vào vở .
- Soát lại bài .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK , tự sửa những chữ viết sai ở lề trang vở .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : 
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán lên bảng 3 , 4 tờ phiếu đã viết nội dung bài ; phát bút dạ ; mời 3 , 4 em lên bảng thi làm bài tiếp sức .
- Bài 3 : ( lựa chọn ) 
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán 3 băng giấy đã viết sẵn nội dung BT ; mời 3 em lên bảng thi làm bài .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc thầm đoạn văn , làm bài vào vở .
- Đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
- Làm bài vào vở .
- Từng em đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Luyện từ và câu (tiết 37)
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
	- Biết xác định bộ phận CN trong câu , biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một số tờ phiếu viết đoạn văn ở phần Nhận xét , đoạn văn ở BT1 phần Luyện tập .
	- Vở bài tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Tiết 3 .
	- Nhận xét việc kiểm tra LTVC HKI .
 3. Bài mới : (27’) Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
 a) Giới thiệu bài : 
	Trong các tiết LTVC ở HKI , các em đã tìm hiểu bộ phận vị ngữ trong kiểu câu kể Ai làm gì ? Tiết học hôm nay giúp các em hiểu về bộ phận chủ ngữ trong kiểu câu này .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong kiểu câu kể Ai làm gì ? 
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Dán 2 , 3 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn , mời HS lên bảng làm bài .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung BT .
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn , trao đổi theo cặp , trả lời lần lượt 3 câu hỏi vào vở nháp .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp .
- 3 , 4 em đọc ghi nhớ SGK .
- 1 em phân tích 1 ví dụ minh họa nội dung ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
Hoạt động lớp, nhóm đôi .
- Thực hiện các hoạt động tương tự bài tập đã thực hiện trong phần Nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT .
- Mỗi em tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm CN .
- Từng cặp đổi bài , chữa lỗi cho nhau .
- Tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt 
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT .
- 1 em giỏi làm mẫu : nói 2 , 3 câu về hoạt động của mỗi người và vật được miêu tả trong tranh .
- Cả lớp suy nghĩ , làm bài cá nhân .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn BT3 vào vở .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . th ... ham gia được nhiều hoạt động lí thú : nghỉ mát , tắm biển , tham quan các danh lam thắng cảnh , lễ hội , vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , SGK và vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo gợi ý sau : Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
v Rút kinh nghiệm:
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Đạo đức (tiết 19)
KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động .
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
- Yêu lao động , phê phán thói chây lười .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- SGK .
	- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thực hành kĩ năng cuối kì I .
	- Nhận xét phần thực hành tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Kính trọng , biết ơn người lao động .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Thảo luận lớp .
MT : Giúp HS nắm nội dung truyện kể SGK .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Kể chuyện Buổi học đầu tiên cho HS nghe .
- Kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động , dù là những người lao động bình thường nhất .
Hoạt động lớp .
- Thảo luận 2 câu hỏi SGK .
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi .
MT : Giúp HS phân biệt được người lao động chân chính và không chân chính trong xã hội .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Nêu yêu cầu BT1 .
- Kết luận : 
+ Nông dân , bác sĩ , người giúp việc , lái xe ôm , giám đốc công ti , nhà khoa học , người đạp xích lô , giáo viên , kĩ sư tin học , nhà văn , nhà thơ đều là những người lao động .
+ Những người ăn xin , những kẻ buôn bán ma túy , buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích , thậm chí còn có hại cho xã hội .
Hoạt động nhóm đôi .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm .
MT : Giúp HS nắm được những lợi ích do người lao động mang lại .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh của BT2 .
- Ghi lại ở bảng theo 3 cột : STT – Người lao động – Lợi ích mang lại chpo xã hội .
- Kết luận : Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân , gia đình và xã hội .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm làm việc .
- Đại diện từng nhóm trình bày .
Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân .
MT : Giúp HS phân biệt được những việc làm thể hiện sự kính trọng , biết ơn người lao động với việc làm thiếu kính trọng người lao động .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Nêu yêu cầu BT3 .
- Kết luận : 
+ Các việc làm a , c , d , đ , e , g là thể hiện sự kính trọng , biết ơn người lao động .
+ Các việc làm b , h là thiếu kính trọng người lao động .
Hoạt động cá nhân .
- Làm bài tập .
- Trình bày ý kiến .
- Cả lớp trao đổi , bổ sung .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu lao động , phê phán thói chây lười .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị BT5,6 SGK .
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Kĩ thuật (tiết 37)
GIEO HẠT GIỐNG RAU , HOA
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa .
	- Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất .
	- Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vật liệu và dụng cụ :
	+ Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu .
	+ Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt .
	+ Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống .
	+ Đất đã lên luống .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Gieo hạt giống rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt .
MT : Giúp HS nắm quy trình kĩ thuật gieo hạt .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước trong quy trình kĩ thuật gieo hạt và gợi ý để các em giải thích tại sao phải chọn hạt giống , làm nhỏ đất khi chuẩn bị gieo hạt 
- Nhận xét câu trả lời và giải thích :
+ Chọn hạt giống để có được hạt giống tốt đen gieo , đảm bảo số hạt nảy mầm nhiều và mầm cây khỏe ; đồng thời loại bỏ những hạt bị sâu bệnh , mối mọt , lép .
+ Làm nhỏ đất và san phẳng mặt luống để giúp hạt nảy mầm dễ dàng , không bị đọng nước . Nếu gieo hạt theo rạch thì dùng cuốc đánh thành những rạch ngang trên luống cách đều nhau . Tùy theo kích thước hạt đem gieo to hay nhỏ và khoảng cách thích hợp cho cây phát triển mà đánh rạch nông hay sâu , khoảng cách giữa các rạch rộng hay hẹp .
- Treo tranh , hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt .
- Nhận xét và giải thích thêm : 
+ Gieo đều hạt trên luống , trên rạch để đảm bảo khoảng cách cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây con . Nếu gieo hạt theo hốc thì mỗi hốc gieo 2 , 3 hạt để đề phòng có hạt không nảy mầm được . Khi hạt phát triển thành cây con sẽ chọn và giữ lại cây khỏe , loại bỏ cây yếu .
+ Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt không bị khô và đảm bảo có đủ nhiệt độ , độ ẩm cho hạt nảy mầm . Lớp đất phủ phải là đất nhỏ . Phải dùng rổ hoặc sàng mắt nhỏ để sàng đất phủ lên hạt .
+ Gieo hạt xong phải thường xuyên tưới nước để đất luôn luôn được ẩm . Có như vậy hạt mới nảy mầm được . Chú ý không được tưới quá nhiều nước hoặc tưới thành vũng trên luống sẽ làm hạt giống bị thối . Có thể phủ rơm , rạ lên trên mặt luống sau khi gieo hạt để giữ cho đất không bị khô .
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung bài học SGK .
- Trả lời .
- Nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm bài trước .
- Trả lời các câu hỏi SGK .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
MT : Giúp HS nắm kĩ thuật gieo hạt .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật theo nội dung SGK . 
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt .
- Vài em thực hiện lại các thao tác GV vừa hướng dẫn . Lớp quan sát , nhận xét 
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
Thứ . . . . . . . . . . ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . . . . . 
Kĩ thuật (tiết 38)
GIEO HẠT GIỐNG RAU , HOA (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa .
	- Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất .
	- Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vật liệu và dụng cụ :
	+ Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu .
	+ Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt .
	+ Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống .
	+ Đất đã lên luống .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Gieo hạt giống rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : HS thực hành gieo hạt giống rau , hoa .
MT : Giúp HS làm được việc gieo hạt giống rau , hoa .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ thực hành của HS .
- Nêu thời gian và nhiệm vụ : Gieo hạt trên luống đất hoặc trong bầu đất theo quy trình .
- Chia nhóm , phân nơi làm việc .
- Lưu ý :
+ Thực hành đúng vị trí được phân công .
+ Thực hiện đúng các thao tác trong quy trình kĩ thuật .
+ Chú ý đảm bảo an toàn khi lao động .
Hoạt động nhóm .
- Vài em nhắc lại các bước gieo hạt .
- Các nhóm phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm .
- Thực hành gieo hạt .
- Dán tên mình ngoài bầu đất đã gieo hạt và xếp vao nơi quy định .
- Vệ sinh dụng cụ , chân tay sau khi thực hành xong .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý cho HS tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau :
+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu , dụng cụ lao động .
+ Gieo hạt cách đều , phủ đất và tưới nước đúng cách .
+ Hoàn thành đúng thời gian .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS .
	- Dặn HS đọc trước bài mới ; chuẩn bị công cụ , vật liệu cho bài sau .
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc