Thiết kế bài dạy môn học khối 4 - Tuần 7

Thiết kế bài dạy môn học khối 4 - Tuần 7

Tập đọc (T22) CÓ CHÍ THÌ NÊN

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

• Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : đã quyết, đã đan, tròn vành, thì vững, sóng cả, rã

• Đọc trôi chảy rõ ràng, rành mạch từng câu tục ngữ

• Đọc các câu tục ngữ thể hiện giọng khuyên chí tình

2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó : nên, hành, lận, keo, rã, cả

- Hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ : khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản chí khi gặp khó khăn

3. Học thuộc lòng câu tục ngữ

 

doc 6 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 7 :	( TIẾT 13 VÀ TIẾT 14)
	KĨ THUẬT:	KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG .
	 TIẾT 13	
 Giáo viên 
 Học sinh 
Hoạt động 3 : Hs thực hành khâu viền đường gấp mép vải :
-Gv gọi một hs nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
-Nhận xét , củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước :
 +Bước 1 : Gấp mép vải .
 +Bước 2 : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
-Gv kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của hs và nêu y/c ,thời gian hoàn thành sản phẩm .
-Y/c hs thực hành cá nhân trong nhóm 6 , gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
-Gv quan sát , uốn nắn thao tác chưa đúng của hs hoặc chỉ dẫn thêm cho những hs còn lúng túng .
-3 hs lên kiểm tra bài cũ.
-Lớp lắng nghe.
- Hs để tất cả vật liệu và dụng cụ lên bàn cô kiểm tra.
- Hs thực hành khâu 
	TIẾT 14
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
-Gv tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành theo nhóm 6 .
-Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm .
+Gấp được mép vải . Đường gấp mép vải tương đối thẳng , phẳng , đúng kĩ thuật.
+Khâu viền được đường gấp mếp vải bằng mũi khâu đột.
+Mũi khâu tương đối đều ,thẳng ,không bị dúm.
+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian 
qui định.
-Y/c hs dựa vào các tiêu chí trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành .
-GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của hs .
IV- nhận xét và dặn dò :
-GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của hs .
-Gv hướng dẫn hs đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu ,dụng cụ theo sgk để học bài “Cắt ,khâu túi rút dây”
-Nhóm trình bày sản phẩm.
-Hs lắng nghe các tiêu chí đánh giá và nhận xét 
- Hs tự đánh giá sản phẩm của từng nhóm 
	ĐẠO ĐỨC :	TIẾT KIỆM TIỀN CỦA . ( TIẾT 7 )
	I-MỤC TIÊU:
	1- Kiến thức : Giúp hs hiểu được:
	-Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất vả của con người 	mới có được.
	-Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người . Phải biết tiết kiệm để 	đất nước giàu mạnh . Nếu không chính là sự lãng phí sức lao động .
	-Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc , đúng chỗ , sử dụng đúng mục đích tiền của , không 	lãng phí ,tiền của 
	2-Thái độ;
	-Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra .
	3- Hành vi:
	-Biết thực hành tiét kiệm tiền của .
	 Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện , phê phán những hành 	động lãng phí , không tiét kiệm.
	II-Đồ dùng dạy học :
	-Bảng phụ ghi các thông tin.
	-Bìa xanh , đỏ ,vàng cho các đội 
	-Phiếu học tập.
`	III-Hoạt động dạy và học :	
Tg
 Giáo viên 
 Học sinh 
1- Bài cũ : Bày tỏ ý kiến.
-3 hs đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
2- Bài mới :
-Giới thiệu –Ghi đề bài học lên bảng.
-Y/c Hs mở sgk.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin.
-Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi .
-Y/c hs đọc các thông tin sau:
+Ở V N hiện nay , nhiều cơ quan có biển thông báo : Ra khỏi phòng , nhớ tắt điện .
+Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết không để thừa thức ăn .
+Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày .
-Xem tranh vẽ trong sgk.
+Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi và cho biết : Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó ?
-Gv tổ chức cho hs làm việc cả lớp.
-Y/c hs trả lời .
+Hỏi: Theo em có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật , Đức phải tiết kiệm không ?
+Hỏi: Họ tiết kiệm để làm gì ?
 Tiền của do đâu mà có ?
*Tiểu kết : Chúng ta luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh . Tiền của do sức lao động con người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động .
 Nhân dân ta đã đúc kết thành câu ca dao :
 “Ở đây một hạt cơm rơi.
 Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”
*Hoạt động 2: Thế nào là biết tiết kiệm tiền của .
-Gv tổ chức hs làm việc theo nhóm 6 các ý kiến sau:
1-Keo kiệt bủn xỉn là tiết kiệm.
1- Tiết kiệm là phải ăn tiêu dè sẵn.
3- Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm .
4- Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
5-Tiết kiệm tiền của vừa đủ , hợp lí , hiệu quả cũng là tiết kiệm.
6-Tiết kiệm tiền của vừa ích nước ,lợi nhà.
7-Ăn uống thừa thải là chưa tiết kiệm.
8-Tiết kiệm là quốc sách.
9-Chỉ những nhà nghèo mới tiết kiệm .
10-Cất giữ tiền của không chi tiêu là tiết kiệm.
-Gv y/c hs nhận xét kết quả của 2 đội đã hoàn thành.
+Hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của?
*Hoạt động 3: Em có biết tiết kiệm?
-Gv tổ chức cho hs làm việc cá nhân.
+Y/c mỗi hs viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết kiệm tiền của .
+ Y/c hs trình bày ý kiến ,Gv lần lượt ghi lên bảng.
+Kết thúc gv có một bảng các ý kiến chia làm 2 cột.
 Tiết kiệm 
 Không tiết kiệm
 +Y/c hs nhìn vào bảng trên tổng kết lại
-Trong ăn uống cần phải tiết kiệm như thế nào?
-Trong mua sắm cần phải tiết kiệm như thế nào?
-Có nhiều tiền thì phải chi tiêu như thế nào cho tiết kiệm?
-Sử dụng tiền bạc như thế nào là tiết kiệm ?
-Sử dụng điện nước như thế nào là tiết kiệm?
Vậy : Những việc làm mà tiết kiệm là nên làm , còn những việc gây lãng phí ,không tiết kiệm chúng ta không nên làm.
.
-Hs thảo luận theo nhóm đôi .
-Lần lượt đọc cho nhau nghe các thông tin và xem tranh , cùng bàn bạc trả lời câu hỏi.
+Khi đọc thông tin em thấy người Nhật , người Đức rất tiết kiệm , còn người VN chúng ta đang thực hiện thực hành tiết kiệm ,chống lãng phí .
- hs trả lời câu hỏi.
-Không phải do nghèo.
-Tiết kiệm là thói quen của họ .Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để làm giàu .+Tiền là do sức lao động của con người làm ra mới có .
-Hs lắng nghe và nhắc lại .
-Hs thảo luận nhóm , nếu tán thành thì gắn bông hoa đỏ ,không tán thành thì gắn bông hoa xanh, nếu phân vân thì gắn bông hoa vàng.
Câu
 Đội 1
 Đội 2
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
-Hs nhận xét và bổ sung ý kiến cho đúng kết quả.
+Câu 3, 4 , 5 , 6 , 7 , 8: tán thành.
+Câu 1, 2, ,9 , 10 không tán thành.
-Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí ,có ích ,không sử dụng thừa thải.
Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn ,dè sẻn.
--hs làm việc cá nhân ,viết ra giấy các ý kiến .
- Mỗi hs lần lượt nêu 1 ý kiến ( không trùng lặp )
-Hs trả lời.
+ăn uống vừa đủ ,không thừa thải .
+Chi mua thứ cần dùng.
+Chỉ giữ đủ dùng , phần còn lại thì cất đi hoặc gửi tiết kiệm 
+Giữ gìn đồ đạc , đồ dùng cũ cho hỏnh mới thay đồ mới.
+Lấy nước đủ dùng , khi không cần điện , nước thì tắt.
	Hướng dẫn thực hành
	-Gv y/c hs về nhà hoàn thành phiếu quan sát.
	PHIẾU QUAN SÁT
	Họ và tên:.
	Lớp 4/
	Hãy quan sát trong gia đình em vaf liệt kê lại các việc làm tiết kiệm và chưa tiết kiệm vào bảng sau:
STT
 Việc đã tiết kiệm
 Việc chưa tiết kiệm
 1
 2
 3 
 4
 5
 6
 7 
 8
 9
 10
.
..
.
.
.
.
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTie kiemtiencua 7l.doc