Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 11

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 11

Ông Trạng thả diều

I) MỤC TIÊU

1. Đọc : Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: làm lấy diều, trong làng, trang sách, là, lưng trâu

* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền

2. Nội dung :Hiểu các từ ngữ trong bài: Trạng, kinh ngạc

*Thấy được: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

 

doc 45 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11.
Ngày soạn: 07/11/08	 Ngày giảng: Thứ hai ngày 10/11/08
Tiết 1. Tập đọc.
Ông Trạng thả diều
I) Mục tiêu
1. Đọc : Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: làm lấy diều, trong làng, trang sách, là, lưng trâu
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền
2. Nội dung :Hiểu các từ ngữ trong bài: Trạng, kinh ngạc
*Thấy được: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
TCTV: Từ: Chịu khó.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, HS : Sách 
 III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A, KTBC 
- Không kiểm tra 
B,Bài mới 
1GTB (1’)
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc:
2 Luyện đọc (12’)
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
 - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV độc mẫu
3Tìm hiểu bài (12’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1+ 2 + trả lời câu hỏi: 
 + Nguyễn Hiền sống ở đời Vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu ra sao?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
+ Kinh ngạc : ngạc nhiên bất ngờ
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
TCTV. Chịu khó: chăm chỉ làm lụng, học hỏi  
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là “ Ông trạng thả diều”?
+ Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Câu thành ngữ nào nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
+ Câu chuyên khuyên ta điều gì?
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
3Luyện đọc diễn cảm (10’)
*GV đọc mẫu toàn bài 
- Nêu cách đọc và luyện đọc bài 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- YC 1 hs đọc lại toàn bài 
- GV nhận xét chung.
C,Củng cố dặn dò (3’)
+ Nhận xét giờ học.
+ Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
+ Dặn HS về đọc bài 
-HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nguyễn Hiền sống ở đời Vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
- Cậu rất ham thích chơi thả diều. 
- Nguyễn Hiền đọc đến đâu là hiểu ngay đến đó và có chí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhà nghèo Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đòi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn để học. Lưng trâu là vở, ngón tay là bút viết bài vào lá chuối khô nhờ bạn đem đến cho thầy chầm hộ
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Vì cậu đỗ Trạng nguyên năm cậu mới có 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
+ HS đọc và trả lời: 
+ Trẻ tuổi tài cao: Nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên lúc 13 tuổi, ông còn rất nhỏ mà đã có tài.
+ Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí quyết tâm thì mới sẽ làm được những điều mà mình mong muốn.
Câu chuyên ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung chính của bài.
- HS nắng nghe 
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Truyện giúp em hiểu được rằng muốn làm được điều gì cũng phải chăm chỉ
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, hiểu nội dung của bài.
	- Nhược điểm: Một số em chưa chú ý nghe giảng.
===============================
Tiết 2. Toán.
Đ 50: Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ kẻ sẵn một số nội dung b) so sánh giá trị hai biểu thức.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A,KTBC (4’)
- Yêu cầu học sinh nêu miệng bài 3.
- Nhận xét cho điểm.
B,Bài mới 
1GTB (1’)
2,ND (10’)
-Gv nêu và ghi bảng .
a,VD. So sánh giá trị của các cặp phép tính nhân có thừa số giống nhau.
- Giáo viên viết bảng: 5 x 7 và 7 x 5
- Yêu cầu so sánh hai biểu thức này.
- Làm tương tự đối với phép nhân khác 
Vậy: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì bằng nhau.
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: 
- Treo bảng số.
- Yêu cầu tính giá trị của biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng 
- Sau đó: so sánh giá trị biểu thức a x b với giá trị biểu thức b x a khi a = 4 và b= 8 ? 
- Hỏi tương tự đối với các giá trị còn lại.
HSG: Nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức ?
- Ta có thể viết a x b =b x a 
? Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
- Ghi tính chất và công thức.
3,Luyện tập 
Bài 1(3’)
- Gọi hs đọc y/c
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Viết lên bảng 4 x 6 = 6 x 
? Vì sao lại điền số 4 vào chỗ chấm ?
- Yêu cầu làm tiếp các phần còn lại sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 2(6’)
- Gọi hs đọc y/c 
- Yêu cầu tự làm bài.chữa bài 
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3(8’)
- Gọi hs đọc y/c
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
HSG: Làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = (2100+45) x 4 ? 
- Yêu cầu học sinh làm tiếp bài.
- Yêu cầu giải thích vì sao bằng nhau.
Bài 4(5’)
- Gọi hs đọc y/c 
- Yêu cầu suy nghĩ, tìm số để điền vào chỗ chấm.
- Gợi ý học sinh thay.
- Yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số 1 và thừa số 0.
C,Củng cố dặn dò (3’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán.
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 học sinh 
- HS ghi 
- Quan sát 
- HS so sánh 
5 x 7 =35 ; 7 x 5 =35 
Vậy: 5 x 7 =7 x 5.
- Đọc bảng số.
- Ba học sinh thực hiện mỗi học sinh một dòng để hoàn thành bảng.
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32.
- Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a.
- Học sinh đọc a x b = b x a. 
- Thì tích đó không thay đổi.
- Nhắc lại kết luận.
- HS đọc y/c 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Học sinh: 4x6 = 6x4
- Vài hs nêu cách làm 
- Làm vào vở bài tập, kiểm tra vở của bạn.
- Nx bài của bạn
- 2 hs đọc 
- 3 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
a, 1357 40263 
 x x 
 5 7
 6785 281841
- Nx chữa bài 
- 2 hs đọc y/c
- Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. 
- Học sinh tìm và nêu: 
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4
Cách 1: Tính giá trị của biểu thức thì 4 x 2145 và (2100+45) x 4 cùng có giá trị là 8580. 
Cách 2: Cùng có chung thừa số là 4 và thừa số kia 2145 = (2100 +45).
Vậy theo tính chất giao hoán của phép nhân thì hai biểu thức bằng nhau.
3964 x 6 = (4 +2) x (3000+ 964) 
10287 x 5 = (3 +2) x 10287
- Giải thích theo cách 2 (đã nêu trên).
- Học sinh làm bài:
a x ..1.. = ..1.. x a = a
a x ..0.. = ..0.. x a = 0
- Học sinh nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả chính là số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0.
- 2 học sinh nhắc lại. 
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu nội dung của bài.
	- Nhược điểm: Sơn, chưa chú ý nghe giảng.
============================
Tiết 3. Khoa học.
Đ 21: Ba thể của nước
I)Mục tiêu: 
- Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước còn tồn tại ba thể : Rắn, lỏng, khí.Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở ba thể khác nhau.
- Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại. Hiểu, vẽ và trình bày được sơ đồ sự vận chuyển ba thể của nước.
- Có y thức chuẩn bị đồ dùng học tập tốt, ham mê khoa học.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Hình minh hoạ trong SGK, sơ đồ sự vận chuyển của nước.
HS : Sách vở môn học, cốc, nến, nước đá, giẻ lau
III)Phương pháp: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ : (3’)
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
+ Hãy nêu những tính chất của nước?
+ Mô tả hiện tượng nước chuyển thành thể khí.
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
2.Dạy bài mới : (30’)
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại.
- GV tiến hành cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ1 và 2?
+ Hình vẽ cho ta thấy điều gì??
+ Lấy một số ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Gv lấy khăn lau bảng rồi yêu cầu HS quan sát xem hiện tượng gì sẽ sảy ra.
+ Vậy nước trên mặt bảng đi đâu? chúng ta sẽ thực hành làm thí nghiệm để thấy.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm sau đó rút ra kết luận.
- GV kết luận , ghi bảng ‏‎
* Hoạt động 2 : Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Nước lúc đầu trong khay ở thể gì? sau đã biến thành thể gì?
+ Hiện tượng đó gọi là gì?
+ Nêu nhận xét về hiện tượng này?
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng theo hình minh hoạ và trả lời câu hỏi:
+ Nước đá chuyển thành thể gì?
+ Hiện tượng đó gọi là gì?
+ Em có nhận xét gì về hiện tượng này.
- GV nhận xét í kiến của các nhóm và kết luận chung.
Hoạt động 3 : Sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- GV phát phiếu cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ vào phiếu
- Gọi các nhóm trình bày y kiến của nhóm mình.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm trình bày đúng và lưu loát.
+ Nước tồn tại ở những thể nào ?
+ Nước ở các thể đó có tính chất chung như thế nào ?
- GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học.
4. củng cố – Dặn dò:(2’)
- Yêu cầu HS nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài học sau “ Mây được hình thành như thế nào”
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS tự nêu theo hình minh hoạ
- Nước ở thể lỏng.
- Nước mưa, nước giếng, nước máy, nươc ao, nước hồ
- HS quan sát, nhận xét: Mặt bảng ướt, có nước nhưng một lát sau mặt bảng khô hết nước.
- HS cùng GV làm thí nghiệm như SGK
- H ... yện: Bác Hồ ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
Lắng nghe
- 1 hs đọc.
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của người kể chuyện hoặc lời kể của Bác Lê.
- Hs kể trong nhóm 
- Hs trình bày, nxét và bổ sung.
 - Hs nêu.
Lắng nghe.
Ghi nhớ.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, hiểu bài.
===================================
Tiết 2. Toán.
Đ 54: Đề-xi mét vuông
I. Mục tiêu
- Biết 1 dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là 1 dm2 
- Biết đọc, viết số do diện tích theo dm2 
- Biết mối quan hệ giữa cm2 và dm2 
- Vận dụng các dơn vị đo cm2 và dm2 để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học
Giáo viên kẻ sẵn bảng hình vuông có diện tích 1 dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích 1cm2
Học sinh: Thước, giấy có kẻ ô 1cm x 1cm.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A,KTBC(4’)
- Gọi 2 học sinh lên bảng tính:
- Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh.
* Ôn tập về cm vuông:
- 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh bao nhiêu cm ?
B,Bài mới 
1,GTB(1’)
2,ND(10’)
*. Giới thiệu về cm2
- Treo hình vuông có diện tích 1 dm2 lên. Giải thích: Để đo diện tích của hình người ta còn dùng đơn vị là dm2, hình vuông trên bảng có diện tích 1 dm2 
- Yêu cầu hs đo cạnh của hình 
HSG Vậy 1 dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
- Dựa vào cách kí hiệu của cm2 bạn nào có thể nêu cách kí hiệu dm2 ? 
- Giáo viên đọc cho hs viết : 
- GV giới thiệu cách đọc dm2
*. Mối quan hệ giữa cm2 và dm2.
- Y/c hs quan sát để biết: hình vuông cạnh 1dm được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ (diện tích 1cm2), từ đó nhận biết mối quan hệ giữa dm2 và cm2 
3,Luyện tập 
Bài 1(4’)
- Đọc các số đo diện tích.
- Y/c đọc trong nhóm ,vài nhóm đọc , nx bạn đọc
Bài 2(5’)
- Gọi hs đọc y/c 
- GV hướng dẫn cách làm bài 
- Y/c làm vào SGKvà đọc miệng 
- NX đánh giá 
Bài 3(7’)
* Gọi hs đọc đề bài 
- Yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống thích hợp.
- Gọi vài hs đọc và nx bài của bạn 
Bài 4(5’)
*Gọi hs đọc y/c 
- Thi làm nhanh vào vở 
- Gọi ài hs đọc miệng 
- NX đánh giá 
Bài5(5’)
*Gọi hs đọc y/c 
- Gv hướng dẫn phân tích bài 
- Yêu cầu tính diện tích của từng hình sau đó ghi đúng sai vào bảng con 
- NX chữa bài 
C,Củng cố dặn dò (2’)
*GV củng cố nội dung bài 
- NX đánh giá tiết học 
- Dặn dò bài sau 
 + 1326 x 300 = 397800
+ 3450 x 20 = 69000
- Có cạnh dài 1 cm.
- Là 1 dm. 
- Là dm viết thêm số 2 phía trên bên phải (dm2)
- 2dm2, 4dm2, 7dm2
- Gọi vài hs đọc 
- Vẽ vào giấy kẻ sẵn các ô 1cm x 1 cm.
- HS quan sát và nx 
Vậy 1dm2 = 100cm2 
- Gọi vài hs đọc 
- 2HS đọc y/c 
- hs đọc bài và thi đọc trước lớp 
- Học sinh đọc, nx bạn đọc .
- HS nêu.
- Học sinh lớp làm vào SGK đổi chéo để kiểm tra 
Viết : 812dm2,1969dm2,2812dm2.
- 1 hs đọc 
- Y/c làm vào vở , 1 hs lên bảng 
- 1 dm2= 100 cm2 
 100 cm2 = 1dm2
 48 dm2= 4800cm2
 2000cm2= 20dm2
 1997dm2 = 199700cm2
 9900cm2 = 99 dm2
- Học sinh làm song, đổi và kiểm tra chéo vở của bạn.
- 1 hs đọc bài 
- HS làm bài theo y/c 
 210cm2 = 2dm210cm2
 6dm2 3cm2 = 603cm2
 1954cm2 > 19dm250cm2
 2001cm2< 20dm2 10cm2
- 1 hs đọc 
- Hs làm bài theo y/c 
Bài giải
 Diện tích hình vuông là: 
 1 x 1 = 1 (dm2)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 20 x 5 = 100 (cm2)
 1 dm2= 100 cm2
Vậy a: Đ
 b,c,d:S
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
================================
Tiết 3. Mĩ thuật.
Bài 9: vẽ trang trí
vẽ đơn giản hoa lá
A. Mục tiêu:
Học sinh nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa lá đơn giản, nhận ra vẻ đẹp của họa tiết hoa lá trong trang trí.
Học sinh biết cách vẽ đơn giản và vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá.
Học sinh yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn bị một số hoa lá thật (đặc điểm và màu sắc khác nhau).
Một số ảnh chụp hoa lá đã được vẽ đơn giản: Một số bài vẽ trang trí của lớp trước.
- Học sinh: Sách giáo khoa, mỗi em một bông hoa và một chiếc lá.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra đồ dùng (1’): 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III. Giảng bài mới:
- Khởi động: 
- Giáo viên cho xem 1 bức tranh hoa vẽ đơn giản, đặt câu hỏi:
? Chiếc váy này được trang trí bằng họa tiết nào
? Em có biết đó là bông hoa gì và lá gì không
? Giống thật không
- Đó là hoa bướm và lá bưởi đã được lược bớt chi tiết để vẽ cho đẹp hơn trong trang trí.
- Vậy bài hôm nay chúng ta sẽ học bài vẽ đơn giản hoa lá. 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- Giáo viên cho học sinh quan sát một vài loại hoa, lá thật mà giáo viên đã chuẩn bị đặt câu hỏi.
? Em nhận xét gì về màu sắc và hình dáng của những loại hoa lá này
- Cho học sinh quan sát đường diềm ở đường diềm này có được trang trí họa tiết hoa lá không.
? Đó là hoa lá gì.
- Bây giờ nhóm 1 và nhóm 2 cùng thảo luận.
- Mở sách giáo khoa trang 23 hình 1 nhóm 1 xem 2 hoa 2 lá số 12; Nhóm 2 xem hoa lá số 3, 4.
? Em hãy nêu tên gọi của hoa lá mà nhóm em được quan sát
? Em thấy có giống hoa lá thật không
? Hãy kể tên một vài loại hoa lá mà em biết
- Hoa hồng, hoa cúc thường có những màu gì ?
? Các loại lá này có giống nhau không
- Vậy so sánh giữa hoa hồng thật và hoa hồng cách đơn giản em thấy thế nào
? Vậy theo em thế nào là đơn giản hoa lá
Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa lá
- Theo em muốn vẽ đơn giản hoa lá chúng ta phải vẽ thế nào ?
- Vậy chúng ta cùng chú ý lên đây, thầy giáo hướng dẫn vẽ hình hoa lá mẫu.
- Giáo viên vẽ hoa cúc.
- Giáo viên vẽ lá khoai.
? Vậy theo em, muốn vẽ đơn giản 1 bông hoa hoặc 1 chiếc lá ta phải làm thế nào
- Giáo viên treo tranh các bước vẽ đơn giản yêu cầu học sinh lên sắp xếp lại cho đúng.
Họat động 3: Thực hành (20’)
- Trước khi học sinh làm bài, giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ đơn giản để học sinh quan sát.
- Giáo viên cất mẫu, yêu cầu học sinh tự chọn một bông hoa hoặc 1 cái lá dùng làm mẫu để vẽ đơn giản.
- Vẽ màu theo ý thích.
Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn những bài hòan thành tốt và chưa tốt để treo lên bảng để xem đã rõ hình chưa.
- Màu sắc thế nào
- Yêu cầu học sinh xếp loại bài
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày ra cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh quan sát trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Bằng họa tiết bông hoa và cái lá.
- Là hoa bướm, lá bưởi, hoa hồng
- Có giống.
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát mẫu trả lời.
- Đó là hoa cúc, hoa bướm, hoa hồng.
- Màu sắc và hình dáng các loại hoa khác nhau.
- Có.
- Học sinh quan sát
- Từng nhóm trả lời
- Có giống
- Học sinh kể
- Học sinh trả lời
- Không
- Vẫn giống hoa hồng
- Khi vẽ hoa, lá người ta thường
- lược bớt những chi tiết rườm rà nhưng vẫn giữ được đặc điểm, hình dáng chung của hoa, lá.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát mẫu
- Học sinh nhìn mẫu hoa, lá để vẽ vẽ hình dáng chung, cân đối với tờ giấy.
- Tìm đặc điểm của hoa lá với các chi tiết cần được vẽ hoặc lược bỏ, vẽ cho rõ đặc điểm.
- Học sinh quan sát và nhận xét bài của bạn theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Qua đó tự đánh giá bài của mình.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
==============================
Tiết 4. Hát nhạc:
Bài 9: ôn tập bài hát trên ngựa ta phi nhanh
Tập đọc nhạc: tđn số 2
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài.
- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách, tập biểu diễn bài hát.
- Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 2 nắng vàng.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chép sẵn bài TĐN số 2 nắng vàng một số động tác phụ họa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, phân tích, đàm thoại, luyện tập.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi học sinh lên bảng hát bài “Trên ngựa ta phi nhanh”.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát và tập đọc nhạc bài TĐN số 2 nắng vàng.
b. Nội dung:
- Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: cả lớp - cá nhân, song ca, tốp ca.
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh (nếu có).
- Tổ chức cho 1 dãy hát 1 dãy đệm phách bằng thanh phách và ngược lại.
- Dạy cho học sinh múa một số động tác đơn giản.
* Tập đọc nhạc bài TĐN số 2:
- Cho học sinh luyện cao độ.
- Luyện tiết tấu:
? ở bài luyện tiết tấu có những hình nốt gì
- Cho học sinh đọc tên tốt và luyện gõ tiết tấu bằng thanh phách.
- Cho học sinh đọc bài TĐN số 2 nắng vàng.
? Trên khuông có những hình nốt gì
- Gọi học sinh đọc nốt nhạc trên khuông
? Nốt thấp nhất là nốt nào ? Nốt cao nhất là nốt gì
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc nốt nhạc và ghép lời ca.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Cho học sinh đọc lại bài TĐN số 2 nhạc và lời.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học
- Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát ôn lại bài hát
- Tập vận động phụ họa.
- Học sinh luyện cao độ
Đồ - Rê - Mi - Son
- Nốt đen và nốt trắng
- Thấp nhất là nốt đồ, cao nhất là nốt son
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
================================
Tiết 5. Sinh hoạt.
Tuần 11
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Hoàng; Minh.
 - Phê bình : Hạnh; Tươi.
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 
===================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc