Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 14

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 14

Tiết 27: Chú Đất Nung

I) MỤC TIÊU

* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Đất Nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung

* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm

- Hiểu các từ ngữ trong bài: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, hòn rấm

*Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người lớn khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

- TCTV: HS hiểu từ : Lầu son.

II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS: Sách vở môn học

 

doc 44 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14.
Ngày soan: 28/11/08	 Ngày giảng: Thứ hai ngày 01/12/08
Tiết 1. Tập đọc.
Tiết 27: Chú Đất Nung
I) Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Đất Nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
- Hiểu các từ ngữ trong bài: Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, hòn rấm
*Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người lớn khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- TCTV: HS hiểu từ : Lầu son.
II) Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
III)Phương pháp: 
	- Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức : (1’)
 Cho hát , nhắc nhở HS
2.Kiểm tra bài cũ : (3’)
Gọi 3 HS đọc bài : “ Văn hay chữ tốt” + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
3.Dạy bài mới: (30’)
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
Kị sĩ: Chàng trai cưỡi ngựa.
- TCTV: Lầu son: Nhà đẹp dành riêng cho những người giàu có
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé đất lại ra đi?
+ chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
+ Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
GV ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc phân vai cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò: (1’)
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chú Đất Nung – phần 2”
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Có một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son và một chú bé bằng đất.
- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa Tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.
1. Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Chắt cất đồ chơi của mình vào một cái tráp hỏng.
- Họ làm quen với nhau nhưng chú bé đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho chơi với nhau nữa.
2. Cuộc làm quen giữa chú bé Đất và hai người bột.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. 
- Chú đi ra cành đồng, mới đến chái bếp, gặp trời mưa chú bị ngấm nước và bị lạnh. Chú chui vào bếp sưởi ấm, lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay.
- Ông chê chú nhát.
- Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú nhát, vì chú muốn được sông pha làm nhiều việc có ích.
- Tượng trưng cho: gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích.
3. Chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung
Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình cho lửa đỏ.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Lắng nghe
Ghi nhớ
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
	- Nhược điểm: Một số em đọc còn chậm.
=============================
Tiết 2. Toán.
Tiết 65: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Củng cố về đổi các dơn vị đo khối lượng, diện tích đã học.
- Kĩ năng thực hiện tính nhân vói số có hai, ba chữ số.
- Các tính chất của phép nhân đã học.
- Lập công thức tính hình vuông 
II. Đồ dùng dạy - học
- Đề bài tập 1 viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định:1p
B. Kiểm tra bài cũ:3p
- Gọi học sinh chữa bài tập 5.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
C. Bài mới 28p
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu và ghi tên bài trên bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: 
- Yêu cầu tự làm bài.
- Chữa bài, yêu cầu nêu cách đổi đơn vị của mình.
? Nêu cách đổi 1200 kg = 12 tạ ?
? Nêu các đổi 15000 kg = 15 tấn ?
? Nêu các đổi 1000 dm2 = 10 m2 ?
Bài 2: 
- Yêu cầu tự làm. 
- 2 học sinh lên bảng.
- 3 học sinh lên bảng (mỗi học sinh 1 phần), cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Học sinh 1: vi dụ 100kg =1 tạ. Mà 1200 : 100 =12, nên 1200 kg =12 tạ.
+ Học sinh 2: Vì 1000 kg =1 tấn, mà 15000: 1000 =15, nên 15000 kg =15 tấn.
+ Học sinh 3: Vì 100dm2=1m2, mà 1000 : 100 =10, nên 1000dm2= 10m2
- 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm một phần (phần a, b phải đặt tính). 
a. 268 324 b. 475 309 c. 45x12 +8
 x 235 x 250 x 205 x 207 = 540 + 8 = 548
 1340 16200 2375 2163 45x(12+8)
 804 648 940 618 = 45x 20 = 900
 536 81000 97375 63963 
 62980 
Bài 3:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
? áp dụng tính chất đã học để tính ? 
- Tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện 
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
2 x 39 x 5 = (2x5) x 39 = 10 x 39 = 390
302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16+4) = 302 x 20 = 6040
769 x 85 – 769 x 75 = 769 x(85 -75) = 769 x 10 =7690
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu tóm tắt bài toán.
? Để biết sau 1giờ 15 phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước ta phải biết gì ? 
- Yêu cầu học sinh làm bài. 
Bài 5: 
a. 
? Nêu cách tính diện tích hình vuông?
? Gọi cạnh hình vuông là a thì diện tích hình vuông tính thế nào ?
Vậy công thứ tính diện tích hình vuông là: S = a x a
b. Yêu cầu học sinh tự làm.
- Nhận xét một học sinh làm bài.
C. Củng cố – dặn dò (2’)
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- 2 học sinh đọc đề.
- Tóm tắt bài toán.
+ Phải biết sau 1g 15 phút mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước của hai vòi.
+ Phải biết một phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước, sau đó nhân với tổng số phút 
- 1 học sinh lên làm.
Bài giải: 
1g 15 phút = 75 phút
Số lít nước cả hai vòi chảy được vào bể trong 1 phút:
25 +15 = 40 (lít)
Trong 1g 15 phút cả hai vòi chảy được số lít nước vào bể là:
43 x 75 = 3000 (lít)
Đs: 3000 (lít). 
- Lấy cạnh nhân cạnh.
a x a
- Ghi nhớ công thức.
- Nếu a =25 m thì S = 25 x 25 = 625 (m2)
- Đổi chéo vở để kiểm tra nhau. 
 * Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	- Nhược điểm: Một số em trong lớp còn chưa chú ý.
========================
Tiết 3. Khoa học.
Bài 27: Một số cách làm sạch nước
I) Mục tiêu
- Nêu được một số cách làm sạch nước và hiệu quả của từng cách mà gia đình và địa phương đã áp dụng.
- Nêu được tác dụng của từng giai đoạn lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước. 
- Biết được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống nước.
- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước ở mỗi gia đình và địa phương. 
II) Đồ dùng dạy - học
Các hình trang 56, 57 sách giáo khoa.
Học sinh chuẩn bị nhóm: Nước đục, hai chai nhựa trông giống nhau, giấy kọc, cát, than bột.
Phiếu học tập cá nhân.
III) Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động khởi động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
? Những nguyên nhân nào làm cho nước bị ô nhiễm ?
? Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có tác hại gì đối với sức khoẻ con người ?
2. Bài mới. (25’)
a. Giới thiệu bài Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật. Vậy chúng thức ăn đã làm sạch nước bằng cách nào ? Các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường.
? Gia đình và địa phương đã làm cách nào để làm sạch nước ?
? Những cách làm như vậy đã đem lại hiệu quả như thế nào ?
Hoạt động 2: Tác dụng của việc lọc nước.
- Cho học sinh thực hành lọc nước. Các bước làm như sách giáo khoa trang 56 và quan sát.
? Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ?
? Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ?
 ? Khi tiến hành lọc nước đơn giản thức ăn cần có những gì ?
? Than bột có tác dụng gì ?
? Cát hay sỏi có tác dụng gì ?
- Đó là cách lọc nước đơn giản những chưa loại được các chất các vi khuẩn, các chất sắt, các chất độc khác. 
- Giải thích nước sạch trong nhà máy đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước (hình2).
Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
? Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hoặc do nhà máy sản xuất đã uống ngay được hay chưa ? Tại sao cần phải đun sôi nước trước khi uống?
 ? Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần phải làm gì ?
Hoạt động kết thúc: (2’)
Đọc mục bạn cần biết.
Nhận xét tiết học.
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
2 học sinh trả lời.
1. + Dùng bể dựng cát, sỏi để lọc. 
+ Dùng bình lọc nước.
+ Dùng bông lót ở phễu để lọc.
+ Dùng nước vôi trong.
+ Dùng phèn chua.
+ Dùng than củi.
+ Đun sôi nước.
2. Làm cho nước trong hơn, loại bỏ được một số vi khuẩn gây bệnh cho người.
- Tiến hành lọc nước trong nhóm, các bước làm như SGK trang 56 và thảo luận, trả lời câu hỏi.
1. Nước trước khi lọc có mầu đục vì có nhiều tạp chất như: Đất, cátnước sau khi lọc trong suốt không có tạp chất.
2. Nước sau khi lọc chưa uống được vì nó mới chỉ sạch các tạp chất và vẫn còn các vi khuẩn khác mà mắt thường không nhìn thấy được.
1. Phải có than bột, cát hay sỏi.
2. Khử mùi và mầu của nước.
 3. Loại bỏ các chất không tan trong nước. 
- Đều không uống ngay được, cần phải đun sôi trước khi uống đ ...  phần chính đến phần phụ.
- Tả công dụng của cái cối.
- Cả lớp đọc bài.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Nêu ghi nhớ 
.
- HS 1 đọc đoạn thân bài tả cái trống trường. HS2 đọc phần câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ.
- Các nhóm làm bài, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Hs nêu
- Hs làm bài
.
- Hs đọc bài
- 1, 2 hs nêu.
- Ghi nhớ.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
	- Nhược điểm: Một số em chưa chú ý.
=======================================
Tiết 2. Toán. 
Tiết 69: Một số chia cho một tích
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện một số chia cho một tích.
- áp dụng các thực hiện một số chia cho một tích để giải các bài toán liên quan.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định: 1p
B. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 2 học sinh lên làm bài tập 4.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh khác.
- Chữa, nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu bài:  làm quen với tính chất chia một số cho một tích.
2. Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích: 
a. So sánh giá trị các biểu thức:
- Giáo viên viết: 24: 3x2 ; 24:3:2 ; 24:2:3.
- Yêu cầu tính giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu so sánh giá trị của ba biểu thức.
- Vậy: 24: (3x2) = 24:3:2 = 24:2:3
b. Tính chất một số chia cho một tích.
? Biểu thức 24: (3x2) có dạng như thế nào ? 
? Nêu cách thực hiện biểu thức này ? 
? Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giải thích của 24: (3x2) = 4? 
? 3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : (3x2) ? 
- Giáo viên nêu tính chất SGK.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị biểu thức theo ba cách khác nhau. 
- 2 học sinh làm, lớp theo dõi, nhận xét.
- Đọc biểu thức. 
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
24: (3x2) = 24:6 =4
24:3:2 = 8:2=4
24:2:3 =12:3=4
- Bằng nhau và cùng bằng 24.
- Một số chia cho một tích.
- Tính tích 3x 2 = 6 rồi 24: 6 =4 
+ Lấy 24: 3 rồi chia tiếp cho 2
+ Lấy 24 : 2 rồi chia tiếp cho 3
- Là các thừa số của tích (3x2) 
- Nghe và nhắc lại.
- Tính giá trị của bài tập.
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Cách 1: Cách 2: Cách 3:
a. 50: (2x5) a. 50: (2x5) a. 50: (2x5) = 50:2:5
 = 50 : 10 =5 = 50:2:5= 25:5=5 = 10:2 =5
b. 72 : (9x8) b. 72 : (9x8)= 72 : 9 : 8 b. 72 : (9x8) = 72: 8: 9
 = 72:72=1 = 8:8=1 = 9:9=1
c. 28 : (7x2) c. 28 : (7x2) = 28 : 7:2 c. 28 : (7x2)= 28:2:7
= 28 : 14 =2 = 4:2=2 =14:7 =2
- Gọi học sinh nhận xét.
Bài 2: 
- Gọi học sinh dọc yêu cầu.
- Viết 60 : 15, yêu cầu suy nghĩ để chuyển thành phép chia một số cho một tích (15 bằng mấy nhân mấy) 
- Vì 15 =3x5 nên ta có: 60 : 15 = 60 : (3x5)
- Yêu cầu tính giá trị của 60 : (3x5) 
- Yêu cầu làm các phần còn lại. 
- Nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.
- 1 học sinh đọc to.
- Đọc biểu thức.
- Suy nghĩ và nêu:
60 : 15 = 60 : (3 x5)
- Nghe.
- Học sinh tính: (mẫu SGK)
- 3 học sinh lên bảng. 
a. 80 : 40 = 80 : (10x4) b. 150 : 50 = 150 : (10 x5) c. 80: 16= 80 : (8x2)
 = 80: 10:4 = 150:10:5 = 80:8:2
 = 8:4=2 = 15: 5 =3 = 10: 2 =5
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
- Gọi đọc đề toán.
- Yêu cầu tóm tắt đề toán.
? Hai bạn mua bao nhiêu quyển vở ?
? Giá của mỗi quyển vở là bao nhiêu?
? Nêu cách giải khác ? 
- Đổi chéo để kiểm tra bài.
- Học sinh tóm tắt lên bảng.
- Hái bạn mua 3x 2 =6 quyển vở.
- Là 7200 : 6 =1200 đồng.
- Trình bày vào vở. 
 Bài giải: Bài giải:
Số quyển vở cả hai bạn mua là: Số tiền mỗi bạn phải trả là:
 3x2= 6 (quyển) 7200 : 2 = 3600 (đồng)
Giá tiền mỗi quyển vở là: Giá tiền mỗi quyển vở là:
 7200 : 6 = 1200 (đồng) 3600 : 3 = 1200 (đồng) 
Đs: 1200 đồng Đs: 1200 đồng.
- Yêu cầu đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
3. Củng cố – dặn dò 
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
	- Nhược điểm: Một số em chưa chú ý.
=================================
Tiết 3. Mĩ Thuật.
Bài 14: thường thức mỹ thuật
Xem tranh của họa sĩ
A. Mục tiêu:
Học sinh bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh.
Giới thiệu trong bài thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
Học sinh làm quen với chất liệu và kỹ thuật làm tranh.
Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, que chỉ tranh. Sưu tầm thêm phiên bản của họa sĩ về đề tài.
- Học sinh: Sách giáo khoa, sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề tài ở sách báo, tạp chí.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới: (25’)
Hoạt động 1: Xem tranh
1. Về nông thôn sản xuất:
- Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận theo các câu hỏi gợi ý.
? Bức tranh vẽ về đề tài gì
? Trong bức tranh có những hình ảnh gì
? Đâu là hình ảnh chính
? Bức tranh được vẽ bằng những màu sắc nào
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét lại: Về nông thôn sản xuất là 1 bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hòa thể hiện cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
2. Tranh gội đầu:
- Là tranh khắc gỗ mẫu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) yêu cầu học sinh quan sát vào trong tranh.
? Em biết tại sao tác giả lại đặt tên bức tranh là gội đầu không
? Theo em bức tranh vẽ về đề tài gì
? Hình ảnh nào là chính trong bức tranh
? Em thấy cô gái đẹp không ? Đẹp như thế nào ? Có ảnh hưởng gì tới bố cục không
? Vậy đâu là hình ảnh phụ của bức tranh và có ý nghĩa gì
? Em nhận xét gì về màu sắc của bức tranh.
? Em có biết ưu điểm của tranh khắc gỗ là gì không
? Em thích tranh nào hơn vì sao 
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá (2’)
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học và khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu tìm hiểu nội dung bức tranh.
- Dặn dò: Quan sát những sinh họat hàng ngày
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
- Học sinh làm việc theo nhóm cùng thảo luận câu hỏi để trả lời.
- Đề tài chú bộ đội.
- Chú bộ đội cùng vợ đi cày, trong tranh có 2 con bò, con bê con đang nhảy nhót vui vẻ, cảnh nông thôn đổi mới ở sau.
- Là vợ chồng chú bộ đội.
- Được vẽ bằng những màu trong gam màu nóng.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh quan sát để trả lời.
- Vì trong tranh có 1 cô gái đang gội đầu.
- Đề tài sinh họat.
- Là cô gái chiếm gần hết mặt tranh.
- Thân hình cô gái cong mềm mại. Mái tóc đen buông xuống chậu thau cho bố cục vừa vững chãi, vừa uyển chuyển.
- Hình ảnh chậu thau, ghế tre, khóm hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và mơ mộng.
- Màu sắc nhẹ nhàng dịu dàng, có đậm có nhạt.
- Tranh có thể in được thành nhiều bản
- 4 - 5 học sinh đứng dậy trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhận xét thái độ học tập của các nhóm.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài.
	- Nhược điểm:
==========================================
Tiết 4. Hát nhạc.
Bài 14: học hát bài cò lả
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi, trong sáng, mượt mà của bài cò lả dân ca đồng bằng Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện ở lời ca.
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện những chỗ có luyến trong bài hát.
- Giáo dục học sinh yêu quý dân ca và trân trọng người lao động.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, bản đồ Việt Nam.
- Học sinh: Sách giáo khoa, nhạc cụ.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, tổng quát, giảng giải, đàm thoại, phân tích, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài TĐN số 3 cùng bước đều.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới (26’)
a. Giới thiệu bài:
- Bài cò lả là dân ca của đồng bằng Bắc Bộ, bài hát này ca ngợi về cuộc sống của người lao động ở đây như thế nào, tiết học .
b. Nội dung:
- Dạy bài hát mới
- Giáo viên chỉ trên bản đồ Việt Nam giới thiệu sơ lược về vùng đồng bằng Bắc Bộ.
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Giáo viên hát mẫu 1 lần
- Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh luyện cao độ o, a
- Cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu
- Dạy học sinh hát từng câu:
Con cò, cò bay lả lả bay la
Bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng
Tình tính tang, tang tính tình
ơi bạn rằng, ơi bạn ơi bạn có nhớ nhớ hay chăng, rằng có biết, biết hay chăng
- Tổ chức cho học sinh hát theo nhóm, bàn, tổ, dãy.
? Ngoài bài dân ca Bắc Bộ em còn biết những loại dân ca nào nữa
- Cho học sinh nghe hát bài trống cơm (giáo viên hát cho cả lớp nghe) giới thiệu về nhạc cụ trống cơm.
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Luyện tập theo bàn - tổ - dãy.
- Luyện tập hát cá nhân.
4. Củng cố dặn dò (4’)
? Tiết hôm nay các em được học hát bài dân ca gì
- Gọi 2 em hát trước lớp.
- Dặn dò: Về nhà học bài chuẩn bị bài cho giờ sau.
- Cả lớp hát 1 bài
- 3 em lên bảng
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi, quan sát trên bản đồ.
- Cả lớp nghe
- Học sinh đọc cao độ
- Học sinh học hát theo hướng dẫn của giáo viên
- Dân ca Ba-na, dân ca Nam Bộ
- Luyện tập theo bàn - tổ - dãy
- Luyện tập cá nhân.
* Đánh giá tiết học:
	- Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài, sôi nổi
	- Nhược điểm: Một số em hát chưa đúng giai điệu.
===================================
Tiết 5. Sinh hoạt.
Tuần 14.
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Minh Ngọc; Như Ngọc; Lò Thị Thúy Hường.
 - Phê bình : Sơn; Hải; mất trật tự trong lớp.
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 
==================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc