Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 2

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 2

Đ 3. DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiếp )

I - MỤC TIÊU:

1. Đọc trôi chảy toàn bài

- Đọc đúng các từ khó trong bài .

- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, phù hợp với lời nói của từng nhân vật.

2. Hiểu ý nghĩa của bài:

Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng làm

việc nghĩa: Bênh vực chị Nhà Trò bất hạnh , đạp đổ những áp bức, bất công trong cuộc sống.

 

doc 46 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Tường Thượng - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2. Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Tiết 1. Tập đọc.
Đ 3. Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp )
I - mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài
- Đọc đúng các từ khó trong bài .
- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, phù hợp với lời nói của từng nhân vật.
2. Hiểu ý nghĩa của bài:
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng làm
việc nghĩa: Bênh vực chị Nhà Trò bất hạnh , đạp đổ những áp bức, bất công trong cuộc sống.
II- đồ dùng dạy học:
Tranh trong SGK.
III- Hoạt động dạy –học chủ yếu
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A- Kiểm tra bài cũ: 
(5p) 
- Gọi hs đọc bài " Mẹ ốm”
H :Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm
B - Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1p )
 Trong bài đọc lần trước Dế Mèn đã hứa bảo vệ Nhà Trò. Vậy hôm nay chúng ta xem Dế Mèn hành động như thế nào?
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a ) Luyện đọc(10p)
- Gọi 1 hs đọc toàn bài 
- Đọc từng đoạn
+ Đoạn 1: 4 câu đầu
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Lần 1: Đọc từ khó .
- Lần 2 : Hướng dẫn giải nghĩa từ chú giải .
- Từ khó đọc:
Lủng củng, co rúm, béo múp béo míp, xí xoá...
 - Từ ngữ:
 chóp bu, nặc nô, có của ăn của để, văn tự
- Ghi đầu bài 
- 1 hs đọc 
- 1 nhóm 2 HS nối nhau
đọc từng đoạn cho hết bài 
- HS khác đọc thầm
- HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
- HS nêu từ khó 
- 2- 3 HS đọc từ khó
- Cả lớp đọc đồng thanh
- HS đọc thầm phần chú giải.
- HS giải nghĩa các từ đó.
b) Tìm hiểu bài.(10p) *
 Đoạn 1: ( 4 câu đầu)
- Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? 
- 1 HS đọc đoạn 1, HS khác đọc thầm.
- 1 vài HS trả lời
( Chăng tơ kín ngang đường,
bố trí kẻ canh gác, tất cả nhà Nhện núp kín trong các hang đã với dáng vẻ hung dữ...)
*) Trận địa mai phục của bọn Nhện thật đáng sợ.
* Đoạn 2: ( Còn lại)
? Dế Mèn đã làm cách cào để Nhện phải sợ?
? Dế Mèn đã làm cách nào để Nhện nhận ra lẽ phải? 
- 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời
- Đoạn " Tôi cất tiếng...chày giã gạo" 
- Đoạn " Tôi thét....đến hết"
*) Dế Mèn làm cho Nhện sợ và nhận ra lẽ phải.
? Em thấy có thể tặng Dế Mèn danh hiệu nào trong số danh hiệu sau đây:.....
- HS trao đỏi trong nhóm và chọn danh hiệu cho Dế Mèn.
- " Hiệp sĩ"
c) Đọc diễn cảm: (10p)
- GV đọc diễn cảm
- ( GV chép sẵn trên bảng phụ).
- Lời nói của Dế Mèn: Đọc mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép.
- Những câu văn miêu tả, kể chuyện, giọng đọc thay đổi cho phù hợp với từng cảnh, từng chi tiết.
- Chú ý ngữ điệu các câu:
+ Từ trong hốc đá,/ một mụ Nhện cái cong chân nhảy ra...Nom cũng đanh đá,/ nặc nô lắm.//
 Tôi quay phắt lưng,/ phóng càng đạp phanh phách ra oai.// Mụ Nhện co rúm lại/ rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo.// Tôi thét:/
+ Cớ saocác người có của ăn của để,/ béo múp béo míp mà cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?//
- HS luyện đọc câu, đoạn 
- Cá nhân HS khác nhận xét.
- HS đọc đồng thanh..
- HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố, dặn dò:
(2p)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: " Truyện cổ nước mình"
================================
Tiết 2: Toán 
Đ 6 :Các số có 6 chữ số 
I/ Mục tiêu :
- Giúp hs ôn lại quan hệ giữa các hàng liền kề .
- Biết viết và đọc các số có sáu chữ số.
B/Đồ dùng dạy học 
- GV: Giáo án , bảng phụ...
- HS: Chuẩn bị bài chu đáo ...
C/Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/KTBC(3p)
- Gọi hs đọc các số 51263; 80000;
76210; 99999.
- Nhận xét 
II/Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1p)
* Giới thiệu và ghi đầu bài 
2.Giới thiệu số có 6 chữ số (15p)
- Cho hs ôn tập các hàng .
+ Gọi hs nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề nhau .
+ Hàng trăm nghìn 
? 10 chục nghìn có tên gọi nào khác ?
+ Viết và đọc các số có 6 chữ số .
Hướng dẫn hs đọc số và viết số .
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đv
100000
100000
100000
100000
10000
10000
10000
1000
1000
100
100
100
100
100
10
1
1
1
1
1
1
4
3
2
5
1
6
VD:432516 đọc là : Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
+ Tương tự cho hs đọc viết vài số có 6 chữ số .
3.Bài tập 
* Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1(3p)
- Gọi hs đọc yêu cầu
+ Hướng dẫn phần a , phần b cho hs làm bảng con .
+ Nhận xét 
Bài 2(7p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs làm vở 
+Nhận xét chữa bài 
Bài 3 (5p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+Cho hs nêu miệng theo nhóm 2.
+ Nhận xét chữa bài .
Bài 4(5p)
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+ Cho hs viết bảng con .
+ Nhận xét chữa bài 
III/C C- D D (1p)
* Gọi hs nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học .
- Vài hs đọc 
- Ghi đầu bài 
- 10 đơn vị = 1 chục (10)
- 10 chục = 1trăm (100)
- 10 trăm = 1 nghìn (1000)
- 10 nghìn = 1 chục nghìn (10000)
10 chục nghìn = 1 trăm nghìn 
1 trăm nghìn viết là 100 000
- Nhiều hs đọc , cả lớp viết bảng con .
- Đọc viết số theo yêu cầu của GV
- 2 hs đọc 
Đáp án :
- Viết bảng : 523453.
+Đọc cá nhân .
- 2 hs đọc 
Đáp án :
Viết số 
TN
CN
N
T
C
ĐV
Đọc số 
369815
3
6
9
8
1
5
ba trăm... 
579623
5
7
9
6
2
3
năm trăm 
bảy ....
786612
7
8
6
6
1
2
bảy trăm.
tám....
- 2 hs đọc , nhiều hs nêu miệng
Đáp án :
+Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm .
+Bảy trăm chín mưới sáu nghìn ba trăm mười lăm .
+Một trăm linh sáu nghìn ba trăn mười lăm .
+Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy .
- 2 hs đọc , cả lớp viết bảng con.
Đáp án :
a,63115 b,723936; 
c, 943103 d,860372
- 2 hs nêu.
==============================
Tiết 3. khoa học
Bài 3: Sự trao đổi chất ở người (tiếp theo)
I) Mục tiêu
- Biết được vai trò của các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong qua trình trao đổi chất ở người.
- Hiểu và giải thích được sơ đồ quá trình trao đổi chất ở người.
- Hiểu và trình bày sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
II) Đồ dùng dạy - học
Hình minh hoạ trang 8 sách giáo khoa.
Phiếu học tập theo nhóm. 
III) Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định 1’
B. Kiểm tra bài cũ 3’
? Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
? Vẽ lại sơ đồ quá trình trao đổi chất?
- Nhận xét, cho điểm.
C. Dạy học bài mới 28’
1. Giới thiệu bài
Con người, thực vật, động vật sống được là do quá trình trao đổi chất với môi trường. Vậy những cơ quan nào thực hiện quá trình đó ? và chúng có vai trò như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời hai câu hỏi đó ? 
 Hoạt động 1: Chức năng của cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất 
- Hoạt động cả lớp: Quan sát các hình minh hoạ trang 8 sách giáo khoa.
? Hình minh họa cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ?
? Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất ? 
- Gọi 4 học sinh lên vừa chỉ vào hình vừa giải thích.
- Nhận xét.
- Kết luận: Trong quá trình trao đổi chất, mỗi cơ quan đều có một chức năng . Để tìm hiểu rõ về các cơ quan, các em cùng làm phiếu bài tập.
Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận, 4-6 học sinh.
- Sau 3-5’ học sinh dán phiếu học tập lên bảng và đọc. Nhom khác nhận xét, bổ sung.
Hát
- 2 học sinh trả lời
 - Học sinh vẽ.
 + Hình 1: Vẽ cơ quan tiêu hoá có chức năng trao đổi thức ăn.
+ Hình 2: Vẽ cơ quan hô hấp có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí.
+ Hình 3: Cơ quan tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đi đến các cơ quan của cơ thể.
+ Hình 4: Vẽ cơ quan bài tiết. Có chức năng thải nước tiểu từ cơ thể ra môi trường. 
- Tiến hành thảo luận theo nội dung phiếu.
- Đại diện hai nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Phiếu học tập
Nhóm: 
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trong bảng
Lấy vào
Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất
Thải ra
Thức ăn, nước
Khí ô-xi
Tiêu hoá 
Hô hấp 
Bài tiết nước tiểu 
Da 
Phân
Khí các-bon-níc
Nước tiểu
Mồ hôi
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và nó lấy vào và thải ra những gì ?
- Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
- Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào ?
- Nhận xét.
- Kết luận (3 ý trên). 
Hoạt động 3 Sự phối hợp hoạt động giữa các cở quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất.
* Hoạt động cả lớp:
- Dán sơ đồ phóng trang 7 lên, học sinh đọc phần “thực hành”.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ các từ cho trước vào chỗ chấm gọi 1 học sinh lên bảng gắn các tấm thẻ có ghi chữ vào chỗ chấm trong sơ đồ.
- Gọi 1 học sinh nhận xét.
- Kết luận về đáp án đúng.
- Nhận xét và tuyên dương.
Đưa ra: sơ đồ trao đổi chất.
* Học sinh làm việc theo cặp quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi.
- Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
 - HS1: Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì ?
 - HS2: Cơ quan bài tiết có nhiệm vụ gì ?
 Kết luận
- Các cơ quạn trong cơ thể đều tham gia vào quá trình trao đổi chất. Mỗi cơ quan có một nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều phối hợp với nhau để thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.	
Hoạt động khác
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngưng hoạt động ?
Nhận xét tiết học.
- Về nhà học phần bạn cần biết và vẽ sơ đồ ở trang 7 trong sách giáo khoa.
- Quá trình trao đổi khí do cơ quan hô hấp thực hiện, cơ quan này lấy khí ô xi và thải ra khí Các-bô-níc.
- Do cơ quan tiêu hoá thực hiện, cơ quan này lấy vào: nước và thức ăn sau đó thải ra phân.
- Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện, nó lấy vào nước và thải ra nước tiểu, và mồ hôi.
- Suy nghĩ và làm bài theo yêu cầu.
- Học sinh nhận xét.
- 2 học sinh thảo luận: 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời và ngược lại.
- HS1: Cơ quan tiêu hoá có vai trò gì ?
- HS2: Trả lời: Cơ quan tiêu hóa lấy thức ăn, nước từ môi trường để tạo ra các chất dinh dưỡng và thải ra phân.
- HS2: Cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ gì ?
- HS1: Cơ quan hô hấp lấy không khí để tạo ra ô xi và thải ra khí các-bô-níc.
- HS2: Nhận chất dinh dưỡng và ô xi đưa đến tất cả các cơ quan của cơ thể và thải khí các-bô-níc vào cơ quan hô hấp.
- HS1: Thải ra nước tiểu và mồ hôi. 
- Thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống, không khí, khi đó con người sẽ chết.
=================================
Tiết 4. Đạo đức.
Đ 2. Trung thự ... kể 1 đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Y/c hs tự làm bài.
- Y/c hs kể.
- Nxét, tuyên dương những hs kể tốt.
4) Củng cố - dặn dò:
+ Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
+ Tại sao khi tả ngoại hình chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau: “Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật”.
- 2 Hs thực hiện y/c.
- 2 Hs kể lại câu chuyện của mình.
- Hs ghi đầu bài vào vở.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc.
Cả lớp đọc thầm theo y/c.
Hoạt động trong nhóm.
- 2 nhóm cử đại diện trình bày.
- Nxét, bổ sung.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
- 2, 3 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm bài và đoạn văn.
- Hs đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình.
- Hs nxét, bổ sung bài làm của bạn.
- Các chi tiết nói lên: Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, chiếc quần chỉ dài đến đầu gội cho thấy chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
- Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng có thể cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc.
- Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, gan dạ.
- 1 hs đọc y/c trong sgk.
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- Hs làm bài.
- 3 - 5 hs thi kể.
Hs trả lời
HS ghi nhớ.
============================
Tiết 2. Toán.
Đ 10 : Triệu và lớp triệu.
I) Mục tiêu:
	- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu. Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
	- Thành thạo khi biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
	- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGk, kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1:
Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
213 987 ; 213 897 ; 213 978 ; 213 789
GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
b. Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:
- Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, một chục nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- GV: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết tắt là: 1 000 000.
+ Hướng dẫn HS nhận biết 1 000 000, 
10 000 000 : 100 000 000.
+ Lớp triệu gồm các hàng nào?
+ Yêu cầu HS nhắc lại các hàng theo thứ tự từ bé đến lớn.
c. Thực hành : 
Bài 1: Cho HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu dến 10 triệu.
+ Yêu cầu HS đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu.
GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài , cả lớp làm bài vào vở.
+Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
M: 1 chục triệu 2 chục triệu
 10 000 000 20 000 000
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: 
- GV Yêu cầu HS viết số rồi trả lời câu hỏi:
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 4: 
Yêu cầu HS đọc đầu bài , sau đó GV phát phiếu học tập cho học sinh làm bài theo nhóm
GV nhận xét, chữa bài và cho điểm từng nhóm HS
4. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về làm bài tập 4 + (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Triệu và lớp triệu – tiếp theo”
Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
1 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
 213 987 > 213 978 > 213 798 > 213 789
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS viết lần lượt : 1 000 ; 10 000 ; 100 000 ; 10 000 000
- HS theo dõi và nhắc lại ghi nhớ SGK
+ Lớp triệu gồm các hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
+ HS nhắc lại.
- HS đếm theo yêu cầu:
1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, 4 triệu, 5 triệu, 6 triệu, 7 triệu, 8 triệu, 9 triệu, 10 triệu
+ 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 40 triệu, 50 triệu, 60triệu, 70 triệu, 80 triệu, 90 triệu, 100 triêụ.
- HS chữa bài vào vở.
- HS làm bài vào vở. 
 3 chục triệu 4 chục triệu 5 chục triệu
 30 000 000 40 000 000 50 000 000
6 chục triệu 7 chục triệu 8 chục triệu
60 000 000 70 000 000 80 000 000
9 chục triệu 1 trăm triệu 2 trăm triệu
90 000 000 100 000 000 200 000 000
- HS chữa bài vào vở
- HS đọc số và tự làm bài vào vở + trả lời câu hỏi.
+ Mười lăm nghìn : 15 000
+ Ba trăm năm mươi : 350
+ Sáu trăm : 600
+ Một nghìn ba trăm : 1 300
+ Năm mươi nghìn : 50 000
+ Bảy triệu : 7 000 000
+ Ba mươi sáu triệu : 36 000 000
+ Chín trăm : 900
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
- HS chữa bài vào vở
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
=========================
Tiết3. Mĩ thuật.
Bài 1: Vẽ trang trí
Màu sắc và cách pha màu
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Học sinh biết thêm các cách pha màu: Da cam, xanh, lục và tím. Học sinh nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng lạnh.
2. Kỹ năng:
Học sinh pha được màu theo hướng dẫn.
3. Thái độ:
Học sinh yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
Hình giới thiệu ba màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: Da cam, xanh lục, tím.
Bảng màu giới thiệu các màu nóng, lạnh và màu bổ túc.
Học sinh: Vở thực hành, màu, bút chì, tẩy.
Phương pháp: Trực quan, quan sát.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra đồ dùng của học sinh
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Các em ạ trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều màu sắc nhưng các em có biết chỉ cần bằng ba màu cơ bản và hai màu đen và trắng là chúng ta có thể pha được tất cả các màu. Chúng ta cùng tìm hiểu sự kỳ diệu này qua bài học hôm nay.
- Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên giới thiệu cách pha màu.
? Em hãy nhắc lại tên ba màu gốc.
- Bây giờ chúng ta cùng theo dõi và cùng làm theo cô nhé.
- Lấy màu xanh để pha với màu vàng, lấy màu lam pha với màu đỏ, lấy màu đỏ pha màu vàng.
? Ba màu cơ bản tạo ra được thêm mấy màu nữa.
- Những màu được tạo thêm được gọi là màu bổ túc.
- Chúng ta hãy sắp xếp các kết quả giữa hai màu gốc và màu gốc thứ 3 và cho ý kiến.
- Những màu được pha từ màu vàng - đỏ được gọi là màu nóng.
- Còn màu được pha từ màu xanh là màu lạnh. 
Hoạt động 2: Cách pha màu
- Giáo viên yêu cầu học sinh pha màu lại bằng cách lấy một màu gốc đi một lần kín đều trang giấy, sau đó đi một màu khác lên. 
Họat động 3: Thực hành
- Giáo viên yêu cầu các em học sinh tập pha các màu da cam, tím, xanh lục.
- Yêu cầu pha bằng chất liệu sẵn có, tùy theo lượng ít hay nhiều.
- Yêu cầu làm tại lớp phần bài.
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh làm bài. 
*Họat động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 
C. Dặn dò:
- Tiết sau, mỗi em mang một chiếc lá và bông hoa thật để làm mẫu.
- Học sinh lắng nghe.
- Màu đỏ, vàng, lam.
- Học sinh thực hành việc pha các màu vào nhau, sau đó trưng bày kết quả.
Đỏ + vàng = cam
Đỏ + lam = tím
Lam + vàng = lục
- Ba màu nữa
- Học sinh lắng nghe
Đỏ + xanh lục Tạo thành những
Lam + cam cặp màu bổ túc
Vàng + tím giữa đậm và nhạt,
 nóng và lạnh
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hành vào giấy nháp.
- Học sinh làm bài tại lớp vào phần vở thực hành. 
- Học sinh nhận xét bài của bạn, tự nhận xét bài của mình.
==================================
Tiết 4. Hát nhạc.
Bài 1: Ôn tập 3 bài hát và ký hiệu ghi nhạc 
đã học ở lớp 3
I. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
- Nhớ một số ký hiệu ghi nhạc đã học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, nhạc cụ, bảng ghi các ký hiệu nhạc.
- Học sinh: Thanh phách, sách giáo khoa, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Kiểm tra nhạc cụ thanh phách của học sinh.
3. Bài mới (25’)
a. Giới thiệu bài:
Tiết âm nhạc hôm nay các em sẽ ôn lại 3 bài hát đã học ở lớp 3 và 
b. Nội dung:
- Giáo viên chọn 3 bài hát đã học ở lớp 3 cho học sinh ôn lại. Yêu cầu học sinh kể tên những bài hát đã học ở lớp 3.
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh ôn lần lượt từng bài và sửa sai cho học sinh.
- Cho học sinh hát kết hợp một số hoạt động như gõ đệm, vận động kết hợp múa một số động tác.
- Cho học sinh ôn lại một số ký hiệu ghi nhạc
? ở lớp 3 các em đã được học những ký hiệu ghi nhạc nào ? Em biết những hình nốt nhạc nào
- Cho học sinh trả lời câu hỏi và bài tập sách giáo khoa âm nhạc:
- Giáo viên cho học sinh nhìn lên bảng đã viết sẵn BT1, BT2 và yêu cầu học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
Bài 2 gọi học sinh lên bảng viết
- Giáo viên nhận xét, chữa và tuyên dương học sinh.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát bài “Bài ca đi học”.
- Nhận xét tinh thần giờ học 
- Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài hát đã ôn
- Cả lớp hát
- Học sinh lắng nghe
- Quốc ca Việt Nam
- Bài ca đi học
- Cùng múa hát dưới trăng
- Học sinh nêu tên các ký hiệu và tên nốt khuông nhạc
Khóa son:
Nốt nhạc
- Hình nốt nhạc:
Bài 1:
Bài 2.
- Cả lớp hát lại bài hát này 1 lần
============================
Tiết 5. Sinh hoạt.
Tuần 2.
Sinh hoạt lớp
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Truy bài: Các em đã thực hiện tốt giờ truy bài, Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa coa ý thức truy bài như: Sơn; Hương; Chuẩn
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp còn mất trật tự chưa chú ý nghe giảng.
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác.
	- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân + TT tương đối sạch sẽ.
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Nghiệp; Hoàng; Minh.
 - Phê bình : Sơn; Hải
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10
 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định 
================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc