Thưa chuyện với mẹ
I) MỤC TIÊU
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Mồn một, thợ rèn, kiếm sống, quan sang, nắm lấy tay mẹ,phì phèo, cúc cắc, bắn toé
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: Thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bàng, kiếm sống, đầy tớ.
*Thấy được: Mơ ước của Cương được trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em: Nghề thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cúng đáng quý.
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về đốt pháo hoa, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS: Sách vở môn học
Tuần 9. Ngày soạn: 24/10/08 Ngày giảng: Thứ hai ngày 27/10/08 Tiết 1. Tập đọc Thưa chuyện với mẹ I) Mục tiêu * Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Mồn một, thợ rèn, kiếm sống, quan sang, nắm lấy tay mẹ,phì phèo, cúc cắc, bắn toé * Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm Hiểu các từ ngữ trong bài: Thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bàng, kiếm sống, đầy tớ. *Thấy được: Mơ ước của Cương được trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em: Nghề thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cúng đáng quý. II) Đồ dùng dạy - học : GV : Tranh minh hoạ trong SGK, tranh ảnh về đốt pháo hoa, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc HS : Sách vở môn học III)Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A Kiểm tra bài cũ : (5’) - Gọi 3 HS đọc bài : “ Đôi giày ba ta màu xanh” + trả lời câu hỏi - GV nhận xét – ghi điểm cho HS B.Dạy bài mới: 1, Giới thiệu bài(1’) – Ghi bảng. 2, Luyện đọc(12’) - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 2 đoạn - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải( cây bông ) - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp,gọi vài nhóm đọc - GV đọc toàn bài 3, Tìm hiểu bài(12’) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + Từ : “ Thưa” có nghĩa là gì? + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + Cương học nghề thợ rèn để làm gì? Kiếm sống: Tìm cách làm việc để tự nuôi mình. TK:. Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi Cương trình bày ước mơ của mình? Mẹ cương nêu lý do phản đối như thế nào? Nhễ nhại: mồ hôi ra nhiều, ướt đẫm + Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào? - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: + Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con, cách xưng hô, cử chỉ trong lúc trò chuyện? + Nội dung chính của bài là gì? GV ghi nội dung lên bảng 4,Luyện đọc diễn cảm(10’) - Gv đọc mẫu và nêu cách đọc - Y/c luyện đọc theo đoạn - HD HS đọc phân vai cả bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét chung. C.Củng cố– dặn dò:(2’) + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Điều ước của Vua Mi - đát - 3 HS thực hiện yêu cầu HS ghi đầu bài vào vở - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng đoạn -2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Thưa: trình bày với người trên về một vần đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn. - Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn. - Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả nên muốn tự mình kiếm sống. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi - Mẹ cho là Cương bị ai xui vì nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. - Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha, nghề nào cũng đáng quý trọng, chỉ có những nghề trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi - Cách xưng hô đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình. Cương lễ phép. mẹ âu yếm. Tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. Cử chỉ trong lúc trò chuyện thân mật, tình cảm. * Câu chuyện giúp ta hiểu rằng nghề nghiệp nào cũng đáng quý và ước mơ của Cương là hoàn toàn chính đáng - HS nắng nghe - 2 hs đọc - 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp. - 3,4 nhóm HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Lắng nghe - Ghi nhớ * Đánh giá tiết học: - Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài. - Nhược điểm: Một số em trong lớp còn chưa chú ý. ============================== Tiết 2. Toán. Đ 41: Hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu - Có biểu tượng về hai đường vuông góc, biết được hai đường thẳng vuông góc với nhautạo bpỉ 4 góc vuông có chung đỉnh . - Biết dùng êke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau hay không. (Hỗ trợ cách kiểm tra góc vuông) II. Đồ dùng dạy học Êke III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC (5p) CH: Em hãy nêu đặc điểm của góc tù , nhọn , bẹt? Nhận xét , cho điểm B. Bài mới *Giới thiệu và ghi đầu bài 1.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc. (10p) Vẽ hình chữ nhật ABCDvà 4 góc A,B,C,D đều là góc vuông (dùng êke đo) A B D C *KL: Hai đường thẳng CD và BClà hai đường thẳng vuông góc với nhau. CH: Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành mấy góc vuông?và có chung đỉnh nào ? Dùng êke vẽ góc vuông đỉnh O , cạnh OM,ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ONvuông góc với nhau. M N O CH: Em có nhận xét gì về 2 đường thẳng OM và ON? CH: Hãy lấy ví dụ về hai đường thẳng vuông góc với nhau ngoài thực tế ? 2. Thực hành (20p) Bài 1(6’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Yêu cầu hs dùng êke kiểm tra xem hai đường thẳng có vuông góc hay không?(HT) Bài 2(5’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Cho hs lên bảng vẽ , lớp vẽ vào vở . Nhận xét , chữa bài Bài 3(6’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Cho hs dùng êke kiểm tra các góc xem có vuông góc hay không theo nhóm đôi . Gọi các nhóm báo cáo * Nhận xét , chữa bài Bài 4: (4’) - Gọi hs đọc yêu cầu - Gọi hs nêu miệng Nhận xét , chữa bài C, Củng cố dặn dò2’ - Gọi hs nêu lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau - Góc tù lớn hơn góc vuông - Góc nhọn nhỏ hơn góc vuông - Góc bẹt bằng hai góc vuông Ghi đầu bài - Quan sát - Dùng êke đo và trả lời ...tạo thành 4 góc vuông chung điểm C - Hs quan sát - Vẽ nháp - Hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. *VD: khung cửa sổ , hai cạnh liên tiếp của bảng ... - 2 hs đọc yêu cầu - Dùng êke kiểm tra , báo cáo - Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau . - Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau . - 2 h đọc yêu cầu 1 hs lên bảng , lớp làm vở Nhận xét bài của bạn - 2 hs đọc yêu cầu Dùng ê ke kiểm tra góc vuông theo nhóm đôi , báo cáo . * Nhận xét nhóm bạn - Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông. - AE; ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau . - CD;DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau . -PQ;PN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau . - 2 hs đọc yêu cầu - Nêu miệng - AD và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau . -AD và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau . AB và BC ; BC và CD là cặp cạnh không vuông góc với nhau .(chúng chỉ cắt nhau) 2 hs nêu lại nội dung bài * Đánh giá tiết học: - Ưu điểm: Chú ý nghe giảng. - Nhược điểm: Một số em còn chưa chú ý. ================================== Tiết 3. Khoa học. Đ17. Phòng tránh tai nạn đuối nước I)Mục tiêu: - Nêu được một số viẹc nên làm và không nên làm để tránh tai nạn đuối nước. - Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng tai nạn đuối nước và nêu được một số kỹ năng tập bơi. Nêu được tác hại của tai nạn đuối nước. - Có y thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện. II) Đồ dùng dạy - học : GV : Tranh minh hoạ trong SGK, câu hỏi thảo luận ghi sẵn và phiếu. HS : Sách vở môn học III)Phương pháp: Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ : (3’) GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi : + Khi bị bệnh ta nên cho người bệnh ăn uống như thế nào? + Khi người thân bị bệnh tiêu hảy em cần làm gì và chăm sóc như thế nào? GV nhận xét, ghi điểm cho HS 2.Dạy bài mới : (30’) * Giới thiệu bài – Ghi bảng. * Tìm hiểu bài: * Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. - GV tiến hành cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1,2,3 ? Theo em những việc nào là không nên làm và những việc nào là nên làm? + Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? - GV nhận xét câu trả lời của HS và giảng thêm sau đó rút ra kết luận. - GV kết luận , ghi bảng * Hoạt động 2 : Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi : + Hình minh hoạ cho em biết điều gì? + Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? + Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú y điều gì?? - GV nhận xét ý kiến của các nhóm và kết luận chung. Hoạt động 3: bày tỏ thái độ, ý kiến - GV phát phiếu cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời theo các câu hỏi tình huống : + Tình huống 1 : Hùng và Nam vừa chơi bóng đá về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng em sẽ làm gì ? + Tình huống 2 : Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy. Nếu là bạn Lan em sẽ làm gì ? + Tình huống 3 : Trên đường đi học về trời mưa to và nước suối chảy xiết, My và các bạn của My nên làm gì ? - Gọi các nhóm trình bày y kiến của nhóm mình. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm trình bày đúng và lưu loát. - GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học. 4. củng cố – Dặn dò:(2’) - Yêu cầu HS nhắc lại bài học. - Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài học sau “ Ôn tập : Con người và sức khoẻ?” - 2 HS thực hiện theo yêu cầu. - HS ghi đầu bài vào vở - HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS tự nêu theo hình minh hoạ - Làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể bị chết người và lây sang cộng đồng. - Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng nước phải được xây thành và phải có nắp đậy. - Các HS khác nhận xét - HS hoạt động theo nhóm. - Hình minh hoạ các bạn nhỏ đang tập bơi ở bể bơi đông người, H5 minh hoạ các bạn đang tập bơi ở bể bơi - Nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ. - Cần vận động tập bài thể dục để không bị cảm lạnh hoặc không bị chuột rút, không nên tắm khi người còn nhiều mồ hôi hoặc khi ăn no hoặc quá đói. - Cần tắm lại bằng xà bôngvà nước ngọt, dôc và lau hết nước ở mang tai và mũi. - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm cử đại diện của nhóm mình lên trình bày - HS trả lời theo từng tình huống. - HS nhắc lại bài học ( Phần “ bạn cần biết”) - HS nhắc lại - Lắng nghe, ghi nhớ * Đánh giá tiết học: - Ưu điểm: Chú ý nghe giản ... khởi động dưới sự điều khiển của cán sự Cơ bản 18-20 phút 1 . Bài thể dục - Học động tác vươn thở: + N1 chân trái sang trái một bước rộng bằng vai đồng thời 2 tay đưa trước song song + N2 từ từ hạ tay thở ra + N3 2 tay đưa từ dưới lên cao + N4 về tư thế chuẩn bị - Động tác tay 7 phút GV làm mẫu phân tích động tác GV nhận xét sửa sai cho h\s Cho các tổ thi đua biểu diễn * ******** ******** ******** 2. Trò chơi vân động - Chơi trò chơi ném bóng trúng đích 3. Củng cố: ĐHĐN 4-6 phút 2-3 phút GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi h\s thực hiện gv và hs hệ thống lại kiến thức . Kết thúc. - Tập chung lớp thả lỏng. - Nhận xét đánh giá buổi tập - Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà 5-7 phút * ********* ********* * Đánh giá tiết học: - Ưu điểm: Chú ý, nghiêm túc. - Nhược điểm: Một số em tạp còn sai động tác. ================================= Ngày soạn: 28/10/08 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 31/10/08 Tiết 1. Tập làm văn. Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I. Mục tiêu 1. Xác định được mục đích trao đổi , vai trò của trao đổi . 2.Lập được dàn ý ,(nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích. 3. Biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp , lời lẽ thuyết phục , đạt được mục đích đặt ra . II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC(5p) - Gọi 2 hs kể lại câu chuyện Yiết Kiêu - Nhận xét B. Bài mới - Giới thiệu và ghi đầu bài 1.Đề bài (3p) - Gọi hs đọc yêu cầu của đề bài Cho hs xác định yêu cầu 2. Xác định mục đích trao đổi . (10p) */Gợi ý : CH: Nội dung trao đổi là gì ? CH:Đối tượng trao đổi là gì? CH:Mục đích trao đổi để làm gì ? CH:Hình thức của cuộc trao đổi là gì ? - Cho hs nêu tên cuộc trao đổi em sẽ chọn nguyện vọng nào , học thêm môn năng khiếu nào. 3.Trao đổi theo nhóm đôi . (17p) - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi * Gọi các nhóm trình bày Nhận xét *Tiêu chí đánh giá : - Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đề ra không? - Lời lẽ cử chỉ của hai bạn có phù hợp với nhân vật đóng vai không? có sức thuyết phục không? C. Củng cố dặn dò(2p) - Gọi hs nêu lại nội dung - Nhận xét giờ học - 2 hs kể chuyện - Ghi đầu bài - HS đọc y/c - 3 hs đọc gợi ý sgk - Nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. -Anh hoặc chị em - Làm cho anh , chị hiểu được nguyện vọng của em , giải đáp những khó khăn , thắc mắc để anh , chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy . - Đóng vai em và anh , chị . - Đọc thầm gợi ý 2 Hình thành câu trả lời cho những thắc mắc . - Thảo luận nhóm đôi - Các nhóm trình bày - Nhận xét , chọn bạn kể hay nhất và nhóm bạn đóng vai thuyết phục nhất . Nêu lại nội dung bài * Đánh giá tiết học: - Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Nhược điểm: Một số em còn chưa chú ý. ================================ Tiết 2. Toán. Đ 45. Thực hành vẽ hình chữ nhật I. Mục tiêu - Giúp học sinh biết sử dụng thước và êke để vẽ hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh cho trước. II. Đồ dùng dạy - học - Thước thẳng và êke ( Giáo viên và học sinh) III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A, KTBC (5’) - Gọi 1 học sinh vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và // với đường thẳng AB cho trước. - Nhận xét và cho điểm. - Giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình chữ nhật. B, Bài mới 1, GTB (1’) 2, Nội dung(10’) *.Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh VD: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm, và chiều dộng 2 cm. - Yêu cầu học sinh vẽ từng bước như SGK: + Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm,( Giáo viên vẽ đoạn thẳng CD + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2 cm. + Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. 3, Luyện tập Bài 1(10’) - Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán. - Yêu cầu học sinh tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật. - Yêu cầu học sinh nêu cách vẽ của mình. - Yêu cầu tính chu vi của hình chữ nhật. - Nhận xét. Bài 2(10’) - Yêu cầu học sinh tự vẽ hình, sau đó dùng thước có chia vạch để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đướng chéo bằng nhau. C, Củng cố (3’) - Tổng kết giờ học. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - 1 học sinh lên bảng vẽ.- Học sinh nghe. - Ghi đầu bài - Hs quan sát và thao tác theo - Học sinh vẽ vào giấy nháp. - 1 học sinh đọc bài. - Học sinh vẽ vào vở bài tập. B A C D - Nêu các bước vẽ như phần bài học SGK. - Chu vi của hình chữ nhật là: (5 + 3) x 2 = 16 (cm). - HS đọc y/c - Học sinh làm bài cá nhân. - Nx đánh giá * Đánh giá tiết học: - Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Nhược điểm: Một số em còn chưa chú ý. =============================== Tiết 3. Mĩ Thuật. Bài 9: tập nặn tạo dáng Con vật quen thuộc A. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật. Học sinh biết cách nặn và nặn được con vật theo ý thích. Học sinh thêm yêu mến các con vật. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh ảnh một số con vật quen thuộc. Hình gợi ý cách nặn, sản phẩm của học sinh. Đất nặn, giấy để xé dán. - Học sinh: Đất nặn hoặc giấy màu. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ (1’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. III. Giảng bài mới: - Giới thiệu: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) - Giáo viên dùng tranh ảnh các con vật đặt câu hỏi: ? Đây là con vật gì ? Hình dáng của các bộ phận như thế nào ? Màu sắc của con rùa này thế nào ? Em hãy kể tên những con vật mà em thích và tả lại hình dáng màu sắc của con vật đó. ? Em thích nặn con vật nào con vật đó đang làm gì? Hoạt động 2: Cách vẽ nặn con vật (5’) - Giáo viên nặn mẫu. - Nặn các bộ phận chính của con vật. - Nặn các bộ phận khác. - Tạo dáng và sửa chữa lại hòan chỉnh con vật. - Chú ý các thao tác khi ghép các bộ phận của con vật. Họat động 3: Thực hành (20’) - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đất nặn giấy lót bàn để làm bài tập thực hành. - Nhắc học sinh chọn con vật đơn giản để nặn. Họat động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Giáo viên yêu cầu học sinh chưng bày kết quả học tập. - Sau đó thì nhận xét bài của bạn về: Hình dáng. - Dặn dò: Vẽ trang trí, quan sát hoa lá thật. - Hát chào giáo viên - Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra. - Học sinh quan sát, trả lời. - Đây là con rùa - Có cái mai tròn, 4 chân ngắn. - Có cái đầu thò ra. - Màu xanh có đốm vàng. - Học sinh đứng dậy tả lại những con vật mà mình yêu thích. - Học sinh trả lời theo ý thích 3 - 4 học sinh trả lời. - Học sinh chọn con vật mà mình thích sau đó sẽ nặn con vật mà mình thích. - Nặn từng chi tiết sau đó ghép các chi tiết lại với nhau. - Học sinh bày bài theo nhóm sau đó nhận xét bài về hình dáng của con vật đã đẹp chưa. * Đánh giá tiết học: - Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài. - Nhược điểm: Một số em chưa chuẩn bị bài. ======================================= Tiết 4. Hát nhạc. Bài 9: Học hát bài trên ngựa ta phi nhanh I. Mục tiêu cần đạt: - Học sinh biết nội dung bài hát, cảm nhận tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp sinh động thể hiện trong lời ca. - Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát. - Qua bài hát, giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Nhạc cụ (thanh phách), chép sẵn nội dung bài hát lên bảng. - Học sinh: Vở, thanh phách. III. Phương pháp: - Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, thực hành, lý thuyết. Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạth động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi 2 em lên bảng hát 1 em hát bài “Em yêu hòa bình” 1 em hát bài “Bạn ơi lắng nghe” - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới (25’) a. Giới thiệu bài: - Tiết hôm nay các em sẽ được học 1 bài hát mới với chất giọng vui và rộn rã của nhạc sĩ Phong Nhã. b. Nội dung: - Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần giới thiệu về tác giả tác phẩm. - Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích. - Trước khi hát cho học sinh luyện cao độ âm o, a. Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh3 Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh Vó câu nhẹ tênh, lắc lư nhịp nhàng Biển bạc, rừng vàng đồng xanh mở rộng Bao la, ta phi khắp chốn thăm các bạn bè yêu mến, tổ quốc mẹ hiền chắp cánh cho đoàn đội ta phi nhanh3 (ta phi nhanh3)3. - Cho học sinh hát kết hợp toàn bài với nhiều hình thức cả lớp - dãy - tổ. ? Qua học bài hát này em cho biết bài hát nói lên điều gì - Cho cả lớp hát lại 1 lần bài hát để thấy được điều đó. 4. Củng cố dặn dò (4’) - Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần. - Dặn dò: Về nhà các em ôn lại bài hát, giáo viên nhận xét tiết học. - Cả lớp hát. - 2 em lên bảng hát. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nghe - Học sinh luyện cao độ rồi học hát. - Hát cả bài theo hình thức cả lớp - dãy - tổ. - Bài hát gợi lên hình ảnh những cậu bé phi ngựa băng quan các miền quê của đất nước, hiên ngang vượt lên phía trước. * Đánh giá tiết học: - Ưu điểm: Chú ý nghe giảng, hiểu bài, sôi nổi - Nhược điểm: Một số em hát sai về cao độ. =========================================== Tiết 5. Sinh hoạt. Tuần 9. I/ yêu cầu - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS II/ lên lớp 1. Tổ chức : Hát 2. Bài mới a. Nhận định tình hình chung của lớp - Nề nếp : + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm + Đầu giờ trật tự truy bài - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo b. Kết quả đạt được - Tuyên dương : Nghiệp; Minh Ngọc; Như Ngọc; Lò Thị Thúy Hường. - Phê bình : Sơn; Hải; mất trật tự trong lớp. c.. Phương hướng : - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10 - Tiếp tục thu các khoản tiền quy định =================================
Tài liệu đính kèm: