Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 21

Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 21

TẬP ĐỌC

MẸ

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu và cảm thụ bài thơ diễn tả cảm xúc của anh thương binh khi nhớ lại hình ảnh bà mẹ chiến sĩ chăm sóc anh, lòng biết ơn chân thành của anh thương binh đối với bà mẹ.

- Từ ngữ: An cần, lặng lẽ, yên ắng, bói

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc như sách giáo khoa.

- Thái độ: Học sinh hiểu rõ hơn về tình quân dân thắm thiết.

II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên : Hệ thống câu hỏi, SGK.

- Học sinh : đọc trước bài, SGK, VBT.

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 55 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 4 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21:	
Tiết 41: 	Thứ ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC
MẸ
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Hiểu và cảm thụ bài thơ diễn tả cảm xúc của anh thương binh khi nhớ lại hình ảnh bà mẹ chiến sĩ chăm sóc anh, lòng biết ơn chân thành của anh thương binh đối với bà mẹ.
Từ ngữ: Aên cần, lặng lẽ, yên ắng, bói
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc như sách giáo khoa.
Thái độ: Học sinh hiểu rõ hơn về tình quân dân thắm thiết.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : Hệ thống câu hỏi, SGK.
Học sinh : đọc trước bài, SGK, VBT.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Những bông hoa tím.
Vì sao mùi thơm của hoa tím làm nôn nao lòng người?
Đại ý bài 
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
_ Giới thiệu bài: ghi bảng (1’).
Hát
 _ Học sinh đọc bài trả lời câu hỏi. 
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 1: Đọc mẫu.
Nắm sơ lược giọng đọc toàn bài.
Tiến hành : 
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1 -> tóm ý
_ 2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm – nêu từ khó.
* Kất luận: Học sinh tìm hiểu bài -> đọc đúng như mục tiêu.
Hoạt động 2: 
Rèn học sinh đọc đúng
Phương pháp : Thảo luận. 
_ Hoạt động nhóm.
_ Anh thương binh nhớ những gì ở ngôi nhà của bà mẹ?
_ Tiếng chân đi rất nhẹ, gió và qua mái lá, trái chín rụng suốt mùa thu, chim lao xao trên cây nhãn ngoài vườn.
_ Chi tiết nào nói lên sự chăm sóc ân cần của bà mẹ đối với anh thương binh?
_ Con xót lòng -> hái bưởi đào. Nhạt miệng -> canh tôm nấu khế. Đói bụng -> khoai nướng ngô bung.
* Luyện đọc: Giáo viên ghi câu dài lên bảng, lưu ý học sinh ngắt câu đúng.
_ 10 học sinh luyện đọc như sách giáo khoa.
_ Giáo viên đọc mẫu lần 2
_ 4 học sinh đọc thuộc.
* Kết luận: bài thơ cho tah61y sự săn sóc ân cần của bà mẹ chiến sĩ và lòng biết ơn sâu sắc của anh thương binh.
4/ Củng cố: (4’) 
- Giáo dục tình quân dân như cá với nước.
_ vài học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
5/ Dặn dò: (1’)
Học thuộc lòng cả bài
Chuẩn bị bài: Bắt giặc lái Mỹ.
Nhận xét tiết học.
Tiết 101: 	 
TOÁN
DIỆN TÍCH CỦA 1 HÌNH.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Bước đầu học sinh có biểu tượng vẽ diện tích của 1 hình.
Kỹ năng: Học sinh biết so sánh diện tích của 2 hình.
Thái độ: yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : Vẽ sẵn hình như sách giáo khoa.
Học sinh : Vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Kiểm tra
Giáo viên phát bài kiểm tra + nhận xét.
3/ Bài mới: (30’)
_ Giới thiệu: ghi bảng tựa.
Hát
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 1: Diện tích của 1 hình (5’)
Học sinh biết diện tích là gì?
Phương pháp : Trực quan, giảng giải.
_ Hoạt động nhóm.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 31/SGK và cho biết có những hình nào?
_ Hình D và hình tròn.
_ Hình D như thế nào với hình tròn?
_ Hình tam giác nhỏ hơn hình tròn
_ Giáo viên nói: Diện tích hình D nhỏ hơn diện tích hình tròn.
_ 2 học sinh lập lại.
_ Em hãy tìm 1 vài hình ảnh tương tự?
* Kết luận: Học sinh hiểu diện tích là bề mặt của 1 hình.
_ Cuốn tập và mặt bàn. Cái bảng và vách tường.
Hoạt động 2 : So sánh diện tích các hình. 
Học sinh biết so sánh diện tích các hình.
Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
_ Học sinh quan sát hình vẽ và so sánh theo số lượng ô vuông.
_ Hình A có diện tích bằng hình B vì có số ô vuông bằng nhau.
_ Tìm 1 vài ví dụ có dịên tích bằng nhau?
A
B
C
_ 2 cuốn tập, 2 cái bảng lớp, 2 mặt bàn, ghế.
_ Nhìn hình vẽ em thấy được diện tích hình A như thế nào?
B
A
1
2
_ Diện tích hình A bằng diện tích hình B + Diện tích hình C.
B
_ Hình tam giác A không thể chia thành các hình vuông nhưng ta có thể cắt phần D -> 2 ta có hình chữ nhật B => Diện tích.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 3 : Luyện tập.
Học sinh giải đúng các bài tập.
Phương pháp: Thực hành. 
Bài 1: So sánh diện tích các hình
_ DT MNPQ > DT ABCD.
Bài 2: Học sinh đếm và so sánh
_ DT H.P = DT H.Q
Bài 3: 
_ Học sinh trả lời miệng -> H.C = H.D
4/ Củng cố: (4’)
_ em hiểu diện tích của 1 hình là gì?
_ Là bề mặt của hình đó.
5/ Dặn dò: (1’)
Bài tập 4/133
Chuẩn bị:cm2, dm2.
Nhận xét tiết học.
Tiết 21 	 
ĐỊA LÝ
THÀNH PHỐ HUẾ.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh chỉ được thành phố Huế trên bản đồ và trình bày được đặc điểm tiêu biểu của Huế, giải thích được vì sao Huế lại trở thành thành phố du lịch hấp dẫn.
Kỹ năng: Học sinh có kỹ năng chỉ bản đồ.
Thái độ: Yêu thích vẻ đẹp cổ kính của Huế.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : Bản đồ tự nhiên Việt Nam
Học sinh : Đọc trước bài Huế.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Bài cũ: (4’) Con người ở đồng bằng miền Trung.
Nêu các đặc điểm của đồng bằng miền Trung?
Các nghề của người dân ở đây?
Giáo viên nhận xét – ghi điểm
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: ghi tựa
Hát
Hoạt động 1: Thiên nhiên và công trình kiến trúc. 
_ Cả lớp, tiểu luận.
Học sinh nắm được các đặc điểm nổi bật của Huế.
Phương pháp : Thảo luận
_ Nêu vị trí của thành phố Huế?
_ Nắm ở đồng bằng Thừa thiên.
_ Thành phố Huế được xây dựng bao lâu? Từng đóng vai trò gì đối với nước ta.
_ xây dựng gần 4000 năm, được coi là trung tâm chính trị văn hóa của Đảng và là kinh đô của Việt Nam dưới thời Nguyễn.
_ Hãy chỉ vị trí của Huế trên bản đồ Việt Nam?
_ 5 học sinh 
_ Thiên nhiên và các công trình kiến trúc ở Huế có gì đặc biệt?
_ Thiên nhiên đa dạng, phong cảnh hữu tình, cảnh vật thơ mộng, có cung điện lăng tẩm thời nhà Nguyên được thế giới công nhận là di tích văn hóa của thế giới.
_ Hãy nêu 1 số công trình kiến trúc tiêu biểu?
_ Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ.
* Kết luận: Những nét đặc sắc của Huế, 1 thành phố cổ.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2 Huế – Thành phố du lịch.
_ Thảo luận.
Những thế mạnh để Huế -> Thành phố du lịch.
Phương pháp: Thảo luận 
_ Hoạt động nhóm.
_ Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng?
_ Có cảnh thiên nhiên thơ mộng và nhiều công trình kiến trúc cổ.
_ Du khách đến Huế gồm những thành phần nào? Họ đến Huế với mục đích gì?
_ Trong nước và ngoài nước tới để tham quan học tập.
_ Các hoạt động truyền thống ở Huế là gì?
_ Các lễ hội múa hát, cung đình, ca hát trên sông.
* Kết luận: Huế – Thành phố du lịch nổi tiếng.
_ 4 học sinh nhắc lại.
4/ Củng cố: (4’)
_ Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch nổi tiếng?
_ 3 học sinh đọc lại ghi nhớ sách giáo khoa.
5/ Dặn dò: (1’)
Học thuộc bài. Chuẩn bị: Thành phố Đà Nẵng.
Tiết 21: 	 Thứ , ngày tháng năm 200
ĐẠO ĐỨC 
CHĂM SÓC ÔNG BÀ CHA MẸ (t2)
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: Giúp học sinh hiểu mổi chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương và chăm sóc ông bà cha mẹ những người có công sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người.
Kỹ năng: Rèn thói quen chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Thái độ: Giáo dục học sinh biết kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ mới là người con hiếu thảo.
II/ Chuẩn bị:
	_ GV : Sách giáo khoa, 1 số tình huống.
	_ HS : SGK, tập xử lí 1 số tình huống.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Tiết 1
Mỗi chúng ta cần phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?
Đọc ghi nhớ.
3. Bài mới: Tiết 2 (30’)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay, thầy và các em giải quyết các tình huống thể hiện sự chăm sóc ông bà, cha mẹ qua tiết đạo đức “Luyện tập, thực hành”
Hát
_ 3 học sinh 
_ 2 học sinh..
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Liên hệ bản thân.
Học sinh nhớ lại những việc đã làm thể hiện sự chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Phương pháp : Đàm thoại
_ Hoạt động cả lớp
_ Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại những công việc mình đã làm được trong tuần như chăm sóc ông bà, cha mẹ như thế nào?
_ Học sinh tự liên hệ và trình bày trước.
_ Học sinh nhận xét.
* Lưu ý: Học sinh kể những sự việc cót hật của bản thân.
+ Kết luận: Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 Nêu – xử lí tình huống.
Xử lý đúng các tình huống – nêu đúng các tình huống.
Phương pháp : Thảo luận 
_ Hoạt động nhóm.
_ Giáo viên nêu tình huống 
_ Học sinh thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
_ Ở nhà, ông bà già yếu, thường trở nên khó tính hay la mắng em. Em có nên cải lại không.
_ Không nân cải lại
_ Mắt bà đã mờ, đi lại khó khăn, lúc đó, con phải làm gì ?
_ Phải giúp đỡ bà đi lại, xâu kim giúp bà.
_ Mẹ đi làm về trễ mệt nhọc nhưng quần áo còn ngâm trong chậu, em phải hành động ra sao?
_ Lấy nước cho mẹ uống, phụ mẹ giặt đồ.
_ Ông bị ốm nằm trong giường, trong khi đó không có bố mẹ ở nhà, em có nên bỏ đi không ? Vì sao ? em phải làm gì ?
_ Không đi, ở bên ông chăm sóc ông khi ông cần.
_ Giáo viên yêu cầu các nhóm nêu thêm tình huống để các nhóm xử lý.
* Kết luận: cần phải chăm sóc ông bà, cha mẹ thường xuyên.
_ Các nhóm nêu thêm tình huống tập xử lý.
4/ Củng cố:
_ Đọc ghi chú
_ 2 học sinh 
_ Đọc bài thơ: “Mẹ ốm”
_ 1 học sinh đọc
_ Giáo viên kể chuyện “Cái gì quý hơn” Theo em mẹ sẽ thích món quà nào hơn ? Vì sao ?
_ Thích đóa hoa sung giản dị vì người con đã biết nhớ tới mẹ.
GDTT: Kính yêu, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
5/ Dặn dò: (1’) 
Học thuộc ghi nhớ + thực hiện những điều ... át luận: Nhận xét việc sửa bài.
4/ Củng cố (4’)
_ Giáo viên đọc và phân tích 1 số bài văn hay 
_ Học sinh lắng nghe
5/ Dặn dò : (1’)
Sửa lại bài của mình
Chuẩn bị: Tả vườn rau
Nhận xét tiết học.
TIẾT 42
KHOA HỌC
KIỂM TRA
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Ôn các kiến thức về đất, đá, quặng
Kỹ năng: rèn học sinh làm chính xác các kiến thức đã học
II/ Đề bài;
1/ Em hãy điền tiếp cho đủ ý: ( 5d )
 Muối là một chất..Muối được dùng để,..,..,
 Trong công nghiệp, người ta dùng muối để.
2/ Em hãy ghi Đ vào câu đúng, S vào câu sai (4đ)
 Đặc điểm của than đá là:
 Đen nhánh, nặng hơn than củi, lâu bắt lửa, khi cháy toả ra nhiều nhiệt.
 Đen thui, không có độ bóng, xốp , nhẹ, dễ bắt lửa, khi cháy toả nhiệt yếu.
III/ Đáp án: (1 điểm chữ viết + trình bày)
Câu 1: (5đ)
Rất cần cho cơ thể người (1đ)
Chế biến thức ăn (1đ)
Làm nước mắm (1đ)
Ướp thịt cá (1đ)
Để điều chế nhiều loại hóa chất (1đ)
Câu 2: (4đ)
 Đ S
IV/ Dặn dò : (1’)
CB : Nước đối với đời sống thực vật.
Nhận xét tiết học 
TIẾT 105	TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Biết cách tính diện tích hình vuông khi biết số đo các cạnh hình vuông đó.
Kỹ năng: Rèn học sinh biết cách tính diện tích hình vuông chính xác.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: sách giáo khoa, vở bài tập.
	_ Học sinh : sách giáo khoa, vở bài tập, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Diện tích hình chữ nhật(4’)
Sửa bài 3/137
Chấm điểm – nhận xét
3. Bài mới: Diện tích hình vuông (30’)
Gtb : Hôm nay các em học bài diện tích hình vuông. -> Giáo viên ghi tựa.
Hát
_ 2 học sinh nêu.
_ 1 học sinh tóm tắt, 1 học sinh giải.
_ Nhận xét
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài(5’) 
Nắm cách tính diện tích hình vuông, công thức tính
Phương pháp : Đàm thoại, trực quan.
_ Hoạt động cả lớp.
_ Hình vuông là hình chữ nhật như thế nào?
_ Hình chữ nhật đặc biệt, chiều dài = chiều rộng.
_ Yêu cầu học sinh vẽ 1 hình vuông có cạnh 4cm, tính diện tích hình chữ nhật.
_ Học sinh thực hành vẽ hình vuông cạnh 4cm
S = D x R = 4 x 4 = 16 (cm2)
_ Tính diện tích hình vuông có cạnh 5cm
S = D x R = 5 x 5 = 25 (cm2)
_ Qua 2 ví dụ rút ra quy tắc tính diện tích hình vuông như thế nào?
_ cạnh x cạnh
S = a x a
* Kết luận: Nêu lại quy tắc công thức tính diện tích hình vuông
_ 3 học sinh nêu.
Hoạt động 2: Luyện tập (18’)
Học sinh vận dụng làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
Phương pháp : Thực hành.
_ Hoạt động cá nhân.
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm
_ Học sinh nêu công thức quy tắc tính -> học sinh tự làm
Bài 2: Điền từ thích hợp vào ô trống
_ Học sinh tự giải
_ 1 em giải ở bảng phụ.
_ Hỏi lại công thức tính chu vi hình vuông?
_ Sửa bài.
_ Hình vuông khi biết chu vi, ta đi tìm gì?
_ Nêu công thức tính cạnh hình vuông dựa vào chu vi
Bài 3: Tóm tắt
Giải
Cạnh viên gạch hình vuông 20cm, lát hết 350 viên gạch S căn phòng = ? m
Diện tích 1 viên gạch
20 x 20 = 400 (cm2)
Diện tích căn phòng:
350 x 400 = 140.000 (cm)
ĐS: 14 m2
* Kết luận: Giáo viên nhận xét, bổ sung
4/ Củng cố : (4’)
_ Nêu qui tắc, công thức tính S hình vuông?
_ 2 học sinh nêu.
_ Thi dua: hình chữ nhật có P = 520cm. Tính S hình vuông biết rằng chu vi của nó bằng nửa chu vi hình chữ nhật.
_ 2 dãy cử đại diện lên thi đua.
Chu vi hình vuông:
520 : 2 = 60 (cm)
Cạnh hình vuông:
260 : 4 = 65 (cm)
Diện tích hình vuông:
65 x 65 = 4225 (cm2)
ĐS: 4225 cm2
_ Nhận xét
5/ Dặn dò : (1’)
Học thuộc công thức, quy tắc tính S hình vuông
Làm bài 3, 4/138
CB : Luyện tập
Nhận xét tiết học.
Tiết 21: 	 
HÁT
ÔN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
Giảm tải: bỏ ôn tập đọc nhạc bài 18, 19 và hát lời bài 19 – BTVN).
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: Ôn lại các bài hát đã học bài “bạn ơi lắng nghe”.
Kỹ năng: Rèn học sinh hát đúng nhạc kết hợp múa đơn giản.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : sách giáo khoa
Học sinh : Sách giáo khoa, các động tác múa.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Bạn ơi lắng nghe.
Học sinh hát lại bài “Bạn ơi lắng nghe”, cá nhân, tổ, dãy, lớp.
Nhận xét.
3. Bài mới: Ôn tập (30’)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay và các em cùng ôn lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe”.
Hát
Hoạt động 1: Hát ôn (5’)
Hát hay, hát đúng bài hát.
Phương pháp : Thực hành.
_ Hoạt động cá nhân.
_ Giáo viên hát lại bài hát 1 lần
_ Giáo viên yêu cầu học sinh thi đua hát cả bài.
_ Học sinh hát 3 em.
_ Từng bàn hát thi với nhau -> tổ dãy -> nhận xét.
Hoạt động 2 : Tập múa minh họa.
Biết múa các động tác đơn giản minh họa cho bài hát.
Phương pháp: quan sát, thực hành.
_ Hoạt động cả lớp.
_ Giáo viên vừa hát vừa múa minh họa cả bài.
_ Học sinh chú ý quan sát.
_ Học sinh thực hành theo hướng dẫn của Giáo viên 
_ Giáo viên yêu cầu học sinh múa cả bài.
_ Học sinh thực hành múa cả bài.
4/ Củng cố:
_ Chơi trò chơi âm nhạc
_ Giáo viên giơ hiệu lệnh A, U, E, O -> chia lớp làm 4 tổ và hát theo hiệu lệnh của giáo viên.
_ Học sinh hát dưới hình thức tiếp sức.
_ Giáo viên tổng kết , tuyên dương.
5/ Dặn dò: (1’) 
Tập hát và múa lại bài hát.
Chuẩn bị: Thiếu nhi thế giới liên hoan.
Nhận xét tiết học.
Tiết 3: 
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải bảo đảm an toàn.
Hiểu trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng qui định mới có thể được đi xe đạp ra đường phố.
Biết qui định của luật giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp ở trên đường.
Kĩ năng: Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi trên đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
Thái độ: Có ý thức đi xe cỡ nhỏ, thực hiện an toàn giao thông.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên : Sơ đồ 1 ngã tư có vòng xuyến và đoạn đường nhỏ giao nhau với các tuyến đường chính.
_ 1 số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai.
	_ Học sinh: Sách giáo khoa, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn.
Vạch kẻ đường có tác dụng gì ?
Cọc tiêu cắm ở đâu ? có tác dụng gì
Có mấy loại rào chắn ? Tác dụng của từng loại ?
Nhận xét: đi xe đạp an toàn.
3. Bài mới: Đi xe đạp an toàn (30’)
_ Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài 3 “đi xe đạp an toàn” – ghi tựa.
Hát
_ 1 học sinh nêu
_ 1 học sinh nêu
_ 1 học sinh nêu.
.
Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn.
Nắm được thế nào là 1 chiếc xe đạp an toàn. Khi nào thì trẻ em có thể đi xe đạp ra đường.
 Phương pháp : Trực quan, thảo luận
_ Học sinh thảo luận theo nhóm cử đại diện trình bày.
Tiến hành:
_ Chiếc xe bảo đảm an toàn là chiếc xe như thế nào?
_ Xe phải tốt, có đủ các bộ phận.
* Kết luận: Trẻ em phải đi xe đạp nhỏ, xe phải chắc chắn, có đầ đủ các bộ phận.
_ Loại xe trẻ em có vành dưới 650mm.
Hoạt động 2: Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
Biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường
 Phương pháp : Trực quan, thảo luận
_ Hoạt động nhóm
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh và sơ đồ, yêu cầu chỉ các hướng đi đúng (sai)
_ học sinh quan sát và thực hiện chỉ sơ đồ các hướng đi đúng (sai)
_ Yêu cầu kể những hành vi đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn ?
_ Lạng lách, đánh võng, đèo nhau, đi dàn hàng ngang, đi vào đường cấm.
_ Theo em để đảm bảo an toàn, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
_ Đi bên phải, sát lề đường.
_ Nhường đường cho xe cơ giới
_ Đi đúng hướng đi.
_ Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.
_ Kết luận: học sinh nhắc lại các qui định đối với người đi xe đạp
_ Học sinh nhắc lại.
4/ Củng cố: (4’)
_ Nhắc lại những qui định đối với những người đi xe đạp trên đường ? Vì sao trẻ em phải đi xe nhỏ ?
_ 3 học sinh 
_ GDTT: Chấp hành đúng luật dành riêng cho người đi xe đạp.
5/ Dặn dò: (1’)
Học thuộc bài
Chuẩn bị: bài 4: lựa chọn đường đi an toàn
Nhận xét tiết học.
TUẦN 21 TỪ NGÀY 16 / 2 ĐẾN NGÀY 20 / 2 Năm học: 2003 - 2004
NGÀY
TIẾT
MÔN HỌC
TÊN BÀI DẠY
THỨ
HAI
16/2
1
Chào cờ
2
Tập đọc
Mẹ
3
Toán
Diện tích của một hình
4
Địa lý
Thành phố Huế
5
Hát
Bạn ơi! Hãy lắng nghe (tt)
6
THỨ 
BA
17/2
1
Đạo đức
Chăm sóc ông bà, cha mẹ (t2)
2
Khoa học
Oân tập : Đất, đá, quặng (tt)
3
Tập làm văn
Tả con đường quen thuộc(Bài viết)
4
Kỹ thuật
Lắp băng chuyền (t2)
5
Thể dục
Bài 41
6
Toán
Xentimét vuông – đềximét vuông
THỨ 
TƯ
18/2
1
Tập đọc
Bắt giặc lái Mỹ
2
Lịch sử
Trường học thời Lê
3
Toán
Milimét vuông – Mét vuông
4
Thể dục
Bài 42
5
Ngữ pháp
Danh từ (tt)
6
THỨ 
NĂM
19/2
1
Từ ngữ
Quân đội (tt)
2
Sức khoẻ
Bệnh bướu cổ
3
Toán
Diện tích hình chữ nhật
4
Chính tả
Phân biệt ênh - ên
5
Kể chuyện
Alibaba và 40 tên cướp
6
Kỹ thuật
Lắp băng chuyền (t3)
THỨ 
SÁU
20/2
1
Mỹ thuật
Xem tranh.
2
Tập làm văn
Tả con đường quen thuộc ( Bài trả)
3
Toán
Diện tích hình vuông
4
Khoa học
Kiểm tra
5
Sinh hoạt lớp
Tổng kết các mặt trong tuần
6

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan21.doc