Thiết kế bài dạy Toán Lớp 4 - Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10

Thiết kế bài dạy Toán Lớp 4 - Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- YC1: Ban đầu hiểu được bớt đi làm phép trừ.

- YC2: Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.

- YC3: Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển năng lực tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- YC4: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

2.2. Năng lực:

- YC5: Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.

- YC6: Học sinh sử dụng được que tính để hỗ trợ hoạt động học tập.

- YC7: Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra.

 

docx 4 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 88Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Toán Lớp 4 - Bài 11: Phép trừ trong phạm vi 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài dạy
BÀI 11: Phép trừ trong phạm vi 10
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- YC1: Ban đầu hiểu được bớt đi làm phép trừ.
- YC2: Thực hiện được phép trừ trong phạm vi 10.
- YC3: Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển năng lực tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
- YC4: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
2.2. Năng lực:
- YC5: Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- YC6: Học sinh sử dụng được que tính để hỗ trợ hoạt động học tập.
- YC7: Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Que tính: Dùng trong hoạt động 2
- Phiếu học tập: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.
- Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.
2. Học sinh:
- Que tính, vở, SGK
- Ôn lại cách so sánh các số trong phạm vi 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đánh giá
- YC cần đạt về KT,KN
- Biểu hiện PC, NL
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu:
- Tạo niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.
- Giới thiệu vấn đề cần học.
Nội dung: “hát múa”
Tổ chức hoạt động:
- Quản ca điều khiển cả lớp hát bài: “Em yêu trường em” và vận động theo nhạc.
- Có hứng thú, thoải mái
- Nhận xét, chốt, chuyển
- Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu
- Nghe, viết mục bài vào vở
- Chia sẻ được mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu:
- HS biết được bớt là trừ.
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Học sinh sử dụng được que tính để hỗ trợ hoạt động học tập.
- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề.
Nội dung:
- Phép trừ trong phạm vi10.
Phương pháp:
- Lí thuyết kiến tạo trong dạy học
- Trình bày vấn đề.
- Hợp tác
Tổ chức hoạt động:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và hiểu được lúc đầu trong đĩa có mấy quả cam.
- Bạn lấy mấy quả ra khỏi đĩa?
- Bớt 1 quả trong đĩa còn lại mấy quả? 
- GV gắn lên bảng 6 quả cam dùng que tính che 1 quả 
- Gạch bớt mấy quả? Còn lại mấy quả?
 GV bớt đi ta phải làm phép trừ giới thiệu dấu – (dấu trừ)
GV nêu thay từ bớt đi bằng dấu - 
- HD học sinh nêu được phép tính
b, Tiếp tục tương tự để rút ra được phép tính
- HS quan sát và tìm được câu trả lời 6 quả bớt 1 quả còn 5 quả 
- HS tự quan sát và trả lời
- HS nhắc lại dấu trừ và viết dấu trừ vào bảng con 
 6 - 1 = 5
 5 - 2 = 3
 - Thông qua hoạt động học tập để quan sát, đánh giá HS về YC1, YC5, YC6.
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
3.1. Bài tập 1:
Mục tiêu: 
- Học sinh biết được: số ban đầu, số bị bớt đi, số còn lại.
- Học sinh đọc và viết đúng phép tính theo tranh minh hoạ.
Nội dung: Điền số 
Phương pháp:
- Hợp tác
- Trình bày vấn đề
- Tổ chức hoạt động:
a, Quan sát tranh trả lời câu hỏi " còn lại mấy quả bưởi trên cây" ? 
b, HD học sinh quan sát ổ trứng để trả lời được câu hỏi "Có mấy quả trứng chưa nở " ?
3.2. Bài tập 2:
Mục tiêu:
- Học sinh điền được kết quả phép tính chính xác.
- Biết phối hợp trong hoạt động nhóm.
Nội dung: Điền số?
Phương pháp:
- Hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn
Tổ chức hoạt động:
- Phát bảng nhóm
- Nhận xét, chữa bài:
- HS quan sát số bưởi ban đầu, số bưởi hái xuống, số bưởi còn lại trên cây để có phép tính 
 8 - 3 = 5 
- HS làm giống câu a để có phép tính 10 - 7 = 3
- Hoạt động nhóm 4 để làm bài tập. 
- Trình bày kết quả.
 7 – 2 = 5 ; 7 – 5 = 2
 8 – 5 = 3 ; 6 – 4 =2
 9 – 4 = 5 
- Thông qua bài tập 1 2 để quan sát, đánh giá HS về yêu cầu 1,2, 5
Hoạt động 4: Vận dụng sáng tạo
3.4. Bài tập 4:
Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn
Nội dung: Tìm số bạn nam , bạn nữ trong nhóm.
Phương pháp:
- Giải quyết vấn đề.
Tổ chức hoạt động: Tổ chức chơi trò chơi
- Nêu câu hỏi để học sinh trả lời
- Nhận xét, tổng kết trò chơi.
- Nhóm mình có 4 bạn,trong đó có một bạn nam đố các bạn nhóm nhóm mình có mấy bạn nữ? 
- Nhóm khác sẽ trả lời và đặt được phép tính
- Thông qua bài tập 4 để quan sát, đánh giá HS về yêu cầu 1, 2,3.
2. Củng số, dặn dò:
- GV tổng kết bài học.
- Nhận xét, dặn dò.
IV. Hướng dẫn đánh giá:
- HTT: Thực hiện được chính xác các phép tính, trình bày đúng và đẹp, thể hiện sự tích cực, chủ động trong hoạt động.
- HT: Thực hiện đúng đa số các phép tính nhưng còn chưa chính xác ở một vài phép tính; biểu hiện về tính tích cực còn chưa tốt.
- CHT: Thực hiện chưa chính xác được các phép tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docxthiet_ke_bai_day_toan_lop_4_bai_11_phep_tru_trong_pham_vi_10.docx