Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 28 năm 2009

Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 28 năm 2009

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP (tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đó.

- Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Người ta là hoa đất”.

II. Đồ dùng dạy - học:

17 phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng trong 9 tuần đầu học kỳ II.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 31 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 4 - Tuần 28 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28:	
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009
Hoạt động tập thể
Chào cờ
Tập đọc
ôn tập (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đó.
- Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Người ta là hoa đất”.
II. Đồ dùng dạy - học:
17 phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng trong 9 tuần đầu học kỳ II.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra TĐ và HTL (1/3 số HS trong lớp).
- GV chuẩn bị phiếu sẵn để trên bàn.
HS: Từng HS lên bốc thăm chọn bài xem lại bài khoảng 1 - 2 phút.
- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
HS: Trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm.
3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
HS: Đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở bài tập.
- 1 số em làm vào phiếu.
- Lên dán phiếu.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi sức khỏe tài năng nhiệt thành làm việc nghĩa: Trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây
Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, Yêu Tinh, bà lão chăn bò
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước
Trần Đại Nghĩa
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố kỹ năng:
+ Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
+ Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật của ABCD lần lượt đối chiếu các câu a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật để làm.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Đ
b. Đ
c. Đ
d. S
1 - 2 HS đứng tại chỗ trả lời miệng.
+ Bài 2: Tương tự như bài 1.
HS: Quan sát hình đối chiếu các câu hỏi để trả lời hoặc làm vào vở.
+ Bài 3: 
HS: Lần lượt tính diện tích của từng hình.
- So sánh số đo diện tích của từng hình và chọn số đo lớn nhất.
- Kết luận: Hình vuông có diện tích lớn nhất.
+ Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài.
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp theo dõi.
- 1 em lên bảng tóm tắt và làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 - 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x 10 = 180 (m2)
Đáp số: 180m2.
- GV chữa bài, chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS :
+ Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
+ Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật của ABCD lần lượt đối chiếu các câu a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật để làm.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Đ
b. Đ
c. Đ
d. S
1 - 2 HS đứng tại chỗ trả lời miệng
- HS tự làm bài vào vở.
+ Bài 2: Tương tự như bài 1.
HS: Quan sát hình đối chiếu các câu hỏi để trả lời hoặc làm vào vở.
+ Bài 3: 
HS: Lần lượt tính diện tích của từng hình.
- So sánh số đo diện tích của từng hình và chọn số đo lớn nhất.
- Kết luận: Hình vuông có diện tích lớn nhất.
+ Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài.
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp theo dõi.
- 1 em lên bảng tóm tắt và làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
- GV chữa bài, chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
đạo đức
tôn trọng luật giao thông 
I. Mục tiêu:
1. Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
2. Học sinh có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
3. Học sinh biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng:
Một số biển báo giao thông, đồ dùng để hóa trang.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
HS: Các nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- GV kết luận: (SGV).
3. Hoạt động 2: Thải luận nhóm (Bài 1 SGK).
- GV chia nhóm đôi và giao nhiệm vụ của nhóm.
HS: Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu và trả lời các câu hỏi:
? Nội dung bức tranh nói về điều gì
? Những việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa
? Nêu làm thế nào thì đúng luật giao thông
HS: Một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác chất vấn bổ sung.
- GV kết luận: (SGV).
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
HS: Dự đoán kết quả của từng tình huống.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- GV kết luận (SGV).
=> Ghi nhớ:
HS: Đọc ghi nhớ.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài: Tôn trọng luật giao thông.
Kỹ thuật
Lắp cái đu (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn.
HS: Quan sát từng bộ phận của cái đu để trả lời câu hỏi.
- GV đặt câu hỏi:
? Cái đu có những bộ phận nào
- Có 3 bộ phận: Giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
? Nêu tác dụng của cái đu
- Dùng để cho các em nhỏ ngồi chơi trong công viên, trong các trường mầm non.
3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết:
HS: Chọn các chi tiết theo sự hướng dẫn của GV và gọi tên các chi tiết đó.
b. Lắp từng bộ phận:
- Lắp giá đỡ đu H2 - SGK.
- Lắp ghế đu H3 - SGK.
- Lắp trục đu vào ghế đu H4.
c. Lắp ráp cái đu:
- GV tiến hành lắp cái đu như H1 (SGK).
HS: Kiểm tra sự dao động của cái đu.
d. Hướng dẫn HS tháo các chi tiết:
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết.
- Tháo xong xếp gọn gàng vào hộp.
4/ Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ, hệ thống bài.
Kể chuyện
ôn tập (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu”.
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Cô Tấm của mẹ”.
II. Đồ dùng:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc, phiếu ghi sẵn nội dung bài 6 bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra TĐ, HTL (1/3) số HS trong lớp: Thực hiện như Tiết 1.
3. Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm :Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính.
HS: Đọc yêu cầu bài 2, tìm 6 bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vẽ que hương”.
- Suy nghĩ, phát biểu miệng về nội dung chính của từng bài.
- GV nhận xét, dán phiếu đã ghi sẵn nội dung của mỗi bài lên bảng, chốt lại ý đúng.
HS: 1 em đọc lại nội dung bảng tổng kết (như SGV đã trình bày).
4. Nghe - viết Cô Tấm của mẹ.
- GV đọc bài thơ “Cô Tấm của mẹ”.
HS: Theo dõi SGK và quan sát tranh minh họa, đọc thầm lại các bài thơ.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ lục bát.
? Bài thơ nói điều gì
- Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
HS: Gấp SGK nghe đọc, viết vào vở.
HS: Đổi vở cho nhau soát lỗi.
- GV thu 7 đ 10 bài, chấm điểm cho HS.
- Nhận xét những em mắc lỗi.
5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài sau.
Toán
Giới thiệu tỉ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của 2 số.
- Biết đọc viết tỉ số của hai số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số.
II. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra: 
Gọi HS chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5.
- GV nêu VD:
+ Có 5 xe tải và 7 xe khách.
Số xe tải
Số xe khách
5 xe
7 xe
- Giới thiệu tỉ số:
+ Tỉ số của số xe tải và số xe khách là:
5 : 7 hay 
- Đọc là 5 chia bảy hay năm phần bảy.
đ Tỉ số này cho biết: Số xe tải bằng số xe khách.
+ Tỉ số của số xe khách và số xe tải là7 : 5 hay .
đ Tỉ số này cho biết số xe khách bằng xe tải.
3. Giới thiệu tỷ số a : b (b 0).
- GV cho HS lập các tỉ số của 2 số 5 và 7 ; 3 và 6.
- Sau đó lập tỉ số của a và b là a : b hoặc (như SGK).
4. Thực hành:
+ Bài 1: Hướng dẫn HS viết tỉ số.
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi và tự viết vào vở.
- 4 HS lên bảng viết.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a)	 = 
b)	 = 
c)	 = 
d)	 = 
+ Bài 2: 
HS: Viết câu trả lời.
a. Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh 
b. Tỷ số của số bút xanh và số bút đỏ là .
+ Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu.
HS: Đọc yêu cầu sau đó viết câu trả lời.
- Số bạn trai và số bạn gái của tổ là:
5 + 6 = 11 (bạn).
- Tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả tổ là: .
- Tỉ số của số bạn gái và số bạn của cả tổ là: .
+ Bài 4: Có thể vẽ sơ đồ:
? con
20 con
Số trâu:
Số bò:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và làm vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Bài giải:
Số trâu ở trên bãi cỏ là:
20 : 4 = 5 (con)
Đáp số: 5 con trâu.
- GV chấm bài cho HS.
5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
Khoa học
ôn tập: vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về phần vật chất và năng lượng, các kỹ năng quan sát thí nghiệm.
- Củng cố kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
- HS biết yêu thiên nhiên và ... các thông tin để giải thích sự phát triển của 1 số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
	- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
II. Đồ dùng dạy học:
	Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
a. Bài tập 1 :
- GV cho HS đọc SGK và đặt câu hỏi:
HS: Quan sát H9 của bài để trả lời câu hỏi.
? Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì
HS: để thu hút khách du lịch, tham quan, nghỉ mát.
? Hãy kể tên 1 số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết
HS: bãi biển Nha Trang, Sầm Sơn, Lăng Cô, Mĩ Khê.
b. Bài tập 2 :.
+ Bước 1: 
HS: Quan sát H10 và liên hệ bài trước để giải thích lý do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển.
+ Bước 2: GV cho HS biết đường kẹo mà hay ăn được làm từ cây gì?
HS: cây mía.
+ Bước 3: GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
c. Bài tập 3 :
HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi.
? Kể tên 1 số lễ hội ở duyên hải miền Trung
- Lễ hội rước cá ông, lễ mừng năm mới, lễ hội Tháp Bà.
- GV có thể thông tin về 1 số lễ hội.
5. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, đọc trước bài sau.
Khoa học
ôn tập: vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng, các kỹ năng quan sát thí nghiệm.
- Củng cố kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
	Một số đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm.
III. Các hoạt động dạy - học:
	A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu phần ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập.
- Làm việc cá nhân:
HS: Làm việc cá nhân các câu hỏi 1, 2 trang 110 và 3, 4, 5, 6 trang 111 SGK.
- HS chép lại bảng và sơ đồ ở các câu hỏi 1, 2 trang 110 vào vở để làm.
- Chữa chung cả lớp. Với mỗi câu hỏi 1, 2 HS trình bày sau đó thảo luận chung cả lớp.
3. Hoạt động 2: Trò chơi :Đố bạn chứng minh được.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
HS: Từng nhóm đưa ra câu đố (mỗi nhóm có thể đưa 5 câu thuộc lĩnh vực GV chỉ định). Mỗi câu có thể đưa nhiều dẫn chứng.
- Các nhóm kia lần lượt trả lời. Nếu hết 1 phút không trả lời sẽ mất lượt.
- GV tổng kết nhóm nào trả lời được nhiều điểm hơn thì thắng. Nếu nhóm đưa ra câu đố sai thì bị trừ điểm.
VD về câu đố: Hãy chứng minh rằng:
+ Nước không có hình dạng xác định.
+ Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
+ Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: dẫn bóng
I. Mục tiêu:
	- Ôn và học mới 1 số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Trò chơi “Dẫn bóng” yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Sân trường, dây, bóng.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp tay chân, đầu gối, hông.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc.
*Ôn các động tác tay chân lườn bụng, phối hợp và nhảy các bài thể dục phát triển chung.
- HS tập dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Ôn nhảy dây 1 - 2 phút.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn 9 - 11 phút:
- Đá cầu: Ôn tâng cầu bằng đùi.
HS: Tập theo đội hình hàng ngang theo từng tổ do tổ trưởng điều khiển. 
- Ném bóng: Ôn hai trong 4 động tác bổ trợ đã học.
- Tập theo đội hình như tâng cầu bằng đùi.
- Học cách cầm bóng.
- Đội hình tương tự như trên.
- Học tư thế đứng chuẩn bị kết hợp chách cầm bóng.
- Đội hình tập và cách dạy như trên.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
HS: Cả lớp chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay hoặc chơi hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
- Về tập thể dục đều đặn vào buổi sáng cho cơ thể khỏe mạnh.
Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2009
Tập làm văn
Kiểm tra viết (tiết 8)
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra chính tả và tập làm văn trong thời gian 40 phút.
II. Nội dung:
A. Chính tả:
	- GV đọc cho HS viết 1 bài chính tả có độ dài khoảng 90 chữ.
	- HS nghe GV đọc và viết bài vào giấy.
B. Tập làm văn:
	- GV viết đề bài lên bảng:
Đề bài:
Viết 1 đoạn văn miêu tả đồ vật hoặc tả cây cối (khoảng 10 câu).
	- HS đọc đề bài, suy nghĩ và viết bài vào giấy.
	- GV thu bài về chấm.
C. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà đọc trước bài giờ sau học.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng giải toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ vẽ sơ đồ và làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Đoạn 1:
Đoạn 2:
28 m
? m
? m
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là:
(28 : 4) x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 - 21 = 7 (m)
Đáp số: Đoạn 1: 21 m.
Đoạn2: 7 m.
+ Bài 2: Tương tự bài 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV chấm bài cho HS.
+ Bài 3: Tương tự bài 1, 2.
HS: Đọc yêu cầu, vẽ sơ đồ, làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Số lớn:
Số bé:
 ?
? 
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là:
72 : 6 = 12
Số lớn là:
72 - 12 = 60
Đáp số: Số lớn: 60
Số bé: 12.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Thứ năm ngày 26 tháng 3 năm 2009
Luyện từ và câu 
ôn tập (tiết 6)
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?)
- Viết được 1 đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu kẻ bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn ôn tập:
+ Bài 1:
- GV chia nhóm, giao phiếu cho các nhóm.
HS: Đọc yêu cầu bài 1, suy nghĩ rồi làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét bài của các nhóm.
- Chốt lại lời giải đúng (SGV).
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài tập, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- GV cùng cả lớp nhận xét tờ phiếu trình bày của HS.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 số em làm vào phiếu, lên bảng trình bày.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
GV hướng dẫn HS liên kết các ví dụ lại thành đoạn văn.
VD: 
- Bác sỹ Ly là người nổi tiếng nhân từ.
- Cuối cùng, bác sỹ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn.
- Bác sỹ Ly hiền từ, nhân hậu nhưng rất cứng rắn, cương quyết.
- HS đọc các ví dụ trong bài của mình.
- Liên kết các câu lại thành 1 đoạn văn:
Bác sỹ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, xem trước bài sau.
Luyện luyện từ và câu 
ôn tập 
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?)
- Viết được 1 đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn ôn tập:
+ Bài 1:
- GV chia nhóm, giao phiếu cho các nhóm.
HS: Đọc yêu cầu bài 1, suy nghĩ rồi làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét bài của các nhóm.
- Chốt lại lời giải đúng (SGV).
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài tập, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- GV cùng cả lớp nhận xét tờ phiếu trình bày của HS.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 số em làm vào phiếu, lên bảng trình bày.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
GV hướng dẫn HS liên kết các ví dụ lại thành đoạn văn.
VD: 
- Bác sỹ Ly là người nổi tiếng nhân từ.
- Cuối cùng, bác sỹ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn.
- Bác sỹ Ly hiền từ, nhân hậu nhưng rất cứng rắn, cương quyết.
- HS đọc các ví dụ trong bài của mình.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, xem trước bài sau.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: trao tín gậy
I. Mục tiêu:
	- Ôn và học mới 1 số nội dung tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
	- Trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sức nhanh.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường, dây nhảy, dụng cụ chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Xoay các khớp cổ tay, chân, gối.
- Ôn động tác tay chân lườn bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Thi nhảy dây: Lần đầu thi thử, lần 2 thi chính thức.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 9 - 11 phút.
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Học đỡ và chuyền cầu bằng mu bàn chân: Tập theo đội hình hàng ngang.
- Ném bóng:
- Ném bóng: Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị: Tập đồng loạt theo 2 - 4 hàng ngang.
b. Trò chơi: 9 - 11 phút.
- GV nêu tên trò chơi, nêu cách chơi và luật chơi.
HS: Nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1 - 2 lần.
- Chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình để có hướng sửa chữa.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét những ưu và nhược điểm của lớp:
	a. Ưu điểm:
	- Nhìn chung các em thực hiện tốt nề nếp của trường lớp đề ra.
	- Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn, chăm chú nghe giảng, làm bài tập đầy đủ 
	- Một số em viết chữ tương đối đẹp. 
b. Khuyết điểm:
- Một số em chưa có ý thức học tập, trong lớp mất trật tự, lười làm bài tập ở lớp, ở nhà.
- Một số em viết chữ xấu, sai lỗi chính tả.
2. Phương hướng: 
	- Phát huy những ưu điểm đã có
 Tham gia vào mọi hoạt động: học tập tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy ....chào mừng ngày 30-4 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 du 2 buoi.doc