Thơ, văn cho Báo tường

Thơ, văn cho Báo tường

 Tôi nhớ mãi lần cuối được gặp cô, cũng là sau nhiều năm xa cách. Lúc đó cô nằm liệt giường, một bà già bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời như bao người già khác, có điều đây là cô giáo đã dạy tôi từ hồi mười ba, mười bốn tuổi. Ngày ấy tóc cô tết đuôi sam, thật dài. Cô mặc áo gabađin màu ghi nhạt, đồng phục của lưu học sinh Khu Học Xá Trung Ương. Cô không cười nhưng tươi sáng, nhẹ nhõm, đi sánh đôi bên thầy. Thầy cao lớn, vạm vỡ, mặt chữ điền, râu quai nón cạo nhẵn. Thầy mặc áo bộ đội bốn túi, đi hiên ngang, đúng là một chiến sỹ Điện Biên trở về. Bọn trẻ mới lên cấp II chúng tôi chỉ trỏ, bàn tán. Cô sẽ dạy Trung Văn, còn thày thì dạy văn. Đứa bảo thày cô sắp cưới nhau, đứa lại nói cưới rồi, chỉ biết rằng khi thầy cô lên lớp dạy chúng tôi thì đã là vợ chồng.

 Bây giờ thầy một giường, cô một giường. Thầy không bị liệt nhưng phải thay tim nhân tạo. Thời gian vô tình trôi mà tàn phá sức khoẻ người ta ghê gớm. Tôi ái ngại nhìn thầy, nhìn cô, xót xa. Thày cô cười cười ngụ ý: Đấy, giờ thầy cô là như thế này đây. Cũng là công bằng thôi, nửa thế kỷ chèo đò (theo cách nói mà thầy cô tự nhận). Tôi may mắn là người khách trong chuyến đò đầu tiên khi cô bước vào đời nhà giáo. Cô cầm phấn viết hai chữ "Trung Văn" bằng chữ Nho lên bảng và nói: "Chữ Trung Quốc, mỗi chữ là một hình vẽ." Cô dặn nét nào viết trước, nét nào viết sau. Cô nói tiếng Bắc Kinh, hệt một cô gái Hoa trong phim Trung Quốc. Tôi tiếc chỉ được học cô có hai năm, lên lớp 7 đã phải bỏ học đi kéo xe bò phụ giúp gia đình. Một lần vô tình thấy tôi đẩy xe bò lên dốc, cô cười nhìn bằng ánh mắt cảm thông.

 Trong chiến tranh tôi cũng có dịp ghé thăm thày cô. Hôm ấy chiều đã muộn, tôi dắt xe đạp chuẩn bị qua phà. Thầy cô đang ở đây, ngôi nhà gianh đơn sơ dưới tán cây trám cổ thụ. Thảo nào nghe nói khi mẹ thầy mất, quan tài không khiêng được qua cửa chính, phải đưa ra bằng cửa sổ. Ngoài sân, thầy mặc quần cộc, áo may ô, xoay trần sửa lại chiếc xe đạp cũ. Bên cạnh có chiếc chõng tre trải manh chiếu rách và một cái điếu cày. Trông thày vất vả quá! Từ trong bếp đặc khói, cô chúi đầu chạy ra gọi tên tôi, tóc đầy tro rơm rạ. Cô bưng rổ rau muống ra bờ giếng. Một đàn con lóc nhóc sàn sàn bằng nhau đang chơi ngẩng lên nhìn khách lạ. Ngày ấy nhà giáo là nghèo nhất, nhưng được cả xã hội kính trọng. Hình như các thầy giáo tốt đều nghèo và để lại trong lòng học trò những kỷ niệm khó quên.

 Nhìn cô nằm liệt giường, tôi nhớ ngay đến những năm tháng ấy và nói: "Cô hành hạ thân xác mình nhiều rồi, bây giờ nó đòi nợ đấy!" Đúng vậy, những năm quan hệ quốc tế khó khăn cô phải nghỉ dạy trông thư viện và cuốn thuốc lá để cải thiện. Cô tiếc chữ nghĩa thánh hiền, đành lấy hai chữ "thời thế" để tự an ủi mình. Về hưu, tiếng Hoa lại lên ngôi. Nhiều người cắp sách đến xin học, cô tận tình dạy nhưng không lấy tiền. Hình như đồng tiền làm cho con chữ mất thiêng, và vì thế cứ bán rau muống trước cửa nhà để có thêm thu nhập. Ngôi nhà thày cô đang ở bây giờ chính là quà tặng của học sinh cũ chúng tôi. Bao nhiêu năm bôn ba vì lý tưởng nghề nghiệp, học thêm nhiều thày cô nữa, nhưng tết ấy tự nhiên chúng tôi nhớ đến thày cô cũ và rủ nhau đi chúc tết. Nhắc đến tên thày cô, chúng tôi trẻ lại và gần nhau hơn, thân thiết như ruột thịt.

 Sau tết chúng tôi quyết định xúm vào xây tặng thầy cô một ngôi nhà. Người góp tiền, kẻ góp sức, riêng tôi nhận chân vận chuyển vật tư vì sở hữu hai chiếc xe tải. Ai cũng nghĩ phải làm cái gì đó cho thày cô. Nhà xây xong, cô làm bữa bún chả mừng tân gia. Các bạn nữ xắn tay áo trổ tài. Cô bảo riêng món nước chấm để cô, vì chỉ cô mới biết mắm muối, tỏi ớt để ở đâu. Thật tình cô chưa tin lắm vào khả năng của họ, mặc dù họ cũng đã là những ông nội bà ngoại cả rồi. Thầy trò quây quần quanh mâm cơm trải chiếu giữa nhà, xuýt xoa vì cay chảy cả nước mắt, nhìn nhau tóc đã trắng đầu. Gặp nhau đông đủ thế này có phải là lần cuối không? Chúng tôi vẫn mày tao như ngày nào, khiến đám cháu nội ngoại của thầy cô trố mắt ngạc nhiên. Hôm ấy cô cho chúng tôi xem lại ảnh lớp chụp ngày xưa, nước ảnh đen trắng đã ố vàng, có chỗ loang lổ, phải dùng cây tăm chỉ vào những khuôn mặt bằng hạt đậu xanh để gọi tên từng đứa. Tôi hỏi cô làm sao có thể nhớ hết tên học sinh trong đời dạy học của mình. Cô bảo, cô chỉ nhớ những học sinh cũ, càng cũ càng nhớ, những lứa sau này thì lại quên. Bây giờ trong chúng tôi nhiều người cũng dạy học, có người là giáo sư, song đó là nghề bán chữ. Dạy bao nhiêu giờ, mỗi giờ bao nhiêu tiền, hết hợp đồng thì thanh lý, thế thôi. Lần cuối gặp cô, phải chăng là định mệnh xui khiến, cô nói: "Đời cô thế là mãn nguyện, con cái có hiếu, học trò có nghĩa." Tôi hỏi: "Chữ 'nghĩa' viết thế nào em quên mất rồi". Cô cười: "Em cứ sống như em đã sống, không phải ân hận là có nghĩa rồi. Còn chữ, nhớ được thì càng hay." Miên man nghĩ về cô, tôi quên mất bạn mình đang cầm ống nghe ở đầu dây bên kia. Mấy phút trước tôi gọi điện thoại, hỏi xem tết này có gặp nhau ở nhà cô nữa không, thì được bạn trả lời: "Cô mất rồi! Đám tang to lắm ". Ai cũng nghĩ tôi đã biết. Đầu dây bạn chờ cho sự bàng hoàng của tôi lắng xuống, giờ mới lại tiếp tục, giọng trầm buồn: "Thôi thế nhé ".Còn gì để nói nữa, tôi bần thần đặt ống nghe sau tiếng cạch ở đầu dây bên kia, nhào vào giường trùm chăn kín đầu. Tại sao cứ phải đến lúc người thân yêu ra đi mình mới tốt đẹp hơn lên? Trong chăn tối, một giọt nước mắt nóng bỏng cộm lên nơi đầu mí, giọt nọ nối giọt kia thành dòng, âm thầm chảy SÖU TAÀM

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thơ, văn cho Báo tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tôi nhớ mãi lần cuối được gặp cô, cũng là sau nhiều năm xa cách. Lúc đó cô nằm liệt giường, một bà già bước vào giai đoạn cuối của cuộc đời như bao người già khác, có điều đây là cô giáo đã dạy tôi từ hồi mười ba, mười bốn tuổi. Ngày ấy tóc cô tết đuôi sam, thật dài. Cô mặc áo gabađin màu ghi nhạt, đồng phục của lưu học sinh Khu Học Xá Trung Ương. Cô không cười nhưng tươi sáng, nhẹ nhõm, đi sánh đôi bên thầy. Thầy cao lớn, vạm vỡ, mặt chữ điền, râu quai nón cạo nhẵn. Thầy mặc áo bộ đội bốn túi, đi hiên ngang, đúng là một chiến sỹ Điện Biên trở về. Bọn trẻ mới lên cấp II chúng tôi chỉ trỏ, bàn tán. Cô sẽ dạy Trung Văn, còn thày thì dạy văn. Đứa bảo thày cô sắp cưới nhau, đứa lại nói cưới rồi, chỉ biết rằng khi thầy cô lên lớp dạy chúng tôi thì đã là vợ chồng. 
 Bây giờ thầy một giường, cô một giường. Thầy không bị liệt nhưng phải thay tim nhân tạo. Thời gian vô tình trôi mà tàn phá sức khoẻ người ta ghê gớm. Tôi ái ngại nhìn thầy, nhìn cô, xót xa. Thày cô cười cười ngụ ý: Đấy, giờ thầy cô là như thế này đây. Cũng là công bằng thôi, nửa thế kỷ chèo đò (theo cách nói mà thầy cô tự nhận). Tôi may mắn là người khách trong chuyến đò đầu tiên khi cô bước vào đời nhà giáo. Cô cầm phấn viết hai chữ "Trung Văn" bằng chữ Nho lên bảng và nói: "Chữ Trung Quốc, mỗi chữ là một hình vẽ." Cô dặn nét nào viết trước, nét nào viết sau. Cô nói tiếng Bắc Kinh, hệt một cô gái Hoa trong phim Trung Quốc. Tôi tiếc chỉ được học cô có hai năm, lên lớp 7 đã phải bỏ học đi kéo xe bò phụ giúp gia đình. Một lần vô tình thấy tôi đẩy xe bò lên dốc, cô cười nhìn bằng ánh mắt cảm thông. 
 Trong chiến tranh tôi cũng có dịp ghé thăm thày cô. Hôm ấy chiều đã muộn, tôi dắt xe đạp chuẩn bị qua phà. Thầy cô đang ở đây, ngôi nhà gianh đơn sơ dưới tán cây trám cổ thụ. Thảo nào nghe nói khi mẹ thầy mất, quan tài không khiêng được qua cửa chính, phải đưa ra bằng cửa sổ. Ngoài sân, thầy mặc quần cộc, áo may ô, xoay trần sửa lại chiếc xe đạp cũ. Bên cạnh có chiếc chõng tre trải manh chiếu rách và một cái điếu cày. Trông thày vất vả quá! Từ trong bếp đặc khói, cô chúi đầu chạy ra gọi tên tôi, tóc đầy tro rơm rạ. Cô bưng rổ rau muống ra bờ giếng. Một đàn con lóc nhóc sàn sàn bằng nhau đang chơi ngẩng lên nhìn khách lạ. Ngày ấy nhà giáo là nghèo nhất, nhưng được cả xã hội kính trọng. Hình như các thầy giáo tốt đều nghèo và để lại trong lòng học trò những kỷ niệm khó quên. 
 Nhìn cô nằm liệt giường, tôi nhớ ngay đến những năm tháng ấy và nói: "Cô hành hạ thân xác mình nhiều rồi, bây giờ nó đòi nợ đấy!" Đúng vậy, những năm quan hệ quốc tế khó khăn cô phải nghỉ dạy trông thư viện và cuốn thuốc lá để cải thiện. Cô tiếc chữ nghĩa thánh hiền, đành lấy hai chữ "thời thế" để tự an ủi mình. Về hưu, tiếng Hoa lại lên ngôi. Nhiều người cắp sách đến xin học, cô tận tình dạy nhưng không lấy tiền. Hình như đồng tiền làm cho con chữ mất thiêng, và vì thế cứ bán rau muống trước cửa nhà để có thêm thu nhập. Ngôi nhà thày cô đang ở bây giờ chính là quà tặng của học sinh cũ chúng tôi. Bao nhiêu năm bôn ba vì lý tưởng nghề nghiệp, học thêm nhiều thày cô nữa, nhưng tết ấy tự nhiên chúng tôi nhớ đến thày cô cũ và rủ nhau đi chúc tết. Nhắc đến tên thày cô, chúng tôi trẻ lại và gần nhau hơn, thân thiết như ruột thịt. 
 Sau tết chúng tôi quyết định xúm vào xây tặng thầy cô một ngôi nhà. Người góp tiền, kẻ góp sức, riêng tôi nhận chân vận chuyển vật tư vì sở hữu hai chiếc xe tải. Ai cũng nghĩ phải làm cái gì đó cho thày cô. Nhà xây xong, cô làm bữa bún chả mừng tân gia. Các bạn nữ xắn tay áo trổ tài. Cô bảo riêng món nước chấm để cô, vì chỉ cô mới biết mắm muối, tỏi ớt để ở đâu. Thật tình cô chưa tin lắm vào khả năng của họ, mặc dù họ cũng đã là những ông nội bà ngoại cả rồi. Thầy trò quây quần quanh mâm cơm trải chiếu giữa nhà, xuýt xoa vì cay chảy cả nước mắt, nhìn nhau tóc đã trắng đầu. Gặp nhau đông đủ thế này có phải là lần cuối không? Chúng tôi vẫn mày tao như ngày nào, khiến đám cháu nội ngoại của thầy cô trố mắt ngạc nhiên. Hôm ấy cô cho chúng tôi xem lại ảnh lớp chụp ngày xưa, nước ảnh đen trắng đã ố vàng, có chỗ loang lổ, phải dùng cây tăm chỉ vào những khuôn mặt bằng hạt đậu xanh để gọi tên từng đứa. Tôi hỏi cô làm sao có thể nhớ hết tên học sinh trong đời dạy học của mình. Cô bảo, cô chỉ nhớ những học sinh cũ, càng cũ càng nhớ, những lứa sau này thì lại quên. Bây giờ trong chúng tôi nhiều người cũng dạy học, có người là giáo sư, song đó là nghề bán chữ. Dạy bao nhiêu giờ, mỗi giờ bao nhiêu tiền, hết hợp đồng thì thanh lý, thế thôi. Lần cuối gặp cô, phải chăng là định mệnh xui khiến, cô nói: "Đời cô thế là mãn nguyện, con cái có hiếu, học trò có nghĩa." Tôi hỏi: "Chữ 'nghĩa' viết thế nào em quên mất rồi". Cô cười: "Em cứ sống như em đã sống, không phải ân hận là có nghĩa rồi. Còn chữ, nhớ được thì càng hay." Miên man nghĩ về cô, tôi quên mất bạn mình đang cầm ống nghe ở đầu dây bên kia. Mấy phút trước tôi gọi điện thoại, hỏi xem tết này có gặp nhau ở nhà cô nữa không, thì được bạn trả lời: "Cô mất rồi! Đám tang to lắm". Ai cũng nghĩ tôi đã biết. Đầu dây bạn chờ cho sự bàng hoàng của tôi lắng xuống, giờ mới lại tiếp tục, giọng trầm buồn: "Thôi thế nhé".Còn gì để nói nữa, tôi bần thần đặt ống nghe sau tiếng cạch ở đầu dây bên kia, nhào vào giường trùm chăn kín đầu. Tại sao cứ phải đến lúc người thân yêu ra đi mình mới tốt đẹp hơn lên? Trong chăn tối, một giọt nước mắt nóng bỏng cộm lên nơi đầu mí, giọt nọ nối giọt kia thành dòng, âm thầm chảy SÖU TAÀM
Hôm nay gọi về nhà, hỏi thăm gia đình, tôi thật ngạc nhiên khi người nghe điện thoại là đứa em trai đang học tieåu hoïc. Tôi thấy hơi lạ, tại sao hôm nay nó không đi học nhỉ? 
- Sao hôm nay em không đi học vậy?
Nó đáp:
- Hôm nay trường em được nghỉ để tiễn đưa thầy anh ạ.
- Thầy ? – Tôi gặng hỏi.
- Dạ, đúng rồi đó anh!
Tôi như nín thở, trong lòng dâng lên một nỗi niềm thương tiếc vô bờ.
Gác máy rồi mà tôi vẫn không tin đó là sự thật, liền gọi cho đứa bạn thân. Nó ngập ngừng: - Thầy mất hôm chủ nhật... Giờ thì không phải là mơ ngủ nữa rồi. Thầy đã ra đi. Bao nhiêu ký ức của thời tieåu hoïc ùa về một lúc, làm tôi thấy nhớ và buồn quá!
Thầy đã dìu dắt chúng em làm những bài văn đầu tiên của thời tieåu hoc, đã mang đến cho tụi em những buổi học văn không bao giờ chán, người đã thổi hồn vào những bài thơ, bài văn làm cho lời giảng của thầy khiến lũ học trò mê mẩn... Học với thầy, không có đứa nào còn ngại môn tieáng vieät, mà ngược lại.
Dáng thầy cao, gầy, giọng nói ấm áp và truyền cảm. Thầy, một giáo viên lâu năm trong ngành giáo, với niềm đam mê đứng lớp, có một
 giọng nói mang sức cuốn hút lạ kỳ, trầm bổng theo âm điệu của mỗi bài văn, bài thơ. Giờ còn đâu giọng nói ấy, còn đâu những buổi được nghe thầy hát, thầy ngâm thơ, có khi là những bài thơ do chính thầy cảm tácNhớ những giờ giải lao nào chúng em cũng tụ lại với nhau, trao đổi, cười đùa,lắm khi còn dám cả gan trêu chọc thầy cô nữa chứ. "Đông Cả bọn chúng em được một dịp bất ngờ, cả nhóm cười, mà thầy cũng không nhịn được cười, vừa cười vừa đỏ mặt.Trong buổi liên hoan lớp cuối năm, thầy đã tặng cho chúng em những lời chúc thân thương nhất, trước khi chúng em bước vào một bước ngoặt lớn của cuộc đời, một bước ngoặt mà từ đó sẽ không có thầy bên cạnh để hàng tuần giảng văn cho chúng em nghe...
Những lần sau đó chúng em về vẫn đến thăm thầy. Cả nhóm đúng là quậy ghê luôn. Nhớ năm đầu tiên khi chúng em mới kéo nhau qua nhà thầy, lúc nhà thầy chưa xây ấy, vui ghê, nào là nghe thầy đọc thơ, nào là nghe thầy nói chuyện vui, và trêu chúng em bằng những câu đùa mà ai cũng hải cười.
Thời gian trôi qua, nào ai có ngờ, trong một lần thầy đi khám bệnh bác sĩ bảo thầy bị viêm dây thanh liệt, phải phẫu thuật. Sẽ chẳng có gì nếu đó là căn bệnh bình thường. Điều đáng nói ở đây là sau khi phẫu thuật, có thể thầy sẽ không thể nói được, có nghĩa là cũng không thể lên lớp được...Tết vừa rồi chúng em sang nhà thầy, nhưng thầy đang ở bệnh viện. Khi thầy về nhà, thì những học trò cũ của thầy lại đã đi học xa.
Hè đến, em cùng mẹ đến thăm thầy. Thầy mệt nên nằm trong phòng. Em vào, cầm tay thầy một lúc. Bàn tay thầy đã gầy hơn xưa rất nhiều, mới ốm một thời gian ngắn mà sao thầy sút đi nhanh quá Xoa bàn tay thầy mà em thấy lòng mình thắt lại... Thầy giơ tay ra hiệu bảo em ra ngoài phòng khách ngồi chơi. Thầy ơi, em biết chứ, biết thầy buồn nhiều. Vốn là một giáo viên dạy, dùng lời nói để mang kiến thức đến cho bao thế hệ học sinh, vậy mà giờ muốn thốt lên lời lại không nói được, bảo ai lại không buồn...
Em tưởng rồi thầy sẽ lại vượt qua căn bệnh quái ác ấy, như bao lần thầy đã vượt qua gian khó của cuộc đời, nhưng nào ngờ thầy đã ra đi... Khi nghe tin thầy mất, em nghẹn lời không nói được.
Thầy ơi, mặc cho cuộc sống bôn ba, thầy vẫn một đời chèo đò đưa từng lớp học sinh qua bến bờ tri thức. Ngày lại ngày, thầy cặm cụi
 nắm vững tay chèo, chỉ sợ học sinh của mình lạc lối trên đường đời có lắm bão táp, chông gai. Cho đến một ngày, thầy đã ra đi
Chúng em cầu chúc thầy một giấc ngủ bình yên, không ưu tư sầu muộn. Nếu có kiếp sau, xin cho chúng em lại được làm học trò của thầy,thầynhé 
 Söu taàm
Trong những ngày của tháng 11, các thầy, cô giáo ở tất cả các trường học trong cả nước đang sôi nổi với nhiều phong trào, hoạt động thi đua dạy tốt để chào mừng ngày “lễ hội” của các thầy cô - những người làm công tác giáo dục.
Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.
Lịch sử của ngày 20/11 được bắt đầu từ một Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ thành lập ở Paris, Pháp vào tháng 7/1946 lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Nǎm 1949 tại hội nghị Vacsxava, Ba Lan, tổ chức FISE đã xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ" bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những nǎm kháng hiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với tổ chức FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới ... m đang hót âm thầm tựa như nói
Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống
Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha.
Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên
Khi giọt sương lóng lánh vẫn còn đọng trên lá
Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ
Cho từng ánh mắt trẻ thơ, cho từng khúc nhạc dịu êm.
ĐK:
Như thời gian êm đềm theo tháng năm
Như dòng sông lượn đều theo cơn gió
Mang tình tình yêu của thầy đến với chúng em
Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời.
Thôøi gian
Sân trườì trưa bỡ ngỡ
Tiếng trống trường thân quen
Bóng hàng cây ngưỡng cửa
Từng giọt nắng êm đềm
Mái trường, gian ngói cũ
Tường phủ đầy rêu phong
Lũ học sinh - con nít
Tinh nghịch bên cô thầy
Những gói quà đơn sơ
Vài bó hoa đỏ thắm
Lời ca như vang vọng
Kí ức buồn miên man
....
Đã lâu rồi kỉ niệm
Chợt lùa về trong tim
Về trường xưa gõ cửa
Nghe lá khô xạc xào
Bóng dáng Người đi qua
Vẫn như thuở ngày nào
Mái tóc thầy pha sương
Từng hạt phấn vơi đầy...
Từng chùm hoa phượng đỏ
Tan rồi vào không trung
Chùm thời gian - tuổi nhỏ
Vụt bay theo mây trời...
NGUY ỄN TH Ị THANH TUY ỀN- L ỚP 4/1
MÙA PHƯỢNG CUỐI
Có lẽ nào đã sắp chia tay
Màu hoa đỏ cháy bùng lên nỗi nhớ
Nhặt cánh hoa ép vào trang vở
Anh mới tin : Mùa- chia -biệt- đến -rồi!
Em trở về quê mẹ xa xôi...
Sao không chép cho anh dòng lưu bút?
Cánh diều giấy giữa trời cao xanh vút
Nhớ nao lòng sắc áo em xưa!
Mùa hạ về nhòa nhạt cơn mưa
Tiếng ve thể như tơ trắng muốt
Sân trường vắng đâu rồi nhịp guốc
Mắt em tròn văn vắt một màu trời?...
Anh bùi ngùi khẽ gọi : Hè ơi!
LẢNH LÓT TIẾNG VE
Ai đánh rơi tiếng ve vào tuổi học trò
Để sáng nay bỗng cồn lên xao xác
Con tàu đi qua chia đôi khúc nhạc
Tuổi học trò như dĩ vãng vượt qua
Tuỏi học trò là đen láy hạt na
Lúc lỉu ngăn bàn những ô mai, sấu chát
Là mực lấm tay vẫn gào lên bài hát
Về một người thầy kính cận trán hói cao
Day dứt tiếng ve thức dậy một vì sao
Góp nhặt đầy tay em kết thành kỷ niệm
Dãy phố học trò ai là người tìm kiếm
Vụn vỡ thủy tinh nào trong lảnh lót tiếng ve .
S ƯU T ẦM 
Höông hoa
Cô hiệu trưởng giảng bài, tóc bỗng trắng như mây
Lời dạy học trò thương kính mẹ cha êm êm sóng vỗ
Làn gió dịu dàng len vào vuông cửa sổ
Giọt mưa nhỏ vô hình thấm ướt những tâm hồn...
Trò rưng rưng và thầy cũng rưng rưng
Thời khắc chậm trôi, không gian lắng lại
Ngôi sao chiều ngẩn ngơ quên nhấp nháy
Lời giảng ngừng rồi ai vẫn bâng khuâng ...
Bài đạo đức hôm nay đâu phải đã dừng
Còn phải theo các em vào đời đến ngày khôn lớn
Ơi những chàng trai mang trái tim hảo hán
Những thiếu nữ mặn mà đâu chỉ biết yêu thuơng
Thầy lặng ngồi, quên mình tóc điểm suơng
Ngỡ cũng như các em, đang thời cắp sách
Mắt nhòa theo câu ca xưa man mác
"Bên ráo cho con nằm bên ướt mẹ lăn ..."
Muốn làm bóng kơnia mát lưng mẹ trên nương
Làm cơn gió nhẹ nhàng theo xe cha quanh phố
Giọng bổng, giọng trầm, lịm trái tim trò nhỏ
Nước mắt tràn mi, em thấm vội còn vương ...
Ngày mai đây tập vở dẫu sang trang
Em nhớ mãi giọt lệ tràn thương mẹ
Ngoài giọt vô tình , rơi theo lời cô kể ...
Quay trở về tim còn có giọt ăn năn .
Cuộc sống là hoa, đạo đức là hương
Suy ngẫm đời người trước sau còn mất.
SƯU T ẦM 
Điểm 10
Một ông khách đến thăm nhà hỏi Tèo:
- Năm học này cháu được mấy điểm 10?
Tèo trả lời:
- Cháu được ít hơn cùng kỳ năm ngoái một điểm 10.
- Vậy năm ngoái cháu được mấy điểm 10?
- Dạ, một ạ! 
Khó hiểu
Khách tới chơi, cả nhà đi vắng, chỉ có cậu bé 5 tuổi ở nhà. Ông khách kiếm câu chuyện làm quà:
- Người mà bố cháu gọi là mẹ thì cháu gọi bằng gì?
- Dạ, bà ạ.
- Thế còn người mà bố cháu gọi bằng bà thì cháu gọi bằng gì?
- Là mẹ ạ.
o O o
Ông khách đến nhà, hỏi một cháu trai 10 tuổi:
- Cháu cầm tinh con gì?
- Con khỉ, con lợn và con bò ạ.
- Sao lại như vậy được?
- Lúc cháu nghịch thì bố bảo là đồ con khỉ, khi cháu tắm thì mẹ bảo là bẩn như lợn và khi xem sổ liên lạc thì ông bảo cháu là con bò ạ.
Chim bố
Chuông điện thoại reo vang, ông bố nhấc ông nghe. Chưa kịp nói thì nghe thấy giọng nói một chàng trai đầu dây bên kia. 
- Con chim non bé nhỏ xinh đẹp của anh đó hả?
- Không, đây là chim bố - ông bố trả lời.
o O o
Khen
Trong một bữa tiệc, nhiếp ảnh gia khoe với chủ nhà mấy tấm ảnh
mới chụp.
- Mấy tấm ảnh này đẹp quá, chắc là cái máy chụp ảnh của anh phải xịn lắm. - Bà chủ nhà trầm trồ.
Trước khi ra về, nhiếp ảnh gia quay lại nói với chủ nhà:
- Bữa tiệc tối nay ngon quá, chắc mấy cái nồi của bà phải xịn lắm?
Trường hợp cá biệt
Đứa con nhỏ ngây thơ hỏi bố:
- Trong trường hợp nào thì người ta gửi thư cho nhau hả bố?
- Đó là khi người ta ở cách xa nhau, muốn trò chuyên tâm sự hoặc có việc phải liên hệ với nhau con ạ.
- Thế sao các cô, các cháu trong xí nghiệp của bố, ngày nào cũng đi làm với bố, mà con thấy cứ thỉnh thoảng lại mang phong bì lại cho bố thế?
- À! Đó là trường hợp cá biệt. 
Ngây thơ con trẻ
Cậu con trai cứ đi vòng tròn quanh mẹ và ngắm nghía từ mọi phía. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi:
- Con làm sao mà cứ nhìn mẹ chăm chú vậy?
- Con chỉ muốn xem lời bố nói có đúng không thôi. Bố thường bảo với cô giúp việc là: “Chúng ta phải hết sức kín đáo vì vợ tôi có mắt ở sau gáy đấy!”.
- Ba ơi! Bao giờ con mới thành người lớn đến mức có thể đi bất cứ đâu, về nhà bất kỳ giờ nào mà không phải xin phép mẹ?- con của ba! Thế thì chính ba cũng chưa thành người lớn đến mức đó đâu!
Đứa bé ngoan
Một cậu bé 3 tuổi tiến đến gần một phụ nữ mang bầu trong khi chờ mẹ cậu khám bác sĩ. Cậu bé tò mò hỏi:
- Tại sao bụng cô to thế?
- À, cô đang có em bé - Người phụ nữ trả lời.
Cậu bé mắt tròn xoe ngạc nhiên:
- Em bé đang ở trong bụng cô à?
- Chắc chắn là như vậy rồi.
- Nó có phải là một đứa bé ngoan không cô? - Cậu bé hỏi tiếp.
- Ồ, dĩ nhiên rồi, cháu ạ.
Cậu bé lại càng ngạc nhiên hơn:
- Thế thì tại sao cô lại nuốt nó vào bụng??? 
Bà Mẹ Quê
Tác giả: Phạm Duy 
Vườn rau vườn rau xanh ngắt một màu
Có đàn có đàn gà con nương náu
Mẹ quê, mẹ quê vất vả trăm chiều
Nuôi một, nuôi một đàn con chắt chiu
Bà bà me quê gà gáy trên đầu ngọn tre
Bà bà mẹ quê chợ sớm đi chưa thấy về
Chờ nụ cười son chờ đồng quà ngon.
Trời mưa trời mưa ướt áo mẹ già
Mưa nhiều mưa nhiều thì tươi bông lúa
Trời soi trời soi bốc khói sân nhà
Nắng nhiều nắng nhiều thì phơi lúa ra
Bà bà mẹ quê đêm sớm không nề hà chi
Bà bà mẹ quê ngày tháng không ao ước gì
Nhỏ giọt mồ hôi vì đời trẻ vui
Miệng khô miệng khô nhớ bát nước đầy
Nhớ bà nhớ bà mẹ quê xưa ấy
Mùa đông mùa đông manh chiếu thân gầy
Cháu bà cháu bà ngủ thiu giấc say
Bà bà mẹ quê chân bước ra đời rồi xa
Bà bà mẹ quê từ lúc khói hương xóa nhòa
Nhìn về miền quê mà giọt lệ sa.
Tình cha
Tình Cha ấm áp như vầng Thái Dương 
Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn 
Suốt đời vì con gian nan, 
Ân tình đậm sâu bao nhiêu, Cha hỡi Cha già dấu yêu 
Và con nhớ mãi những ngày tháng qua 
Kỷ niệm năm nào khó phai trong lòng 
Nhớ hoài tuổi thơ bên Cha, gian khổ ngày đêm chăm lo 
Mong muốn con được lớn khôn 
Còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh 
Và Cha nằm ôm con sưởi ấm những canh dài 
Nhè nhẹ hôn con và Cha khẽ nói: Này con yêu ơi... 
Con hãy nhớ.. hãy nhớ... lời Cha sống cho nên người 
và con hãy chớ bao giờ dối gian 
Nghèo thì cho sạch rách sao cho thơm! 
Những lời của Cha năm xưa 
Con nguyện ghi sâu trong tim 
Cha hỡi Cha già dấu yêu...
CẦU CHO CHA MẸ
Con ra đời có mẹ cha, 
Là trời cao biển lớn bao la. 
Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà 
Con là nu hoa bé nhỏ trong nhà 
Nhờ công cha, nhờ nghĩa mẹ 
Con khôn lớn trong muôn lời ca.
Xin ơn trên đổ xuông muôn nhà, 
Giúp mẹ cha ngày tháng an hòa, 
Bao nhọc nhằn sinh trái đơm hoa. 
Xin cho con ở giữa gia đình, 
Sống làm sao đền đáp ân tình, 
Ơn biển trời ghi khắc trong tim. 
Nuôi con bằng sữa tình yêu 
Và dạy con bằng tiếng thương yêu. 
Là nụ hoa bé nhỏ dại khờ, 
Con nhờ mẹ cha mới trở nên người. 
Bàn tay cha dòng sữa mẹ, 
Xin ghi nhớ không bao giờ quên.
NHỚ CHA
Đêm nay nghe gió lạnh, làm con nhớ đến cha 
Như bao đêm vắng nhà, lòng luôn nhớ thương cha 
Nhớ, những dấu yêu thuở nào, bên căn nhà ấm êm 
Và nhớ, những đêm trăng về, cha dắt con đi dạo chơi.
Năm con lên chín mười, cùng với chiếc xe đạp xưa 
Cha đưa con đến trường, bằng hơi ấm tình thương! 
Nhớ, những cơn mưa lạnh, sợ con ướt run trên đường xa 
Và Cha, khẽ ôm còn vào lòng 
Bảo rằng: "Sợ chi mưa gió?!" 
[ĐK:]
Những tháng năm tuổi thơ, con mãi không quên 
Với biết bao nồng ấm, bên cha dấu yêu 
Những phút giây ngày ấy, mãi vẫn còn đây! 
Cha gian nan ngày đêm, nuôi con lớn khôn.
Cha ơi! Cha dấu yêu!
Con luôn thương nhớ cha
Cha ơi! Cha dấu yêu!
Trọn đời con vẫn nhớ.
* Cha ơi! Con mãi nhớ đến cha 
Cha ơi! Con luôn nhớ thương cha...
TÌNH MẸ
Hò ơ..... Gió mùa thu mẹ ru con ngủ 
Năm canh chày thức đủ vừa năm 
Nuôi con khôn lớn nên người 
Con đi xa để hò ơ... 
Con đi xa để mẹ già nhớ thương..... 
Trở về làng quê bao tháng năm xa xôi khắp miền 
trên từng lối mòn, hàng tre xưa nay đã già nua 
Tìm lại mẹ yêu nơi làng quê 
tháng năm ngóng chờ mong người con 
đã lâu lắm rồi không về thăm mẹ già nơi chốn xưa 
Ngược dòng thời gian bao dấu yêu xa xưa trở về 
nhớ vài năm nào, mẹ gian nan dãi nắng dầm mưa 
nhọc nhằn trông lo cho đàn con 
miếng ăn giấc ngủ từng đêm 
những khi gió về bên nhà tranh nghèo 
ấm êm tình người 
À ơi, tiếng võng đong đưa chiều mưa 
mẹ ru con ngủ; Con hỡi, con ngủ cho ngon 
ngọt ngào tiếng ru ầu ơ 
như vẫn còn đây trong lòng con 
giờ này mẹ ơi, biết tìm mẹ ở đâu? 
Hỏi từng bờ đê, gió hiu hiu mẹ tôi đâu rồi 
mái tranh im lìm nhìn hàng cây ngơ ngác buồn hiu 
mẹ hiền yêu ơi suốt đời con 
mãi luôn khắc ghi ơn mẹ cha 
sẽ không xóa nhòa tháng năm êm đềm sống bên mẹ hiền.
CHÚC PHÚC TÌNH CHA
Cha ơi cha ! Giờ này cha ở đâu ?
Con ngày đêm mong cha trở về thương đàn em gầy yếu ốm đau, thiếu tình cha bữa đói bữa no với tháng ngày số kiếp lưu đày!
Con thường mơ có mẹ có cha.
Mơ ngôi nhà đầy âm áp tiếng cười.
Mơ đàn em được đi đến trường.
Mơ không còn mồ côi mẹ yêu.
Lúc mất mẹ là lúc cha rời xa.
Vì niềm vui mới cha lại bỏ con đi, để con không cha không bờ không bến.
Bàn tay con cố kiếm sống mưu sinh nuôi đàn em khôn lớn nên người, con chỉ mong cha hãy nhìn lại người con để ngày đêm được ôm được khóc.
Hãy vì đàn con được có tên cha để quên hết tháng ngày cút côi.
Cha đã trở về Cha đã quay về rồi em ơi !
Cha đã trở về Cha đã quay về với anh em mình !
+

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO TUONG 2011 LUC.doc