Tiến trình đề xuất dạy phương pháp bàn tay nặn bột Khoa học lớp 4 - Bài: Ánh sáng

Tiến trình đề xuất dạy phương pháp bàn tay nặn bột Khoa học lớp 4 - Bài: Ánh sáng

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:

 - Phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. Biết được ánh sáng truyền qua được một số vật và không truyền qua được một số vật, ánh sáng truyền theo đường thẳng, ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.

 - Đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu các nội dung về ánh sáng

 - Có ý thức chọn nơi có đủ ánh sáng để học, đọc sách

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh 1,2 SGK phóng to

 - 4 tấm bìa gương, 4 tấm bìa giấy, 4 chậu nước

- 4 hộp đen, 4 thẻ số, 4 miếng bìa nhỏ.

- 4 đèn pin, 4 thùng caton

 

doc 2 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiến trình đề xuất dạy phương pháp bàn tay nặn bột Khoa học lớp 4 - Bài: Ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DẠY PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
KHOA HỌC LỚP 4 
BÀI : ÁNH SÁNG 
Người soạn: Bùi Thị Thúy 
Ngày soạn: 6/2/2014
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
	- Phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. Biết được ánh sáng truyền qua được một số vật và không truyền qua được một số vật, ánh sáng truyền theo đường thẳng, ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. 
 - Đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu các nội dung về ánh sáng 
 - Có ý thức chọn nơi có đủ ánh sáng để học, đọc sách
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh 1,2 SGK phóng to
 	- 4 tấm bìa gương, 4 tấm bìa giấy, 4 chậu nước 
- 4 hộp đen, 4 thẻ số, 4 miếng bìa nhỏ. 
- 4 đèn pin, 4 thùng caton 
III. Tiến trình dạy học đề xuất:
(Tiến trình này đề xuất cho các hoạt động tìm hiểu về đường truyền ánh sáng, về sự truyền ánh sáng qua các vật, tìm hiểu về vấn đề mắt nhìn thấy vật khi nào.)
Khởi động
1. Tình huống xuất phát:
- GV tắt hết đèn trong lớp học, đóng kín các cánh cửa và hỏi HS có thấy được các dòng chữ ghi trên bảng không?
- Sau đó, GV mở các cánh cửa ra, bật hết các bóng đèn, hỏi HS có thấy các dòng chữ trên bảng không? Vì sao?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về ánh sáng.
- Cho HS ghi vào vở thí nghiệm, thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm. 
3. Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi xoay quanh nội dung về ánh sáng.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
+ Ánh sáng có thể truyền qua những vật nào và không truyền qua những vật nào?
+ Ánh sáng đi như thế nào?
+ Những vật như li, chén, xô, áo, quần ... có tự phát sáng được không?..........
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất, dự đoán kết quả và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 liên quan đến các nội dung:
+ Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng;
+ Tìm hiểu về sự truyền ánh sáng qua các vật;
+ Tìm hiểu vấn đề khi nào mắt nhìn thấy được vật.
5. Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
(Hoạt động Tìm hiểu vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng ở bài học này có thể giảng dạy theo các phương pháp thông thường sử dụng các tranh ảnh trong SGK)
Liên hệ giáo dục: 
Dặn dò: Yêu cầu HS ghi lại những điều em biết được về ánh sáng sau bài học vào vở thí nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DAY PHUONG PHAP BAN TAY NAN BOT KHOA HOC LOP 4 BUI THUY.doc