Tổng hợp tất cả bài Tập làm văn Lớp 3

Tổng hợp tất cả bài Tập làm văn Lớp 3

Bài văn mẫu số 2 kể về gia đình em

Gia đình mình không như nhà nhiều bạn chỉ có 4 người mà có tới 6 người, bao gồm ông bà nội của mình, bố mẹ mình, anh trai và mình. Ông bà nội tớ đều đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, hai người vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông có một bộ râu trắng dài, mỗi khi rảnh, ông thích nhất là chơi cờ cùng những ông lão trong khu phố, cùng họ uống trà, nói chuyện, y hệt như một lão nhân thời xưa vậy. Còn bà tớ rất thích ra công viên gần nhà tập dưỡng sinh vào mỗi buổi chiều cho cơ thể dẻo dai. Những lúc khác, bà đều trồng rau hoặc chăm sóc những cây hoa trong vườn. Còn bố tớ là một giáo viên cấp 3, chỉ khi nào có tiết dạy bố mới đến trường thôi, còn lại bố đều ở nhà đọc sách hoặc soạn giáo án. Bố mình vẫn còn trẻ lắm dù rằng bố đã đồng hành với nghề thầy giáo này hơn hai mươi năm rồi. Mình rất thích được nghe bố giảng bài, vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Còn mẹ tớ lại là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ ấy vậy nhưng lại cần sự cẩn thận tỉ mỉ vô cùng cao. Mỗi ngày tớ đều thấy mẹ ngồi làm sổ sách chi chít những con số, khi ấy tớ thương mẹ lắm. Còn anh trai tớ, năm nay anh đã vào cấp 3. Anh lớn hơn tớ nhiều lắm, cả vóc người cũng cao lớn nữa, trông chẳng thua kém gì bố cả. Anh rất yêu thương và chiều chuộng tớ. Tớ rất yêu gia đình mình.

 

doc 13 trang Người đăng thanhthao14 Ngày đăng 08/06/2024 Lượt xem 19Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp tất cả bài Tập làm văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp tất cả bài tập làm văn lớp 3
1. Bài văn mẫu số 1 kể về tổ em
Lớp em được chia thành ba tổ, mỗi tổ ngồi 3 dãy bàn khác nhau trong lớp. Trong đó, tổ em là tổ 1, cũng chính là tổ ngồi ngoài cùng. Tổ em có tổng cộng mười hai thành viên. Cả tổ có 6 chiếc bàn gỗ xếp thẳng hàng nhau, bàn nào đều cách bàn ấy không khoảng nhất định. Cứ 2 bạn ngồi một bàn, ngồi cạnh em là bạn Linh, cũng chính là tổ trưởng. Bạn ấy là người đôn đáo công việc của tổ, lại còn học rất giỏi nữa. Nhờ có bạn đốc thúc, nhắc nhở mà thi đua của tổ đã vượt lên trông thấy. Ngồi bàn đầu là hai bạn Hùng và Tuấn trông có vẻ nhỏ con nhất tổ em, ấy thế mà hai cậu ấy khỏe lắm nhé, chẳng kém gì ai đâu. Tiếp theo đó là Hoa, Lan, em, My, Ngọc, Hải, Sơn, Nga, Hoàng. Mỗi bạn đều vô cùng chăm học, tích cực đóng góp cho các hoạt động của tổ. Các thành viên trong tổ em đều rất đoàn kết, giúp đỡ nhau không chỉ trong học tập mà còn trong các hoạt động của trường, của lớp nữa. Em rất yêu quý tổ mình, em sẽ cố gắng cùng các bạn đưa tổ ngày càng đi lên.
2. Bài văn mẫu số 2 kể về tổ em
Lớp em là lớp 3A, là lớp chọn của trường, bởi vậy lớp không có quá đông học sinh, chỉ có duy nhất 24 bạn. Dù ít nhưng lớp vẫn chia làm 3 tổ, mỗi tổ có 8 người. Tổ em lại là tổ ở giữa – tổ 2. Lớp em rất đặc biệt, gọi là tổ 2 nhưng cả lớp lại đặt tên cho tổ theo tên loại hoa quả mình thích. Và, sau khi nhất trí, tổ em có tên là Những trái chuối tinh nghịch. Lấy tên ấy là bởi tổ có khá nhiều nam, chỉ có duy nhất 3 bạn nữ mà thôi. Những trò nghịch ngợm trong lớp đều từ tổ em mà ra cả, nên lấy cái tên này cũng không có gì ngạc nhiên. Dẫu vậy nhưng trong học tập, ai nấy cũng đều rất nghiêm túc và chăm chú nghe giảng đấy nhé. Đặc biệt là Hoàng – tổ trưởng tổ em, dù là kẻ hay bày trò nhất nhưng lại là người học giỏi nhất lớp, lại còn là người giỏi các môn thể thao nữa. Tám con người, tám tính cách khác nhau nhưng ai cũng vô cùng hòa hợp khi làm việc nhóm. Có những lần cãi vã nhưng rất nhanh chúng em đã thân thiết trở lại và hiểu nhau hơn. Nhờ vậy, tổ em vô cùng đoàn kết và đạt được nhiều thành tích tốt. Em rất yêu tổ em.
3. Bài văn mẫu số 1 kể về gia đình em
Gia đình em có tất cả 4 người, gồm bố, mẹ, em và em gái của em. Bố em năm nay bốn mươi tuổi nhưng trông bố còn trẻ và đẹp trai lắm. Công việc của bố là làm nhân viên tại một công ty lớn, mỗi ngày đều về nhà lúc 5 giờ chiều. Có những hôm phải tăng ca, bố đều về rất muộn nên em thương bố lắm. Mẹ em là một người phụ nữ xinh đẹp dù rằng đã gần bốn mươi. Mẹ là một bác sĩ, vậy nên mỗi khi trong nhà ai bị bệnh là chẳng cần phải ra ngoài khám làm gì cả. Không chỉ vậy đâu, mẹ em còn rất đảm đang nữa, món nào mẹ nấu cũng đều ngon cả, nhà em ai cũng thích. Em năm nay đang học lớp 3 tại trường Tiểu học gần nhà, còn em gái em thì mới học mẫu giáo năm ngoái thôi. Bé con ấy đáng yêu và dễ thương lắm, lúc nào cũng cười thật tươi, thật vui vẻ khiến ai cũng thích cả. Gia đình em lúc nào cũng hòa thuận vui vẻ, mỗi ngày thưởng thức những món ăn ngon mẹ làm, căn nhà nhỏ luôn tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Em rất yêu gia đình mình.
4. Bài văn mẫu số 2 kể về gia đình em
Gia đình mình không như nhà nhiều bạn chỉ có 4 người mà có tới 6 người, bao gồm ông bà nội của mình, bố mẹ mình, anh trai và mình. Ông bà nội tớ đều đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, hai người vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông có một bộ râu trắng dài, mỗi khi rảnh, ông thích nhất là chơi cờ cùng những ông lão trong khu phố, cùng họ uống trà, nói chuyện, y hệt như một lão nhân thời xưa vậy. Còn bà tớ rất thích ra công viên gần nhà tập dưỡng sinh vào mỗi buổi chiều cho cơ thể dẻo dai. Những lúc khác, bà đều trồng rau hoặc chăm sóc những cây hoa trong vườn. Còn bố tớ là một giáo viên cấp 3, chỉ khi nào có tiết dạy bố mới đến trường thôi, còn lại bố đều ở nhà đọc sách hoặc soạn giáo án. Bố mình vẫn còn trẻ lắm dù rằng bố đã đồng hành với nghề thầy giáo này hơn hai mươi năm rồi. Mình rất thích được nghe bố giảng bài, vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Còn mẹ tớ lại là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ ấy vậy nhưng lại cần sự cẩn thận tỉ mỉ vô cùng cao. Mỗi ngày tớ đều thấy mẹ ngồi làm sổ sách chi chít những con số, khi ấy tớ thương mẹ lắm. Còn anh trai tớ, năm nay anh đã vào cấp 3. Anh lớn hơn tớ nhiều lắm, cả vóc người cũng cao lớn nữa, trông chẳng thua kém gì bố cả. Anh rất yêu thương và chiều chuộng tớ. Tớ rất yêu gia đình mình.
5. Bài văn mẫu số 1 kể về bà của em
Trong gia đình em có ba thế hệ cùng chung sống, nhưng em vẫn yêu quý và gần gũi nhất là bà ngoại. Có lẽ từ bé em đã lớn lên cùng bà nhiều nhất nên tạo thành tình cảm rất lớn.
Bà em năm nay mới ngoài 50 tuổi, vẫn còn khỏe mạnh và tinh anh. Dáng người bà tầm thước, ngày trẻ em nghe ông nói bà là cô gái đẹp có tiếng trong vùng. Vì vậy dù bây giờ trên khuôn mặt đã có dấu vết thời gian của bà, vẫn có thể nhìn thấy nét đẹp lão phúc hậu. Bà em có khuôn mặt tròn và đôi mắt bồ câu vẫn còn rẩ sáng. Chỉ khi nào xỏ kim bà mới cần dùng đến kính, còn đọc sách báo bà vẫn có thể đọc trơn tru mà không bị ảnh hưởng.
Em thích nhất là mái tóc của bà, mái tóc đã lấm chấm hoa râm được bà cắt ngắn ngang vai và uốn lọn cúp vào trông trẻ hơn hẳn mấy tuổi. Thêm nữa, bà lại hay chú ý ăn mặc, nên nhìn chỉ như gần 50. Ngày bé, bà thường bế bồng hát ru chăm em như nuôi con mọn, đến cả ba mẹ cũng không giành được với bà. Đến khi em lớn hơn, bà dạy em học hát, đọc chữ, rồi tập cho em viết những nét đầu tiên trước khi đi học lớp 1. Nhờ có bà mà em biết đọc trước các bạn, nét chữ cũng mềm mại hơn và được học rất nhiều kiến thức bổ ích.
Em rất yêu quý bà ngoại. Em sẽ cố gắng học giỏi và ngoan ngoãn để ông bà, ba mẹ vui lòng. Hi vọng ông bà sẽ sống thật lâu với gia đình em.
6. Bài văn mẫu số 2 kể về bà của em
Mỗi lần về thăm quê nội, người đầu tiên ra đón em và cả nhà luôn là bà nội. Tuy bà đã có tuổi nhưng cả một đời bán lưng cho trời đã cho bà một sức khỏe dẻo dai. Dịp về thăm quê vừa rồi em lại được chui vào vòng tay của bà làm nũng.
Bà em năm nay ngoài 60 tuổi rồi, làn da đã nhăn nheo và nhiều vết đồi mồi lấm chấm xuất hiện. Mái tóc đã điểm bạc lúc nào cũng được bà búi gọn lên để làm việc cho khỏi vướng víu. Mỗi lần về quê chơi, em thích nhất là ngồi nhổ tóc sâu cho bà vì khi nhổ, thể nào bà cũng sẽ kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Dáng người bà gầy và cao, lưng bà vẫn thẳng chứ chưa có dấu hiệu gù xuống. Có lẽ vì bà hoạt động suốt ngày nên lưng cũng không gù nổi.
Mặc dù đã có tuổi, bà vẫn hằng ngày ra đồng chăm lo cho cây lúa. Các bác đã nhiều lần khuyên bà ở nhà nghỉ ngơi nhưng bả nói buồn tay lắm, để bà làm việc mới chịu được. Bà dậy từ rất sớm, khi em ngủ dậy đã thấy bà nấu xong đồ ăn sáng cho cả nhà rồi. Món bánh đa cua bà làm là số 1. Có lần em cố dậy sớm theo bà xuống bếp, bà dạy em nhặt rau, vo gạo. Đôi tay xương xương đã đầy nếp nhăn của bà làm việc thoăn thoắt không chút ngừng nghỉ. Chỉ thoáng một cái, mâm cơm ngon lành đã hiện ra trước mắt em.
Mỗi lần về quê, em ở chơi với bà nội và các bác được khoảng 1 tuần là phải lên thành phố lại để ba mẹ đi làm. Em thật mong mình mau lớn để có thể tự đi về quê thăm bà thường xuyên hơn.
7. Bài văn mẫu số 1 kể về một người hàng xóm mà em yêu quý
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người còn còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: "Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!" Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: "Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm". Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.
8. Bài văn mẫu số 2 kể về một người hàng xóm mà em yêu quý
Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
9. Bài văn mẫu số 3 kể về một người hàng xóm mà em yêu quý
Cách nhà tôi không xa là nhà anh Hoàng. Anh Hoàng học lớp 12 với anh trai tôi. Tối nào, hai anh cũng học chung, khi thi ở nhà tôi, khi thì ở nhà anh. Ba mẹ anh chỉ có mỗi mình anh là con trai độc nhất. Nhiều người cho rằng những đứa con độc nhất thường nghịch ngợm khó bảo. Không biết lời nói đó đúng hay sai, riêng tôi thì tôi thấy không đúng. Anh Hoàng là một người mà tôi rất quý trọng. Cả mẹ tôi và ba tôi đều khen anh Hoàng ngoan, hiền, dễ thương. Nhiều lúc ba tôi thường nói với anh Trung tôi rằng: "Con làm bạn với Hoàng là ba yên tâm rồi. Gia đình nó cũng là một gia đình khá giả, vậy mà nó sống rấ ... áng nhựa láng bóng. Buổi tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên trung tâm của thị xã. Ngồi trên những bàng đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.
19. Bài làm số 2 kể về nông thôn hoặc thành thị
Em sinh ra ở thành thị, chưa biết nông thôn là thế nào cả. Mới tuần trước đây thôi, bố mới đưa em đi về thăm một người bạn của bố ở tận mãi Ba Tri, Bến Tre nhân dịp bố được nghỉ lễ 30 – 4 và 1 – 5. Khác với thành phố rất nhiều, đó là cảm giác đầu tiên của em khi từ trên con đường nhựa, bố cho xe rẽ phải vào con đường đá đỏ. Hai bên đường là những thửa ruộng lúa đã chín văng trải dài lút cả tầm mắt. Hết ruộng lúa là đến làng xã. Nhà cửa thưa thớt không như ở thị thành. Nhà cách nhà có khi đến cả vài chục thước. Những vườn cây ăn trái xanh tốt kế tiếp nhau trông như một rừng cây. Khí hậu ở đây sao mà trong lành mát mẻ quá. Đi dưới đường quê, không cần phải đội nón mũ, bởi bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Thỉnh thoảng có những chiếc xe bò lộc cộc lăn bánh trên đường. Cuộc sống ở đây diễn ra nhẹ nhàng, êm ả không như cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thị thành. Tuy mới biết nông thôn lần đầu vậy mà em rất thích cuộc sống ở đây.
20. Bài làm số 1 kể về việc học tập của em trong học kì 1
Thấm thoắt, học kì I trôi qua nhanh chóng. Thời gian học tập được đánh dấu bằng các tiết ôn tập và các buổi thi cuối học kì.
Học kì I này, em học tương đối tốt. Em tự mình đánh giá như vậy vì tuy được xếp loại học tập giỏi, hạnh kiểm tốt nhưng em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết khả năng học tập, hoạt động phong trào xã hội của trường và lớp. Hai môn thi Văn và Toán của em đều đạt điểm mười, thành tích này, em cần phải phát huy ở học kì II. Với kết quả học tập như thế, em thật sự vui khi trình phiêu liên lạc để ba mẹ kí tên. Em mong học kì II mình sẽ học giỏi hơn nữa.
21. Bài làm số 1 kể về việc học tập của em trong học kì 1
Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu. Em rất cảm ơn cô giáo đã đánh giá bài học và nhắc nhở cụ thể mặt học tập còn yếu của em.
Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập để học kì II đạt học sinh giỏi. Như thế, việc học tập của em mới có kết quả tốt được. Bố mẹ em cũng sẽ vui lòng hơn.
22. Viết một bức thư ngắn để hỏi thăm ông bà mẫu 1
Nam Định, ngày 04 tháng 02 năm 2019
Ông bà kính yêu của cháu!
Cũng đã lâu rồi cháu không được về thăm ông bà, hôm nay cháu viết thư hỏi thăm tình hình sức khỏe để ông bà khỏi mong.
Ông bà cùng với các chú thím ở quê có khỏe không ạ? Bệnh đau đầu của ông mấy ngày trở trời còn tái phát không ạ? Lưng của bà giờ đã đỡ đau chưa ạ? Dạo này ông bà còn đi tập thể dục vào buổi chiều không ạ? Cháu nghe nói đi tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nên ông bà cố gắng tập để luôn khỏe mạnh ông bà nhé. Cháu nhớ năm trước về thấy ông mới ươm một cây táo, giờ không biết nó đã lớn đến mức nào rồi ông nhỉ? Ôi cháu mong được ăn táo ông trồng quá!
Còn trên này cháu và gia đình vẫn ổn ạ. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Chỉ có điều dạo gần đây, bố cháu hay phải làm tăng ca đêm có hơi vất vả nhưng học tập ông bà hôm nào rảnh là cả nhà lại đi bộ đấy ạ. Cháu và em Ngân vẫn đi học bình thường. Ngân dạo này học tiến bộ lắm ạ, thường xuyên được điểm 10, cả nhà ai cũng mừng. Tối đến cháu vẫn dạy em học bài. Sang tuần cháu được đi trải nghiệm ở rừng quốc gia Cúc Phương. Cháu háo hức lắm ạ! Nhưng đi đâu cháu vẫn muốn sớm nghỉ hè để được về quê chơi với ông bà. Cháu và bố mẹ nhớ ông bà lắm ạ!
Cháu chúc ông bà mạnh khỏe, luôn yêu đời vui vẻ. Cháu gửi lời chúc cô Hồng khỏe mạnh sau khi sinh em bé xong. Cháu rất nhớ mọi người ạ. Hè này cháu với cả nhà nhất định sẽ về.
Cháu chào ông bà!
Cháu gái của ông bà,
Nhi
23. Viết một bức thư ngắn để hỏi thăm ông bà mẫu 2
Hải Dương, ngày 04 tháng 06 năm 2020
Ông bà kính mến!
Một lần nữa cây mai vàng trước ngõ lại nở hoa, thêm một mùa xuân cháu không được về quê thăm ông bà, cháu nhớ ông bà lắm.
Kính thưa ông bà!
Dạo này ông bà có khỏe không ạ? Tuổi ông bà đã cao, sức lại yếu, ông bà nên bớt làm việc đồng áng cũng như việc nhà.
Lúc này trời lại trở rét, ông bà nên mặc thêm áo ấm và quấn khăn len quanh cổ để khỏi phải viêm họng ông bà nhé! Năm nay đàn gà ông nuôi chắc gia tăng số lượng, cháu hứa kì này vể quê sẽ giúp ông chăm gà đấy.
Ở quê, ông bà ăn Tết chắc vui lắm. Trên thành phố ba mẹ và chúng cháu đón năm mới cũng rất vui vẻ.
Năm nay cháu học lớp Ba rồi đấy ông bà ạ, cháu học giỏi. Có lẽ cuối học kì một này cháu sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc. Hàng ngày đi học vể cháu còn giúp mẹ một số công việc: quét nhà, nhặt rau và trông Cu Tí.
Cháu hứa hè này sẽ về thăm ông bà. Cháu cầu chúc cho ông bà dồi dào sức khỏe để sống lâu muôn tuổi.
Cháu của ông bà Nguyễn Chí Dũng
24. Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem mẫu 1
Mỗi năm, sau kì thi giữa học kì 1, trường em đều có tổ chức cho học sinh xem xiếc tại sân trường Nguyễn Du.
Chúng em hơn nửa lớp 3H cùng với các bạn toàn trường đều tập trung trước trường chờ xem xiếc. Các chú chạy được xe đạp nhỏ xíu, phun lửa, nuốt kiếm và còn đội trên đầu cái chậu sành to đùng, hất lên hất xuống rất tài tình. Em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ câu. Nhà ảo thuật Minh Quang như có phép lạ vậy. Chú đưa ra cho mọi người xem một chiếc khăn, vậy mà chỉ trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn biến thành một đàn bồ câu trắng xóa tung bay. Cả sân trường tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi.
Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật hơn.
25. Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem mẫu 2
Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7h30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài Mừng Giáng Sinh. Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to: "Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!"
Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình.
26. Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem mẫu 3
Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.
Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu... Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.
Kể về một ngày hội mà em biết mẫu 1
Ở Hải Phòng thành phố em có rất nhiều lễ hội. Trong đó có lễ hội chọi trâu độc đáo, thú vị đã lưu thành những câu thơ ngàn đời in sâu trong tâm trí người dân Đồ Sơn:
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng 9 tháng 8 nhớ về chọi trâu.
Đến ngày hội, người dân đổ Sơn và người dân hải phòng cùng các vùng lân cận như Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội. đổ về Đồ Sơn xem chọi trâu. Các chủ trâu đã chọn trâu từ đầu năm. Qua bàn tay chăm sóc và huấn luyện của các chủ trâu, chú trâu nào cũng to béo, vạm vỡ, ra dáng những võ sĩ chuyên nghiệp lắm. Một hồi trống vang lên mở màn cho lễ hội, 12 chàng trai y phục màu đỏ đứng thành hai hàng vung cờ theo tiếng trống hội rộn ràng. Tiếng loa vừa dứt, hai chú trâu to khỏe đại diện cho hai làng, được cả các chàng trai đưa vào sới chọi. Bất thần hai trâu lao vào nhau, gọi là thế Hổ Lao trong tiếng reo hò vang dậy của khán giả. Các trận đấu diễn ra chừng năm, mười phút. Có trận diễn ra hàng tiếng đồng hồ nhưng có trận chỉ diễn ra trong vòng 1 phút tùy thuộc vào sức chịu đựng của các chú trâu thua cuộc. Không khí sới chọi sôi động. Người cổ vũ người vỗ tay, người reo hò, khua chiêng, đánh trống tưng bừng cả sân vận động. Kết thúc lễ hội, là màn thu trâu diễn ra hoành tráng đầy tinh thần thượng võ. Em rất tự hào về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn quê em.
28. Kể về một ngày hội mà em biết mẫu 2
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát. Mỗi thuyền có 10 chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Những chiếc thuyền về đích trước tiên đều được khán giả tặng hoa chúc mừng. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_tat_ca_bai_tap_lam_van_lop_3.doc