Trắc nghiệm Vật lí THPT

Trắc nghiệm Vật lí THPT

B.Bài tập tự luận:

Bài 1: Một đĩa mài ban đầu có gia tốc góc 120 rad/s, quay chậm dần với gia tốc góc không đổi bằng 4 rad/s2.

a) Sao bao lâu đĩa dừng lại?

b) Đĩa quay được một góc bằng bao nhiêu trước khi dừng lại?

Bài 2: Mâm của một máy quay đĩa hát đang quay với tốc độ góc 3,5 rad/s thì bắt đầu quay chậm dần đều. Sau 20 s nó dừng lại. Hỏi:

a) Gia tốc góc của mâm.

b) Mâm quay được bao nhiêu vòng trong thời gian đó?

Bài 3: Một cái đĩa bắt đầu quay quanh trục của nó với gia tốc góc không đổi. Sau 0,5 s nó quay được 25 rad.

a) Gia tốc góc của đĩa là bao nhiêu?

 b) Tốc độ góc trung bình trong thời gian ấy là bao nhiêu?

 c) Tốc độ góc tức thời của đĩa tại cuối thời gian t = 0,5 s là bao nhiêu?

 

doc 9 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Vật lí THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mai Hường - Trường THPT Trần Bình Trọng 	 Trang 1
Chương I: Động lực học vật rắn.
 A. Công thức vật lí:
I. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
1) Tọa độ góc: . Đơn vị: rad.
2) Tốc độ góc: = và . Đơn vị: rad/s.
3) Gia tốc góc: = và . Đơn vị: rad/s2.
4) Các phương trình động lực học của chuyển động quay:
a) Chuyển động quay đều:
b) Chuyển động quay biến đổi đều:
 và 
5) Vận tốc và gia tốc của các điểm trên vật quay:
a) Vận tốc dài: v = Đơn vị: m/s.
b) Gia tốc hướng tâm: an = v2/r = 	c) Gia tốc tiếp tuyến: at = 
d) Gia tốc toàn phần: a = 	 Đơn vị: m/s2.
II Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định.
1) Momen lực: M = Fd. Mặt khác:M = Đơn vị N.m.
2) Momen quán tính: Đơn vị: kg.m2.
3) Momen quán tính của vật đồng chất:
a) Thanh: I = 	b) Vành tròn: I =
c) Đĩa tròn: I = 	d) Quả cầu đặc: I = 
4) Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định: M = I
III. Momen động lượng. Định luật bảo toàn momen động lượng.
1) Momen động lượng: L = I Đơn vị: kg.m2/s và M = 
2) Định luật bảo toàn momen động lượng: L = hằng số.Momen quán tính thay đổi: I1 = I2.
IV. Động năng của vật rắn quay quanh trục cố định: Wđ = Đơn vị : J.
B.Bài tập tự luận: 
Bài 1: Một đĩa mài ban đầu có gia tốc góc 120 rad/s, quay chậm dần với gia tốc góc không đổi bằng 4 rad/s2.
a) Sao bao lâu đĩa dừng lại?
b) Đĩa quay được một góc bằng bao nhiêu trước khi dừng lại?
Bài 2: Mâm của một máy quay đĩa hát đang quay với tốc độ góc 3,5 rad/s thì bắt đầu quay chậm dần đều. Sau 20 s nó dừng lại. Hỏi:
a) Gia tốc góc của mâm.
b) Mâm quay được bao nhiêu vòng trong thời gian đó?
Bài 3: Một cái đĩa bắt đầu quay quanh trục của nó với gia tốc góc không đổi. Sau 0,5 s nó quay được 25 rad.
Gia tốc góc của đĩa là bao nhiêu?
 b) Tốc độ góc trung bình trong thời gian ấy là bao nhiêu?
 c) Tốc độ góc tức thời của đĩa tại cuối thời gian t = 0,5 s là bao nhiêu?
Mai Hường - Trường THPT Trần Bình Trọng 	 Trang 2
 Bài 4: Một đĩa bắt đầu quay quanh trục với gia tốc góc không đổi. Sau 5 s đĩa quay được 25 vòng. Hỏi:
 a) Gia tốc góc(rad/s2).
 b) Tốc độ góc trung bình trong khoảng thời gian đó.
 c) Số vòng quay được trong 5 s tiếp theo.
Bài 5: Một ô tô đi vào khúc đường lượn tròn để chuyển hướng. Bán kính của đường lượn là 100 m, tốc độ của ô tô giảm đều từ 75 km/h xuống 50 km/h trong 10 s. Tính gia tốc góc và gia tốc toàn phần lúc bắt đầu vào đường lượn và lúc ra khỏi đường lượn.
Bài 6: Một điểm ở mép một đĩa mài đường kính 0,35 m có tốc độ biến thiên đều đặn từ 12 m/s đến 25 m/s trong 1 phút. Tính gia tốc góc trung bình trong khoảng thời gian đó.
Bài 7: Một nhà du hành vũ trụ được kiểm tra trên một máy li tâm. Người đó ngồi trên một ghế ở đầu tay quay cách trục 5 m. Máy tăng tốc trong 5 s theo công thức φ = 0,3 t2, trong đó t đo bằng s, φ đo bằng rad. Hãy tính tốc độ góc và tốc độ dài của người đó. Khi đó nhà du hành phải chịu một gia tốc bằng bao nhiêu lần gia tốc trọng trường?
Bài 8: Một đĩa mài có momen quán tính 10-1 kg.m2. Đĩa chịu một momen lực không đổi 16 N.m.
Tính gia tốc góc của đĩa.
Tính tốc độ góc và momen động lượng của đĩa sau 10 s kể từ lúc khởi động.
Bài 9: Một bánh xe chịu tác dụng của một momen lực M1 không đổi. Tổng của momen M1 và momen lực ma sát có giá trị bằng 24 N.m. Trong 5 s đầu, tốc độ góc của bánh xe biến đổi từ 0 rad/s đến 10 rad/s. Sau đó momen M1 ngừng tác dụng, bánh xe quay chậm dần và dừng hẳn lại sau 50 s. Giả sử lực ma sát là không đổi suốt thời gian bánh xe quay.
Tính momen quán tính của bánh xe đối với trục.
Xác định momen lực M1.
Tính số vòng tổng cộng bánh xe quay được.
Bài 10: Một đĩa mài hình trụ có khối lượng 0,55 kg và bán kính 7,5 cm. Tính:
Momen quán tính của nó đối với trục đi qua tâm.
Momen lực cần thiết phải tác dụng vào đĩa mài để tăng tốc từ nghỉ đến 1500vòng/phút trong 5 s, nếu biết
rằng sau đó ngừng tác dụng của momen lực thì đĩa quay chậm dần cho đến lúc dừng lại mất 45 s.
Bài 11: Một đĩa đặc bán kính 0,25 m có thể quay quah trục đối xứng đi qua tâm của nó. Một sợi dây mảnh, nhẹ được quấn quanh vành đĩa. Người ta kéo đầu sợi dây bằng một lực không đổi 12 N. Hai giây sau kể từ lúc bắt đầu tác dụng lực làm đĩa quay. Tốc độ góc của đĩa bằng 24 rad/s. Hỏi:
Momen lực tác dụng lên đĩa.
Gia tốc góc của đĩa.
Gia tốc của đầu dây.
Góc quay được của đĩa.
Chiều dài của đoạn dây được kéo.
Bài 12: Một bánh xe nhận được một gia tốc góc 5 rad/s2 trong 8 s, dưới tác dụng của momen ngoại lực và momen lực ma sát. Sau đó do momen lực ngừng tác dụng nên bánh xe quay chậm dần đều và dừng lại sau 10 vòng quay.
Tính gia tốc góc và thời gian từ lúc momen ngừng tác dụng đến lúc bánh xe dừng lại.
 Momen quán tính của bánh xe đối với trục quay là 0,85 kg.m2. Tính momen ngoại lực và momen lực ma sát.
Bài 13: Một sàn quay hình trụ có khối lượng 80 kg và có bán kính 1,5 m. Sàn bắt đầu quay nhờ một lực không đổi, nằm ngang, có độ lớn 500 N tác dụng vào sàn theo phương tiếp tuyến với mép sàn. Tìm động năng của sàn sau 3 s.
Bài 14: Một bánh xe có momen quán tính bằng 102 kg.m2. Bánh đà đang đứng yên thì nhận được gia tốc góc là 2 rad/s2 dưới tác dụng của momen lực tổng cộng.
Tính momen lực tổng cộng.
Tốc độ góc và động năng của bánh đà sau 10 s.
Bài 15: Một vận động viên trượt băng nghệ thuật có thể tăng tốc độ quay từ 0,5 vòng/s đến 3 vòng/s.
Nếu momen quán tính của người ấy lúc đầu là 4,6 kg.m2 thì lúc sau bằng bao nhiêu?
Người ấy đã thực hiện động tác nào để tăng tốc độ quay?
Mai Hường - Trường THPT Trần Bình Trọng 	 Trang 3
Bài 16: Hai đĩa có ổ trục được lắp vào cùng một cái trục. Đĩa thứ nhất có momen quán tính 3,3 kg.m2, được làm quay với tốc độ 450 vòng/phút. Đĩa thứ hai có momen quán tính 6,6 kg.m2, được làm quay với tốc độ 900 vòng/phút ngược chiều với đĩa thứ nhất. Sau đó cho chúng ghép sát nhau để chúng quay như một đĩa. Hỏi vận tốc sau khi ghép bằng bao nhiêu?
Bài 17: Một người ngồi trên một chiếc ghế đang quay, hai tay cầm hai quả tạ, mỗi quả 3 kg. Khi người ấy dang tay theo phương ngang, các quả tạ cách trục quay 1 m và người quay với tốc độ góc 0,75 rad/s. Giả thiết momen quán tính tổng cộng của hệ “người + ghế” là không đổi và bằng 3 kg.m2. Sau đó người lại kéo hai quả tạ theo phương ngang lại gần trục quay, cách trục 0,3 m.
Tìm tốc độ góc mới của hệ “người + ghế”.
b) Tìm động năng của hệ “người + ghế” trước và sau khi thu tay lại. Giải thích sự thay đổi động năng của hệ. 
Bài 18: Sàn quay là một hình trụ đặc, đồng chất, có khối lượng 25 kg và có bán kính 
2 m . Một người, khối lượng 50 kg đứng tại mép sàn. Sàn và người quay với tốc độ góc 0,2 vòng/s. Khi người đi tới cách trục quay 1m thì tốc độ góc của sàn và người là bao nhiêu?
C. Trắc nghiệm Khách quan: 
I. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
Câu 1: Một hòn bi chuyển động trên đường tròn theo phương trình, trong đó. Tốc độ góc và gia tốc góc tại t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
 	 A. 12 rad/s; 4 rad/s2.	B. 26 rad/s; 8 rad/s2. 	 C. 26 rad/s; 2 rad/s2.	D. 6 rad/s; 8rad/s2.
Câu 2: Một đĩa bắt đầu quay quanh một trục với gia tốc góc không đổi. Sau 5 s đĩa quay được 25 vòng. Số vòng quay được trong 5 s tiếp theo là
A. 100 vòng. 	B. 25 vòng. 	C. 50 vòng. 	D. 75 vòng.
Câu 3: Bánh đà của một động cơ từ lúc khởi động đến lúc đạt tốc độ góc 140 rad/s phải mất 2 phút. Biết động cơ quay nhanh dần đều. Góc quay của bánh đà trong thời gian đó là
A. 140 rad. 	B. 70 rad. 	C. 35 rad. 	D. 8400 rad. 
Câu 4: Một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên sau 2 s nó đạt tốc độ góc 10 rad/s. Góc mà bánh xe quay được trong thời gian đó là
A. 2,5 rad. 	B. 2,5 rad.	 C. 10 rad. 	D. 12,5 rad.
Câu 5: Một bánh xe có đường kính 4 m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s2, to = 0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Tốc độ dài của một điểm P trên vành bánh xe ở thời điểm t = 2 s là
A. 16 m/s.	B. 18 m/s. 	C.20 m/s.	 D. 24 m/s.
Câu 6: Một xe đạp chuyển động thẳng đều với tốc độ 36 km/h. Bánh xe có đường kính 1200 mm lăn không trượt trên đường. Góc quay được của một căm xe đạp trong nửa phút là
A. 900 rad. 	B. 500 rad. 	C. 1000 rad. 	 	D. 250 rad.
Câu 7: Một bánh xe quay quanh nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên, sau 10 s đạt tới tốc độ góc 20 rad/s. Trong 10 s đó bánh xe quay được một góc bằng
A. 50 rad. 	B.2rad.	C. 100 rad. 	D. 4rad.
Câu 8: Một bánh xe kể từ lúc quay đến lúc đạt tốc độ góc 140 rad/s phải mất 2 s. Biết bánh xe quay nhanh dần đều. Góc quay của bánh xe trong thời gian trên bằng
A. 140 rad. 	B. 35 rad. 	C. 140 rad. 	D. 35 rad. 
Câu 9: Một trục động cơ đang quay với tốc độ n = 1200 vòng/phút thì bị hãm lại. Biết trục quay chậm dần đều và quay 80 vòng thì dừng hẳn. Thời gian hãm trục là
A. 6s. 	B. 8 s.	C.10 s. 	D.12 s.
Câu 10: Tại thời điểm t = 0, một vật rắn bắt đầu quay quanh một trục cố định với gia tốc góc không đổi. Sau 
5 s nó quay được một góc 25 rad. Tốc độ góc tức thời của vật tại thời điểm t = 5 s là
A. 5 rad/s.	 B. 12 rad/s.	 C. 10 rad/s.	D. 25 rad/s.
Câu 11: Một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ, sau 5 s quay được một góc là 4 rad. Sau 10 s kể từ lúc bắt đầu quay, vật quay một góc có độ lớn là
A. 8 rad.	 B. 16 rad. 	 C.20 rad. 	D. 40 rad. 
Câu 12: Một bánh xe quay nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ sau 10 s đạt tới tốc độ góc 20 rad/s. Trong 10 s đó bánh xe quay được một góc bằng
A. 2 rad. 	B. 100 rad. 	C. 4 rad.	D. 200 rad. 
Mai Hường - Trường THPT Trần Bình Trọng 	 	 Trang 4
Câu 13: Một đĩa đang quay với tốc độ góc rad/s thì bắt đầu quay chậm dần đều với độ lớn gia tốc góc là rad/s2. Từ khi quay chậm dần đến khi dừng lại thì bánh xe đã quay được 
10 vòng. 	B. 15 vòng. 	C.25 vòng. 	D.50 vòng.
Câu 14: Một chiếc đĩa đang quay nhanh dần đều với gia tốc góc rad/s2 và tốc độ góc là 2 rad/s. Hỏi bánh xe cần quay bao nhiêu vòng thì tốc độ góc tăng gấp đôi?
6 vòng. 	B. 12 vòng. 	C. 3 vòng. 	D. 9 vòng.
Câu 15: Một bánh xe có đường kính 1 m quay với gia tốc góc không đổi 4 rad/s2. Gia tốc tiếp tuyến của một điểm P trên vành bánh xe là:
A. 4 m/s2. 	B. 2 m/s2. 	C. 12 m/s2. 	D. 16 m/s2.
Câu 16: Một bánh xe có đường kính 1 m bắt đầu quay nhanh dần đều với gia tốc góc không đổi 2 rad /s2. Gia tốc hướng tâm của một điểm P trên vành bánh xe ở thời điểm t = 2 s là
A. 16 m/s2. 	B. 4 m/s2. 	C. 8 m/s2.	D. 2 m/s2.
Câu 17: Một xe đua bắt đầu chạy trên đường đua hình tròn, bán kính 400 m. Cứ sau 1 s tốc độ của xe lại tăng ...  kim giờ bằng ¾ chiều dài kim phút. Chọn kết luận đúng.
A. vp = 6vg.	B. vp = 9vg	C. vp = 16vg.	D. vp = vg.
II. Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định.
Câu 35: Một momen lực không đổi 60 N.m tác dụng vào một bánh đà có khối lượng 20 kg và momen quán tính 12 kg.m2. Thời gian cần thiết để bánh đà đạt tới tốc độ góc 75 rad/s từ trạng thái nghỉ là
15 s.	B.30 s.	C.25 s.	D. 180 s.
Câu 36: Một momen lực không đổi 30 N.m tác dụng lên một bánh xe có khối lượng 5 kg và momen quán tính 2 kg.m2. Nếu bánh xe quay từ trạng thái nghỉ thì sau 10 s nó quay được
750 rad. 	B. 1500 rad. 	C. 3000 rad.	 D. 6000 rad. 
Câu 37: Một lực tiếp tuyến 10 N tác dụng vào vành ngoaì của một banh xe có đường kính 80 cm. Bánh xe quay từ trạng thái nghỉ và sau 1,5 s thì quay được 1 vòng đầu tiên. Momen quán tính của bánh xe là
A. 0,72 kg.m2. 	B. 0,96 kg.m2.	C. 1,8 kg.m2. 	D. 4,5 kg.m2.
Câu 38: Hai chất điểm có khối lượng 1 kg và 2 kg gắn ở hai đầu của một thanh nhẹ có chiều dài 1m. Momen quán tính của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh có giá trị là
A. 1,5 kg.m2. 	B. 0,75 kg.m2.	C. 0,5 kg.m2.	D. 1,75 kg.m2.
Câu 39: Một đĩa tròn đồng chất bán kính 40 cm, khối lượng 2 kg. Momen quán tính của đĩa đối với một trục vuông góc với đĩa và đi qua tâm đĩa là 
0,16 kg.m2.	B. 1,6 kg.m2.	C.16 kg.m2.	D.160 kg.m2.
Mai Hường - Trường THPT Trần Bình Trọng 	 Trang 6
Câu 40: Một đĩa mỏng, phẳng, đồng chất có bán kính 2 m có thể quay được xung quang một trục đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng đĩa. Tác dụng vào đĩa một momen lực 960 N.m không đổi, đĩa chuyển động quay quanh trục với gia tốc góc 3 rad/s2. Khối lượng của đĩa là
960 kg.	B.240 kg.	C.160 kg.	D.80 kg.
Câu 41: Một ròng rọc có bán kính 10 cm, có momen quán tính đối với trục là I = 10-2 kg.m2. Ban đầu ròng rọc đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2 N theo phương tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Gia tốc góc của ròng rọc là
A. 14 rad/s2.	B. 20 rad/s2.	C. 28 rad/s2.	D. 35 rad/s2.
Câu 42: Một ròng rọc có bán kính 10 cm, có momen quán tính đối với trục là I = 10-2 kg.m2. Ban đầu ròng rọc đứng yên, tác dụng vào ròng rọc một lực không đổi F = 2 N theo phương tiếp tuyến với vành ngoài của nó. Sau khi vật chịu tác dụng lực được 3 s thì tốc độ góc của nó là
60 rad/s. 	B. 40 rad/s. 	C. 30 rad/s. 	D. 20 rad/s. 
Câu 43: Một bánh xe có momen quán tính đối với trục quay Δ cố định là 6 kg.m2 đang đứng yên thì chịu tác dụng của momen lực 30 N.m. Đối với trục quay Δ. Bỏ qua mọi lực cản. Sau bao lâu bánh xe có tốc độ góc thay đổi từ 20 rad/s đến 100 rad/s?
15 s.	B. 12 s.	C. 16 s.	D. 20 s.
Câu 44: Một momen lực không đổi 30 N.m tác dụng vào một bánh đà có momen quán tính 6 kg.m2. Sau 12 s kể từ trạng thái nghỉ bánh đà đạt tới tốc đọ là
45 rad/s.	B. 75 rad/s.	C. 30 rad/s.	D. 60 rad/s.
Câu 45: Một ròng rọc có bán kính 20 cm, momen quán tính 0,04 kg.m2 đối với trục của nó. Ròng rọc chịu một lực không đổi 1,2 N tiếp tuyến với vành. Lúc đầu ròng rọc đứng yên. Tốc độ góc của ròng rọc sau 5 s chuyển động là
A. 6 rad/s.	B. 15 rad/s.	C. 30 rad/s.	D. 75 rad/s.
Câu 46: Một bánh đà có dạng đĩa tròn mỏng khối lượng 2 kg quay quanh một trục dưới tác dụng của momen lực 0,135 N.m. Trong 0,5 s tốc độ góc tăng từ 1 rad /s đến 4 rad/s. Bán kính bánh đà là
A. 2,25 cm.	B. 0,15 m.	C. 2,25 dm.	D. 1,5 m.
Câu 47: Một thanh đồng chất, tiết diện nhỏ, dài 24 cm, có khối lượng m = 1 kg. Momen quán tính của thanh đối với trục quay vuông góc với thanh tại trung điểm là bao nhiêu?
48 kg.m2.	B. 48.10-4 kg.m2.	C. 48.10-4 kg.m2/s.	D. 48.10-2 kg.m2.
Câu 48: Một vành tròn có khối lượng 5 kg, bán kính 60 cm. Momen quán tính đối với trục quay là trục đối xứng vuông góc mặt phẳng vành tròn tại tâm là
1,8 kg.m2.	B. 18 kg.m2.	C. 9 kg. m2.	D. 0,9 kg.m2.
Câu 49: Một đĩa tròn có khối lượng 5 kg, bán kính 60 cm. Momen quán tính đối với trục quay là trục đối xứng vuông góc mặt phẳng đĩa tròn tại tâm là
1,8 kg.m2.	B. 18 kg.m2.	C. 9 kg. m2.	D. 0,9 kg.m2.
Câu 50: Một quả cầu đặc có khối lượng 10 kg, bán kính 10 cm. Momen quán tính đối với trục quay là trục đối xứng đi qua tâm quả cầu là
0,4 kg.m2.	B. 0,04 kg.m2.	C. 0,1 kg.m2.	D. 0,05 kg.m2.
Câu 51: Một bánh đà của một động cơ điêzen có momen quán tính là I = 1,25 kg.m2 đang quay với tốc độ góc là 10π rad/s thì động cơ ngừng hoạt động. Bánh đà quay chậm dần đều sau 5 s thì dừng lại. Khi đó momen lực cản là
1,5π N.m.	B. 2 π N.m.	C. 2,5π N.m.	D. 3,5π N.m.
Câu 52: Một momen lực không đổi tác dụng vào một vật có trục quay cố định. Trong những đại lượng dưới đây 
đại lượng nào không phải là một hằng số?
Gia tốc góc.	B. Tốc độ góc.	C. Momen quán tính.	D. Khối lượng.
Câu 53: Momen quán tính của một vật quay quanh một trục cố định không phụ thuộc vào
khối lượng. 	B. tốc độ góc của vật. C. hình dạng của vật. D. kích thước của vật.
Câu 54: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định(Δ). Khi tổng momen của các ngoại lực tác dụng lên vật đối với trục (Δ) bằng không thì vật rắn sẽ
quay chậm dần rồi dừng lại.	B. quay nhanh dần đều.
C. quay đều.	D. quay chậm dần đều.
Mai Hường - Trường THPT Trần Bình Trọng 	 Trang 7
Câu 55: Khi momen ngoại lực tác dụng lên vật rắn không thay đổi thì vật rắn sẽ
A. chuyển động quay tròn đều.	B. chuyển động quay biến đổi đều.
C. chuyển động quay bất kì.	D. không chuyển động.
Câu 56: Momen quán tính của một vật không phụ thuộc vào
khối lượng của vật. 	 B. hình dạng và kích thước của vật.
gia tốc hướng tâm gây ra chuyển động quay của vật. 	 D. vị trí trục quay.
III. Momen động lượng. Định luật bảo toàn momen động lượng.
Câu 57: Một vật rắn có momen quán tính 0,5 kg.m2 quay đều 10 vòng trong 2 s. Momen động lượng của vật có độ lớn xấp xỉ bằng
A. 15,7 kg.m2/s.	B. 2,5kg.m2/s.	C. 31,4 kg.m2/s.	D. 10 kg.m2/s.
Câu 58: Một vật rắn có momen quán tính 0,5 kg.m2 cần quay đều bao nhiêu vòng trong 5 s để momen động lượng của vật có độ lớn xấp xỉ bằng 6,28 kg.m2/s?
2 vòng.	B. 10 vòng.	C. 0,5 vòng.	D. 2,5 vòng.
Câu 59: Một vật rắn chịu tác dụng của một lực tạo nên momen 10 N.m trong thời gian 2 s. Momen động lượng của vật sẽ
bằng 20 N.m.s.	B. tăng 20 kg.m2/s.	C. tăng 5 kg.m2/s.	D. tăng 0,2 kg.m2/s.
Câu 60: Một đĩa tròn bán kính 20 cm, khối lượng 2 kg, quay đều với tốc độ góc 5 rad/s quanh trục vuông góc đĩa tại tâm. Momen động lượng của đĩa đối với trục quay đó là bao nhiêu?
A. 0,2 kg.m2/s.	B. 2 kg.m2/s.	C. 4 kg.m2/s.	D. 0,4 kg.m2/s.
Câu 61: Một vật có momen quán tính 0,5 kg.m2/s quay đều 30 vòng trong 1 phút Độ lớn momen động lượng của vật này là
1,57 kg.m2/s.	B. 4 kg.m2/s.	C. 3,14 kg.m2/s.	D. 6,28 kg.m2/s.
Câu 62: Một thanh cứng, mảnh, dài 1 m, khối lượng không đáng kể, quay đều xung quanh một trục vuông góc với thanh và đi qua tâm. Hai quả cầu kích thước nhỏ có khối lượng bằng nhau là 0,6 kg được gắn vào hai đầu thanh. Tốc độ mỗi quả cầu là 4 m/s. Momen động lượng của hệ là
A. 2,4 kg.m2/s.	B. 1,2 kg.m2/s.	C. 4,8 kg.m2/s.	D. 0,6 kg.m2/s.
Câu 63: Một đĩa mài có momen quán tính đối với trục quay của nó là 12 kg.m2. Đĩa chịu một momen lực không đổi 16 N.m. Momen động lượng của đĩa tại thời điểm t = 3,3 s là
A. 30,6 kg.m2/s.	B. 52,8 kg.m2/s.	C. 66,2 kg.m2/s.	D. 70,4 kg.m2/s.
Câu 64: Coi Trái Đất là một quả cầu đồng tính có khối lượng M = 6.1024 kg, bán kính R = 6400 km. Momen động lượng của Trái Đất trong sự quay quanh trục của nó là
5,18.1030 kg.m2/s.	B. 5,83.1031 kg.m2/s.	C. 6,28.1032 kg.m2/s.	D. 7,15.1033 kg.m2/s.
Câu 65: Hai đĩa mỏng nằm ngang có trục quay thẳng đứng đi qua tâm của chúng. Đĩa 1 có momen quán tính I1 đang quay với tốc độ góc , đĩa 2 có momen quán tính I2 ban đầu đứng yên. Thả nhẹ đĩa 2 xuống đĩa 1 sau một thời gian ngắn, hai đĩa cùng quay với tốc độ góc là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 66: Momen động lượng của một vật chuyển động không thay đổi nếu: 
vật chịu tác dụng của ngoại lực.	B. vật chịu tác dụng của áp lực.
C. vật chịu tác dụng của momen ngoại lực.	D. momen ngoại lực bằng không.
Câu 67: Một cô diễn viên múa ba lê đang thực hiện động tác quay người trên mũi bàn chân. Khi dang tay, cô diễn viên có tốc độ góc ω. Sau đó cô diễn viên từ từ co tay lại sát người, tốc độ góc mới của cô diễn viên ấy sẽ
A. tăng lên.	 B. giảm xuống. C. lúc đầu tăng, sau đó giảm dần.	 D. lúc đầu giảm, sao đó tăng dần.
IV. Động năng của vật rắn quay quanh một trục cố định.
Câu 68: Một vật rắn có momen quán tính đối với trục quay cố định là 10 kg.m2, đang quay vơi tốc độ góc 30 vòng/phút. Lấy = 10. Động năng quay của vật này bằng
75 J.	B. 40 J.	C. 25 J.	D. 50 J.
Câu 69: Một khối hình trụ đồng chất bán kính R, khối lượng m = 4 kg, lăn không trượt trên mặt đất với tốc độ 2 m/s. Động năng của nó là
4 J.	B. 6 J.	C. 8 J.	D. 12 J.
Mai Hường - Trường THPT Trần Bình Trọng 	 Trang 8
Câu 70: Một hình trụ đặc có khối lượng m = 1,25 kg bán kính 0,25 m quay với tốc độ góc ω = 235 rad/s. Động năng quay của hình trụ là
431,4 J.	B. 1,08.103 J.	C. 2157 J.	D. 4314 J.
Câu 71: Công cần thiết để làm cho một vành tròn, đường kính 1 m, khối lượng 500 kg, đang đứng yên quay với tốc độ góc 120 vòng/phút là
A. 1000 J.	B. 2000 J.	C. 200 J.	D. 10000 J
Câu 72: Một bánh xe trong động cơ có momen quán tính 10-2 kg.m2, động năng quay là 50 J. Số vòng quay của bánh xe trong 1 phút xấp xỉ bằng
100 vòng.	B. 3000 vòng.	C. 6000 vòng.	D. 955 vòng.
Câu 73: Một momen lực 30 N.m tác dụng vào một bánh xe có momen quán tính 2 kg.m2. Nếu bánh xe bắt đầu từ trạng thái nghỉ thì sau 10 s nó có động năng quay là
9 kJ.	B. 56 kJ.	C. 45 kJ.	D. 22,5 kJ.
Câu 74: Hai đĩa tròn có cùng momen quán tính đối với cùng một trục quay đi qua tâm của các đĩa. Lúc đầu đĩa 2 (ở bên trên) đứng yên, đĩa 1 quay với tốc độ góc không đổi 
. Ma sát ở ổ trục nhỏ không đáng kể. Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau, hệ quay vơi tốc độ góc ω. Động năng của hệ hai đĩa lúc sau tăng hay giảm so với lúc đầu?
tăng 4 lần.	B. giảm 4 lần.	C. tăng 9 lần.	D. giảm 2 lần.
Câu 75: Hai bánh xe A và B có cùng động năng quay, tốc độ góc . Tỉ số momen quán tính IB/IA đối với trục quay đi qua tâm của hai bánh xe A và B nhận giá trị nào sau đây?
3.	B. 9.	C. 6.	D. 1.
Câu 76: Một vật đang chuyển động quay tròn đều quanh một trục cố định. Đại lượng nào không bảo toàn?
A. Động năng.	B. Momen động lượng.	C. Góc quay.	D. Tốc độ góc.
Câu 77: Động năng quay của một vật không phụ thuộc vào
khối lượng của vật.	B. vị trí trục quay.	C. Tốc độ góc.	D. Vị trí vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra.doc