Vài biện pháp giúp học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Xuân Lộc 1, tự học ở nhà môn Tiếng Việt

Vài biện pháp giúp học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Xuân Lộc 1, tự học ở nhà môn Tiếng Việt

Một trong những phương pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh đó là phương pháp giúp học sinh tự học ở nhà. Tự học là một hoạt động tự giác, độc lập của học sinh, nó có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, cũng có khi hoạt động tự học ấy không diễn ra trong nhà trường.

Trước sự phát triển của xã hội, thời kì khoa học công nghệ tiến bộ thì con người cần phải có trí tụê để chiếm lĩnh các công nghệ đó. Vì thế tầm quan trọng của việc tự học càng có ý nghĩa. Chúng ta phải chú ý ngay bậc tiểu học và rèn luyện cho học sinh biết cách tự học. Ngoài mục đích giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới nó còn góp phần hình thành thói quen ham thích đọc sách, ham tìm tòi học hỏi , suy nghĩ và kích thích óc khám phá của các em.

Trọng tâm của phương pháp tự học là giúp học sinh biết tìm tòi, biết xử lí thông tin, khám phá tri thức mới đồng thời củng cố kiến thức cũ, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống một cách linh hoạt và đúng lúc. Điều quan trọng là giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết tại sao, bằng cách nào, làm gì để biết được điều đó. Bởi vậy khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi học sinh chuyển biến cách học thụ động sang hình thức chủ động.

Tại hội thảo về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Anh người ta có đưa ra một sơ đồ mà ở đó các mức thang hình tháp có ghi các mức độ tiếp thu và nhớ được trong học tập:

-Nghe giảng (Lecture) : 5%

-Đọc (Reading): 10%

-Nghe nhìn (Audio Visual): 20%

-Làm thí nghiẹm trước mắt (Demostration): 30%

-Thảo luận nhóm (Discussion group: 50%

-Làm bài ở nhà, ghi lại, viết lại (Pracice by doing): 75 %

-Dạy người khác (Teach others/immediate use of learning) 90%

 

doc 17 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vài biện pháp giúp học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Xuân Lộc 1, tự học ở nhà môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO SÔNG CẦU.
TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN LỘC 1.
TỔ KHỐI 4
––&&——
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
¯Đề tài: Vài biện pháp giúp học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Xuân Lộc 1, tự học ở nhà môn Tiếng Việt
{ Giáo viên thực hiện:
@ Bùi Văn Dẹng
Xuân lộc, 3 – 2008.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Một trong những phương pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh đó là phương pháp giúp học sinh tự học ở nhà. Tự học là một hoạt động tự giác, độc lập của học sinh, nó có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, cũng có khi hoạt động tự học ấy không diễn ra trong nhà trường.
Trước sự phát triển của xã hội, thời kì khoa học công nghệ tiến bộ thì con người cần phải có trí tụê để chiếm lĩnh các công nghệ đó. Vì thế tầm quan trọng của việc tự học càng có ý nghĩa. Chúng ta phải chú ý ngay bậc tiểu học và rèn luyện cho học sinh biết cách tự học. Ngoài mục đích giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới nó còn góp phần hình thành thói quen ham thích đọc sách, ham tìm tòi học hỏi , suy nghĩ và kích thích óc khám phá của các em.
Trọng tâm của phương pháp tự học là giúp học sinh biết tìm tòi, biết xử lí thông tin, khám phá tri thức mới đồng thời củng cố kiến thức cũ, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống một cách linh hoạt và đúng lúc. Điều quan trọng là giáo viên không chỉ dạy cho học sinh biết tại sao, bằng cách nào, làm gì để biết được điều đó. Bởi vậy khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi học sinh chuyển biến cách học thụ động sang hình thức chủ động. 
Tại hội thảo về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Anh người ta có đưa ra một sơ đồ mà ở đó các mức thang hình tháp có ghi các mức độ tiếp thu và nhớ được trong học tập:
-Nghe giảng (Lecture) : 5%
-Đọc (Reading): 10%
-Nghe nhìn (Audio Visual): 20%
-Làm thí nghiẹm trước mắt (Demostration): 30%
-Thảo luận nhóm (Discussion group: 50%
-Làm bài ở nhà, ghi lại, viết lại (Pracice by doing): 75 %
-Dạy người khác (Teach others/immediate use of learning) 90%
Mặc khác, trong mục tiêu giá dục tiểu học cũng đã nêu cần dạy cho học sinh biết cách học và biết cách tựï học để tiến đến học suốt đời. Với lại xuất phát từ tình hình thực tế dạy học bộ môn mà tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu của mình.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ tình hình dạy học thực tế ở tại lớp. Tôi nhận thấy học sau sau khi lên lớp 4. các em chuyển sang giai doạn học tập cao hơn và từ học hai buổi các em chuyển sang học một buổi nên các em rất lúng túng trong việc tự học ở nhà. Do vậy, tôi nghiên cứu để áp dụng đề tài này. Nhằm giúp học sinh biết cách tự học ở nhà môn Tiếng Việt. Cụ thể là:
-Học bài cũ như thế nào?
-Chuẩn bị bài mới ra sao?
-Rèn phát triển kĩ năng: nghe - nói -đọc -viết bằng cách nào?
-Và cuối cùng là để nâng cao chất lượng bộ môn.
III.ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
-Môn Tiếng Việt 4 (Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện).
-Đối tượng: Học sinh lớp 4A Trường Tiêûu học Xuân Lộc 1.
-Thời gian: Năm học 2007 – 2008.
IV.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
*Khách thể: Phương pháp tự học.
*Đối tượng nghiên cứu:
-Các biện pháp giúp học sinh tự học ở nhà môn Tiếng Việt.
-Hoạt động tự học ở nhà của học sinh lớp 4A Trường Tiểu hoc Xuân Lộc 1.
V.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
-Điều tra tình hình học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp chủ nhiệm.
-Đưa ra và giúp học sinh thực hiện một số biện pháp tự học ở nhà môn Tiếng Việt.
-Theo dõi kiểm tra sự thực hiện và kết quả mà học sinh thâu lượm được cũng như mức độ bền vững của ghi nhớ.
-Tổng kết và rút kinh nghiệm.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình thực hiện, tôi đã áp một số phương pháp nghiên cứu hoa học giáo dục như sau:
-Phương pháp tham khảo tài liệu.
-Phương pháp nghiên cứu nội dung.
-Phương pháp theo dõi, quan sát.
-Phương pháp phỏng vấn, bút vấn.
VII.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
A.Phần mở đầu:
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng, phạm vi sáng kiến kinh nghiệm. 
Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Nội dung đề tài.
B.Nội dung đề tài:
Chương 1: Thực trạng.
Chương 2: Biện pháp, giải pháp
Chương 3: Kết quả.
C. Kết luận, kiến nghị.
D.Danh mục tài liệu tham khảo.
B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chương 1: THỰC TRẠNG
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy khi học sinh lên lớp 4 các em sẽ gặp khó khăn lớn trong vấn đề tự học ở nhà. Nhất là môn Tiếng Việt. Do vậy đầu năm nhận lớp, tôi đã dùng các biện pháp nghiệp vụ sư phạm để điều tra tình hình tự học ở nhà của các em. Trong năm học này, qua 4 tuần thực học, tôi nhận thấy thực trạng học tập của các em như sau:
1. Tập đọc:
-Hơn 70% học sinh trong lớp không đọc bài trước ở nhà. Số còn lại có đọc nhưng không tập trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa. Đặc biệt không một em nào có ý niệm là suy nghĩ xem bài văn (thơ) có nội dung hay ý nghĩa như thế nào. Cho nên khi lên lớp các em học rất thụ động. Làm giờ học Tập đọc rất nặng nề và kéo dài thời gian. Đặc biệt đối với bài Tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng thì quá bán số học sinh trong lớp không học thuộc. Nên khi kiểm tra bài cũ các em rất sợ dẫn đến mất tinh thần ảnh hưởng đến bài tiếp theo.
2.Chính tả.
-Các em không biết phải chuẩn bị cho bài chính tả như thế nào. Nhất là Chính tả nhớ viết. Dẫn đến các em viết sai lỗi quá nhiều hay không thể viết được bài Chính tả nhớ viết.
3.Kể chuyện:
Kể chuyện là bộ môn rèn kĩ năng nói cho học sinh tiểu học. Thông qua phát triển khả năng diễn đạt và biểu đạt của ngôn ngữ hình thể. Có thể nói giờ học Kể chuyện là giờ học thú vị nhất. Thế nhưng mọi tình huống đều ngược lại. Bởi lẽ:
-Câu chuyện được kể không có sẵn nội dung trong sách giáo khoa mà chỉ có hình minh hoạ.
-Đối với giờ Kể chuyện Đã nghe, đã đọc thì các em lại không biết chọn truyện như thế nào để kể.
-Còn giờ Kể chuyện Được chứng kiến hoặc tham gia thì các em không biết chuẩn bị như thế nào.
Do vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị như thế nào để phát huy khả năng tưởng tượng qua các hình vẽ sẵn có trong sách giáo khoa và các câu chuyện thuộc hai thể loại còn lại.
4.Luyện từ và câu:
Khi học lên lớp 4, học sinh phải đối mặt với lượng kiến thức ngữ pháp được cung cấp qua các giờ học Luyện từ và câu. Cho nên nếu không biết cách tự học ở nhà thì học sinh sẽ khó lãnh hội kiến thức mới. Đôi khi kiến thức cũ các em cũng rất khó khăn. Đầu năm hơn 70 % học sinh trong lớp không thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa mặc dù giáo viên cứ nhắc đi nhắc lại. Số còn lại dù thuộc nhưng khi kiểm tra bài cũ giáo hỏi theo ý thì các em không biết trả lời. Riêng các bài mở rộng vốn từ thì vốn từ ngữ thuộc chủ đề của các em quá nghèo nàn. Vì các em không biết chuẩn bị từ trước cũng nhưng không biết cách tra từ điển.
5.Tập làm văn:
Lên lớp 4, các em bước qua giai đoạn học Tập làm văn khác. Với số lượng kiến thức được cung cấp lớn hơn, lượng thực hành ứng dụng và mức độ yêu cầu cao hơn. Nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng. Nhiều em không biết phải học như thế nào và làm bài ra sao. Mặt khác,khi học môn này nhiều bài nếu các em không chuẩn bị thì không thể học được khi lên lớp. Ví dụ khi bài mới yêu cầu học sinh viết một đoạn văn với những gì đã phải quan sát từ trước. Nếu biết tự học thì giờ Tập làm văn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều.
Chương 2: biện pháp - giải pháp
Qua ba năm dạy thay sách lớp 4, tôi đã cố gắng áp dụng một số giải pháp để giúp học sinh tự học tốt môn Tiếng Việt. Bước đầu đã gặt hái được một số thành công. Sau đây là một số biện pháp mà tôi áp dụng để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 4.
Truớc tiên giáo viên thành lập đội tự quản để đội tự quản sẽ quản lí và kiểm tra hoạt động học ở nhà của các thành viên trong tổ mình phụ trách. Và đội tự quản có trách nhiệm báo cáo tình hình tự học của các bạn trong tổ cho giáo viên chủ nhiệm và đôn đốc nhắc nhở các bạn tự giác trong việc tự học tránh ảnh hưởng đến thi đua của tổ.
Yêu cầu mỗi học sinh phải có một cuốn vở tự học ở nhà môn Tiếng Việt. Đây là chứng cứ để tổ tự quản kiểm tra việc tự học của các bạn. Giáo viên dựa vào vở này để đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức và ý thức học tập của học sinh.
Các giải pháp cụ thể đối với từng môn học của môn Tiếng Việt như sau:
1.Tập đọc:
-Yêu cầu học sinh đọc bài đọc ở nhà nhiều lần. Sau đó ghi số lần đọc bài của mình vào đầu bài trong sách giáo khoa.
-Tự trả lời các câu hỏi ở dưới bài và ghi kết quả trả lời vào vở tự học. Sau đó suy nghĩ về ý nghĩa của bài hoặc nội dung bài vừa đọc. Thế nhưng trong các bài Tập đọc có nhiều câu hỏi rất khó. Do đó nếu không có sự gợi ý của giáo viên thì học sinh khó lòng trả lời được. Chẳng hạn bài: Hoa học trò thì câu hỏi số 1: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò” ? học sinh sẽ không lí giải được nên chúng ta cần biên soạn qua dạng câu hỏi trắc nghiệm và in thành phiếu để phát cho học sinh trong tiết học trước(bài Chợ  ... ûa học sinh và có sự khen ngợi kịp thời để kích thích tinh thần cho các em.
Ngoài ra tôi còn cho học sinh lập sổ tay từ ngữ để các em tích luỹ các từ ngữ. Cấu trúc sổ như sau:
Từ ngữ
Ngày thu thập
Đặt câu
Từ cùng nghĩa (nếu có)
Từ trái nghĩa (nếu có)
Dũng cảm
13/3/2008
Trần quốc Toản là một thiếu niên dũng cảm.
Anh hùng, gan dạ,
Hèn nhát, 
5.Tập làm văn:
	a.Bài cũ:
-Ngoài yêu cầu học sinh nắm lại các phần ghi nhớ của bài. Bao giờ tôi cũng yêu cầu học sinh viết lại vấn đề đã học, Ví dụ: Khi học xong bài: Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. Tôi yêu cầu các em viết lại phần mở bài cho bài văn miêu tả một con vật em yêu thích. Tiết học sau, giáo viên chấm và nhận xét. Hay khi học xong việc xây dựng đoạn văn, cách viết mở bài, cách viết kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. Tôi yêu cầu các em vận dụng những điều đã học viết một bài văn miêu tả một cây mà em yêu thích để chấm và sửa chữa trước khi các em làm bài viết một tiết. Các bài viết hay được trưng bày ở khoảng không gian “Ươm mầm tài năng” của lớp để các bạn cùng đọc. Xem như đó là một vinh dự.
b.Bài mới:
-Các bài cung cấp kiến thức tập làm văn, thì các em tự học phần nhận xét ở nhà. Các em cũng có thể ghi lại những thắc mắc của mình thông qua quá trình các em tự học để lên lớp hỏi các bạn hoặc hỏi thầy giáo.
-Riêng các bài luyện tập thì bao giờ tôi cũng lựa chọn một nội dung để các em tự học ở nhà như: viết một mở bài, viết một đoạn văn miêu tả hoa, viết kết bài . Để hạn chế bớt gánh nặng cho các em.
c.Các bài thuộc phong cách báo chí hành chính:
Bao giờ cùng phải có sự chuẩn bị tỉ mỉ. Ví dụ bài Điền vào giấy tờ in sẵn. Các em không chuẩn bị thì lên lớp các em không thể điền đúng các đề mục như: ngày tháng năm sinh của mẹ, số chứng minh nhân dân của mẹ Hay các bài Luyện tập về tóm tắt tin tức. Các em không tự đọc và tóm tắt trước thì rất khó khăn khi học. Cũng như nếu các em không chuẩn bị bản tin thì khi dạy giáo viên sẽ không biết xoay sở như thế nào. Cho nên việc tự học của các em là rất quan trọng.
d. Các bài Tập làm văn về giới thiệu địa phương nếu các em không biết tự học thì lên lớp giờ học rất buồn tẻ. Ví dụ giới thiệu về lễ hội các em phải chuẩn bị trước tranh ảnh về lễ hội và dàn bài sẽ giới thiệu. Giới thiệu những đổi mới của địa phương thì các em phải biết quan sát và lập dàn bài nói cho mình.
Chương 3: KẾT QUẢ
Qua một thời gian thực hiện, mặc dù kết quả gặt hái chưa đạt được như mong muốn của giáo viên. Nhiều em còn chểnh mảng bữa nhớ bữa quên. Nhưng nhìn chung tinh thần tự học của các em đã được hình thành. Tinh thần tự quản của các em trong học tập đã có chuyển biến tích cực. Giáo viên đã không phải nhắc nhở nhiều như thời gian đầu. 
Sau đây là kết quả của môn Tiếng Việt của lớp trong năm học này như sau:
*Chất lượng khảo sát đầu năm:
Sĩ số
giỏi
khá
Trung bình
yếu
30
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
20%
15
50%
6
20%
3
10%
*Chất lượng giữa học kì 1:
Sĩ số
giỏi
khá
Trung bình
yếu
30
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
17
56.7%
11
36.7%
1
3.3%
1
3.3%
*Chất lượng học kì 1:
Sĩ số
giỏi
khá
Trung bình
yếu
30
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
15
50%
13
43.4%
1
3.3%
1
3.3%
Mặc dù vẫn còn học sinh yếu nhưng số lượng học sinh biết viết văn tăng lên đáng kể. Khă năng diễn đạt, tìm ý và sử dụng các biện pháp ngôn ngữ phát triển bình thường. Do có học sinh thiểu năng nên chưa bắt kịp tốc độ chương trình.
C.KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
I.Kết luận:
-Bản thân giáo viên biết tự học là một điều khó. Nhưng theo Phó thủ tướng-Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thì mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương tự học cho học sinh noi theo. Thì trước hết ta phải làm việc tận tâm. Phải là tấm gương đúng nghĩa. Bản thân biết tự học thì mới giúp đựoc cho người khác cách tự học.
-Luôn chuẩn bị tốt mọi vấn đề để giao việc về nhà cho học sinh. Không nên coi nhẹ bước giao việc về nhà trong năm bước lên lớp. Giao việc phải cụ thể, rõ ràng tránh chung chung giáo điều.
-Thường xuyên kiểm tra việc tự học ở nhà của học sinh và nhắc nhở kịp thời. Luôn phối hợp tốt với ban tự quản để thực tốt vấn đề. Luôn tư vấn cho ban tự quản vấn đề kiểm tra tự học của các bạn.
-Tự học ở nhà được trẻ cho là cực hình ghê gớmvà nặng nề nhưng lại là một sự giáo dục tốt. Nó dạy cho trẻ biết tuân theo chỉ dẫn, áp dụng những kĩ năng và tập trung suy nghĩ. Nhưng quan trọng là phải đảm bảo tự học ở nhà không gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác. Nó được thực hiện với ý thức trách nhiệm bản thân.
II.Kiến nghị:
1.Về phía giáo viên:
Mới bước đầu rèn cách tự học nên rất khó khăn,. Cho nên giáo viên không nên nản lòng hay phàn nàn quá nhiều làm nhụt chí các em. Bài làm của các em có thể đúng, có thể sai . Nếu đúng thì khen là chuyện bình thường. Nhưng sai thì cũng động viên các em cố gắng. Tránh chê bai hay trách phạt làm các em chán. Mà đã chàn thì không tài nào học được.
2.Về chương trình:
Chương trình Tiểu học và sách giáo khoa mới được biên soạn theo hướng mở nhằm giúp học sinh khả năng tự học. Nhưng đối với môn Tập đọc thì câu hỏi tìm hiểu bài vẫn còn khép kín theo lối cổ truyền. Chưa thật sự phong phú về các dạng câu hỏi. Nhiều bài chỉ hỏi học sinh về mức độ hiểu văn bản ở mức 1 như bài Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa. Cho nên theo tôi cần biên soạn lại các câu hỏi theo hướng giúp học sinh tự học tốt hơn.
3.Về phía phụ huynh học sinh:
Để con em mình thực hiện được ước mơ mà bất kì người làm cha làm mẹ nào cũng ước mơ thì tôi xin có mấy kiến nghị với các bậc phụ huynh như thế này:
 a/Vào đầu năm học, tiếp xúc với giáo viên, tìm hiểu xem cách ra bài tập ở nhà của giáo viên là gì – nó được ra đề như thế nào, loại bài tập nào sẽ có và tốn thời gian bao lâu để xong. Do đó, nếu con bạn bất ngờ nói “Không có bài tập ở nhà” thì hãy hỏi lại giáo viên xem sao.
2.đặt thời khoá biểu ở nhà: đưa ra thời khoá biểu trước sẽ cho trẻ thói quen giải quyết những bài học của trẻ . Bạn xác định thời gian xen kẽ, tuỳ thuộc vào thời gian của trẻ. Trẻ có khuynh hướng thử xem rằng bạn có theo dõi được thời gian học tập cho chúng hay không. Sẽ ra sao nếu không làm bài tập đúng thời gian quy định hoặc chúng sẽ làm một cách cẩu thả? Tham khảo với giáo viên , xem bài tập đó được làm bao lâu, để chắc rằng bạn có cùng tâm trạng với thầy cô vậy. Sau đó ấn định thời gian mà bạn cho là thích hợp và áp dụng thời gian đầy đủ vào mỗi tối. Hãy cho trẻ biết là làm bài tập một cách cẩu thả sẽ không giảm bớt thời gian học là mấy. 
3. Cất vào hộp tất cả dụng cụ học tập: Để tránh lãng phí công sức thời gian khi phải theo dõi những thứ lặt vặt như đồ chuốt bút chì Hãy cất tất cả dụng cụ cần thiết vào hộp viết. Hãy để trẻ tự vạch ra kế hoạch cho bài tập ở nhà.
 4.Tán thưởng và khuyến khích: Một số chuyên gia đề nghị, dùng phần thưởng để khuyến khích những ý thức. Con bạn đang muốn xem một bộ phim? Hãy đề nghị, sẽ cho trẻ xem nếu như làm xong bài vào mỗi tối. Hãy tán dương những cơng việc trẻ đã làm.
Lyn Corno, một giáo sư về giáo dục và tâm lý của ĐH Columbia đã làm nghiên cứu phát hiện rằng nếu cha mẹ đĩng vai trị như một người dẫn dắt cĩ ĩc hài hước thì sẽ khêu gợi sự tự tin nơi con trẻ khả năng giải quyết, ngay cả những vấn đề cực khĩ. Một lời nhắn nhủ cho các bậc phụ huynh là nên nhắc trẻ: “Con có thể làm được việc này, chúng ta hãy cùng nhau tìm cách giải quyết” .Theo Lyn Corno, sau một thời gian trẻ sẽ ghi nhớ lời nhắc nhở đó, chúng sẽ gia tăng lòng tự tin và khả năng giải quyết những nhiệm vụ đầy thử thách.
5.Hãy lập mối quan hệ với những phụ huynh khác: Nếu con bạn khăng khăng rằng khơng thể làm được bài tập đĩ, cĩ lẽ bài tập đĩ thật sự quá khĩ. Hãy tham khảo ở những bậc phụ huynh khác trong lớp xem con của họ ra sao, sau đĩ hãy nĩi chuyện với giáo viên để tìm cách giải quyết.
6. Đơi khi trẻ khơng thật sự khĩ khăn trong bài tập, chúng chỉ phản ứng vì đĩ là cơng việc phải làm. Mỗi ngày bạn cĩ thể nhờ giáo viên ghi vào những bài cần làm cho phụ huynh thấy. Vậy là bạn kiểm tra được việc của con mình, điều này làm cho trẻ và phụ huynh khỏi phải tranh luận nhiều và không khí gia đình vui vẻ hơn.
Chúng ta cũng lưu ý, bài tập ở nhà khơng thật sự thú vị như chơi game hay chơi búp bê. Điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn. Phụ huynh phải dành nhiều thời gian để dạy cho trẻ ý thức làm bài ở nhà và nên có sự linh động cho mỗi tình huống.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học)
-Tác giả: TS: Mai Ngọc Luông – Th.S: Lý Minh Tiên
-Nhà xuất bản Giáo dục – 2006
2.Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4
	-Tác giả: TS Nguyễn Thị Hạnh
	-Nhà xuất bản Giáo dục - 2007.
3.Mạng giáo dục Việt Nam – VietNam Education.
Mục lục
A.Phần mở đầu:	2
I.Lí do chọn đề tài.	2
II.Mục đích nghiên cứu.	3
III.Đối tượng, phạm vi sáng kiến kinh nghiệm. 	3
IV.Khách thể và đối tượng nghiên cứu.	3
V.Nhiệm vụ nghiên cứu.	3
VI.Phương pháp nghiên cứu.	4
VII.Nội dung đề tài.	4
B.Nội dung đề tài:	5
Chương 1: Thực trạng.	5
Chương 2: Biện pháp, giải pháp	7
Chương 3: Kết quả.	12
C. Kết luận, kiến nghị.	13
D.Danh mục tài liệu tham khảo.	16

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN2007-08.doc