Bài dự thi chủ đề “Vì an toàn giao thông thủ đô ”

Bài dự thi chủ đề “Vì an toàn giao thông thủ đô ”

I. ý thøc cña nguêi tham gia giao th«ng .

Nâng cao ý thức người tham gia giao thông

ND - Nguyên nhân gia tăng tai nạn và ùn tắc giao thông là do sự "bùng nổ" của phương tiện cơ giới, dẫn đến sự bất cập về cơ sở hạ tầng, về năng lực quản lý và tổ chức giao thông, về ý thức của người tham gia giao thông. Riêng ý thức của người tham gia giao thông phản ánh rõ hơn trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, khi họ gần như làm chủ trên đường. Qua đó, cũng bộc lộ một số vấn đề đáng quan tâm trong quá trình khắc phục bất cập này.

Đường vắng, tai nạn tăng gần hai lần

Ngày thường, tai nạn giao thông (TNGT) chủ yếu diễn ra trong bối cảnh ô-tô, xe máy dày đặc trên đường, còn người tham gia giao thông hối hả, vội vàng đi làm, đi học, đưa đón con. Ngược lại, trong những ngày nghỉ Tết, đường vắng vẻ, phần lớn người tham gia giao thông thư thái hơn, không có việc gì hối thúc đến nỗi "phải vắt chân lên cổ". Nguy cơ bớt đi, đáng lẽ tai nạn cũng giảm theo, song thực tế lại tăng rất cao. Số vụ TNGT trung bình một ngày của sáu ngày nghỉ Tết (từ 30 đến mồng 5 Tết) và trung bình một ngày của năm 2009 là: 67,7/35,5; tương tự như thế, số người chết là: 49/32, cao gần hai lần.

 

doc 15 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi chủ đề “Vì an toàn giao thông thủ đô ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bµi dù thi
chủ đề “ Vì An toàn giao thông Thủ đô ”
Hä tªn : ..........................................................
§¬n vÞ tr­êng : TiÓu häc ThÞ TrÊn Sãc S¬n 
ý thøc cña nguêi tham gia giao th«ng .
Nâng cao ý thức người tham gia giao thông
ND - Nguyên nhân gia tăng tai nạn và ùn tắc giao thông là do sự "bùng nổ" của phương tiện cơ giới, dẫn đến sự bất cập về cơ sở hạ tầng, về năng lực quản lý và tổ chức giao thông, về ý thức của người tham gia giao thông. Riêng ý thức của người tham gia giao thông phản ánh rõ hơn trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, khi họ gần như làm chủ trên đường. Qua đó, cũng bộc lộ một số vấn đề đáng quan tâm trong quá trình khắc phục bất cập này.
Đường vắng, tai nạn tăng gần hai lần
Ngày thường, tai nạn giao thông (TNGT) chủ yếu diễn ra trong bối cảnh ô-tô, xe máy dày đặc trên đường, còn người tham gia giao thông hối hả, vội vàng đi làm, đi học, đưa đón con. Ngược lại, trong những ngày nghỉ Tết, đường vắng vẻ, phần lớn người tham gia giao thông thư thái hơn, không có việc gì hối thúc đến nỗi "phải vắt chân lên cổ". Nguy cơ bớt đi, đáng lẽ tai nạn cũng giảm theo, song thực tế lại tăng rất cao. Số vụ TNGT trung bình một ngày của sáu ngày nghỉ Tết (từ 30 đến mồng 5 Tết) và trung bình một ngày của năm 2009 là: 67,7/35,5; tương tự như thế, số người chết là: 49/32, cao gần hai lần...
Hạn chế về ý thức của người tham gia giao thông là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số vụ tai nạn và số người chết vì TNGT ngày Tết tăng xấp xỉ hai lần so với ngày thường. Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải: Số vụ TNGT gây chết người liên quan đến xe mô-tô tăng cao, chủ yếu là do không đội mũ bảo hiểm, đèo ba hoặc bốn người; bên cạnh đó là tình trạng uống rượu bia quá mức rồi điều khiển phương tiện vi phạm các quy tắc giao thông gia tăng; trong giao thông đường thủy, vẫn xảy ra một số vụ chìm đò đáng tiếc do chở quá tải hoặc người điều khiển thiếu thành thạo. Ở Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội), trong ba ngày (từ 30 đến mồng 2 Tết) có 324 người bị TNGT đến cứu chữa, chiếm 80,8% số người nhập viện cấp cứu; riêng ngày mồng 2 Tết, 45/152 người bị tai nạn không đội mũ bảo hiểm...
Khắc phục kiểu chấp hành "đối phó"
Những ngày nghỉ Tết, nhiều con đường trở nên rộng rãi, người đi lại ít nên lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và dân phòng không phải dàn quân để điều hành giao thông, tuần tra kiểm soát đông như ngày thường. Song không ít người không làm chủ bản thân, lại coi bối cảnh nói trên là môi trường "thuận lợi" để "phát huy" kiểu chấp hành "đối phó", chủ quan và buông thả, nên để xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Một khi ý thức chấp hành luật giao thông chưa thật sự trở thành thói quen thường trực, thì đây vẫn là một trong những nguy cơ lớn làm gia tăng tai nạn và ùn tắc giao thông...
Để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đòi hỏi một quá trình công phu, bao gồm cả việc khắc phục bất cập về cơ sở hạ tầng và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (ATGT). Tuy nhiên, không chờ hội đủ các điều kiện nêu trên, mà ngay từ bây giờ phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật và đặc biệt là văn hóa giao thông, nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh của người tham gia giao thông. Phải làm thật quyết liệt, phối hợp nhiều biện pháp, kết hợp trước mắt và lâu dài, kết hợp giữa giáo dục và cưỡng chế, tạo ra sự chuyển biến thật sự ý thức người tham gia giao thông, nhân tố bảo đảm sự bền vững trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.
II. Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông
và ùn tắc giao thông
Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, từ năm 2003 đến năm 2005 đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay tình hình trật tự an toàn giao thông lại có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng so với những năm trước. 
Tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nghiêm trọng đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ phải tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tai nạn giao thông.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông tăng trong thời gian qua là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương chưa thật tập trung và chưa có trọng điểm, có lúc điều hành thiếu quyết liệt hoặc chưa liên tục; chính quyền cơ sở ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn thờ ơ hoặc đứng ngoài cuộc; ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm.
Để kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, nhất là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, các đoàn thể và mỗi người tham gia giao thông đều phải có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Chỉ có như vậy thì các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông mới đi vào cuộc sống một cách thiết thực.
Trên cơ sở "Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010", Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt và liên tục các giải pháp cấp bách sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông.
a) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
b) Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, các doanh nghiệp có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; phải có chương trình thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi thành viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; ban hành quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và không xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng với mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
- Ban hành chương trình giáo dục trật tự an toàn giao thông phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự an toàn giao thông. Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an toàn giao thông mới từ niên học 2008 - 2009 ở tất cả các cấp học;
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội; quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. Từ ngày 01 tháng 09 năm 2007 kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có Giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy; Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường không tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định trên.
d) Bộ Công an ban hành quy định việc thông báo về cơ quan, trường học, phường, xã, tổ dân phố, cụm dân cư những cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông để kiểm điểm, giáo dục. 
đ) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương quy định việc phổ biến nội dung pháp luật trật tự an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt thường kỳ, biểu dương người tốt, việc tốt, phê phán các cá nhân vi phạm; nêu cao hơn nữa vai trò của Đoàn, Hội, Đội trong việc giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông. 
e) Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, chỉ đạo và huy động các cơ quan thông tin, báo chí, tuyên truyền nêu cao vai trò, trách nhiệm, tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân và thực hiện Nghị quyết này; cần chú ý cùng với việc phê phán những cá nhân, tổ chức, đơn vị vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông, còn phải nêu gương người tốt, việc tốt, tổ chức, đơn vị làm tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Mỗi tờ báo phải có chuyên đề tuyên truyền về an toàn giao thông. 
2. Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toàn giao thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải.
a) Đi đôi với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông phải kiên quyết xử lý nghiêm những người vi phạm các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông. Để tạo được chuyển biến tích cực về công tác này cần phải áp dụng ngay các biện pháp sau đây:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ôtô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ;
- Thực hiện đình chỉ lưu hành các phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng hình thức tạm giữ phương tiện hoặc tạm giữ đăng ký phương tiện, biển số đăng ký, sổ chứng nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo thời hạn quy định của pháp luật hiện hành;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, đình chỉ hoạt động các phương tiện thủy nội địa không đăng ký, không đăng kiể ... h vi tiêu cực phải chịu trách nhiệm liên đới; quy định về tiêu chuẩn tay nghề đối với lái xe khách chuyên nghiệp, lái taxi, lái xe tải đường dài.
c) Thực hiện việc bắt buộc học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ trước khi nhận lại Giấy phép lái xe đối với những lái xe vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông đến mức bị tạm giữ Giấy phép lái xe từ 60 ngày trở lên; thu hồi không thời hạn Giấy phép lái xe của lái xe khách chuyên nghiệp các loại D, E để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc chở khách quá 100% số khách quy định.
d) Thu hồi không thời hạn Giấy phép lái xe của những lái xe nghiện ma túy.
đ) Trong năm 2007, Bộ Y tế bổ sung, sửa đổi quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển từng loại phương tiện cơ giới, quy định hình thức kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ sức khỏe của lái xe thay thế các quy định hiện hành không còn phù hợp. 
6. Giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông 
a) Từ ngày 15 tháng 9 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
b) Từ ngày 15 tháng 12 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. 
c) Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định hướng dẫn tổ chức hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ bảo đảm ứng cứu kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do tai nạn giao thông gây ra.
d) Bộ Y tế ban hành quy định việc thành lập các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm với khoảng cách giữa các trạm hợp lý và theo quy định; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cấp cứu tai nạn giao thông cho các đối tượng liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và giải quyết tai nạn giao thông.
đ) Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có tăng hoặc giảm tuỳ theo mức độ tai nạn của mỗi chủ xe nhằm khuyến khích việc ngăn ngừa tai nạn đối với chủ xe và lái xe; đồng thời tiếp tục đổi mới các thủ tục tham gia bảo hiểm và điều kiện bồi thường thiệt hại; nghiên cứu nâng mức phí bảo hiểm bắt buộc để mức bồi thường bảo hiểm có thể bù đắp được thiệt hại; hướng dẫn sử dụng một phần kinh phí từ nguồn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để đầu tư lại cho công tác phòng ngừa tai nạn giao thông.
e) Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ phối hợp giữa cơ quan công an với cơ quan bảo hiểm công tác giám sát và kiểm tra các chủ xe cơ giới; xử lý nghiêm các doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
7. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
a) Trong năm 2007, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trình Chính phủ phương án kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông ở địa phương theo hướng nâng cao trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức phối hợp và tính chuyên nghiệp của bộ máy này. 
b) Bộ Giao thông vận tải xây dựng và trình Chính phủ trong năm 2007 phương án kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn giao thông của Bộ và các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính).
8. Tổ chức thực hiện
a) Chính phủ đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo các cấp ủy Đảng kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian qua, xây dựng kế hoạch lãnh đạo của các cấp ủy Đảng mạnh mẽ hơn đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới.
b) Các Bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 22/CT-TW của Ban Bí thư, các giải pháp quy định tại Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP và Nghị quyết này của Chính phủ.
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các Bộ trong việc triển khai các giải pháp mạnh nêu trên.
d) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông quốc gia đến năm 2010, các Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; hàng quý tổ chức giao ban với các Bộ, các địa phương theo khu vực nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết này ở từng ngành, từng địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những kết quả đạt được.
9. Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
Nhiều loại hình kinh doanh vận tải, đặc biệt là các phương tiện cá nhân đăng ký và đi vào hoạt động đáp ứng ngày một cao nhu cầu đi lại và buôn bán của nhân dân.
Nhận thấy phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như xe ô tô, xe mô tô tăng nhanh, một mặt thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhưng mặt khác cũng làm cho tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) diễn biến phức tạp hơn, Công an huyện Kỳ Sơn, đã triển khai mạnh mẽ các biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo ATGT. Điển hình như: tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về giao thông; phối hợp với Ban ATGT huyện, Ban Công an xã, thị trấn giải toả trật tự công cộng, xử lý tình trạng lấn chiếm hành lang, vỉa hè để vật liệu xây dựng, mô tô, xe máy, họp chợ, kinh doanh và buôn bán gây cản trở giao thông, tổ chức ký cam kết cho các hộ dân 2 bên dọc hành lang ATGT không tái vi phạm hành lang ATGT của địa phương; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 133/KH - UBND ngày 4/5/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tuyên truyền công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn; kết hợp tổ chức hàng trăm buổi giảng bài, phổ biến kiến thức pháp luật về ATGT cho các tổ chức đoàn thể, trường học và lực lượng Công an xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện; phối hợp với Đài truyền thanh - Truyền hình và các Đài phát thanh xã tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về trật tự ATGT 
Tuổi trẻ hưởng ứng Năm ATGT
Ban ATGT huyện đã triển khai kế hoạch “Năm An toàn giao thông 2012” bằng việc cụ thể như: Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các ban, ngành địa phương về ATGT. Trọng tâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực ATGT đường bộ như luật ATGT và các văn bản dưới luật về giao thông, công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Các khẩu hiệu tuyên truyền cũng phong phú và đa dạng như: Tích cực hưởng ứng “Năm an toàn giao thông - 2012”; “Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”, “An toàn giao thông - trách nhiệm của mọi người”, “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”, “Điều khiển xe đúng phần đường, làn đường”, “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”, “Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô"...
. khai thực hiện tháng cao điểm hưởng ứng 
“ Năm An toàn giao thông 2012”;
Dối với các trường tiểu học 
I. Đánh giá tình hình trật tự An toàn giao thông của đơn vị:
Tình hình trật tự An toàn giao thông trên địa bàn xã nói chung và đơn vị trường tiểu học 1 nói riêng trong thời gian vừa qua chưa có tình trạng cán bộ, giáo viên và học sinh vi phạm về trật tự An toàn giao thông và cũng chưa có vụ tai nạn đáng tiếc nào xảy ra. Để đạt được kết quả như vậy trong thời gian vừa qua nhà trường đã thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự An toàn giao thông với các hình thức như: quán triệt đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của UBATGT các cấp tới toàn thể CBGVNV và học sinh toàn trường; đưa nội dung giáo dục an toàn giao thông vào giảng dạy ở tất cả các khối lớp trong toàn trường; Tổ chức thi chuyên hiệu “An toàn giao thông hạng ba”; đặt ra các quy định xử phạt đối với CBGVNV và học sinh vi phạm Luật “An toàn giao thông”. làm cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhận thức sâu sắc và nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông.
II. Nội dung tuyên truyền:
1. Tích cực hưởng ứng “ Năm An toàn giao thông 2012”.
2. Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe.
3. Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường.
4. Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.
5. Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông.
III. Kế hoạch và giải pháp thực hiện:
1.Phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đoàn thể trong xã tuyên truyền sâu rộng tới tất cả mọi tầng lớp nhân dân, phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên, học sinh trong toàn trường về an toàn giao thông để nâng cao nhận thức về an toàn khi tham gia giao thông. Xây dựng Văn hóa giao thông, hướng tới một xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn giao thông.
2. Phối hợp cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh giáo dục ý thức giáo dục cho các em. Tuyệt đối không cho học sinh đi xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy đến trường.
3. Quán triệt tới cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm túc quy định không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông, quy định về đội mũ bảo hiểm và việc tuân thủ các quy tắc An toàn giao thồng.
4. Giao cho giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, thường xuyên nhắc nhở các em thực hiện dungd quy định khi tham gia giao thông.
* Các giải pháp thực hiện:
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên ký cam kết với Hiệu trưởng những nội không vi phạm các quy định về trật tự An toàn giao thông khi tham gia giao thông. Nếu vi phạm phải chịu mọi hình thức kỷ luật trước cơ quan, đơn vị.
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh ký cam kết với giáo viên các nội dung không vi phạm giao thông khi tham gia giao thông. Giao viên thường xuyên nhắc các em luôn thực hiện đúng khi tham gia giao thông. Nếu học sinh vi phạm giáo viên có hình thức kỷ luật thích đáng và báo cáo phụ huynh cùng phối hợp giáo dục. 
- Tăng cường giáo dục pháp luật về trật tự An toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn trường để nâng cao nhận thức về an toàn khi tham gia giao thông. Thông qua các môn học lồng ghép nội dung về An toàn giao thông cho học sinh để học sinh có ý thức chấp hành kỷ luật tốt hơn.
- Hàng tuần vào buổi chào cờ đưa nội dung giáo dục pháp luật về trật tự An toàn giao thông để giáo dục cho học sinh.
- Cuối mỗi đợt, mỗi học kỳ tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để tuyên dương các cá nhân, tập thể tham gia chấp hành tốt trật tự An toàn giao thông.
 Thị Trấn, Ngày 16 tháng 8năm 2012
 Người dự thi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao thong bay hay cuc.doc