Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần 26

Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần 26

Tiết 1: Tập đọc

THẮNG BIỂN

I.Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

- KNS : Giao tiếp, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Phiếu ghi nội dung đoạn 3 giúp hs luyện đọc

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 25 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 786Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn học lớp 4 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 05 tháng 03 năm 2012
Tiết 1: Tập đọc 
THẮNG BIỂN
I.Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
- KNS : Giao tiếp, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Phiếu ghi nội dung đoạn 3 giúp hs luyện đọc
III.Hoạt động trên lớp:
TG
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
5’
12’
13’
8’
2’
A. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 * Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ?
 * Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
 -GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
 1). Giới thiệu bài:
 2). Luyện đọc:
 * Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 + Đoạn 1: Từ đầu  nhỏ bé.
 + Đoạn 2: Tiếp theo  chống giữ.
 + Đoạn 3: Còn lại.
 -Luyện đọc những từ ngữ khó đọc 
 * Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Cho HS luyện đọc.
 * GV đọc diễn cảm cả bài.
Cần đọc với giọng chậm rãi ở đoạn 1.
 -Đoạn 2: Đọc với giọng gấp gáp hơn. Cần nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh nhân hoá.
 3). Tìm hiểu bài:	
 -Cho HS đọc lướt cả bài.
 * Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
 Đoạn 1:
 -Cho HS đọc đoạn 1.
 * Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển trong đoạn 1.
 Đoạn 2:
 -Cho HS đọc đoạn 2.
 * Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ?hs khá giỏi.
* Trong Đ1+Đ2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
 * Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
 Đoạn 3:-HS đọc đoạn 3.
 * Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
 4). Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV dán phiếu hd hs đọc d cảm đoạn 3.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
 -GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò:
 * Em hãy nêu ý nghĩa của bài này.
 -GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà đọc trước bài TĐ tới.
-HS1: đọc thuộc bài thơ Tiểu đội xe không kính.
-Đó là các hình ảnh:
+Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
+Ung dung buồng lái ta ngồi 
-HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ.
* Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-3Hs tiếp nối đọc 3 đoạn 2-3 lượt
-HS luyện đọc từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc chú giải. 2 HS giải nghĩa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc, 1 HS đọc cả bài.
-Hs lắng nghe
-HS đọc lướt cả bài 1 lượt.
* Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ (Đ1); Biển tấn công (Đ2); Người thắng biển (Đ3).
-HS đọc thầm Đ1.
* Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió bắt đầu mạnh”; “nước biển càng dữ  nhỏ bé”.
-HS đọc thầm Đ2.
* Cuộc tấn công được miêu tả rất sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: “như một đàn cá voi  rào rào”.
* Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: “Một bên là biển, là gió  chống giữ”.
* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hoá.
* Có tác dụng tạo nên hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ.
-HS đọc thầm đoạn 3.
* Những từ ngữ, hình ảnh là: “Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi .. sống lại”.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, lớp lắng nghe tìm giọng đọc từng đoạn, bài.
-Cả lớp luyện đọc.
-Một số HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
* Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển.
Tiết 3: Tốn 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia hai phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân.
-Bài tập cần thực hiện 1, 2. 
 II. Đồ dùng dạy học: phiếu
 III. Hoạt động trên lớp:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 126.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
B.Bài mới:
 1).Giới thiệu bài:
 2).Hướng dẫn luyện tập 
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
15’
* Bài tập 1: yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV nhắc cho HS khi rút gọn phân số phải rút gọn đế khi được phân số tối giản.
 -GV yêu cầu cả lớp làm bài.
 -GV nhận xét bài làm của HS.
-Hs đọc xác định y/c
-Tính rồi rút gọn.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Có thể trình bày như sau:
* HS cũng có thể rút gọn ngay từ khi tính.
15’
5’
 * Bài tập 2: yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Trong phần a, x là gì của phép nhân ?
 * Khi biết tích và một thừa số, muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?
 * Hãy nêu cách tìm x trong phần b.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS dưới lớp tự kiểm tra lại bài của mình.
*Bài 3, 4 hs khá giỏi làm (nếu còn thời gian)
3.Củng co,á dặn dò:
Tìm thành phần chưa biết trong phép nhân?
Nhận xét tiết học
i vào VBT. ề phép nhân ps,ẩn bị bài sau.ps s -Hs đọc đề xác định y/c
-Tìm x.
-x là thừa số chưa biết.
-Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-x là số chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số chia chúng ta lấy số bị chia chia cho thương.
-2 HS thi làm phiếu dán lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Lớp nhận xét chỉnh sửa
-Vài hs trả lời
-H s lắng nghe
Tiết 4: Khoa học 
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tt)
I/.Mục tiêu :
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên. Vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
 -Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.
II/.Đồ dùng dạy học :
 -Chuẩn bị 2 chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.
III/.Các hoạt động dạy học :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
3’
10’
10’
10’
2’
1/.KTBC:
-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 50.
 -Nhận xét và cho điểm HS.
2/.Bài mới:
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
-Thí nghiệm: Chúng ta có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước.
-Yêu cầu HS dự đón xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không ? Nếu có thì thay đổi như thế nào ?
-Tổ chức làm thí nghiệm 
HS: đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ.
- HS trình bày.
 +Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi ?
-Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.
-GV yêu cầu:
 +Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.
 +Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? vật nào là vật toả nhiệt ?
 +Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào ?
-Kết luận: 
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 102.
 *Hoạt động2: Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh đi
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Hướng dẫn: Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không.
-Gọi HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu có kết quả khác.
-Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc, ghi lại mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và gho lại mức chất lỏng trong ống.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
 +Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế ?
 +Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau ?
 +Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi ?
 +Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta thấy được điều gì ?
-Kết luận
 *Hoạt động 3:Những ứng dụng trong thực tế
-Hỏi:
 +Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ?
 +Tại sao khi sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán ?
 +Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội để uống nhanh ?
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, biết áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế.
 3/.Củng cố dặn dị
-Nhận xét tiết học.
-Lưu ý: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước cpo lại mà không nở ra.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị: 1 chiếc cốc hoặc 1 thìa nhôm hoặc thìa nhựa.
-3 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-Nghe và trả lời
-Dự đoán theo suy nghĩ của bản thân.
-Tiến hành làm thí nghiệm.
-Kết quả thí nghiệm: Nhiệt độ của cốc nứơc nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên.
+Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nướ ... 
- Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này . 
- HS khá, giỏi: Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu đất đai.
II.Chuẩn bị :
 -Lược đồ trống VN treo tường 
III.Hoạt động trên lớp :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
10’
10’
10’
2’
1.KTBC:
 -Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL?
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 *Hoạt động cả lớp: 
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
 -GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Tahí Bình, sông tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ .
 -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp .
 *Hoạt động nhóm: 
 -Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ vào PHT .
Đặc điểm thiên nhiên
Khác nhau
-Địa hình 
-Sông ngòi 
-Đất đai
-Khí hậu 
ĐB Bắc Bộ
ĐB Nam Bộ
* Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về khí hậu đất đai. Dành cho hs khá giỏi
-GV nhận xét, kết luận .
 * Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
 a/.ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta .
 b/.ĐB Nam Bộ là nơi sx nhiều thủy sản nhất cả nước.
 c/.Thành phố HN có diện tích lớn nhấtvà số dân đông nhất nước.
 d/.TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
-GV nhận xét, kết luận .
3.Củng cố dặn dị 
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Dải ĐB duyên hải miền Trung”.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lên bảng chỉ .
-HS lên điền tên địa danh .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
-Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào PHT.
-Đại điện các nhóm trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc và trả lời .
 +Sai.
 +Đúng.
 +Sai.
 +Đúng .
HS nhận xét, bổ sung.
HS cả lớp lắng nghe
Tiết 5: Khoa học 
VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT
I/.Mục tiêu :
 Giúp HS:
- Kể được tên của một số vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm,  , những vật dẫn nhiệt kém (không khí, các vật xốp như: bông, len, rơm, gỗ, nhựa).
-Hiểu việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng chúng trong những trường hợp liên quan đến đời sống.
- KNS : Kĩ năng lựa chọn giải pháp, kĩ năng giả quyết vấn đề liên quan đến dẫn nhiệt, cách nhiệt.
- TKNL&HQ: Hs biết sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản để tránh thất thốt nhiệt năng.
II/.Đồ dùng dạy học :
-HS chuẩn bị: cốc, thìa nhôm, thìa nhựa.
-Phích nước nóng, nhiệt kế
III/.Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
3’
10’
10’
10’
2’
1/.KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
2/.Bài mới:
 *Hoạt động 1:Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK 
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi kết quả song song với dự đoán để HS so sánh.
-Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ?
-Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,  dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; Gỗ, nhựa, len, bông,  dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách điện.
-Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi:
 +Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì ? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì sao lại dùng những chất liệu đó ?
 +Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh ?
 +Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ?
*Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí
-Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
 +Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì ? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì ?
 +Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có nhiều chỗ rỗng không ?
 +Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì ?
 +Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ?
-Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém, các em hãy cùng làm thí nghiệm để chứng minh.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK.
-GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS.
-Hướng dẫn:
 +Quấn giấy trước khi rót nước. Với cốc quấn chặt HS dùng dây nít (chun) buộc từng tờ báo lại cho chặt. Với cốc quấn lỏng thì vo từng tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng, sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau.
 +Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi kết quả là 10 phút).
-Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
 +Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau ?
 +Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc ?
 +Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì ?
 +Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn.
 +Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt?
-Kết luận: (SDNLTK&HQ)
*Hoạt động 3: Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì ?
 Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên khác ngồi 3 bàn phía trên gần đội của mình.
-Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
-Tổng kết trò chơi.
3/.Củng cố,dặn dị
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc thí nghiệm thành tiếng, HS đọc thầm và suy nghĩ.
 -Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. Một lúc sau khi GV rót nước vào cốc, từng thành viên trong nhóm lần lượt cầm vào từng cán thìa và nói kết quả mà tay mình cảm nhận được.
-Đại diện của 2 nhóm trình bày kết quả: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
-Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
-Lắng nghe.
-Quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.
+Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
-Lắng nghe
-Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, trao đổi và trả lời:
+Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng xốp, bông len, dạ,  đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng lâu hơn.
+Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có rất nhiều chỗ rỗng.
+Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí.
+HS trả lời theo suy nghĩ.
-Lắng nghe.
-Hoạt động trong nhóm dưới sự hoạt động của GV.
-2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn.
+Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi làn đo.
-2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
+Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.
+Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước.
+Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí.
+Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
+Không khí là vật cách nhiệt.
-Lắng nghe.
-Ví dụ:
Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ.
Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ, 
Đội 1: Đúng.
Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng.
Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa.
Đội 2: Đúng.
Lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 26(1).doc