Bài soạn Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 34 năm học 2011

Bài soạn Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 34 năm học 2011

TOÁN

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

I.Mục tiêu:

-Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

-Tính được diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật.

II.Hoạt động dạy – học:

 

doc 14 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Tổng hợp môn lớp 4 - Tuần 34 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 34 Thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2011 
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
-Tính được diện tích hình vuông, diện tích hình chữ nhật.
II.Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: 
-Gọi 2 HS làm 2 bài 2a,b trang 173.
-GV nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới:
-GV giới thiệu.
Bài 1:Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cặp cạnh song song với nhau, vuông góc với nhau.
Bài 3: Yêu cầu HS tính chu vi và diện tích các hình đã cho. So sánh các kết quả tương ứng rồi viết Đ, S 
Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề , suy nghĩ tìm ra cách giải.
-GV chấm chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
-2 HS thực hiện.
- HS làm việc theo cặp quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cặp cạnh song song với nhau, vuông góc với nhau. 
- Một cặp trình bày trước lớp.
 Lớp nhận xét.
-HS làm cá nhân và nêu kết quả.
a) Sai
b)sai
c) Sai
d) Đúng
-1 hS làm trên bảng lớp.
Bài giải
Diện tích phòng học là :
5 x 8 = 40( m 2 )= 400000( cm 2)
Diện tích 1viên gạch dùng lát phòng là : 20 x 20 = 400 ( cm2 )
Số viên gạch cần dùng để lát toàn bộ phòng học là:
400000 :400 = 1 000(viên)
 Đáp số : 1 000 viên gạch
CHÍNH TẢ Nghe - viết: NÓI NGƯỢC
I.Mục tiêu:
-HS nghe - viết đúng CT, trình bày đúng bài vè dân gian theo thể thơ lục bát. 
-Làm đúng bài tập 2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn).
II.Đồ dùng dạy – học:
-Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a.
III.Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
-GV đọc các từ dễ lẫn, khó viết ở tuần trước ( BT 2b)cho HS viết.
-Nhận xét bài viết của HS trên bảng.
2.Dạy bài mới : 
-GV giới thiệu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả.
-GV đọc bài vè dân gian nói ngược
Hướng dẫn viết từ khó:
-GV đọc lần lượt các từ khó viết cho HS viết: liếm lông, nậm rượu,lao đao, trúm, đổ vồ, diều hâu..
c) Viết chính tả.
-GV nhắc HS cách trình bày bài vè theo thể thơ lục bát.
-GV đọc từng dòng thơ cho HS viết
-GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
d) Soát lỗi, chấm bài.
-GV cho HS đổi vở soát lỗi, báo lỗi và sửa lỗi viết chưa đúng.
-GV thu một số vở chấm, nhận xét, sửa sai.
HĐ 2: Luyện tập.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp; mời 3 nhóm HS thi tiếp sức.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giả đúng.
3.Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS đọc lại thông tin ở bài tập 2, kể lại cho người thân.
-2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp rồi nhận xét trên bảng.
-HS theo dõi trongSGK
 Lớp đọc thầm lại bài.vè
-2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
-HS theo dõi.
-HS nghe viết bài
-Soát lỗi, báo lỗi và sửa.
-Hs đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở
-Sau đó 3 nhóm HS thi tiếp sức.
-Đại diện 1nhóm đọc lại đoạn vănVì sao ta chỉ cười khi người khác cù?
-Về nhà thực hiện.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I.Mục tiêu:
 - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả con vật( về bố cục bài,về ý,cách dùng từ, đặt câu,lỗi chính tả;..) biết tự sữa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. 
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung
-Phiếu học tập để HS thống kê về các lỗi về chính tả,dùng từ,câu trong bài văn của mình theo từng loại lỗi và sửa lỗi. 
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
-GV nhận xét, đánh giá.chung bài làm 
2.Dạy bài mới:
-GV giới thiệu bài. 
 Trả bài : 
-Gọi 3 em nối tiếp đọc nhiệm vụ của tiết trả bài TLV trong SGK
-Nhận xét kết quả làm bài của HS 
+Ưu điểm: 
+Những thiếu sót hạn chế: 
-Thông báo điểm số cụ thể của HS.
-Trả bài cho HS 
-Hướng dẫn HS sửa bài 
-GV phát phiếu học tập cho từng HS làm viêc cá nhân. 
-GV đọc lại đoạn văn viết lại và sửa chữa cho HS nếu còn thiếu sót
3.Cũng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn về nhà những em làm bài chưa đạt thì làm lại .
-HS lắng nghe 
-HS theo dõi trên bảng và đọc đề bài.
-HS lắng nghe.
-HS tham khảo theo hướng dẫn của GV
-HS làm viêc cá nhân.thực hiện nhiệm vuÏ.
-Lắng nghe.
 Thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2011 
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
-Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
-Tính được diện tích hình bình hành.
II.Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: 
-Gọi 2 HS làm 2 bài 3.trang 173.
-GV nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới:
Bài 1:Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các đoạn thẳng song song với AB và CD vuông góc với BC .
Bài 2:Yêu cầu HS tính diện tích các hình vuông ABCD. Suy ra diện tích hình chữ nhật MNPQ , ta có NP = 4 cm. Tính độ dài cạnh MN.
-GV nhận xét.
Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề.
+Hình H tạo nên bởi các hình nào?
+Muốn tính diện tích hình H ta cần tính diện tích hình nào?
-GV chấm chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
- HS làm việc theo cặp quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các đoạn thẳng song song với nhau, vuông góc với nhau. 
- Một cặp trình bày trước lớp, lớp Nhận xét.
a) Đoạn thẳng song song với AB là: DE.
b) Đoạn thẳng vuông góc với BC là DC.
-HS làm cá nhân và nêu kết quả.
Số đo chỉ chiều dài hình chữ nhật là:c) 16 cm.
-HS đọc đề.
+Hình H tạo nên bởi các hình bình hành ABCD, hình chữ nhật CBEG.
+Muốn tính diện tích hình H ta cần tính diện tích hình hình bình hành ABCD, hình chữ nhật CBEG.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật CBEG là:
4 x 3 = 12( cm2 )
Diện tích hình bình hành ABCD là:
4 x 3 = 12( cm2 )
 Diện tích hình H là:
 12 + 12 = 24 (cm2 )
	Đáp số : 24 (cm2 )
-Về nhà thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: LẠC QUAN - YÊU ĐỜI
I.Mục tiêu:
 Biết thêm một số từ phức chưa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa; biết đặt câu với với các từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3).
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu BT1,
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1 : Gọi HS đọc nội dung bài 1.
-GV hướng dẫn HS làm phép thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình.
a) Từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi làm gì ?
b)Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi cảm thấy thế nào ?
c)Từ chỉ tính tình trả lời cho câu hỏi là người thế nào ?
d) Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi cảm thấy thế nào ? là người thế nào ?
-Gv phát phiếu cho HS thảo luận nhóm 3. xếp các từ đã cho vào bảng phân loại.
-Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
-Yêu cầu HS tự đặt câu, gọi một số HS nêu câu mình đặt trước lớp.GV nhận xét 
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
-Gv nhắc HS chỉ tìm những từ miêu tả tiếng cười (không tìm các từ miêu tả nụ cười)
-Cho HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ.
-Gọi HS phát biểu,GV ghi nhanh lên bảng những từ ngữ đúng, bổ sung thên những từ ngữ mới.
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau.
-HS đọc nội dung bài 1.
-Bọn trẻ đang làm gì ?
-Bọn trẻ đang vui chơi ngoài vườn
-Em cảm thấy thế nào?
-Em cảm thấy rất vui thích.
-Chú Ba là người thế nào ?
- Chú Ba là người vui tính.
-Em cảm thấy thế nào?
-Em cảm thấy rất vui thích
-Chú Ba là người thế nào ?
- Chú Ba là người vui tính.
-HS thảo luận nhóm 3, hoàn thành phiếu. Đại diện nhóm trình bày. 
-Các nhóm nhận xét bổ sung.
-1 HS đọc yêu cầu bài 2.
-HS tự đặt câu, gọi một số HS nêu câu mình đặt trước lớp.
-HS đọc yêu cầu bài 3.
-HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ.
-HS nối tiếp phát biểu, mỗi HS nêu một từ đồng thời đặt một câu.
+Từ ngữ miêu tả tiếng cười:
Cười ha hả, hi hí, hơ hơ, khanh khách, sằng sặc , sặc sụa , khúc khích .
-Về nhà thực hiện.
Thứ 6 ngày 6 tháng 5 năm 2011
TOÁN
ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I.Mục tiêu:
 - Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng.
II.Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: 
-Gọi 2 HS làm BT1, BT2 trang 174. GV nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới:
Bài 1:
+Muốn tìm trung bình cộng của các số ta làm như thế nào?
-Gv chấm bài nhận xét.
Bài 2: 
-Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
-GV nhận xét.
Bài 3:
-Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
-GV gợi ý giúp HS tìm ra các bước giải 
-Yêu cầu HS tự làm.
-Gv chấm chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Hướng dẫn HS học bài.
-2 HS thực hiện.
-HS trả lời. HS áp dụng quy tắc tìm trung bình cộng của các số làm bàivào vở, 2 HS làm bảng.
a) (137 + 248 + 395 ) : 3 = 260
b)( 348 + 219 + 560 + 725 ) : 4 = 463
-1 HS đọc đề,2 phân tích đề. Lớp suy nghĩ nêu bước giải, làm bài, 1 HS làm bảng
Bài giải
Số người tăng trong 5 năm là :
158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635 ( người)
Số người tăng trung bình hằng năm là:
635 : 5 = 127( người)
	Đáp số : 127( người)
-1 HS đọc đề, phân tích đề. Lớp suy nghĩ nêu bước giải, làm bài , 1 HS làm bảng
Bài giải
Tổ Hai góp được số vở là:
36 + 2 =38 ( quyển)
Tổ Ba góp được vở là:
38 + 2 =40 ( quyển)
Trung bình mỗi tổ góp được số quyển vở là:
	(36 + 38 + 40 ):3 = 38(quyển)
 Đáp số : 38 quyển vở
-Về nhà thực hiện.
TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.Mục tiêu:
 - Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II.Đồ dùng dạy học:
Mẫu điện chuyển tiền đi. Giấy đặt mua báo chí trong nước.
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:
-Kiểm tra 2HS đọc lại thư chuyển tiền đã điền nộn dung trong tiết TLV trước
2.Bài mới:*Giới thiệu bài
Bài tâp1:
-Gv giải nghĩa những chữ viết tắt trong điện chuyển tiền đi:
+N3 VNPT: là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện,hs không cần biết.
+ĐCT: viết tắt của điện chuyển tiền
-GV hướng dẫn cách điền vào điện chuyển tiền:
-GV mời 1Hsgiỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ điện chuyển tiền.
-Cho HS tự làm bài
-Yêu cầu HS đọc bài
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước
-Gvgiúp HS giải thích các chữ viết tắt,các từ ngữ khó (nêu trong chú thích: BCTV, báo chí,độc giả,kế toán trưởng,thủ trưởng)
-Gv lưu ý hs về những thông tin màđề bài cung cấp để các em ghi cho đúng;
+Tên các báo chọn đặt cho mình,cho ông bà bố mẹ, anh chị.
+Thời gian đặt mua báo(3 tháng, 6 tnáng,12 tháng)
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiêùt học. 
-Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung những tờ giấy in sẵn.
-HS đọc yêu cầu của bài và mẫu Điện chuyển tiền đi
-Cả lớp nghe GV hướng dẫn cách điền vào điện chuyển tiền. 
-1HSnói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền đi như thế nào. Cả lớp theo dõi.
-Cả lớp làm việc cá nhân
-Một số HS đọc trước lớp mẫu Điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung.
-Cả lớp và GV nhận xét
-1HS đọc yêu cầu và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước
-Hs chú ý lắng nghe.
-Hs chú ý theo dõi.
-Về nhà chuẩn bị.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU
I.Mục tiêu:
-Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện ( trả lời cho câu hỏi : Bằng cái gì? Với cái gì?
-Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu( BT1, mục III); Thêm trạng ngữ chỉ phương tiệnvào câu ( BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết :+ Hai câu văn ở BT1( phần NX ) Hai câu văn ở BT1( phần luyện tập )
+hai băng giấy để HS làm BT2ập1( phần NX . -Tranh ảnh vài con vật..
III.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:
-Gọi 2 HS làm BT 3 tiết LTVC (MRVT : lạc quan – Yêu đời)
-GV nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới :
-Giới thiệu bài. 
HĐ 1: Tìm hiểu phần nhận xét.
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2.
+Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
+Loại trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?
HĐ 2: Phần ghi nhớ.
-GV giảng và rút ra nội dung như phần ghi nhớ
-Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
-Yêu cầu HS nêu VD về trạng ngữ chỉ phương tiện.
HĐ 3: Luyện tập.
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+Bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào ?
-Yêu cầu HS làm bài
-GV nhận xét ghi điểm cho HS

Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Gv yêu cầu HS viết đoạn văn miêu tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
-Gv nhận xét cho điểm 
3. Củng cố – Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS học bài và Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Lạc quan- Yêu đời.
-2 HS thựchiện.
-2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2. HS đọc thầm truyện “Con cáo và chùm nho”, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bằng cái gì? Với cái gì?
+Trạng ngữ trong câu trên bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
 -HS lắng nghe.
-2 HS đọc to.
-HS nối tiếp nhau nêu VD.
-1 HS đọc yêu cầu bài.
Bằng cái gì? Với cái gì?
-HS làm vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ phương tiện.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
-HS quan sát tranh minh hoạ các con vật 
-HS làm bài, phát biểu ý kiến, 2 HS làm trên 2băng giấy dán bảng..
TOÁN
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT
 TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.Mục tiêu:
 Giải được bài toán “tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hại số đó”.
II.Các hoạt động day học: 
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi 1HS lên bảng sửa bài làm thêm tiết trước
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1:Yêu cầu HS kẽ bảng như SGK,tính kết quả ra giấy nháp rồi viết dáp số vào bài. 
* Giúp đỡ HSY: Ly, Nho , hoè
-GV treo bảng phụ đã kẽ sẵn, mời 3HS lên ghi kết quả(mỗi em làm một cột )
-GV chốt lại kết quả đúng
Bài 2: Gọi HS đọc đề, phân tích đề
-Gọi 1HS lên bảng tóm tắt. Cả lớp tóm tắt và giả vào vở
Tóm tắt
	?cây
Đội 1:
	285cây	1375cây
Đội 2:
	?cây
* Giúp đỡ HSY: Khải, Hoà, Thuỷ
Bài 3: Các bước giải:
-Tìm nửa chu vi
-Vẽ sơ đồ
-Tìm chiều rộng ,chiều dài.
-Tính diện tích
3.Củng cố –dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà ôn dạng toán vừa học.
-HS làm bài cá nhân
-3 HS lên bảng làm .cả lớp theo dõi chữa bài
-2HS đọc ,phân tích đề
-HS làm bài, 1 HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Đội thứ nhất trồng được là:
(1375 + 285) :2 = 830 (cây)
Đội thứ haitrồng được là:
830 -285 =545 (cây)
 Đáp số: Đội 1:830cây;
 Đội 2: 545cây.
-Về nhà thực hiện.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu:
-Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ có tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
-Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II.Chuẩn bị: 
Bảng lớp: viết sẵn đề bài và gợi ý. 
III.Hoạt động dạy- học:	.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:
-HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về tinh thần lạc quan yêu đời.
-GV nhận xét – ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu – ghi bảng.
HĐ 1 Hướng dẫn HS phân tích đề.
-Gọi HS đọc đề .
-Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
-Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
HĐ 2: HS thực hành kể chuyện.
-Gọi 1 HS khá, giỏi kể mẫu.
a)Kể chuyện trong nhóm: HS kể theo nhóm 2 .Sau mỗi học sinh kể đều trao đổi với các bạn về ý nghĩa truỵên,ấn tượng của bản thân về nhân vật..
b)Thi kể trước lớp:
-Gọi đại diện thi kể.
-GV và cả lớp nhận xét nhanh về nội dung, cách kể, cách dùng từ, đặt câu, ngữ điệu
-Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất, tuyên dương.
3.Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em tích cực học tập. 
-Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện của em cho người thân nghe. 
-2 HS thực hiện.
-1 HS đọc đề bài trong SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý trong SGK 
+Khi kể chuyện xưng tôi, mình.
-Cả lớp đọc thầm phần gợi ý, suy nghĩ để chọn nhân vật kể chuyện của mình.
-HS lần lượt giới thiệu nhân vật mình định kể
-1 HS khá, giỏi kể mẫu.
-HS kể theo nhóm.
-Đại diện thi kể. ( 5- 6 HS)
-Cả lớp nhận xét nhanh về nội dung, cách kể, cách dùng từ, đặt câu, ngữ điệu
-Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
-Về nhà thực hiện.
LUYỆN VIẾT: BÀI 34
I.Mục tiêu:
-Rèn luyện kỉ năng viết và cách trình bày cho hs.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: 
2.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
HĐ 1:Luyện viết.
-Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.
-Yêu cầu HS luyện viết những từ khó.
* GDMT.
-GV đọc bài. 
* Giúp đỡ HSY: Hiền, Thắng, Nho
HĐ 2: Chấm bài, nhận xét.
-Chấm một số bài của hs.
-Nhận xét bài viết.
3.Cũng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện viết thêm.
-4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
-2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn.
-HS viết vào vở nháp.
-HS viết bài vào vở. Soát lại bài viết của mình.
-Đổi vở kiểm tra chéo.
-Về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai day tuan 34.doc