Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 29 - Tiết 25, Bài 9: Đường tròn - Trần Thị Kim Vui

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 29 - Tiết 25, Bài 9: Đường tròn - Trần Thị Kim Vui

I. Mục Tiêu:

- Học sinh hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn.

- Học sinh nắm được khái niệm cung, dây cung, đường kính, bán kính.

- Học sinh biết sử dụng compa để vẽ đường tròn, vẽ đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước.

II. Chuẩn Bị:

- Giáo viên: phấn màu, thước thẳng, compa, bảng phụ bài 38/91; bài 40/92

- Học sinh: Tập, viết, SGK 6, thước thẳng, compa.

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1294Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 29 - Tiết 25, Bài 9: Đường tròn - Trần Thị Kim Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	 BÀI 9: ĐƯỜNG TRÒN
Tiết : 25	 
Mục Tiêu:
Học sinh hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn.
Học sinh nắm được khái niệm cung, dây cung, đường kính, bán kính.
Học sinh biết sử dụng compa để vẽ đường tròn, vẽ đoạn thẳng bằng đoạn thẳng cho trước.
Chuẩn Bị:
Giáo viên: phấn màu, thước thẳng, compa, bảng phụ bài 38/91; bài 40/92
Học sinh: Tập, viết, SGK 6, thước thẳng, compa. 
Tiến Trình Bài Dạy:
Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (5’)
 GV: + Vẽ góc xOy có số đo bằng 600
 + Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy đó. Nói rõ cách vẽ.
2. Dạy học bài mới: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Tóm tắt nội dung ghi bảng
10’
5’
8’
HĐ1:Đường tròn và hình tròn.
GV: ôn lại cho HS cách sử dụng compa
GV: vẽ hình a; b như hình bên
GV: Hãy tô màu phần mà em cho là đường tròn.
GV: Vậy đường tròn là hình như thế nào?
GV: nhấn mạnh cách vẽ đường tròn bằng compa
GV: lấy các điểm như hình b rồi cho HS nhận xét điểm nằm trong, nằm ngoài đường tròn
GV: giới thiệu khái niệm tâm, bán kính, hình tròn.
HĐ2: Cung và dây cung:
GV: vẽ hình bên
GV: lấy 2 điểm C và D, giới thiệu khái niệm cung, hai mút của cung, nửa đường tròn, dây, đường kính.
GV: Hãy so sánh độ dài của bán kính và đường kính.
GV: vẽ đường tròn, yêu cầu HS xác định bán kính, đường kính, vẽ 1 dây MN, cung EF
HĐ3: Một công dụng khác của compa:
GV: nêu ví dụ 1/90. hướng dẫn HS cách sử dụng compa so sánh 2 đoạn thẳng mà không cần biết độ dài.
GV: Vẽ hình khác, cho HS so sánh
GV: nêu ví dụ 2, hướng dẫn HS sử dụng compa tính tổng độ dài các đoạn thẳng mà không cần biết độ dài mỗi đoạn.
GV: vẽ hình khác tương tự cho HS tính tổng các độ dài.
HS: nghe giảng
HS: vẽ hình
HS: tô màu
HS: trả lời
HS: nghe giảng
HS: trả lời theo câu hỏi của giáo viên
HS: quan sát, nghe giảng
HS: vẽ hình
HS: quan sát, nghe giảng
HS: đường kính bằng 2 lần bán kính
HS: xác định theo yêu cầu của GV
HS: quan sát, nghe giảng
HS: thực hiện
HS: quan sát, nghe giảng
HS: thực hiện
·
·
O
R
· N
· A
M
1/- Đường tròn và hình tròn:
·
·
O
M
 ( a) (b)
 Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R
Kí hiệu: (O; R)
 Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
2/- Cung và dây cung:
SGK/90
A
B
 D
 C
·
·
·
O
·
·
CD là dây
AB là đường kính
Đường kính dài gấp đôi bán kính.
3/- Một công dụng khác của compa:
SGK/90; 91
Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: (15’) 
GV: Dùng bảng phụ cho HS giải bài 38/91; bài 40/92
Đáp án:
Bài 38/91: a) HS vẽ hình
	 b) vì điểm C và điểm A nằm trên đường tròn tâm O
nên OC = OA = 2 cm
mà đường tròn tâm C bán kính 2 cm nên đi qua O và A
Bài 40/92: LM < AB = IK = ES = GH < PQ < CD
 Nếu còn thời gian cho HS giải bài 39/92
a) Vì C, D nằm trên đường tròn (A; 3 cm) nên CA = DA = 3 cm
 Vì C nằm trên đường tròn (B; 2 cm) nên CB = DB = 2 cm
b) ta có I nằm giữa A và B nên AI = AB – BI = 4 cm – 2 cm = 2 cm 
 nên AI = IB
 Vậy I là trung điểm của đoạn thẳng AB
c) vì I nằm giữa A và K nên IK = AK – AI = 3 cm – 2 cm = 1 cm
 vậy IK = 1 cm
Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: (2’)
Nắm vững định nghĩa đường tròn và hình tròn, phân biệt được thế nào là cung và dây cung; xem lại các bài tập đã giải
BTVN: bài 41/92
Xem trước bài mới: “Tam giác”
Cần chuẩn bị:
+ thước thẳng.
+ thước đo góc.
+ compa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29, 25.doc