Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 28 – Tiểu học Thi Sơn

Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 28 – Tiểu học Thi Sơn

Tập đọc :ÔN TẬP - KIỂM TRA (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (học sinh trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc)

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học tư đầu học kỳ II, phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngắt nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật)

- Hệ thống bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm người ta là hoa đất

II. Các hoạt động dạy học :

1. Giới thiệu bài :

2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số HS trong lớp):

- GV chuẩn bị một số phiếu ghi sẵn tên những bài tập đọc, học thuộc lòng

- HS bốc thăm chọn bài về chỗ chuẩn bị 1-2 phút

 

doc 11 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án 4 – Buổi 1 Tuần 28 – Tiểu học Thi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tập đọc :Ôn tập - kiểm tra (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (học sinh trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học tư đầu học kỳ II, phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngắt nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật) 
- Hệ thống bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm người ta là hoa đất 
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số HS trong lớp):
- GV chuẩn bị một số phiếu ghi sẵn tên những bài tập đọc, học thuộc lòng 
- HS bốc thăm chọn bài về chỗ chuẩn bị 1-2 phút 
- HS lên đọc bài đã ghi trong phiếu 
- Gv hỏi một câu hỏi về nội dung trong đoạn HS vừa đọc . GV cho điểm theo như hướng dẫn 
3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm " Người ta là hoa đất " 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV nhắc HS chỉ tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm " Người ta là hoa đất "
- GV hỏi trong chủ điểm người ta là hoa đất có những bài tập đọc nào là truyện kể (Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại nghĩa 
- HS làm bài vào vở bài tập 
4. Củng cố dặn dò :
-GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS xem lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? để chuẩn bị cho tiết sau 
Đạo đức:Tôn trọng luật giao thông( tiết 1)
I. Mục tiêu:
*Học xong bài này học sinh có khả năng 
1. Hiểu cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người 
2. Học sinh có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông 
3. Học sinh biết tham gia giao thông an toàn 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 hs đọc ghi nhớ bài trước.
- Lớp theo dõi nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1. Thảo luận nhóm thông tin ( 40 ) 
* Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân gây tai nạn giao thông và cách tham gia giao thông an toàn.
* Tiến hành:
- GV chia các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn 
- Các nhóm thảo luận 
- Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . 
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn 
*GV kết luận 
2. Hoạt đông 2. Thảo luận nhóm ( bài 1 SGK ) 
* Mục tiêu: HS quan sát tranh nêu được việc làm đúng và việc làm sai.
* Tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu :
+ Nội dung bức tranh nói về điều gì ? 
+ Những việc làm đó đã theo đúng luật giao thông chưa ? 
+ Nên làm thế nào thì đúng luật giao thông ?
- GV mời một số nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc . 
- Các nhóm khác chất vấn bổ sung 
*GV kết luận: những việc làm trong các tranh 2,3,4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5,6 là những việc làm chấp hành đúng luật giao thông 
3. Hoạt động 3. Thảo luận nhóm bài 2 SGK 
* Mục tiêu: HS biết xử lí tình huống và dự đoán kết quả của từng tình huống.
* Tiến hành:
- Gvchia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống 
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống 
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận . 
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn 
- GV kết luận Gọi 1,2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK 
4.Hoạt động tiếp nối : Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo, chuẩn bị bài tập 4 SGK 
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
Tiếng Việt: Ôn tập – Kiểm tra (Tiết 2)
I. Mục tiêu : 
1. Nghe viết đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn miêu tả hoa giấy 
2. Ôn luyện 3 kiểu câu kể 
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2. Chính tả (nghe viết) : Hoa giấy 
- GV đọc đoạn văn Hoa giấy . 
- HS theo dõi trong SGK 
- HS đọc thầm lại đoạn văn .
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ dễ viết sai ( rực rỡ , trắng muốt , tinh khiết ,bốc bay lên, lang thang, tản mát ) 
- GV hỏi HS về nội dung đoạn văn 
- Cho HS luyện viết các từ khó 
- HS gấp SGK , GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết 
- GV đọc cho HS soát lỗi 
- GV thu chấm một số bài 
3. Đặt câu HS đọc yêu cầu của bài 2. 
+ Bài 2a yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học?
 ( Ai làm gì?) 
+ Bài 2b: Yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào? (Ai thế nào?)
+ Bài 2c: Yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào (Ai là gì?) 
- HS làm bài vào vở hoặc vở bài tập 
- GV gọi 3 HS lên bảng trình bày 
- HS dưới lớp nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm nhận xét 
- GV chấm điểm bài làm tốt chốt lại lời giải đúng 
4. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét giờ học .
- 
Tiếng Việt: Ôn tập – Kiểm tra (tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết1)
 2. Hệ thống những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc là văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu 
3. Nghe viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ 
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết ôn tập 
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng :( 1/3 số HS trong lớp ) ,Thực hiện như tiết 1 
3. Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm vẻ đẹp muôn màu , nội dung chính .
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2 tìm 6 bài tập đọc 
thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu ( Sầu riêng, Chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát ru ...Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá )
- HS suy nghĩ phát biểu miệng về nội dung chính của từng bài . 
- GV nhận xét dán phiếu đã ghi sẵn nội dung chính của mỗi bài lên bảng , chốt lại ý kiến đúng 
- Một HS đọc lại nội dung bảng tổng kết 
4. Nghe viết: Cô Tấm của mẹ .
- GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ - HS theo dõi SGK 
- HS quan sát tranh minh hoạ , đọc thầm lại bài thơ 
- GV nhắc HS cách trình bày bài thơ lục bát ; cách dẫn lời nói trực tiếp ( Mẹ về khen bé :" Cô tiên xuống trần " Tên riêng cần viết hoa ( Tấm ) ; Những từ ngữ mình dễ viết sai ( ngỡ , xuống trần, lặng thầm, nết na ) 
- HS trả lời câu hỏi : Bài thơ nói điều gì ? (khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha) 
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết 
- GVđọc cho HS soát lỗi , GV chấm một số bài nhận xét 
C. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh xem trước các tiết mở rộng vốn từ 
Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2010
Tiếng Việt:Ôn tập – Kiểm tra (Tiết 4)
I. Mục tiêu :
- Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ diểm : Người ta là hoa đất, vẻ đẹp muôn mầu những người quả cảm. 
- Rèn kĩ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ tróng để tạo cụm từ 
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài : HS nêu các chủ điểm đã học từ đầu học kì II 
2. Bài tập 1,2:
- Ghi lại các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong tiết MRVT thuộc 3 chủ điểm . "Người ta là hoa đất . Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm”
- 1 HS đọc yêu câu của bài tập 1,2 
- GV chia mỗi tổ lập bảng tổng kết vốn từ, vốn thành ngữ tục ngữ thuộc một chủ điểm 
- HS mở sgk để ghi
- Sau thời gian qui định các tổ cử đại diện lên dán kết quả bài làm trước lớp, trình bày kết quả . 
- Cả lớp và gv nhận xét chấm điểm cho các nhóm hệ thống hoá vốn từ tốt nhất 
3. Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 3 
- GV ở từng chỗ trống các em thử lần lượt điền các từ cho sẵn sao cho tạo thành cụm từ có nghĩa HS làm vào vở bài tập 
- GV mời 3 hs lên bảng làm 
- Cả lớp nhận xét GV chốt lại lời giải đúng 
Lời giải a: Một người tài đức vẹn toàn
 nét chạm trổ tài hoa.
Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
Lời giải b:
Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.
 Một ngày đẹp trời
Những kỉ niệm đẹp.
Lời giải c
Một dũng sĩ diệt xe tăng.
Có dũng khí đấu tranh.
Dũng cảm nhận khuyết điểm.
C.Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học 
Kỹ thuật :Lắp cái đu ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ đợc các chi tiết để lắp cái đu 
- Lắp được từng bộ phận và lắp dáp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận làm việc theo qui trình 
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra một HS nêu các chi tiết cần chuẩn bị để lắp cái đu .
2. Thực hành lắp cái đu .
- GV cho HS đọc lại phần ghi nhớ và nhắc HS quan sát kĩ hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp 
a) HS chọn các chi tiết để lắp cái đu 
- GVđi kiểm tra 
b) HS lắp từng bộ phận 
- GV lưu ý HS vị trí trong ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu (cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu) 
- Thứ tự bước lắp tay cầm vào thành sau ghế và tấm nhỏ (thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ u dài, tấm nhỏ) khi lắp ghế đu 
- Vị trí của các vòng hãm 
c) HS lắp giáp cái đu 
- GV nhắc HS quan sát hình 1 để lắp giáp hoàn thiện cái đu 
- Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu 
- Gv quan sát uốn nắn bổ sung cho những HS còn lúng túng 
3. Đánh giá kết quả học tập :
- GVtổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành 
- Gv nêu những tiêu chuẩn đánh giá 
- HS dựa vào những tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình của bạn 
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS 
- GVnhắc nhở HS tháo các chi tiết để xếp gọn vào hộp 
C. Nhận xét dặn dò :
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS tinh thần thái độ học tập 
- GV dặn dò học sinh đọc và chuẩn bị bài sau 
29 / 3 / 2010
Thứ năm ngày 01 tháng 04 năm 2010
Tiếng Việt:Ôn tập – Kiểm tra (Tiết 5)
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và đọc thuộc lòng yc như tiết 1
- Hệ thống hoá một số điều cần nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm những người quả cảm 
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài :
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng :
- Số hs còn lại .Thực hiện như tiết một 
3. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Nói tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Những người quả cảm 
- GV cho HS làm theo nhóm 4 
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả . 
- Cả lớp và GV nhận xét 
-Kết luận những bài làm tốt 
III. Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà ôn 3 kiểu câu kể 
Tiếng Việt:Ôn tập – Kiểm tra(Tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn luyện về 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? ) 
- Viết được đoạn văn ngắn có sử dụng 3 kiểu câu kể 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Giới thiệu bài .
2. Hướng dẫn ôn tập .
*Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV nhắc HS xem lại các tiết luyện từ và câu : Câu kể Ai làm gì ? Câu kể Ai thế nào ? Câu kể Ai là gì ? để lập bảng phân biệt theo mẫu 
Định nghĩa 
Ai làm gì ? 
Ai thế nào ?
Ai là gì ?
Ví dụ 
- HS làm việc theo nhóm ghi kết quả ra phiếu 
- GV gọi đại diện các nhóm lên dán phiếu , nhận xét kết quả của từng nhóm 
*Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập Gv cho hs đọc từng câu trong đoạn văn xem mỗi câu thuộc loại câu kể gì xem tác dụng của từng câu dùng để làm gì 
- HS làm việc theo nhóm đôi, phát biểu ý kiến 
- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng 
*Bài 3:
- GV nêu yêu cầu của bài tập, nhắc hs ; trong đoạn văn ngắn viết về bác sĩ Ly các em cần sử dụng 
+ Câu kể ai là gì để giới thiệu bác sĩ Ly 
Ví dụ ; Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ 
+ Câu kể ai làm gì để kể về hành động của bác sĩ Ly 
Ví dụ ; Cuối cùng bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn
+ Câu kể ai thế nào để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly
Ví dụ ; bác sĩ Ly hiền từ, nhân hậu nhưng rất cứng rắn cương quyết 
- Gv cho hs viết đoạn văn 
- Hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp . 
- Cả lớp và Gv nhận xét về nội dung đoạn văn các câu kể, liên kết của các câu trong đoạn văn 
3. Củng cố dặn dò :
- Gv nhận xét tiết học - Dặn Hs về nhà làm vở bài tập .
Thứ sáu ngày 02 tháng 04 năm 2010
Tiếng Việt:Ôn tập – Kiểm tra(Tiết 7)
(Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu)
I. Mục tiêu:
 Kiểm tra để đánh giá kqủa học tập môn tiếng Việt của hs giữa HKII từ tuần 19 - 27 về phân môn luyện từ và câu, đọc hiểu văn bản để gv có kế hoạch ôn tập bổ sung những phần hs chưa đạt .
II. Các hoạt động lên lớp:
1. Giới thiệu bài:
2. GV nhắc nhở hs trước khi làm bài kiểm tra :
3. HS làm bài theo đề bài trong sgk trang 98-99-100.
4. GV thu bài chấm điểm. 
- Các ý từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu trả lời đúng cho 1 đ
- Câu 7 và 8 mỗi câu trả lời đúng cho 2 đ
5. GV công bố điểm nhận xét và chữa bài .
Tiếng Việt:Ôn tập – Kiểm tra(Tiết 8)
(Kiểm tra Chính tả + Tập làm văn)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra để đánh giá kĩ năng viết chính tả của hs và kĩ năng tập làm văn của các em
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Chính tả 
- GV cho hs viết bài Thắng biển
 Viết đoạn : "Một tiếng reo to nổi lên ...đến hết"
2.Tập làm văn 
*Đề bài Em hãy tả một cây hoa mà em yêu thích 
- GV cho hs viết chính tả xong thì hs làm tập làm văn . 
- Thời gian làm tập làm văn là 30' . 
- Điểm chính tả cộng điểm tập làm văn chia đôi lấy điểm chung là điểm viết 
- Gv thu bài chấm điểm 
3.Nhận xét giờ kiểm tra 
01 / 04 / 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc