Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 15 - Phạm Thị Minh Hường

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 15 - Phạm Thị Minh Hường

Tập đọc Tiết 29 Cánh diều tuổi thơ

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục cho HS hiểu được niềm vui khi tham gia trò chơi.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 15 - Phạm Thị Minh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Lịch báo giảng 
Thứ/ngày
Môn
Tên bài dạy
2
03/12/2012
Tập đọc
Toán
Đạo đức.
Lịch sử
Tiếng Anh
Cánh diều tuổi thơ
Chia cho số có tận cùng là chữ số 0
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2)
 Nhà Trần và việc đắp đê 
GV chuyên dạy
3
04/12/2012
Chính tả
Toán
Khoa học
Kể chuyện
AN
Cánh diều tuổi thơ
Chia cho số có hai chữ số.
Tiết kiệm nước
KC đã nghe đã đọc
GV chuyên dạy 
4
05/12/2012
Tập đọc
Toán
Địa lý
Kĩ thuật 
Tuổi Ngựa
Chia cho số có hai chữ số (tt)
Hoạt động sản xuất của người dân...Bắc Bộ(tt)
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T1)
5
06/12/2012
LT và câu
Toán
Mĩ thuật
Khoa học
TLV
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi
Luyện tập 
GV chuyên dạy 
Bảo vệ nguồn nước
Luyện tập miêu tả đồ vật
6
07/12/2012
LT và câu
Toán
Tiếng Anh
TL văn.
Sinh hoạt
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Chia cho số có hai chữ số (tt)
GV chuyên dạy 
Quan sát đồ vật
Tổng kết tuần
Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2012
Tập đọc Tiết 29 Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục cho HS hiểu được niềm vui khi tham gia trò chơi.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
 1.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS.
- 1HS : Đọc bài Chú Đất Nung (phần 2). Đọc từ đầu đến nhũn cả chân tay.
 + Kể lại tai nạn của hai người bột.
 - 1HS : Đọc phần còn lại của bài.
 + Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
 - GV nhận xét + cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài- ghi đề
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc
- GV chia đoạn: 2 đoạn.
Đoạn 1:Tuổi thơ của .vì sao sớm.
Đoạn 2: Ban đêm khát khao của tôi.
- Cho HS đọc nối tiếp. 
- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó: diều, chiều chiều, dải, khát vọng
- Cho HS luyện đọc câu: GV đưa băng giấy hoặc bảng phụ đã viết sẵn những câu cần luyện đọc lên bảng để HS luyện đọc (GV gạch dưới những cụm từ quan trọng, những từ ngữ cần nhấn giọng).
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 Đoạn 1: - Cho HS đọc đoạn 1.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều.
 Đoạn 2:- Cho HS đọc đoạn 2.
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại những ước mơ đẹp như thế nào cho trẻ em?
+ Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
 - GV chốt lại: Cả 3 ý đều đúng nhưng đúng nhất là ý 2.
+ Bài văn nói về đám trẻ mục đồng như thế nào?
Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đã đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Cho HS đọc nối tiếp.
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc trên bảng phụ.
Cho HS thi đọc.
 - GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
3. Củng cố - Dặn dò:
 + Bài văn nói về điều gì?
 - Chuẩn bị bài: Tuổi ngựa
 - GV nhận xét tiết học.
- HS đọc và kể lại
- HS đọc và TLCH
- HS khá đọc
-HS dùng viết chì đánh dấu.
-HS đọc đoạn nối tiếp (2,3 lần)
-HS luyện đọc
-HS đọc thầm chú giải trong SGK và giải nghĩa từ.
-HS đọc thành tiếng.
-HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
-HS đọc thành tiếng.
-HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
-HS có thể trả lời:
- HS trả lời
-2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn.
-Cả lớp luyện đọc đoạn 1.
-3- 4 HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
-Lớp nhận xét.
HS yếu luyện đọc
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Toán: Tiết 71 Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số tận cùng là các chữ số 0.
- Bài 1, 2a, 3a.
- Rèn tính cẩn thận cho học sinh khi giải toán.
Các hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: - Gọi 1 HS nhắc lại kết luận và làm bài tập sau: (25 x 36) : 9
 - GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động 1: Ôn tập:
 - Hướng dẫn HS ôn tập:
a) Chia nhẩm cho 10, 100, 1000
b) Qui tắc chia một số cho một tích
Hoạt động 2: Giới thiệu trường hợp số chia và số bị chia đều có một chữ số 0 tận cùng.
VD: 320 : 40 = ?
a) Tiến hành theo cách chia một số cho một tích
b) Đặt tính thực hành:
Hoạt động 3: Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia:
32000 : 400 = ?
a) Tiến hành cách chia một số cho một tích.
b) Thực hành:
+ Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là chữ số 0 ta làm như thế nào?
Kết luận: Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là chữ số 0, ta có thể cùng xóa một, hai, ba. chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
- Gọi HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét sửa BT
Bài 2: (a) Tìm x
- Gọi HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét sửa BT
Bài 3: (a) - Yêu cầu HS đọc đề bài
 - GV hướng dẫn cách giải
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố- Dặn dò:
 - 1 HS nêu kết luận chia hai số có tận cùng là chữ số 0.
 - Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số.
 - Nhận xét tiết học.
- 1 HS thực hiện
- HS nhắc ôn tập.
- HS theo dõi
- HS nêu
320 40
 0 8
 32000 400
 00 80
 0
- HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại kết luận
- 2 HS lên bảng làm BT, cả lớp làm BT vào vở.
- HS lên bảng làm BT, cả lớp làm BT vào vở.
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng giải
 Bài giải
a/Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn hàng thì cần số toa xe:
 180 : 20 = 9 (toa)
 ĐS: a/ 9 toa.
HS yếu làm BT 1
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Lịch sử: Tiết 15 Nhà trần và việc đắp đê
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
+ Nhà Trần coi trọng việc đắp đê, phòng chống lũ lụt: Lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lụt tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
- Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lũ ngày nay là truyền thống của nhân dân ta.
- Giáo dục HS phải biết giữ gìn con đê ở địa phương mình.
II/ Đồ dùng dạy – học:
Tranh ảnh minh họa trong SGK 
Phiếu học tập cho HS.
Bản đồ tự nhiên Việt Nam (loại khổ to).
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
+ Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XII như thế nào?
+ Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quân, vua và dân chưa quá cách xa?
- GV nhận xét và cho điiểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động 1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì?
 + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông?
 + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?
- GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại cho HS thấy sự chằng chịt của sông ngòi nước ta.
- GV hỏi: em có biết câu chuyện nào kể về việc chống thiên tai, đặc biệt là chống lụt lội không? Hãy kể tóm tắt câu chuyện đó.
- GV kết luận: Từ thuở ban đầu dựng nước, cha ông ta đã phải hợp sức để chốnglại thiêu tai địch họa. Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng nói nên tinh thần đấu tranh kiên cường của cha ông ta trước nạn lụt lội. Đắp đê, phòng chống lụt lội đã là một truyền thống có từ ngàn đời của người Việt.
Hoạt động 2:Nhà trần tổ chức đắp đê chống lụt
- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?
- GV yêu cầu 2 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng ghi lại những việc nhà Trần đã làm để đắp đê phòng chống lụt bão.
- GV yêu cầu Hs cả lớp nhận xét phần trình bày của cả 2 nhóm.
- GV tổng kết và kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão:
 + Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
 + Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê.
 + Hằng năm, con trai từ 18 tuổi trờ lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê.
 + Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nomviệc đắp đê 
Hoạt động 3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà trần
- GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
- GV: Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?
- GV kết luận: “dưới thời Trần ... phát triển” (SGK/39).
Giáo dục cho các em biết giữ gìn con đê ở địa phương mình.
3.Củng cố – Dặn dò:
 - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
 - Học bài và chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
 - Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện
- HS làm việc cá nhân, sau đó phát biểu ý kiến. Mỗi lần có HS phát biểu ý kiến, cả lớp cùng theo dõi, thống nhất câu trả lời đúng:
 + Dưới thời Trần, nhân dân ta làm nghề nông nghiệp là chủ yếu.
 + Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như  ... ng dạy học
	- Một số tờ giấy khổ to.
	- Một số tờ giấy để HS lập dàn ý.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS.
- 1HS : Đọc nội dung cần ghi nhớ về văn miêu tả đã học ở tiết trước.
 - 1HS : Đọc phần mở bài, kết bài tả cái trống đã làm.
 - GV nhận xét + cho điểm.
 2.Bài mới - GV giới thiệu bài –ghi đề
Hoạt động 1: Làm BT1.
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Chiếc xe đạp của chú Tư.
 - Cho HS làm bài.GV phát giấy đã kẻ bảng sẵn để HS làm ý b.
 a/ Tìm phần mở bài,thân bài,kết bài trong bài văn vừa đọc.
GV nhận xét + chốt lại SGV.
 b/ Ở phần thân bài,chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào?
 - GV nhận xét + chốt lại SGV.
 c/ Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào?
GV nhận xét + chốt lại: Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn và bằng tai nghe.
 d/ Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe?
GV nhận xét + chốt lại SGV.
 Hoạt động 2: Làm BT2.
Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
Cho HS làm bài.GV phát giấy cho 3 HS.
Cho HS trình bày bài làm.
GV nhận xét + chốt lại dàn ý chung.
a/ Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo.
b/ Thân bài:
Tả bao quát chiếc áo(dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu)
Tả từng bộ phận của chiếc áo(thân áo, tay áo, nẹp áo, khuy áo)
 c/ Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc áo.
3.Củng cố - Dặn dò:
 - Gọi 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn bài văn đã làm ở lớp.
 - Chuẩn bị bài: Quan sát đồ vật
 - GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
-HS đọc thầm lại bài văn + làm bài.
-HS trả lời.
-Lớp nhận xét.
-Một số HS trả lời.
-Lớp nhận xét.
-HS trả lời.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-Một số HS trả lời.
-Lớp nhận xét.
-3 HS làm bài vào giấy.
-HS còn lại làm bài cá nhân.
-3 HS làm bài vào giấy dán lên bảng dàn ý đã làm.
-Lớp nhận xét.
- HSY nhắc
HS yếu trả lời
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 07 tháng 12 năm 2012
Luyện từ và câu Tiết 30 Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I. Mục tiêu:
	- HS nắm được phép lịch sự khi hỏi người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
	- Nhận biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III) 
 - Giáo dục cho HS dùng câu hỏi phải lịch sự với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bút dạ + một vài tờ giấy khổ to.
- Một tờ giấy khổ to viết sẵn bảng so sánh.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
 1.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS:
HS 1: Kể tên một số đồ chơi,trò chơi.
HS 2: Tìm từ ngữ miêu tả tình cảm,thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
 - GV nhận xét + cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động 1: Phần nhận xét
BT1: - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc khổ thơ.
Cho HS làm việc.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
Câu hỏi trong bài:
 Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép lời gọi: Mẹ ơi.
BT2. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
 - Cho HS làm bài.GV phát giấy + bút dạ cho 3 HS.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng SGV.
 BT3. - Cho HS đọc yêu cầu của BT.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại những ý kiến đúng.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
 - GV có thể nhắc lại phần ghi nhớ.
 Hoạt động 3: Phần luyện tập
BT1: - Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn văn a, b.
GV giao việc.
 - Cho HS làm bài. GV phát giấy cho một vài nhóm.
Cho HS trình bày.
GV chốt lại SGV.
 BT2. - Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại:
 - Câu các bạn nhỏ hỏi cụ già:
 - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
 là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn nhỏ.
3. Củng cố - Dặn dò:
Cho 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS khi đặt câu hỏi trong giao tiếp cần thể hiện mình là người lịch sự, có văn hoá.
- HS thực hiện
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-3 HS làm bài vào giấy,HS còn lại làm bài vào VBT.
-3 HS làm bài vào giấy dán kết quả lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ,tìm câu hỏi trả lời.
-HS phát biểu ý kiến + lấy ví dụ minh hoạ.
-Lớp nhận xét.
-3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
-HS được phát giấy làm bài vào giấy + HS còn lại trao đổi theo cặp.
-Những HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
HS yếu phát biểu
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Toán: Tiết 75 Chia cho số có hai chữ số (tt)
Mục tiêu:
Biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số ( chia hết, chia có dư).
BT 1.
HS cẩn thận khi giải toán.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng giải bài tập sau:
a/ 7895 : 83 b/ 9785 : 79 c/ 756 x 32
- GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề.
Hoạt động 1: Trường hợp chia hết:
10105 : 43 = ?
a) Đặt tính:
b) Tính từ trái sang phải (SGV)
Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư:
26345 : 35 = ?
Thực hiện tương tự như trên.
Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét, bổ sung.
3.Dặn dò: - Chuẩn bị bài : Luyện tập
 - Nhận xét tiết học
- HS thực hiện
-1 HS lên bảng thực hiện phép tính
 10105 43
 150 235
 215
 00
- 1HS lên bảng thực hiện phép tính, cả lớp làm nháp
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
HS yếu giải
.~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tập làm văn Tiết 30 Quan sát đồ vật
I. Mục tiêu:
	- HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật nàý với đồ vật khác.
	- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc.
 - Rèn cho HS kĩ năng lập dàn ý tả đồ chơi.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK.
	- Một số đồ chơi để HS quan sát.
	- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
 1.Bài cũ: - Kiểm tra 1 HS: HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo đã học ở tiết TLV Luyện tập miêu tả đồ vật.
 - GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề 
Hoạt động 1: Phận nhận xét
BT1: - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc gợi ý.
- Cho HS làm việc.
- Cho HS trình bày.
-GV nhận xét + khen những HS quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi.
 BT2.-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
Cho HS làm việc.
Cho HS trình bày ý kiến.
 - GV nhận xét + chốt lại: Khi quan sát đồ vật cần:
Quan sát theo một trình tự hợp lí.
Quan sát bằng nhiều giác quan.
Tìm ra những đặc điểm riêng của đồ vật được quan sát
 Hoạt động 2: Ghi nhớ.
Cho một vài HS đọc ghi nhớ.
 - GV nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 Hoạt động 3: Phần luyện tập
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày dàn ý.
 - GV nhận xét + chốt lại, khen những HS lập dàn ý đúng, tỉ mỉ.
3.Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu những HS về nhà hoàn thiện nốt dàn ý.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị trước nội dung cho tiết 
 - TLV tiếp theo.
-3 HS nối tiếp nhau đọc.
-HS đọc thầm lại yêu cầu + các gợi ý + quan sát đồ chơi mình chọn + gạch đầu dòng những ý cần ghi
-Một số HS trình bày kết quả quan sát của mình.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS dựa vào dàn ý đã làm ở BT1, để tìm câu trả lời.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài vào vở .
-Một số HS đọc dàn ý đã lập.
-Lớp nhận xét.
HS yếu trả lời
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Sinh hoạt: Kiểm điểm cuối tuần
I.MỤC TIÊU:
 -Giúp HS tự quản lớp học, báo cáo sơ kết các hoạt động của lớp.
 -Kể một số câu chuyện theo chủ điểm Ở SGK “Có chí thì nên”
 -Nắm bắt kế hoạch tuần 16
II.Tiến hành:
A.Sinh hoạt lớp:
1.Tổ chức: Lớp trưởng điều khiển
 -Cho lớp hát tập thể
 -Giới thiệu lí do.
2.Báo cáo sơ kết các hoạt động:
 a.Lớp phó học tập báo cáo KQ học tập của lớp
 -Nêu ưu điểm-khuyết điểm.
 b.Lớp phó văn boá cáo tình hình nề nếp tác phong của lớp.
3.Nhận xét của GVCN lớp:
 -Nêu ưu điểm, khuyết điểm
 -Tuyên dương những em có thành tích xuất sắc.
 -Nhắc nhở những em chưa cố gắn học tập, chưa nghiêm túc thực hiện nề nếp tốt.
4.Kế hoạt tuần 16:
 -Tiếp tục củng cố bảng nhân chia
 -Chuẩn bị các bài học tuần 16
 -Lao đọng vệ sinh.
B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ:
-GV nêu chủ điểm SGK “Có chí thì nên”
-GV nêu một số câu chuyện theo chủ điểm và kể.
-GV nêu tên người có tinh thần vượt để giáo dục HS.
-Cho vài HS đọc lại các câu tục ngữ bài “có chí thì nên”
-Nhận xét tinh thần tham gia tiết sinh hoạt này.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 15(2).doc