Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 28

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 28

KHOA HỌC

Tiết 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG

I. MỤC TIÊU:

- Nêu vai trò của nhiệt với sự sống trên Trái Đất.

- HS nêu VD chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.

- Biết một số cách để chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV: Hình trang 108-109, phiếu có câu hỏi

 

doc 6 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 28
( Từ ngày 18/3 đến ngày 22/ 3 năm 2013)
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2013
KHOA HỌC
Tiết 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu vai trò của nhiệt với sự sống trên Trái Đất.
- HS nêu VD chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Biết một số cách để chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: Hình trang 108-109, phiếu có câu hỏi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: : (3 phút) 
 "Các nguồn nhiệt "
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài : (34 phút) 
a) Trò chơi: " Hành trình văn hóa" 
* ND: - 3 loài cây, con vật sống được ở xứ lạnh
- 3 loài cây, con vật sống được ở xứ nóng.
- Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng ccó khí hậu:
a. Sa mạc c. ôn đới
b. Nhiệt đới d. Hàn đới....( SGV)
b) Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất 
* Nếu....trái đất sẽ là một hành tinh chết
c) Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật 
* ND: Nêu cách chống rét cho: 
 + Người- Động vật- Thực vật
3. Củng cố - dặn dò: (2phút) 
- GV: Nêu một số các nguồn nhiệt, nêu vai trò của các nguồn nhiệt đó?
 + Tại sao lại phải tiết kiệm nguồn nhiệt? 
- HS: 3 em trả lời miệng tước lớp. 
- HS + GV: Nhận xét, đánh giá. 
- GV: Giới thiệu bài dẫn dắt từ bài trứơc
- HS : Trao đổi thảo luận nhóm 
- GV: Lần lượt đọc các câu hỏi
- HS : Đội nào cũng phải trả lời bằng cách giơ biển lựa chọn đáp án: a,b,c,d, từng đội giải thích ngắn gọn.
- HS + GV : Nhận xét, khen ngợi 
- G hỏi: + Điều gì xảy ra nếu trên trái đất không có mặt trời sưởi ấm?
- HS: Trao đổi cặp đôi
 + 3 em đại diện nhóm nêu ý kiến 
- HS + GV : Nhận xét, bổ sung
- HS: Trao đổi thảo luận nhóm 
 + Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- HS: 2 em đọc nội dung bài.
- GV: Củng cố lại nội dung bài. Dặn học bài yêu cầu HS thực hiện mặc ấm cho bản thân chống rét động vật, thực vật. Dặn chuẩn bị tiết " luyện tập "
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 21 tháng 3 năm 2013
LỊCH SỬ
Tiết 27: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI- XVII
I. MỤC TIÊU:
- Miêu tả những nột cụ thể sinh động về ba thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy thương mại thời kì này rất phát triển 
- Dựng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh ảnh các thành thị này. 
- Ham thích học môn Lịch sử 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
GV: Bản đồ VN, tranh vẽ cảnh Thăng Long TKXVI – XVII
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 "Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong"
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (35 phút) 
a)Ba thành thị lớn TK XVI- XVII
 - Thăng Long: Đặc điểm số dân, quy mụ, hoạt động
- Phố Hiến: Đặc điểm số dân, quy mô, hoạt động
- Hội An: Đặc điểm số dân, quy mô, hoạt động
b) Tình hình kinh tế nước ta Thế kỉ XVI-XVII
* TT tập trung đụng người , quy mô HĐ buôn bán rộng lớn, ...sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp
3. Củng cố - dặn dò: (1 phút) 
- GV hỏi: + Cuộc khẩn hoang diễn ra NTN? Kết quả? 
- HS: 2 em trả lời miệng trước lớp. 
- HS + GV: Nêu nhận xét đánh giá
- GV hỏi: Thành thị là gì? kết hợp để giới thiệu bài. 
- GV: Treo bản đồ Việt Nam yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An để điền vào phiếu
- HS: 3 em lên chỉ vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ VN
- HS: Dựa vào bảng thống kê, ND SGK để mô tả lại các thành thị
- HS: Nêu nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán
- GV hỏi: Hoạt động buôn bán ở thành thị nói lên điều gì?
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: 3 em đọc phần bài học 
- GV: Củng cố và nhận xét tiết học, yêu cầu học thuộc bài học
- Dặn chuẩn bị tiết " Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ( năm 1786)"
KHOA HỌC
Tiết 55: ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: 
 Ôn tập: 
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
- Yêu thiên nhiên, có khả năng sáng tạo khi làm thí nghệm
 II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- GV: Các đồ dùng: Cốc túi ni lông, miếng xốp, xi lanh, đèn, nhiệt kế...
- HS: Tranh ảnh ND câu hỏi 1, 2( 110)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 "Nhiệt cần cho sự sống "
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung ôn tập: (34 phút) 
a) Các kiến thức khoa học cơ bản 
* Câu hỏi 1, 2 ( 110)
* Câu hỏi 3,4,5,6 9 (110)
b) Trò chơi: " Nhà khoa học trẻ" 
VD: Nêu thí nghiệm chứng tỏ nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định ...
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
- HS: 2 em nêu vai trò của nhiệt đối với đời sống người, động vật, thực vật? 
- HS + GV nhận xét đánh giá
- GV: Nêu yêu cầu của tiết học
- HS: Làm câu hỏi trên bảng ( 2H), cả lớp làm vào vở 
- HS: Nhận xét bài trên bảng
- GV: Nhận xét và chốt ý lại ý đúng.
- HS: 2 em đọc câu hỏi 3 suy nghĩ trả lời.
- HS: Trao đổi nhóm đôi
- GV: Gọi HS nối tiếp trả lời và nhận xét phần trả lời của bạn.
- GV: Nhận xét và chốt ý đúng.
- GV: Chuẩn bị phiếu ghi câu hỏi về ND kiến thức vừa ôn tập.
 + Đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi
( Thời gian chuẩn bị 3')
 + Các nhóm nối tiếp nhau nêu câu hỏi và trả lời.
 + Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV: Nhận xét, cho điểm, công bố kết quả
- GV: Nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị tiết 56
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
GIÁO DỤC QUYỀN TRẺ EM - VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY 26 - 3
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS hiểu được quyền và bổn phận của trẻ em 
- Tìm hiểu ý nghĩa của ngày 26-3 thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ
- Các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Một số điều khoản trong công ước quốc tế về quyền trẻ em
 Năm nhiệm vụ của HS tiểu học
- HS: Các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 26-3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra sự chuẩn bị : (3 phút) 
B. Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài : (1 phút) 
2. Nội dung bài : (34 phút) 
a) Giáo dục quyền trẻ em
 * Quyền trẻ em:
 - Quyền được sống cùng gia đình và người thân.
 - Quyền được bảo vệ
 - Quyền phát trển
 - Quyền tham gia nêu ý kiến.
* Bổn phận của trẻ em
( Năm nhiệm vụ của HS tiểu học)
b) Hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 26-3 
 3. Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
- GV : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 + Nêu nhận xét 
- GV : Giới thiệu bài bằng lời. 
- GV : Đọc một số điều trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- HS : 2 em nêu 5 nhiệm vụ của HS 
- HS : Thảo luận theo nhóm để nêu lên quyền và bổn phận của trẻ em.
- GV: Cho HS thấy được mục đích của việc cắm trại , hay biểu diễn văn nghệ 
- GV: Cho HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ về chủ đề tiếp bước cha anh, tiến bước lên Đoàn - H hát, múa các bài hát ca ngợi ĐTNCS HCM
- GV: Nhận xét tiết học, tuyên dương những em thực hiện tốt
Dạy chiều
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 27: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (tiết2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp ở trường và ở cộng đồng
- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, trường, địa phương phố hợp với khả năng. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Phiếu học tập bài tập 5 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (34 phút) 
a) Bài 4 ( SGK)
 - b,c,e: Là việc làm nhân đạo
 - a, d: Không phải là hoạt động nhân đạo
b) Sử lý tình huống: (Bài tập 2)
c) Chia sẻ: ( bài tập 5-SGK)
- Cần thông cảm, chia sẻ giỳp đỡ những người gặp KK, bằng cách tham gia các hoạt động nhân đạo
* Trò chơi: Những dòng chữ kì diệu
ND: Bài tập 6 - SGK
3. Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
- HS: 2 em đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS: 2 em nêu ý kiến ở bài tập 3 giải thích
- HS + GV: Nêu nhận xét đánh giá
- GV: Giới thiệu bài bằng lời 
- GV: Nêu yêu cầu bài tập 4 
- HS: Trao đổi thảo luận nhóm đôi
 + 3 em đại diện trình bày.
- HS + GV: Nêu nhận xét, bổ sung.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập 
- GV: Hướng dẫn thực hiện , chia nhóm 
- HS: Trao đổi thảo luận nhóm 
( Mỗi nhóm thảo luận 2 tình huống
- HS: Đại diện nhúm nờu ý kiến trình bày
- GV: Nhận xét - kết luận.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập 
- GV: HD chia nhóm và giao nhiệm vụ
- HS: Các nhóm thảo luận, ghi vào phiếu 
 + Đại diện nhóm trình bày
 + Các nhóm nhận xét, bổ xung
- HS + GV: Nhận xét, bổ xung 
- GV: Nêu tên trò chơi, cách chơi 
- GV: Đưa ra các ô chữ và các lời gợi ý
- HS: Nghe nội dung đoán ô chữ
- HS + GV: Nhận xét khen ngợi 
- GV: Nhận xét tiết học, yêu cầu HS tham gia"Quỹ tấm lòng vàng". Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2013
ĐỊA LÍ
Tiết 27: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIấU: 
- Nêu được những đặc điểm tiờu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung( có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp, nối với nhau thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển) 
- Chỉ được vị trí của đồng bằng duyên hảỉ miền Trung trên bản đồ( lược đồ ) tự nhiên Việt nam. 
- Chia sẻ, biết đồng cảm với ngừơi dân miền Trung về những khi khăn do thiên tai gây ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- HS + GV: Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
 - ễn tập.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút) 
2. Nội dung bài: (34 phút) 
a) Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển 
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung là:
+ ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh.
+ ĐB Bình –Phú – Khánh Hoà.
+ ĐB Bình – Trị - Thiên.
+ ĐB Ninh Thuận – Bình Thuận.
+ ĐB Nam - Ngúi.
- Các đồng bằng nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi.
b) Khí hậu có sự khác nhau giữa khu vực phía bắc và phía nam
- Dãy núi Bạch Mã kéo dài ra đến biển, nằm giữa Huế và Đà Nẵng phía nam không có mùa đông lạnh, phía bắc dãy Bạch Mã mùa đông kéo dài.
* Ghi nhớ (SGK – 137)
3.Củng cố - dặn dò: (2 phút) 
- GV: Nêu sự khác biệt về địa hình giữa ĐB Bắc bộ và ĐB Nam bộ.
- HS: 2 em trả lời miệng trước lớp. 
- HS + GV: Nêu nhận xét, đánh giá.
- GV: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam tuyến đừơng sắt, đường bộ từ Hà Nội qua suốt dọc duyên hải miền Trung tới thành phố HCM
+ Xác định vị trí của dải duyên hải miền Trung.
- GV: Nêu yêu cầu HS đọc thầm SGK, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK trao đổi theo cặp các câu hỏi trong SGK
- HS: 3 em nêu miệng ý kiến. 
- HS + GV: Nhận xét, bổ sung. 
- HS: Cả lớp đọc SGK, quan sát lược đồ thực hiện yêu cầu SGK.
-GV: Giải thích vai trò của “Bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã, đường giao thông qua đèo Hải Vân. Từ đó phân biệt sự khác biệt về khí hậu của 2 khu vực.
+ Nêu những ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống, sản xuất
- HS: Trả lời miệng ý kiến của nhóm
- HS: 2 em nêu ghi nhớ 
- HS: 1 em nhắc lại nội dung bài.
- GV: Nhận xét, đánh giờ giờ học.
Kiểm tra của ban giám hiệu
Ngày tháng 3 năm 2013
Xác nhận của tổ chuyên môn
Ngày 18 tháng 3 năm 2013
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docCM Tuần 28.doc