Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 28

Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 28

ÔN TẬP (T1)

I. Mục tiêu :

-Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài tập đọc đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của ca bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trobng bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trongva8n bản tự sự.

II. Đồ dùng dạy học.

Viết phiếu, HS chọn bài đọc.

III. Hoạt động dạy học.

 

doc 23 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T/N
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
12/03/2012
Sáng
SHDC
28
TĐ
55
Ôn tập (t1)
T
136
Luyện tập chung 
KH
55
Ôn tập vật chất năng lượng 
Chiều
TD
KT 
AN
Ba
13/03/2012
Sáng
CT
28
 Ôn tập (T2)
T
137
 Giới thiệu tỉ số 
LT&C
55
Ôn tập ( T3)
ĐL
28
Người dân và hoạt động sản xuất 
Chiều
THKT TV
Ôn tập tiết 1
THKT T
Ôn tập về hình thoi
THKT T
Ôn tập tìm 2 số khi biế tổng và tỉ số
Tư
14/03/2012
Sáng
TĐ
56
Ôn tập (T4)
T
138
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số 
TLV
55
Ôn tập (T5)
THKT T
Ôn tập tìm 2 số khi biế tổng và tỉ số (tt)
Chiều
MT
THKT TV
Ôn tập tiết 2
HĐTT
Tớ chức lễ kỉ niệm 26/3 – GD quyền và bổn phận trẻ em
Năm
15/03/2012
Sáng
LT&C
56
Ôn tập (T6)
T
139
Luyện tập 
KC 
28
KTĐK
LS
28
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
Chiều
AV
ĐĐ
28
Tôn trọng luật giao thông (T1)
THKT T
Ôn tập các phép tính với phân số
Sáu
16/03/2012
Sáng
TLV
56
KTĐK
AV
T
140
Luyện tập 
THKT TV
Ôn tập tiết 3
Chiều
KH
56
Ôn tập vật chất năng lượng (T2)
TD
SHL
28
TKT 28
TUẦN 28
Ngày dạy 12 – 03 – 2012 Tập đọc (Tiết 55)
ÔN TẬP (T1) 
I. Mục tiêu :
-Đọc rành mạch tương đối lưu loát bài tập đọc đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của ca bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trobng bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trongva8n bản tự sự.
II. Đồ dùng dạy học.
Viết phiếu, HS chọn bài đọc.
III. Hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Nội dung tuần 28 ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả môn TV.
 * Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 1/3 HS trong lớp.
-GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc.
-GV đặt câu hỏi về đoạn văn vừa đọc, HS trả lời, nhận xét- điểm.
=>Đọc to, rõ ràng mạch lạc.
-HS nào chưa đạt yêu về nhà luyện đọc lại bài sẽ kiểm tra lại tiết sau.
*Hoạt động 3: Tóm tắt nội dung các bài đọc là truyện kể đã học ở chủ điểm " Người ta là hoa là đất "
GV cho hoc nêu các tên bài trong chủ điểm “ Người ta là hoa là đất” Tóm tắt nội dung và nhân vật trong bài.
Tên bài 
Nội dung chính 
Nhân vật 
Bốn anh tài 
 Ca ngợi sức khoẻ tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa trừ ác cứu dân lành của Bốn anh em cẩu Khây.
Cẩu Khây, Nắm tay đóng cọc, lấy tai tát nước, Móng tay đục máng. 
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
 Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp Quốc phòng và xây dựng nền khoa học non trẻ của nước nhà.
Trần Đại Nghĩa.
-HS đọc bài theo yêu cầu của phiếu chỉ định.
HS đọc yêu câu bài và làm theo yêu cầu bài tập. Trình bày trước lớp, nhận xét.
4-Củng cố:
HS đọc lại bài văn đã đọc, trả lời câu hỏi nội dung bài .
5-Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài .
-Chuẩn bị tiết sau: Oân tập .
-Oân luyện về 3 kiểu câu kể: Ai là gì ? Ai làm gì ? ai thế nào ?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 136)
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu .
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- HS khá giỏi BT4
-Tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Thước kẻ 1m, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
+Bài tập 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S. (làm bảng con)
+Bài tập 2: Tương tự như bài tập 1.
Đúng ghi Đ, sai ghi S. (làm bảng con)
+Bài tập 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (làm vào sách)
**Bài tập 4: HS đọc yêu cầu, tìm hiểu giải vào vở.
Tóm tắt:
Chu vi: 56m
Chiều dài: 18m
Diện tích:  m2?
=> Tính cẩn thận- chính xác.
+Bài tập 1: 
a) Đ ; b) Đ ; c) Đ ; d) S 
+Bài tập 2:
a) S ; b) Đ ; c) Đ ; d) Đ 
+Bài tập 3: HS đọc yêu cầu. Chọn câu trả lời đúng khoanh vào sách:
 A . Hình vuông
**Bài tập 4: HS đọc yêu cầu, tìm hiểu giải vào vở.
	Giải 
Nửa chu vi hình chữ nhật là.
56 : 2 = 28(m)
Chiều rộng hình chữ nhật là.
28 - 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là .
18 x 10 = 180 (m2)
Đáp số : 180 m2
4-Củng cố:
Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
5-Dặn dò:
Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tập 1.2 Giới thiệu tỉ số.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 55)
ÔN TẬP: VẬT CHẤT- NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu .
- Ôn tập về:
+ Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
+ Các kĩ năng quan sát thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
- GD: Yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
 II. Đồ dùng dạy học.
III.Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.
2- Kiểm tra.
- Kể tên các nguồn nhiệt?
- Nêu vai trò của các nguồn nhiệt đối với đời sống ?
3- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- Nêu tính chất của nước thể hiện ở ba thể? 
-Tại sao khi gõ tay xuống bàn, tai ta lại nghe tiếng gõ?
-Nêu ví dụ về vật tự phát sáng và đồng thời cũng là nguồn nhiệt? 
-Giải thích tại sao hình 2 bạn lại nhìn thấy quyển sách?
*Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ về sự bay hơi ngưng tụ tạo thành nước.
=>GDMT: Bảo vệ nguồn nước.
.Nước ở thể lỏng: Không mùi, không màu nhìn thấy bằng mắt thường và không có hình dạng nhất định.
.Nước ở thể rắn: Không màu không mùi, có hình dạng nhất định, được nhìn thấy bằng mắt thường.
.Nước ở thể khí: Không màu, không mùi không có hình dạng nhất định, không nhìn thấy bằng mắt thường.
-Do âm thanh phát ra và truyền qua không khí, không khí chuyền rung động đến tai ta nên ta nghe tiếng gõ.
-Mặt trời, bóng đèn điện đang phát sáng, Ngọn đèn đang cháy
- Do quyển sách nhận được nguồn sáng do đó mắt bạn nhìn thấy quyển sách.
HS Thực hành vẽ sơ đồ về sự bay hơi ngưng tụ tạo thành nước.
 Nóng chảy
Nước ở thể rắn Nước ở thể lỏng 
 đông đặc	 Bay hơi
Nước ở thể lỏng 	 Hơi nước 
	 Ngưng tụ	 	
4-Củng cố:
- Nêu tính chất của nước ở ba thể khác nhau?
5-Dặn dò:
-Về nhà xem lại nội dung đã ôn tập, chuẩn bị nội dung còn lại của tiết ôn tập (tt)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 13 – 03 – 2012 Chính tả (Tiết 28)
ÔN TẬP (T2)
I. Mục tiêu.
-Nghe viết đúng bài chính tả (Tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài văn miêu tả.
 - Biết đặt câu theo kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
-Viết trình bày rõ ràng sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ viết đoạn văn.
III. Hoạt động dạy học.
Ổn định:
Kiểm tra:
 - Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1:Nghe viết chính tả: Hoa giấy
-HS đọc thầm đoạn văn "Hoa giấy"
.HS nêu nội dung bài?
.Chú ý các từ dễ viết sai: rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, lang thang, tản mát
-Chú ý cách trình bày bài văn.
-GV đọc bài HS viết, chấm bài sửa lỗi cho HS.
*Hoạt động 2: Đặt câu .
-GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.
-Bài 2a yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể nào em đã học?
-Bài 2b yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể nào em đã học?
-Bài 2c yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể nào em đã học?
Tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy.
-HS viết bảng con: rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, lang thang, tản mát
-HS viết bài vào vở.
HS đổi tập soát lỗi chính tả.
-Bài 2a: yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể (Ai làm gì?)
a/ Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu, các bạn nữ nhảy dây. Riêng các bạn gái trong tổ em thích đọc truyện dưới gốc cây Bồ Đề.
-Bài 2b: yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể (Ai thế nào?)
b/ Lớp em mỗi người một vẻ: Thu thì dịu dàng vui vẻ.Thắng thì nóng nải như Trương Phi.
-Bài 2c: yêu cầu đặt các câu tương ứng với kiểu câu kể (Ai là gì ?)
c/ Em xin giới thiệu các thành viên trong tổ của em: Em tên là Nguyễn Thị Lan là tổ trưởng tổ một. Bạn Hùng là chi đội trưởng..
Củng cố: 
Đọc bài tập 2.
*Dặn dò:
Xem lại bài - Ôn tập Tiết 3.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 137)
GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I. Mục tiêu.
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- HS khá giỏi BT2
- Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Thước kẻ 1 m, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.
2- Kiểm tra.
-Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ví dụ: Một đội xe có 5 xe tải và 7 x ... ä của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
- Cuộc tiến quân ra bắc của nghĩa quân Tây Sơn diễn ra như thế nào ? 
Hoạt động3: Hoạt động cả lớp
- Tổ chức cho SH thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long .
=>Tinh thần yêu nước, thống nhất đất nước không để đất nước bị chia cắt bởi một thế lực thù địch nào.
HS theo dõi kết hợp đọc SGK
- Kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn .
- Chia nhóm , phân vai , tập đóng vai . 
- HS đóng tiểu phẩm quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long .
HS thi đua
-Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh thống nhất giang sơn.)
-Trịnh Khải đứng ngồi không yên, Quan tướng sợ hãi cuống cuồng lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi trốn.)
-Quân thuỷ và quân bộ của Nguyễn Huệ tiến như vũ bão . Bắt trói nộp cho nghĩa quân Tây Sơn.)
- Học sinh thảo luận trình bày.
àNguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh giao quyền cai trị đàng trong cho vua Lê. Mở đầu cho việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt .
4-Củng cố:
-Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc?
5-Dặn dò:
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài " Quang Trung đại phá quân Thanh (1789).
- Nguyên nhân việc Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Đạo đức (Tiết 28)
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (T1)
I. Mục tiêu .
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan đến HS).
-Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông
-Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
-GD: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Biển báo giao thông.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.
2- Kiểm tra.
- Thế nào là việc làm nhân đạo?
- Kể những việc làm thể hiện tham gia các hoạt động nhân đạo?
3- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin tranh 40 SGK )
GV kết luận : + Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của 
(người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệä, . . ) 
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai, do con người thiếu ý thức,
 + Mọi người dân đều có trách nhiện tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông. 
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (bài tập 1 trong SGK )
- Cho các nhóm quan sát tranh cho biết nội dung bức tranh nói gì? Những việc làm đó đúng luật giao thông chưa? Nên làm thế nào cho đúng?
- GV kết luận: H2, 3, 4 là chưa chấp hành luật giao thông. H 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng luật giao thông.
* Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm (bài tập 2 SGK)
- Chia 7 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. 
-> GV kết luận :
Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ con người.
- Luật giao thông cần thực hiện mọi lúc mọi nơi.
GD: nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Hậu quả: tổn thất về người và của như người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng,
+ Nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lỡ núi . . .), nhưng chủ yếu là do con người 
(phong nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông ,  )
- các nhóm quan sát tranh thảo luận nội dung của tranh- phát biểu.
 - Các nhóm thảo luận theo tình huống phân công.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Đọc ghi nhớ trong SGK.
4-Củng cố:
-Tại sao phải tôn trọng luật giao thông?
5-Dặn dò:
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài "Tôn trọng luật giao thông (T2)"
-Chuẩn bị bài tập 3.4.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy 16 – 03 – 2012 Tập làm văn (Tiết 56)
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán (Tiết 140)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- HS khá giỏi BT2,4
-Tính cẩn thận- chính xác.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Thước kẻ, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định:
2- Kiểm tra:
- Nêu cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó.
3- Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
+Bài tập 1: GV cho HS đọc yêu cầu, tìm hiểu làm vào nháp.
Tóm tắt:
Đoạn 1: 
 28 m	 
Đoạn 2: 
*Bài tập 2 : Cho HS đọc yêu cầu bài, tóm tắt, giải.
Tóm tắt:
Số bạn trai: : 
 12 bạn	 
Số bạn gái:
Bài tập 3: GV cho HS làm vào vở.
Tóm tắt: 
Số bé: 
 72	 
Số lớn:
GD: Tính cẩn thận- chính xác.
** Bài tập 4: GV cho HS đọc yêu yêu cầu. HS đặt đề toán.
+Bài tập 1: 
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau : 3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn dây thứ nhất dài là : 28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn dây thứ hai dài là : 28 - 21 = 7 (m)
Đáp số: Đoạn thứ nhất: 21 m; 
 Đoạn thứ hai : 7 m.
*Bài tập 2 :
Tổng số phần bằng nhau :1+2 = 3 (Phần)
Số bạn trai là :12 : 3 = 4 (Bạn )
Số bạn gái là :12 - 3 = 8 (bạn)
Đáp số: Bạn trai: 4 bạn; 
 Bạn gái: 8 bạn.
+Bài tập 3:
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau : 5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là : 72 : 6 = 12
Số lớn là : 72 - 12 = 60
Đáp số : Số bé: 12; Số lớn : 60.
**Bài tập 4: HS đọc yêu yêu cầu. HS đặt đề toán, chọn một bài giải.
VD: Cả hai thùng đựng 180 lít dầu, thùng thứ hai đựng gấp 4 lần thùng thứ nhất. Tính số lít dầu của mỗi thùng? 
 Giải .
Tổng số phần bằng nhau :1+4 = 5 (phần)
Số lít dầu thùng thứ nhất là:
 180: 5 = 36 (lít dầu)
Số lít dầu đựng thùng thứ hai là:
 180- 36 = 144 (lít dầu)
Đáp số : Thùng thứ nhất : 36 lít dầu;
 Thùng thứ hai : 144 lít dầu .
 4-Củng cố:
 - HS nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
5-Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài.
-Chuẩn bị bài tập 1.3 "Luyện tập chung"
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học (Tiết 56)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về:
+ Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
+ Các kĩ năng quan sát thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
- GD: Yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học.
 GV: Chậu nước, cốc nước.
III. Hoạt động dạy học.
1- Ổn định.
2- Kiểm tra.
- Nêu tính chất của nước?
3- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Thảo luận cặp.
- Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
Quan sát hình 2 giải thích tại sao bạn nhìn thấy quyển sách?
*Hoạt động 2: Thí nghiệm.
Rót vào hai chiếc cốc một lượng nước như nhau (lạnh hơn không khí xung quanh). Một cốc quấn khăn bông sau một thời gian cốc nước nào lạnh hơn? Tại sao? 
- Quan sát bóng cây ở sân trường. Vì sao bóng cây thay đổi?
GDMT: Yêu quý thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
- Thí nghiệm hình 4 chứng minh điều gì?
- Một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt: Mặt trời.
- Nhờ có ánh sáng. 
- Cốc nước quấn khăn lạnh hơn. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc nước bọc khăn lạnh hơn so với cốc kia.
- Trái đất quay quanh mặt trời.
- Không khí có ở trong mọi chỗ rỗng của các vật.
 4-Củng cố:
- Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?
 5-Dặn dò:
-Về nhà học bài. Chuẩn bị bài "Thực vật cần gì để sống?"
- Thực vật cần gì để sống ?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
TỔNG KẾT TUẦN 28
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Đảm. 
 Hay nói chuyện trong giờ học: Đảm
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Tiến, Đảm.
3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt
II - KẾ HOẠCH TUẦN 29:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng, đẹp
- Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
 - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ, trực nhật lớp sạch sẽ
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 28.doc