Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 24

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 24

Tập đọc

Tiết 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU :

- Nắm được nội dung chính của bản tin : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng . Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa .

- Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF . Biết đọc đúng một bản tin với giọng rõ ràng , rành mạch , vui , tốc độ khá nhanh .

 - Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc , về an toàn giao thông .

 - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 42 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần dạy 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC 
Tiết 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được nội dung chính của bản tin : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng . Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa .
- Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF . Biết đọc đúng một bản tin với giọng rõ ràng , rành mạch , vui , tốc độ khá nhanh .
	- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc , về an toàn giao thông .
	- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ .
	- Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ về cuộc sống an toàn 
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành 
- Ghi bảng : UNICEF ; đọc : U-ni-xép 
- Giải thích : UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hiệp quốc .
- Ghi bảng : 50 000 ; đọc : Năm mươi nghìn .
- Nói : 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin . Vì vậy , sau khi đọc tên bài , các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bản tin .
- Nói tiếp : Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn .
- Hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ ; giúp HS hiểu các từ khó trong bài .
- Đọc mẫu bản tin .
- Đọc theo .
- Đọc theo .
- Vài em đọc 6 dòng mở đầu bài đọc .
- Từng nhóm 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
-Trực quan 
-Giảng giải
-Hoạt động cả lớp.
-Giảng giải
-Thực hanh 
-Thảo luận 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ cả bài .
PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành .
Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ?
Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ?
Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ?
Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì ?
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
Em muốn sống an toàn .
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức .
Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú .
Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp : màu sắc tươi tắn , bố cục rõ ràng , ý tưởng hồn nhiên , trong sáng mà sâu sắc . Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ .
Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc . Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin .
-Thảo luận nhom 
-Vấn đáp.
-Trực quan 
-Vấn đáp.
-Động não
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài 
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành 
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với bản tin thông báo .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Được phát động từ tháng 4  Kiên Giang . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
	- Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin .
- 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bản tin .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
-Trực quan 
-Giảng giải
-Thảo luận 
-Thi đua
 Rút kinh nghiệm
CHÍNH TẢ 
Tiết 24: HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN
I. MỤC TIÊU : 
	- Hiểu nội dung bài Họa sĩ Tô Ngọc Vân .
- Nghe – viết chính xác , trình bày bài chính tả Họa sĩ Tô Ngọc Vân . Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : tr/ch , hỏi/ ngã .
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hay b .
	- Một số tờ giấy trắng phát cho HS làm BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Chợ Tết .
	- 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT3 tiết trước .
 3. Bài mới : (27’) Họa sĩ Tô Ngọc Vân .
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả 
PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành .
- Đọc mẫu bài chính tả .
Đoạn văn nói điều gì ?
- Đọc cho HS viết .
- Chấm , chữa bài . 
- Nêu nhận xét chung .
- Theo dõi , xem ảnh chân dung Tô Ngọc Vân .
- Đọc thầm lại bài , chú ý những chữ cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai , cách trình bày .
Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa , đã ngã xuống trong kháng chiến .
- Gấp SGK , viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
-Trực quan 
-Hoạt động cá nhân
-Vấn đáp.
-Thực hanh 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
- Bài 2 : ( lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT .
+ Dán 3 , 4 tờ phiếu ở bảng ; mời HS lên bảng thi làm bài .
+ Nhận xét , chốt lại lời giải .
- Bài 3 : 
+ Phát giấy cho một số em .
+ Chốt lại lời giải đúng .
- Trao đổi cùng bạn để điền chuyện hay truyện vào chỗ trống 
- Từng em đọc kết quả .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở .
- Những em làm bài trên giấy đồng thời dán nhanh kết quả làm bài ở bảng .
-Thảo luận 
-Vấn đáp.
-Thực hanh 
-Thi đua
 4. Củng cố : (3’)
	- Chấm bài , nhận xét .
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . 
	- Yêu cầu HS ghi nhớ các từ ngữ vừa luyện tập để không viết sai chính tả ; học thuộc lòng các câu đố ở BT3 , đố lại em nhỏ .
	Rút kinh nghiệm
..
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 47: CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu tác dụng , cấu tạo của câu kể Ai là gì ? 
	- Biết tìm câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn . Biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về một người , một vật .
	- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 2 tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn phần Nhận xét .
	- 3 tờ phiếu , mỗi tờ ghi 1 đoạn văn , thơ ở BT1 phần Luyện tập .
	- Mỗi em mang theo một tấm ảnh gia đình .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Cái đẹp .
	- 1 em đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở BT1 tiết trước . Nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ .
- 1 em làm lại BT3 .
 3. Bài mới : (27’) Câu kể Ai là gì ? 
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm tác dụng , cấu tạo của câu kể Ai là gì ? 
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng .
- Hướng dẫn HS tìm các bộ phận trả lời các câu hỏi Ai ? Là gì ?
- Dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết 3 câu văn , mời 2 em lên bảng làm bài 
- Chốt lại lời giải đúng .
- 3 , 4 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu các BT1,2,3,4 .
- 1 em đọc 3 câu văn in nghiêng trong đoạn văn .
- Cả lớp đọc thầm 3 câu văn in nghiêng , tìm câu dùng để giới thiệu , câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi .
- Phát biểu ý kiến .
- Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? ; hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì ? trong mỗi câu .
- Suy nghĩ , so sánh . xác định sự khác nhau giữa kiểu câu kể Ai là gì ? với các kiểu câu kể đã học . ( Khác nhau ở VN )
-Trực quan 
-Hoạt động cá nhân 
-Vấn đáp.
-Giảng giải
-Thực hanh 
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- 4 , 5 em đọc nội dung phần Ghi nhớ .
- Cả lớp đọc thầm lại .
-Hoạt động cả lớp
Hoạt động 3 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
+ Nhắc HS : Trước hết , các em phải tìm đúng câu kể Ai là gì ? trong các câu đã cho . Sau đó nêu tác dụng của câu vừa tìm được .
+ Dán 3 tờ phiếu , mỗi tờ ghi một đoạn văn , thơ ; mời 3 em có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới những câu kể trong mỗi đoạn văn , thơ . Sau đó , mỗi em nêu tác dụng của từng câu kể .
- Bài 2 : 
+ Nhắc HS chú ý : 
Chọn tình huống giới thiệu .
Nhớ dùng câu kể Ai là gì ? trong bài giới thiệu .
 4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn giới thiệu , viết lại vào vở .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , trao đổi cùng bạn .
- Phát biểu ý kiến .
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT .
- Suy nghĩ , viết nhanh vào nháp lời giới thiệu , kiểm tra các câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn .
- Từng cặp thực hành giới thiệu .
- Thi giới thiệu trước lớp .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn bạn co ... àm thoại , giảng giải .
- Cách tiến hành như hoạt động 3 , tiết 1 , bài 3 .
- Kết luận :
+ Ý kiến a là đúng .
+ Các ý kiến b , c là sai .
 4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ của công 
. 
Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Thực hiện các nội dung ở mục Thực hành SGK .
-Hoạt đdộng thảo luận nhom 
Rút kinh nghiệm
..
Kĩ thuật (tiết 47)
THU HOẠCH RAU , HOA
I. MỤC TIÊU :
	- Biết mục đích các cách thu hoạch rau , hoa .
	- Biết cách thu hoạch rau , hoa .
	- Có ý thức làm việc cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vật liệu , dụng cụ : Dao sắc , kéo cắt cành .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Trừ sâu , bệnh hại cây rau hoa .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thu hoạch rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu của việc thu hoạch rau , hoa 
MT : Giúp HS nắm mục đích của việc thu hoạch rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Nêu vấn đề : Cây rau hoa dễ bị giập nát , hư hỏng  Vậy khi thu hoạch cần đảm bảo yêu cầu gì ?
- Giải thích các yêu cầu của việc thu hoạch : Thu hoạch đúng độ chín , không thu hoạch sớm quá hoặc muộn quá ; thu hoạch nhẹ nhàng , đúng cách , cẩn thận để rau , hoa tươi , không dập nát .
Hoạt động lớp .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch rau , hoa .
MT : Giúp HS nắm thao tác kĩ thuật thu hoạch rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hỏi : Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau , hoa ? Thu hoạch bằng cách nào ?
- Giải thích : Tùy loại cây , người ta thu hoạch bộ phận cây khác nhau .
- Hướng dẫn cách thu hoạch rau , hoa theo nội dung SGK và nêu ví dụ minh họa .
- Giải thích : Rau sau khi thu hoạch , nếu chưa sử dụng ngay , cần được bảo quản , chế biến dưới các hình thức như : đưa vào phòng lạnh , đóng hộp , sấy khô để cung cấp dần cho người tiêu dùng . Riêng đối với hoa , nếu vận chuyển đi xa phải được đóng hộp hoặc bao gói cẩn thận để hoa không bị giập nát , hư hỏng .
Hoạt động lớp .
- Quan sát hình SGK và nêu các cách thu hoạch rau , hoa :
+ Rau : hái , ngắt , cắt , đào  
+ Hoa : cắt cành , bứng gốc  
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức làm việc cẩn thận .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ ; ôn tập lại các bài đã học .
Rút kinh nghiệm
..
Kĩ thuật (tiết 48)
ÔN TẬP – KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU :
	- Đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức , kĩ năng trồng rau , hoa của HS . Thông qua kết quả kiểm tra , giúp GV rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt hơn .
	- Trình bày được các nội dung ôn tập . Làm được các yêu cầu bài kiểm tra .
	- Yêu thích việc trồng trọt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tư liệu các bài đã học .
	- Đề kiểm tra .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thu hoạch rau , hoa .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Oân tập – Kiểm tra .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS ôn tập .
MT : Giúp HS nắm lại các nội dung đã học về trồng rau , hoa .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Dùng hệ thống câu hỏi bao gồm các kiến thức , kĩ năng đã học về kĩ thuật trồng rau , hoa theo một quy trình chung của sản xuất cây trồng : 
+ Chuẩn bị gieo trồng .
+ Gieo trồng .
+ Chăm sóc .
+ Thu hoạch , bảo quản .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Ở mỗi nội dung kĩ thuật , cần :
+ Hiểu được tại sao phải làm như vậy .
+ Biết cách làm như thế nào để đảm bảo đúng kĩ thuật .
Hoạt động 2 : Kiểm tra lí thuyết .
MT : Giúp HS làm được bài kiểm tra .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Phát đề kiểm tra cho HS :
Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
Trồng rau hoa đem lại những ích lợi gì : 
a) Làm thức ăn cho người .
b) Trang trí .
c) Lấy gỗ .
d) Xuất khẩu .
e) Ngăn nước lũ .
f) Làm thức ăn cho vật nuôi .
Câu 2 : Hãy nêu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến sự phát triển của cây rau , hoa .
Câu 3 : Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc đối với rau , hoa .
Câu 4 : Hãy nêu quy trình trồng cây rau , hoa trên luống và trong chậu .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Cả lớp làm bài vào đề in sẵn .
 4. Củng cố : (3’)
	- Thu bài .
	- Giáo dục HS yêu thích việc trồng trọt .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét về thái độ học tập , mức độ hiểu bài của HS .
	- Dặn HS về nhà ôn lại các bài về trồng rau , hoa .
Rút kinh nghiệm
..
MĨ THUẬT 
Tiết 24: Vẽ trang trí : 
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS làm quen với kiểu chữ in nét đều , nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó .
	- Biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn .
	- Quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Bảng mẫu chữ nét thanh , nét đậm và chữ nét đều .
	- 1 bảng gỗ hoặc bìa cứng có kẻ các ô vuông đều nhau tao thành hình chữ nhật , cạnh là 4 ô x 5ô 
	- Cắt một số chữ nét thẳng , nét tròn , nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông trong bảng .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Sưu tầm kiểu chữ nét đều .
	- Vở Tập vẽ , com-pa , thước kẻ , bút chì và màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRỊ
P.PHAP
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Tập nặn tạo dáng : Tập nặn dáng người .
- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ trang trí : Tìm hiểu về kiểu chữ in nét đều .
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nắm được các đặc điểm của kiểu chữ nét đều .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại 
- Giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm để HS phân biệt 2 kiểu chữ này :
+ Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to , nét nhỏ .
+ Chữ nét đều có tất cả các nét đều bằng nhau 
- Chỉ vào bảng chữ nét đều và tóm tắt :
+ Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét thẳng , cong , nghiêng , chéo , tròn đều có độ dày bằng nhau ; các dấu có độ dày bằng ½ nét chữ 
+ Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ .
+ Các nét cong , nét tròn có thể dùng com-pa để vẽ .
+ Chiều rộng các chữ thường không bằng nhau 
+ Chữ nét đều có dáng khỏe , chắc , thường dùng để kẻ khẩu hiệu , pa-nô , áp phích .
-HS lắng nghe
-HS quan sat
-Giảng giải
-Trực quan 
_Giảng giải
-Đàm thoại
Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ nét đều .
MT : Giúp HS nắm cách kẻ chữ nét đều .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại 
- Giới thiệu hình 5 SGK , yêu cầu HS tìm ra cách kẻ chữ : R , Q , D , S , B , P .
- Lưu ý :
+ Vẽ màu không ra ngoài nét chữ . Nên vẽ màu ở xung quanh nét chữ trước , ở giữa sau .
+ Có thể trang trí cho dòng chữ đẹp hơn .
+ Đảm bảo khoảng cách giữa các chữ , các con chữ cho hợp lí .
- Quan sát hình 4 SGK để nhận ra cách kẻ chữ nét đều .
-Trực quan 
-Giảng giải
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành 
- Hướng dẫn từng bước cách vẽ màu .
Hoạt động cá nhân .
- Vẽ màu vào dòng chữ nét đều ở vở .
-Thực hanh cả lớp.
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và các bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại 
Nhận xét chung và khen ngợi những em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài .
4. Củng cố : (3’)
- Đánh giá , nhận xét .
- Giáo dục HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày .
 5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Quan sát quang cảnh trường học .
- Đánh giá , xếp loại .
 Rút kinh nghiệm
..
Tiết : 24 
Môn : Sinh hoạt 	Tựa bài : Nhận xét tình hình lớp
I. MỤC TIÊU :
II. CHUẨN BỊ CỦA GV
1.Kiến thức : Nhận biết được mặt mạnh, mạt yếu của mình , của tổ, để phát huy khắc phục
2. Kỹ năng : Mạnh dạn phê và tự phê
3.Thái độ : Mạnh dạn trước tập thể
Bản nhận xét tình hình lớp trong tuần , tháng
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH 
CB theo tổ: báo cáo của tổ
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
PP và sử dụng ĐDDH
15’
15’
5’
1Nhận xét tuần qua
KT phần chuẩn bị của tổ
Nêu yêu cầu của tiết sinh hoạt
Cho lớp trưởng báo cáo
Cả lớp góp ý
Chốt lại
Về Học tập: nhiều em nghĩ học ; đi học đúng giờ, học và làm bài khá tốt, nhưng còn vài em chưa chuẩn bị bài tốt
Trật tự, kĩ luật: lớp trật tự, xếp hàng nhanh, lên xuống cầu thang nhẹ nhàng
Vệ sinh: lớp sạch sẽ, trang trí lớp tốt
Phong trào: tham gia tốt phong trào “Nụ cười hồng”, giải LQĐ trên báo Nhi đồng
Phương hướng: khắc phục các khuyết điểmt rong chuyên cần và học tập
Quyết tâm theo câu “Chưa học bài, chưa di ngủ, chưa làm bài đủ, chưa đi chơi”
Tuyên dương:
Tổ: 1 , 3
Cá nhân: Hiển . Mười , B,Anh, T,Anh , Vy
2. Sinh hoạt
Cho HS ca hát, đố vui
Cho HS nhắc lại phương hướng tới
3.Dặn dò
 CB: SH VH VN
Cho lớp trưởng báo cáo
Cả lớp góp ý, nhận xét
HS lắng nghe
HS lắng nghe
HS ca hát, thi đố vui
HS nêu miệng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc