Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 25

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 25

LỊCH SỬ

 SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA

SGK/49 TGDK: 35’

I. Mục tiêu:

Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:

- Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.

- Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.

- Giáo dục học sinh tình cảm yêu quê hương, tìm hiểu lịch sử nước nhà.

II.ĐDDH:

+ GV: Ảnh trong SGK, ảnh tự liệu, bản đồ miền Nam Việt Nam.

+ HS: Tìm hiểu nội dung bài, sưu tầm ảnh tư liệu.

III. Các hoạt động:

1. Hoạt động đầu tiên Đường Trường Sơn ra đời như thế nào?

Hãy nêu vai trò của hệ thống đường Trường Sơn đối với cách mạng miền Nam?

 Giáo viên nhận xét bài cũ.

2. Hoạt động dạy học bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân.

+ Mục tiêu: Giúp HS Tìm hiểu cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân

Giáo viên nêu câu hỏi: Xuân Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam đã lập chiến công gì?

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK, đoạn “Sài Gòn của địch”.

Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm những chi tiết nói lên cuộc tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân dân ta.

Hãy trình bày lại bối cảnh chung của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. 1 vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

Hoạt động 2: Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Toà sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.

+ Mục tiêu: Giúp HS Kể lại được cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Toà sứ quán Mĩ tại Sài Gòn

Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK theo nhóm 4. Nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét.

Thi đua kể lại nét chính của cuộc chiến đấu ở Toà đại sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.

 Giáo viên nhận xét.

Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.

+ Mục tiêu: Giúp HS nêu được Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.

Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân?

 Giáo viên nhận xết + chốt.

Ý nghĩa:  Tiến công địch khắp miền Nam, gây cho địch kinh hoàng, lo ngại.

  Tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 . Mĩ chấp nhận đàm phán tại Pa-ri

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần dạy 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 	 
 SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA 
SGK/49	 TGDK: 35’ 
I. Mục tiêu: 
Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
- Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
- Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu quê hương, tìm hiểu lịch sử nước nhà.
II.ĐDDH:
+ GV: Ảnh trong SGK, ảnh tự liệu, bản đồ miền Nam Việt Nam.
+ HS: Tìm hiểu nội dung bài, sưu tầm ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động:
1. Hoạt động đầu tiên Đường Trường Sơn ra đời như thế nào?
Hãy nêu vai trò của hệ thống đường Trường Sơn đối với cách mạng miền Nam?
® Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân.
+ Mục tiêu: Giúp HS Tìm hiểu cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân
Giáo viên nêu câu hỏi: Xuân Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam đã lập chiến công gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK, đoạn “Sài Gòn  của địch”.
Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm những chi tiết nói lên cuộc tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân dân ta.
Hãy trình bày lại bối cảnh chung của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. 1 vài nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Toà sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
+ Mục tiêu: Giúp HS Kể lại được cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Toà sứ quán Mĩ tại Sài Gòn
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK theo nhóm 4. Nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Thi đua kể lại nét chính của cuộc chiến đấu ở Toà đại sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
® Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
+ Mục tiêu: Giúp HS nêu được Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân?
® Giáo viên nhận xết + chốt.
Ý nghĩa:   Tiến công địch khắp miền Nam, gây cho địch kinh hoàng, lo ngại.
	   Tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 . Mĩ chấp nhận đàm phán tại Pa-ri
3. Hoạt động cuối cùng
+ Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại bài học. 
Ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào thời điểm nào?
Quân giải phóng tấn công những nơi nào? Nơi nào là trọng điểm của cuộc tiến công?
Chuẩn bị: “Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không””.Nhận xét tiết học
IV/ Phần bổ sung:	
 ĐẠO ĐỨC 
 THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II 
SGK/ 	TGDK:35’ 
I/ Mục tiêu: 
+ Củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam, quê hương.
- Thể hiện tình yêu q.hương đất nước bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý ,tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước; tôn trọng UBND xã. 
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước ta; tự hào về t.thống ,về nền VH và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Các câu hỏi giúp hệ thống bài từ bài 9 đến bài 11
- HS: Xem trước các bài đã học
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động đầu tiên 
- Ổn định lớp và hát
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ : Thực hành củng cố về những nội dung từ bài 09 đến bài 11
Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi: Hệ thống câu hỏi từ bài 9 đến bài 11.
+ Mục tiêu: Giúp HS Củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam, quê hương
Câu 1: Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương .
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh hoặ viết ,vẽ về quê hương em.
Hoạt động 3: Củng cố những hiểu biết về UBND xã ( phường )
+ Mục tiêu: Giúp HS Củng cố những hiểu biết về quê hương đất nước; tôn trọng UBND xã. Quan tâm đến sự phát triển của đất nước ta; tự hào về t.thống ,về nền VH và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Em có đề nghị gì với UBND xã về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em tại địa phương.
Câu 3: Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
Câu 4: Tìm các bài hát, bài thơ ca ngợi về quê hương , đất nước Việt Nam.
3. Hoạt động cuối cùng 
Thi đọc thơ, hát những bài hát ca ngợi về quê hương, đất nước?
-Nhận xét tiết học
IV/ Phần bổ sung:	
 KHOA HỌC	 
 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
 SGK/100	 TGDK: 35’
I. Mục tiêu:
	Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
	- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. ĐDDH: 
+ GV: Dụng cụ thí nghiệm. Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
+ GV và HS: - Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
- Học sinh tự đặt câu hỏi mời bạn trả lời. 
- Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
1.Hoạt động 1:Tính chất của 1 số vật liệu và sự biến đổi hoá học 
+ Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của 1 số vật liệu và sự biến đổi hoá học
 Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho HS chơi ( thẻ ghi sẵn a.b,c,d)
Bước 2: Tiến hành chơi:
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100,101 SGK.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại.
- Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng.
2.Hoạt động 2: Năng lượng lấy từ đâu?
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng 1 số nguồn năng lượng.
 Cách tiến hành: GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
- HS trao đổi ,thảo luận theo cặp: Nói tên các phương tiện,máy móc có trong hình.
- Các phương tiện ,máy móc đó lấy năng lượng từ đâu để hoạt động . 
3. Hoạt động cuối cùng 
- Đọc lại toàn bộ nội dung kiến thức ôn tập.
- Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và năng lượng (tt).
- Nhận xét tiết học 
IV/ Phần bổ sung:	
 KHOA HỌC	 
 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( TT ) 
 SGK/100 	 TGDK: 35’ 
I. Mục tiêu:
	Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
	- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. ĐDDH:
- Dụng cụ thí nghiệm.
 - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản 
 xuất và vui chơi giải trí. 
III/Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Các dụng cụ , máy móc sử dụng điện.
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
 Cách tiến hành:- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức “ Tiếp sức”
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bảng phụ.
-Thực hiện: Mỗi nhóm 5-7 người, xếp 1 hàng.GV hô bắt đầu, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống, tiếp đến HS2 lên viết,nhóm nào viết nhiều và đúng là thắng cuộc.
 Hoạt động 2: Nhà tuyên truyền giỏi.
 + Mục tiêu: Giúp học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng điện, chất đốt và Thực hiện an toàn khi sử dụng điện
 Cách tiến hành: GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động tuyên truyền.
1.Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- HS vẽ xong trình bày ý tưởng
- Lớp nhận xét,chấm tranh + lời tuyên truyền -Trao giải
3. Hoạt động cuối cùng 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn: Hoàn thiện tranh: có thể giử đi thi hoặc triển lãm và chuẩn bị 1 bông hoa thật.
IV/ Phần bổ sung:	
	 Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012 
 ĐỊA LÍ 
 CHÂU PHI
 SGK/116 	 TGDK: 35’
I/Mục tiêu :
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi: 
+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
*Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giời: vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
 II/ĐDDH:
+ GV: Bản đồ tự nhiên châu Phi - Qủa địa cầu.
+ HS: SGK tranh ảnh sưu tầm về Châu Phi
III/ các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên 
Chỉ và mô tả vị trí, giới hạn châu Á,châu Âu trên bản đồ.
Giáo viên n hận xét và cho điểm.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Hoạt động 1:Vị trí địa lí, giới hạn ( Làm việc theo cặp )
+ Mục tiêu: Giúp HS Xác định được vị trí địa lí,giới hạn của châu Phi
Cách tiến hành:
Bước 1: HS dựa vào bản đồ treo tường,lược đồ và kênh chữ trong SGK+ TLCH mục 1SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả chỉ bản đồ vị trí, giới hạn của châu Phi
-HS TLCH ở mục 2SGK.
Kết luận:Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ.
 Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên (Nhóm)
 + Mục tiêu: Giúp HS Nêu được 1 số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi
 Cách tiến hành:
Bước 1: HS dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên của châu Phi và tranh ảnh
+ TLCH:-Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
Khí hậu châu {hi có đặc điểm gì khác châu lục đã học?Vì sao?
Bước 2: HS trình bày kết quả -nhận xét , bổ sung.
=>Kết luận: Địa hình châu Phi tương đối cao,khí hậu nóng,khô bậc nhất thế giới.
3. Hoạt động cuối cùng 
- Tổ chức cho HS thi gắn các bức tranh vào vị trí của chúng trên bản đồ,thi kể chuyện về hoang mạc và xa - van của châu Phi.
- HS nêu nội dung bài học
- Nhận xét,dặn dò-chuẩn bị bài châu Phi (TT)
IV/ Phần bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T.NHIEN X.HOI.doc