Giáo án Kể chuyện 4: Lời ước dưới trăng

Giáo án Kể chuyện 4: Lời ước dưới trăng

Kể chuyện:

LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG

I. MỤC TIÊU :

- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng ( do GV kể )

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 SGK, phấn.

 Tranh minh hoạ trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

1. Bài cũ:

- Gọi học sinh kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng tự trọng.

- Nhận xét cho điểm.

 

doc 3 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 2405Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 4: Lời ước dưới trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện:
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG	
I. MỤC TIÊU : 
- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng ( do GV kể )
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng tự trọng.
- Nhận xét cho điểm.
Giáo viên
Học sinh
2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đầu bài
GV kể chuyện:
- Trước khi nghe kể chuyện, các em hãy quan sát tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh thử đoán xem câu chuyện nói về ai. Nội dung truyện là gì?
Muốn biết chị Ngàn cầu mong điều gì các em chú ý nghe cô kể.
- Lần1 : Kể rõ từng chi tiết. Toàn truyện kể với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, gây tình cảm ở học sinh. Lời cô bé trong truyện: tò mò hồn nhiên. Lời chị Ngàn: hiền hậu, diệu dàng.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh.
Hướng dẫn kể chuyện.
a) Kể trong nhóm:
- GV chia nhóm 4 HS, mỗi nhóm kể về nội dung một bức tranh, sau đó kể toàn truyện.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. GV có thể gợi ý cho học sinh kể dựa theo câu hỏi nội dung trên bảng.
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp.
- Gọi học sinh nhận xét bạn kể?
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
- Tổ chức cho học thi kể toàn truyện.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
c) Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào?
+ Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên.
- Gọi 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc nêu ý kiến của nhóm mình.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
- Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất và bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
GV chốt: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người.
- Câu chuyện kể về một cô gái tên Ngàn bị mù. Cô cùng các bạn cầu ước một điều gì đó rất thiêng liêng và cao đẹp.
- HS theo dõi lắng nghe.
- HS theo dõi lắng nghe.
- Kể trong nhóm. Đảm bảo học sinh nào cũng được tham gia. Khi 1 học sinh kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn.
- 4 HS tiếp nối nhau kể theo nội dung từng bức tranh (3 lượt HS thi kể).
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- 3 HS tham gia thi kể.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Hoạt động nhóm.
+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
+ Học sinh nêu.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
- Bình chọn.
- HS trả lời.
3/ Củng cố, dặên dò :
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét cho điểm học sinh.
- Nhận xét tiết học.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về những ước mơ cao đẹp hoặc những ước mơ viển vong, phi lý.
- Chuẩn bị bài tập kể chuyện trong SGK tuần 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docLoi uoc duoi trang.doc