Giáo án Khoa học - Tiết 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (tiết 1)

Giáo án Khoa học - Tiết 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh ôn tập:

- Các kiến thức cơ bản về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.

- Các kĩ năng giao tiếp, kỹ năng dự đoán, kỹ năng quan sát, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.

- Giáo dục các em biết yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật, lòng ham mê khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo án trình chiếu.

 - Phiếu bài tập cho bài tập 1+2.

 

doc 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học - Tiết 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN XXVIII.
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Khoa học
Tiết 55. ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh ôn tập: 
- Các kiến thức cơ bản về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng giao tiếp, kỹ năng dự đoán, kỹ năng quan sát, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
- Giáo dục các em biết yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật, lòng ham mê khoa học. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo án trình chiếu.
 - Phiếu bài tập cho bài tập 1+2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Điều gì xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Ôn tập về vật chất và năng lượng.
+ Chiếu bài tập 1 SGK, gọi HS đọc đề.
- Phát phiếu bài tập, HD cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- HDHS nhận xét, chốt ý đúng. ( Cả 3 thể nước đều không có mùi, không có vị và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chỉ ở thể rắn nước mới có hình dạng nhất định).
Hỏi: Em còn biết thêm tính chất nào của nước?
+ Chiếu bài tập 2, gọi HS đọc đề. 
- Phát phiếu bài tập, HD cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.
- HDHS nhận xét, chốt ý đúng. 
- Chiếu đáp án đúng.
+ Chiếu lần lượt từng bài tập 3, 4, 5, 6 và yêu cầu học sinh trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- HDHS trả lời, chốt ý đúng.
- Tại sao khi gõ tay xuống bàn ta nghe tiếng gõ?
- Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt? 
- Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách?
*Hoạt động 2: Trò chơi “ Nhà khoa học trẻ”
- Chia lớp làm 2 đội chơi.
- Trình chiếu ô chữ, nêu luật chơi, cách chơi.
- Cử thư ký cuộc chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nhận xét, tổng kết trò chơi.
- Tuyên dương, trao thưởng.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học, chốt lại kiến thức cơ bản, tuyên dương tinh thần học tập của học sinh.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hát, sĩ số:
- 1-2 HS trả lời, lớp nhận xét.
HS trao đổi nhóm đôi để trả lời
- 1-2 em đọc, nêu yêu cầu.
- Nghe, quan sát.
- Thảo luận theo bàn.
- Đại diện 3 nhóm báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung.
- Trả lời: Trong suốt.
- 1-2 em đọc, nêu yêu cầu.
- Nghe, quan sát.
- Làm việc các nhân.
- 2-3 em báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc, trao đổi nhóm đôi và trả lời lần lượt từng câu hỏi, lớp nhận xét.
do sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Mặt bàn rung động truyền đến tai làm màn nhĩ rung lên nên ta nghe được.
mặt trời, lò lửa, bếp lửa, ngọn đèn
ánh sáng từ đèn chiếu đến quyển sách, ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đến mắt và mắt nhìn thấy được.
- Lập 2 đội chơi. (Kiểu đếm số 1,2)
- Nghe, quan sát.
- Tham gia chơi.
- Bầu chọn đội thắng cuộc.
- Nghe.
 Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
 Kể chuyện
Tiết 28: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa trắng rõ ràng, đủ ý( BT1).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện ( BT2). 
- Giáo dục học sinh ý thức ham học hỏi, ý chí phấn đấu vươn lên.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án trình chiếu, đạo cụ ( Mô hình ngựa mẹ, ngựa con, đại bàng núi, sói xám, tiểu cảnh). 
HS : SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Cho HS nghe bài hát “ Nhong nhong nhong”,
- Dùng kỹ thuật “ Tia chớp” yêu cầu HS nêu vài đặc điểm của ngựa.
- Hỏi:“Con ngựa có cánh không?” và giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Nghe GV kể chuyện.
- GV kể lần 1 kết hợp trình diễn mô hình.
+ Trình chiếu 6 tranh minh hoạ.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
- Yêu cầu HS ghi lại nội dung mỗi tranh bằng 1 đến 2 câu.
- Gọi HS phát biểu, GV chốt ý cho mỗi tranh, chiếu bảng câu ngắn gọn nhất
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể và nêu ý nghĩa chuyện
+ Tập kể chuyện trong nhóm.
- Yêu cầu HS lập nhóm 3 em, tập kể nối tiếp theo từng tranh.
+ Thi kể trước lớp.
- Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ đi xa cùng Đại Bàng Núi?
- Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng điều gì?
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của chuyện.
4. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi đố chữ tìm câu tục ngữ phù hợp với câu chuyện? (GV trình chiếu ô chữ, mở từng gợi ý của ô chữ, HS thi đoán nhanh).
* Liên hệ: Là học sinh lớp 4 em học tập được gì từ câu chuyện trên?
- Dặn HS về kể chuyện cho người thân nghe.
- Hát, sĩ số :
- Nghe mở sách.
- Mỗi em nêu 01 đặc điểm của con ngựa mà em biết.
- Nghe.
- Nghe, quan sát.
- HS nghe, kết hợp theo dõi tranh minh hoạ.
- Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi, nối tiếp nhau nêu nội dung ứng với mỗi tranh.
- Lập nhóm 3 HS, kể cho nhau nghe chuyện.
- Mỗi tổ cử 1 nhóm thi kể từng đoạn theo 6 tranh, sau đó kể cả chuyện.
- Vì nó mơ ước có được đôi cánh giống như Đại Bàng.
- Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng nhiều hiểu biết, làm cho Ngựa Trắng bạo dạn hơn, làm cho bốn vó của Ngựa Trắng thực sự trở thành những cái cánh.
=> Phải mạnh dạn học hỏi mới hiểu biết và khôn lớn vững vàng.
- Thi đoán ô chữ, giải thích ý nghĩa câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Liên hệ, lớp nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
1- Ngày xưa, có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. mẹ chú ta yêu chú ta nhất, lúc nào cũng dặn :
- Con phải ở bên cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé !
Ngựa mẹ gọi con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc đá hậu thật mạnh mẽ.
2- Gần nhà ngựa có anh Đại Bàng núi. Đó là một con chim non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao được bay như Đại Bàng.
Anh Đại Bàng ơi ! Làm thế nào để có cánh như anh ?
Đại Bàng cười :
Phải đi tìm ! Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh !
3- Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm Chưa thấy  « đôi cánh » đâu nhưng Ngựa ta gặp bao nhiêu là cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối và thấp thoáng đâu đây đã lấp lánh những đốm sao.
4- Bỗng có tiếng « hú  ú  ú » vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi từ trong bóng tối hiện ra một con sói xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ.
Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm đến. 
Ối ! 
Không phải tiếng Ngựa Trắng thét lên mà là tiếng Sói Xám rống to. Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh xuống giữa trán Sói làm nó hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng núi. Thì ra đúng lúc Sói vồ ngựa, Đại Bàng từ trên cao đã lao tới kịp thời.
5- Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi vỗ nhẹ cánh, dỗ dành :
- Đừng khóc ! Anh đưa về với mẹ !
- Nhưng mà em không có cánh !
Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân Ngựa :
- Cánh của em đấy chứ đâu ! Nếu phi nước đại em còn « bay » nhanh hơn cả anh nữa ấy chứ !
Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docKC Doi canh cua ngua trang Thi tinh 1112.doc