Giáo án Tin học Lớp 12 - Trường Hồng Linh

Giáo án Tin học Lớp 12 - Trường Hồng Linh

I> Mục tiêu:

Sau khi học bài này, học sinh cần đạt các mục tiêu sau :

Về kiến thức:

 Biết khái niệm cơ sở dữ liệu

 Biết vai trò của cơ sở dữ liệu trong học tập và cuộc sống

 Biết các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu

 Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ cơ sở dữ liệu

Về kĩ năng:

 Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế trong ứng dụng cơ sở dữ liệu.

II> Chuẩn bị:

 Giáo viên: máy chiếu, máy tính hoặc bảng, tranh ảnh minh họa.

 Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.

III> Phương pháp dạy học:

 Phương pháp chủ đạo : Thuyết trình, vấn đáp.

 Phương pháp hổ trợ : trực quan.

IV> Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: (2 phút) Giáo viên ổn định lớp và lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài giảng:

 

doc 70 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 12 - Trường Hồng Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Tiết PPCT: 01, 02
Ngày dạy: 25/8à30/8/2008
I> Mục tiêu:
Sau khi học bài này, học sinh cần đạt các mục tiêu sau :
Về kiến thức: 
Biết khái niệm cơ sở dữ liệu
Biết vai trò của cơ sở dữ liệu trong học tập và cuộc sống
Biết các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu
Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ cơ sở dữ liệu
Về kĩ năng:
Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế trong ứng dụng cơ sở dữ liệu.
II> Chuẩn bị:
Giáo viên: máy chiếu, máy tính hoặc bảng, tranh ảnh minh họa.
Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.
III> Phương pháp dạy học:
Phương pháp chủ đạo : Thuyết trình, vấn đáp.
Phương pháp hổ trợ : trực quan.
IV> Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: (2 phút) Giáo viên ổn định lớp và lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Bài giảng: 
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Bài toán quản lí (10p)
Dẫn dắt vào bài:
GV: Đặt vấn đề: “Ngày nay có thể nói Tin học đã xuất hiện ở mọi nơi và mọi lĩnh vực của xã hội. Đặc biệt là trong công việc quản lí. Do đó khi các em vào đầu năm học mới (nhất là khi các em mới vào đầu cấp) thì để quản lí các em, nhà trường đã lập ra một hồ sơ quản lí học sinh thông qua việc các em khai báo vào tờ lí lịch học sinh. Em nào còn nhớ mình đã khai báo các thông tin gì?”
HS: Suy nghĩ và trả lời: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú, họ tên cha (mẹ), đã là đoàn viên hay chưa
GV: Nhận xét và rút ra kết luận. “Như vậy để thuận tiện cho việc tìm kiếm (chẳng hạn tìm kiếm kết quả học tập môn Tin học của một học sinh) ta có thể lập một bảng như hình 1 ví dụ hồ sơ lớp trong sách giáo khoa”.
GV: “Em nào có thể tìm thêm một ví dụ khác về công việc quản lí?” (gợi ý : công việc quản lí thư viện cần phải có những thông tin gì? Mã sách, Tên sách, Tên tác giả, Tên người mượn sách, lớp 
HS: lắng nghe và ghi chép.
GV: “Lợi ích của việc lập các bảng như trên?”
HS: Suy nghĩ và trả lời. “Tìm kiếm thông tin nhanh, dễ dàng”
Hoạt động 2:Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
GV: “Việc lập hồ sơ không đơn thuần là để lưu trữ mà chủ yếu là để khai thác nhằm phục vụ các yêu cầu quản lí. Vậy các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức gồm những công việc nào?”
HS: Trả lời gồm các công việc như: Tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ.
GV: “Trở lại ví dụ về hồ sơ lớp học, trong quá trình quản lí học sinh sẽ xảy ra các khả năng như bổ sung thêm học sinh, thay đổi đoàn viên vậy em nào có thể nêu ra thêm một số khả năng khác?”
HS: thảo luận và phát biểu ý kiến. “xóa bớt học sinh, tìm điểm của một học sinh, tính điểm trung bình môn cho từng học sinh”
HS: lắng nghe và ghi chép.
GV: “Xã hội ngày càng văn minh thì trình độ quản lí ngày càng cao. Do đó các thông tin cần phải có phương thức mô tả, cấu trúc dữ liệu để máy tính có thể khai thác thông tin một cách hiệu quả hơn và trở thành công cụ đắc lực cho con người. Vì thế Cơ Sở Dữ Liệu (CSDL) và hệ quản trị Cơ Sở Dữ Liệu (hệ QTCSDL) ra đời từ đó”.
GV: “Nếu cô yêu cầu các em khai bảng Sơ yếu lí lịch học sinh với các thông tin như Họ và Tên, Ngày sinh, Giới tính, Địa chỉ thì những thông tin đó được gọi là CSDL chưa? Tại sao?
HS: Suy nghĩ trả lời. Những thông tin đó khi nào được lưu trữ trên thiết bị nhớ và được nhiều người khai thác sử dụng thì mới được gọi là CSDL.
HS: lắng nghe và ghi chép.
GV: Hệ QTCSDL mà các em sẽ được học ở chương sau là Microsoft Access.
GV: lưu ý học sinh “Hệ CSDL chỉ gồm CSDL và Hệ QTCSDL, ngoài ra còn có các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ QTCSDL”.
Hình 3/ sgk 9 CSDL gồm 3 lớp là sai.
GV: Với một CSDL, tùy theo mục đích sử dụng mà con người cần có những mức hiểu về CSDL đó khác nhau.
HS: lắng nghe và ghi chép.
GV: minh họa 
Mức vật lí: HoSoHS có dung lượng 3Mb, QuanLiDiem có dung lượng 10Mb. Cả 2 đều được lưu trữ ở ổ đĩa C.
Mức khái niệm: HoSoHS lưu trữ các thông tin: Họ và Tên, Ngày sinh, Nơi sinh, Giới tính...; QuanLiDiem lưu trữ các thông tin: Họ và Tên, Điểm Toán, Điểm Văn, Điểm Tin...
Mức khung nhìn: Giáo viên Toán thì chỉ cần biết Họ và Tên học sinh và điểm toán của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm thì cần biết tất cả các thông tin về học sinh của lớp mình phụ trách.
GV: lần lượt nêu các ví dụ minh họa
Tính cấu trúc
Ví dụ: CSDL Lớp có cấu trúc là bảng gồm nhiều hàng và 11 cột.
Tính toàn vẹn: 
Ví dụ: trên thực tế không có ngày 30/02 nên khi nhập liệu ngày 30/02/2000 thì hệ thống phải thông báo để người dùng điều chỉnh.
Ví dụ: ở thư viện đều quy định số lượng nhiều nhất mà người đọc có quyền mượn. 
Ví dụ: nhập điểm cho học sinh phải thỏa mãn điều kiện 0 < điểm < 10
Yêu cầu: học sinh đưa ra thêm ví dụ để thấy tính toàn vẹn của CSDL.
Tiết 01
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Bài toán quản lí:
Trình bày Hình 1. Ví dụ hồ sơ lớp
Trong đó ứng với mỗi hàng, ta ghi thông tin về một học sinh. Một bảng như vậy được gọi là một hồ sơ lớp.
Trong quá trình quản lí, hồ sơ có thể có những thay đổi hay những nhầm lẫn đòi hỏi phải sửa đổi lại.Công việc sửa đổi như vậy cần được thực hiện chính xác và thường xuyên (tốt nhất là ngay khi có thay đổi) để đảm bảo hồ sơ luôn phán ánh đúng thực tế.
Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.
Bất kì bài toán quản lí nào cũng có một số thao tác phải thực hiện:
Tạo lập hồ sơ.
Để tạo lập một hồ sơ, cần thực hiện các công việc sau:
Xác định chủ thể quản lí.
Xác định cấu trúc của hồ sơ.
Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng đúng theo cấu trúc đã xác định.
Cập nhật hồ sơ.
Sữa chữa hồ sơ.
Bổ sung hồ sơ.
Xóa hồ sơ.
Khai thác hồ sơ.
Sắp xếp hồ sơ.
Tìm kiếm hồ sơ.
Thống kê.
Lập báo cáo.
Tiết 02
Hệ Cơ Sở Dữ Liệu
Cơ Sở Dữ Liệu (Database):
Một CSDL ( Data base ) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một số tổ chức nào đó ( như một trừờng học, một ngân hàng , một công ty, một nhà máy), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau.
Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (Database Management System):
Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL.
Hệ cơ sở dữ liệu để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL. Ngoài ra còn có các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ QTCSDL.
Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có:
CSDL
Hệ QTCSDL
Các thiết bị vật lí (máy tính, đĩa cứng, mạng)
Các mức thể hiện của CSDL
Mức vật lí:
Những chuyên gia tin học cần hiểu một cách chi tiết dữ liệu được lưu trữ ở đâu, mỗi đối tượng chiếm bao nhiêu byte trong bộ nhớ(Hình 4)
Mức khái niệm:
Những người quản trị hệ CSDL hoặc phát triển các ứng dụng cần biết có những dữ liệu nào trong CSDL, các dữ liệu có quan hệ với nhau như thế nào(Hình 5)
Mức khung nhìn:
Người sử dụng có khi không quan tâm đến toàn bộ thông tin chứa trong CSDL mà chỉ cần một phần thông tin tùy theo mục đích sử dụng. (Hình 6, 7)
Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL
Tính cấu trúc: mọi đối tượng trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định.
Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh.
Hình ảnh minh hoạ:
stt
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Đoàn viên
Tóan
Lý
Hóa
Văn
Tin
1
Nguyễn An
12/08/89
1
C
7,8
5,0
6,5
6,0
8,5
2
Trần Văn Giang
23/07/88
1
R
6,5
6,5
7,0
5,5
7,5
3
Lê Thị Minh Châu
03/05/87
0
R
7,5
6,5
7,5
7,0
6,5
4
Dõan Thu Cúc
12/05/89
0
R
6,5
6,4
7,1
8,2
7,3
5
Hồ Minh Hải
30/07/89
1
C
7,5
6,7
8,3
8,1
7,5
Hình 1. Ví dụ hồ sơ học sinh
(1:Nam, 0: Nữ - C: chưa vào Đoàn, R: đã vào Đoàn)
Hình 3. Các thành phần của hệ cơ sở dữ liệu
Củng cố kiến thức (4 phút)
Phân biệt giữa 2 khái niệm CSDL và Hệ QTCSDL?
Có bao nhiêu mức hiểu về một CSDL? Các mức hiểu đó ứng với từng nhóm người cụ thể nào?
5.Dặn dò (1phút) Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
V> Nhận xét, Rút kinh nghiệm:
Chương I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiếp theo)
Tiết PPCT: 03
Ngày dạy: 1/9à6/9/2008
I> Mục tiêu:
Sau khi học bài này, học sinh cần đạt các mục tiêu sau :
Về kiến thức: 
Biết khái niệm cơ sở dữ liệu
Biết vai trò của cơ sở dữ liệu trong học tập và cuộc sống
Biết các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu
Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ cơ sở dữ liệu
Về kĩ năng:
Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế trong ứng dụng cơ sở dữ liệu.
II> Chuẩn bị:
Giáo viên: máy chiếu, máy tính hoặc bảng, tranh ảnh minh họa.
Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.
III> Phương pháp dạy học:
Phương pháp chủ đạo : Thuyết trình, vấn đáp.
Phương pháp hổ trợ : trực quan.
IV> Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: (2 phút) Giáo viên ổn định lớp và lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Bài giảng: 
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Tính nhất quán: có thể hiểu nôm na là “trước sau như một” 
Ví dụ: máy rút tiền tự động. Khi đặt lệnh rút 100.000 đồng thì máy đã trừ tiền trong tài khoản, tiền chưa chuyển ra thì mất điện. Hiện tượng này gọi là không nhất quán.
Ví dụ: quản lí chuyến bay: giả sử chuyến bay đi TPHCM ra Hà Nội ngày hôm qua trước khi hết giờ làm việc có 2 đại lí bán vé máy bay đều tìm thấy trong CSDL chỉ còn một vé máy bay duy nhất. Nếu sáng nay, đại lí thứ nhất bán vé cho khách hàng của mình, đại lí thứ hai cũng bán hàng cho khách hàng của mình. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng một chỗ ngồi mà có 2 người ngồi. Do đó khi đại lí thứ nhất bán xong vé máy bay thì cần phải báo ngay cho tổng công ty để kịp thời cập nhật lại dữ liệu như thế mới bảo đảm tính nhất quán trong CSDL.
Tính an toàn và bảo mật thông tin: 
Ví dụ: với CSDL quản lí điểm, không cho phép bất cứ ai được truy cập sửa điểm học sinh ngoài trừ giáo viên bộ môn.
Ví dụ: Trong một công ty, những dự liệu về hoạt động kinh doanh, chiến lược giá cả phải được giữ bí mật chỉ có một số người chịu trách nhiệm mới được biết.
Tính độc lập: 
Ví dụ: Độc lập ở mức vật lí nghĩa là khi có những thay đổi ở mức vật lí như thay đĩa từ bằng đĩa quang hoặc lưu trữ dữ liệu ở dạng nén thì không dẫn đến việc phải viết lại các chương trình ứng dụng hoặc tương tác giữa người dùng với CSDL.
Ví dụ: Độc lập ở mức khái niệm nghĩa là khi có những thay đổi ở mức khái niệm như bổ sung thêm thông tin v ... độ nào? Và nêu rõ từng trường hợp sử dụng?
Hs: suy nghĩ và trả lời.
	Chế độ thiết kế: tạo cấu trúc bảng.
	Chế độ trang dữ liệu: làm việc với dữ liệu.
GV: chia lớp học thành 4 nhóm. Các nhóm tự thực hành và giúp đỡ nhau. Nếu cả nhóm có gì thắc mắc thì giáo viên sẽ hướng dẫn chung.
GV: Nêu cách tạo RELATIONSHIP?
Hs: suy nghĩ và trả lời từng bước
GV: để truy vấn dữ liệu ta làm cách nào?
Hs: suy nghĩ và trả lời
Lưu ý: phải chọn loại đối tượng là Query.
Gv: yêu cầu học sinh tạo lại cấu trúc 2 bảng HOA_DON và MAT_HANG, để nhớ lại thao tác.
Hs: thực hiện theo yêu cầu.
Gv: Lưu ý học sinh thao tác tạo Relationship. Cần phải nhập liệu bảng chính trước, sau đó mới nhập bảng phụ.
Hs: chú ý lắng nghe và quan sát.
Hoạt động 2: Bài 3 (45 phút)
GV: tiếp tục yêu cầu học sinh thực hiện truy vấn dữ liệu. Theo yêu cầu của bài tập 2.
HS: thảo luận và suy nghĩ cách làm.
GV: nhận xét và kết luận
Gv: cho học sinh thực hành theo nhóm trước sau đó hướng dẫn.
Tiết 29
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 7
 Tạo lập cấu trúc và nhập dữ liệu cho các bảng như sau:
Sau đó tạo RELATIONSHIP.
Tiếp tục NHẬP LIỆU.
Bài 1: sử dụng hai bảng HOA_DON và MAT_HANG, dùng hàm Count lập mẫu hỏi liệt kê các loại mặt hàng (theo tên mặt hàng) cùng số lần đặt hàng.
TIẾT 30
Thực hành số 7 (tiếp theo)
Bài 2: Tiếp tục tạo truy vấn.
Sử dụng hai bảng HOA_DON và MAT_HÀNG, dùng hàm Avg, Max, Min để thống kê số lượng trung bình, cao nhất, thấp nhất trong các đơn đặt hàng theo tên mặt hàng. 
Bài tập làm thêm:
Cho biết Họ tên, địa chỉ, mã khách hàng cùng với số lượng hàng trung bình mà họ đặt.
 4.Củng cố kiến thức: 
Câu 1: Khi nào ta sử dụng mẫu hỏi.
Câu 2: Nêu các bước để tạo mẫu hỏi.
5.Dặn dò (1phút) 
 Xem trước Bài 9: Báo cáo và kết xuất báo cáo.
V> Nhận xét, Rút kinh nghiệm:
	Chương II: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS
BÀI 9: BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO.
Tiết PPCT: 31
Ngày dạy: 
I> Mục tiêu:
Sau khi học bài này, học sinh cần đạt các mục tiêu sau :
Về kiến thức: 
Biết khái niệm báo cáo.
Vai trò của báo cáo, biết các bước lập báo cáo.
Về kĩ năng:
Tạo được báo cáo bằng Wizard. Thực hiện lưu trữ báo cáo
II> Chuẩn bị:
Giáo viên: máy tính, máy chiếu hoặc phấn, bảng.
Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.
III> Phương pháp dạy học:
Phương pháp chủ đạo : Thuyết trình, diễn giải
Phương pháp hổ trợ :Nêu vấn đề.
IV> Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: (1 phút) ổn định lớp và lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Bài giảng: 
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Dẫn dắt vào bài:
GV: Đặt vấn đề 
“Trong tổ chức quản lí HOC_SINH, sau khi đã có kết quả học tập của học kì, người ta thường phải tổng hợp lại dữ liệu, thống kê, lập báo cáo. Vậy làm cách nào để báo cáo và kết xuất báo cáo?”
GV: Báo cáo là gì? Người ta thường sử dụng báo cáo khi nào?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Có những chế độ nào khi làm việc với báo cáo?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
GV: “Để tổng hợp lập được báo cáo, ta cần phải nắm được các bước chính để tạo báo cáo”.
Gv: yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để tạo biểu mẫu?
Hs: Học sinh tham khảo sgk và trả lời.
BÀI 9: BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO
Các khái niệm:
Báo cáo(Report):
Báo cáo được dùng khi cần tổng hợp, trình bày và in dữ liệu theo khuôn dạng.
Chức năng:
Báo cáo thường được sử dụng để:
Thể hiện được sự so sánh và tổng hợp thông tin.
Trình bày nội dung văn bản theo mẫu.
Chế độ làm việc:
Tự thiết kế (design)
Dùng mẫu dựng sẵn (wizard)
Kết hợp cả 2.
Tạo báo cáo bằng wizard
Bước 1: chọn loại đối tượng Report
Bước 2: sử dụng thuật sĩ:
Nháy đúp Create report by using wizard
Bước 3: chọn dữ liệu nguồn (bảng/mẫu hỏi)
Bước 4: chọn các thông số cần thiết cho báo cáo
Add các trường cần cho báo cáo.
Chọn trường để gộp nhóm.
Chọn trường để sắp xếp.
Chọn các hàm để tính toán.
Chọn cách bố trí và kiểu trình bày của báo cáo.
Đặt tên và chọn chế độ hiển thị.
Bước 5: Lưu báo cáo lại
4.Củng cố kiến thức: 
Câu 1: Khi nào ta sử dụng báo cáo
Câu 2: Nêu các bước để tạo báo cáo
5.Dặn dò (1phút) 
- Xem trước Bài tập và thực hành 8
V> Nhận xét, Rút kinh nghiệm:
Chương II: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 8
Tiết PPCT: 32, 33
Ngày dạy: 
I> Mục tiêu:
Sau khi học bài này, học sinh cần đạt các mục tiêu sau :
Về kiến thức: 
Hiểu khái niệm mẫu hỏi. 
Biết vận dụng một số hàm và phép toán tạo ra các biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức logíc để xây dựng mẫu hỏi
Biết các bước chính để tạo mẫu hỏi
Tạo được mẫu hỏi đơn giản.
Biết sử dụng 2 chế độ làm việc với mẫu hỏi: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
Về kĩ năng:
II> Chuẩn bị:
Giáo viên: máy tính, máy chiếu và bài tập thực hành.
Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.
III> Phương pháp dạy học:
Phương pháp chủ đạo : dẫn dắt, nêu vấn đề.
Phương pháp hổ trợ :trực quan.
IV> Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: (1 phút) ổn định lớp và lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu các bước để tạo một mẫu hỏi.
Bài giảng: 
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Bài 1 và 2 (45 phút)
Dẫn dắt vào bài:
GV: Đặt vấn đề: “Tiết học trước chúng ta đã được học về Truy vấn dữ liệu. Và tiết học thực hành này sẽ giúp các em thực hiện được các thao tác truy vấn đó.”
HS: Khởi động chương trình Access.
GV: Trước khi thực hiện bài tập 1, gv phát vấn học sinh: “Khi làm việc với bảng ta thường làm việc với chế độ nào? Và nêu rõ từng trường hợp sử dụng?
Hs: suy nghĩ và trả lời.
	Chế độ thiết kế: tạo cấu trúc bảng.
	Chế độ trang dữ liệu: làm việc với dữ liệu.
GV: chia lớp học thành 4 nhóm. Các nhóm tự thực hành và giúp đỡ nhau. Nếu cả nhóm có gì thắc mắc thì giáo viên sẽ hướng dẫn chung.
GV: Nêu cách tạo RELATIONSHIP?
Hs: suy nghĩ và trả lời từng bước
GV: để truy vấn dữ liệu ta làm cách nào?
Hs: suy nghĩ và trả lời
Lưu ý: phải chọn loại đối tượng là Query.
Hoạt động 2: Bài 3 (45 phút)
GV: tiếp tục yêu cầu học sinh thực hiện truy vấn dữ liệu. Tạo thêm trường tính toán bằng cách nào?
HS: thảo luận và trả lời.
GV: nhận xét và kết luận
Gv: cho học sinh thực hành theo nhóm trước sau đó hướng dẫn.
Lưu ý học sinh thao tác tạo thêm trường bằng cách sử dụng nút lệnh Build, trong công thức bỏ đi.
GV: Quan sát học sinh thực hành sau đó tiến hành hướng dẫn câu gộp nhóm
Làm cách nào để gộp nhóm?
Hs: suy nghĩ và trả lời.
Gv: cho học sinh thực hành theo nhóm trước sau đó hướng dẫn.
Tiết 27
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SỐ 6
Bài 1: Tạo lập cấu trúc và nhập dữ liệu cho các bảng như sau:
Hướng dẫn:
SoBD Text.
Ngaysinh: date/time
To: Number
Sau đó tạo RELATIONSHIP.
Tiếp tục NHẬP LIỆU.
Bài 2: Tạo truy vấn.
Hiển thị thông tin các học sinh thuộc tổ 1 và sắp xếp tên theo thứ tự tăng dần.
Hiển thị điểm môn văn, toán của từng học sinh.
TIẾT 28
Thực hành số 6 (tiếp theo)
Bài 3: Tiếp tục tạo truy vấn.
Hiển thị trường diemtb bằng cách tạo thêm trường tính toán: diemtb:(toán+văn)/2
Hiển thị điểm môn toán cao nhất của từng tổ.
 4.Củng cố kiến thức: 
Câu 1: Khi nào ta sử dụng mẫu hỏi.
Câu 2: Nêu các bước để tạo mẫu hỏi.
5.Dặn dò (1phút) 
 Xem trước Bài 12: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu
V> Nhận xét, Rút kinh nghiệm:
Chương IV: KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
BÀI 12: CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tiết PPCT: 
Ngày dạy: 
I> Mục tiêu:
Sau khi học bài này, học sinh cần đạt các mục tiêu sau :
Về kiến thức: 
Biết khái niệm về cách tổ chức CSDL tập trung và CSDL phân tán.
Biết ưu, nhược điểm của mỗi cách tổ chức.
Về kĩ năng:
II> Chuẩn bị:
Giáo viên: máy tính, máy chiếu hoặc phấn, bảng.
Học sinh: Tập vở để ghi chép, sách giáo khoa.
III> Phương pháp dạy học:
Phương pháp chủ đạo : Thuyết trình, diễn giải
Phương pháp hổ trợ :Nêu vấn đề.
IV> Các bước lên lớp:
Ổn định lớp: (1 phút) ổn định lớp và lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Bài giảng: 
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Dẫn dắt vào bài:
GV: Đặt vấn đề 
“Mục đích của việc xây dựng hệ CSDL là để quản lí thông tin, tùy theo trường hợp mà CSDL có thể được thiết kế tập trung một chổ hay có thể chia nhỏ ở các vị trí khác nhau sau đó liên kết chúng lại với nhau. Có 2 loại kiến trúc hệ CSDL: tập trung và phân tán”.
GV: Vậy hệ CSDL tập trung là gì?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Có những chế độ nào khi làm việc với báo cáo?
Hs: Suy nghĩ và trả lời.
GV: “Để tổng hợp lập được báo cáo, ta cần phải nắm được các bước chính để tạo báo cáo”.
Gv: yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để tạo biểu mẫu?
Hs: Học sinh tham khảo sgk và trả lời.
BÀI 12: CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Các hệ cơ sở dữ liệu tập trung: 
Là hệ CSDL được tổ chức sao cho toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tại một máy hoặc một hệ thống máy mà người sử dụng có thể truy cập dù ở gần hay ở xa. CSDL tập trung có 3 kiểu:
Hệ cơ sở dữ liệu cá nhân: 
Là hệ CSDL của một người dùng. Thông thường, người này vừa thiết kế, tạo lập, cập nhật, bảo trì và khai thác CSDL.
Đặc điểm: quy mô nhỏ, đơn giản, tính bảo mật an toàn không cao
Hệ cơ sở dữ liệu trung tâm:
Là hệ CSDL được tổ chức sao cho toàn bộ dữ liệu được lưu trữ tại một hay nhiều máy tính trung tâm.
Đặc điểm: quy mô lớn, khá phức tạp, tính an toàn bảo mật cao.
Ví dụ: hệ thống đăng kí và bán vé máy bay.
Hệ cơ sở dữ liệu khách chủ:
Là hệ CSDL gồm 2 phần tương tác với nhau: yêu cầu tài nguyên và cấp phát tài nguyên.
Phần cấp phát tài nguyên: thường cài đặt tại máy chủ. Có chức năng tiếp nhận, xử lí và gửi kết quả về cho máy khách.
Phần yêu cầu tài nguyên: thường cài đặt tại máy khách. Có chức năng gửi yêu cầu và nhận trả lời từ máy chủ.
Đặc điểm: quy mô dễ mở rộng, nâng cao khả năng thực hiện, chi phí cho phần cứng giảm, tính an toàn bảo mật cao.
Tạo báo cáo bằng wizard
Bước 1: chọn loại đối tượng Report
Bước 2: sử dụng thuật sĩ:
Nháy đúp Create report by using wizard
Bước 3: chọn dữ liệu nguồn (bảng/mẫu hỏi)
Bước 4: chọn các thông số cần thiết cho báo cáo
Add các trường cần cho báo cáo.
Chọn trường để gộp nhóm.
Chọn trường để sắp xếp.
Chọn các hàm để tính toán.
Chọn cách bố trí và kiểu trình bày của báo cáo.
Đặt tên và chọn chế độ hiển thị.
Bước 5: Lưu báo cáo lại
4.Củng cố kiến thức: 
Câu 1: Khi nào ta sử dụng báo cáo
Câu 2: Nêu các bước để tạo báo cáo
5.Dặn dò (1phút) 
- Xem trước Bài tập và thực hành 8
V> Nhận xét, Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_12_truong_hong_linh.doc