Giáo án lớp 4 môn học Tiếng Việt

Giáo án lớp 4 môn học Tiếng Việt

 Tiết1: Tập đọc

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

 I.Mục tiêu:

 Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước,

lương ăn. Đọc ngắt nghỉ đúng các dấu, nhấn giọng các từ gợi tả, đọc diễn cảm toàn bài.

 Đọc hiểu- hiểu các từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục.

 ý nghĩa: Truyện ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu ngời khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế mèn.

II.Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ. - HS: SGK

 

doc 229 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 môn học Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết1: Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
 I.Mục tiêu:
 Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, 
lương ăn. Đọc ngắt nghỉ đúng các dấu, nhấn giọng các từ gợi tả, đọc diễn cảm toàn bài.
 Đọc hiểu- hiểu các từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục.
 ý nghĩa: Truyện ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu ngời khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế mèn. 
II.Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ. - HS: SGK
 III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sách vở của HS.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a-Luyện đọc:Gọi HS đọc to toàn bài.
Hướng dẫn HS chia đoạn: Bài chia làm mấy đoạn?
Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn.
Luyện đọc theo cặp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- Tìm hiểu nội dung:
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. 
c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
GV bổ sung và hướng dẫn cách đọc GV đọc mẫu, đánh dấu các từ cần nhấn mạnh: mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em, xoè, đừng sợ. độc ác.
Cho HS quan sát tranh và rút ra ý nghĩa của bài.( GV ghi bảng)
3.Củng cố- Dặn dò: - Qua bài này em học tập ai? Vì sao? 
 -Đọc trước bài: Mẹ ốm.
- HS mở sách để kiểm tra.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi đọc.
HS trả lời: bài chia làm 4 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu... đá cuội.
Đoạn 2: Tiếp... mới kể.
Đoạn 3: tiếp ,...ăn thịt.
Đoạn 4: tiếp.hết.
- 4 HS đọc, lớp nhận xét, sửa sai.
4 HS đọc: Mỗi HS đọc 1 đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời 
1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời 
4 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nêu ý nghĩa: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
Tiết 1: Chính tả(nghe- viết)
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
 I-Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu( l/n) hoặc vần
 ( an/ang) dễ lẫn.
- Giáo dục HS ý thức rèn viết cẩn thận, tỉ mỉ. 
 II-Đồ dùng dạy học:
 - GV: Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a..
 - HS: Vở bài tập.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
 - GV kiểm tra sách vở và đồ dùng như vở, bút bảng.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
Hướng dẫn HS nghe- viết:
 - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong SGK .
 - Cho HS đọc thầm đoạn cần viết và nêu các tiếng, từ cần viết hoa , dễ viết sai.
GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt.
GV đọc soát lỗi
 GV thu 1/3 số bài chấm , còn những HS khác đổi vở cho nhau để chữa. 
GV nhận xét chung bài viết.
Hướng dẫn làm bài tập:
 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 - Cho HS tự làm bài tập vào vở 
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 - HS ghi kết quả đúng vào vở BT.
3-Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
- HS mở sách và đồ dùng để kiểm tra.
- HS chú ý theo dõi.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
HS trả lời: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn.
- HS viết cẩn thận, nắn nót từng chữ theo đúng tốc độ.
 - HS dùng bút chì chấm lỗi
HS mang bài cho GV chấm, còn lại trao đổi bài và tự sửa cho nhau. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài ra vở BT.
- 3 HS làm phiếu trình bày trên bảng. Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS thực hiện . Nhận xét và sửa sai 
Kết quả đúng: a- Cái la bàn.
 b- Hoa ban.
 Tiết1 :Luyện từ và câu
Cấu tạo của tiếng
 I-Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.
 II-Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng, có ví dụ điển hình
- HS: Bộ chữ cái ghép tiếng +Vở bài tập.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
- GV nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu- tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói câu gãy gọn. 
Hướng dẫn HS hoạt động:
GV gọi HS đọc và lần lượt thực hiện yêu cầu SGK
YC1: Đếm các tiếng trong câu tục ngữ. 
YC2: Đánh vần tiếng : bầu và ghi lại cách đánh vần đó.
YC3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu.
YC4: HS hoạt động nhóm
- GV củng cố cho HS những nhận xét vừa rút ra và kết luận:
Ghi nhớ: HS đọc.
Luyện tập:
Bài tập 1:Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Tổ chức cho HS thực hiện vào vở theo nhóm.
Bài tập 2:Cho HS đọc đầu bài.
Cho HS thực hiện ra vở BT.
Củng cố- dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và học thuộc lòng câu đố.
- HS mở sách và đồ dùng để kiểm tra.
- HS chú ý theo dõi.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
HS thực hiện và nhận xét dòng 1 gồm 6 tiếng.
-Lớp thực hiện và nhận biết dòng2 gồm 8 tiếng.
- HS thực hiện miệng. 
- HS thảo luận theo cặp.
- 1 HS đại diện các nhóm lên trình bày.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- HS hoạt động nhóm.
- HS nêu nhận xét về nội dung vừa tìm hiểu.
- HS đọc thầm và đọc cá nhân.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS làm bài ra vở BT.
- 3 HS làm phiếu trình bày trên bảng. Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS đọc bài tập 2.
HS thực hiện.
Kết quả đúng: chữ sao
Tiết 2: Tập đọc
Mẹ ốm
 I- Mục tiêu:
 - Đọc thành tiếng, đọc đúng các từ: lá trầu, khép mỏng, nóng ran, cho trứng... Đọc ngắt nghỉ đúng các dấu, nhấn giọng các từ gợi tả, đọc diễn cảm toàn bài.
Ngắt , nghỉ đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
Đọc hiểu- hiểu các từ : khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ. 
Nội dung: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ. 
 II-Đồ dùng dạy học:
 - GV: tranh SGK + bảng phụ.
- HS: SGK
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a-Luyện đọc:
Gọi HS đọc to toàn bài.
Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ- 
Đọc nối tiếp lần 2
GV đọc .
b- Tìm hiểu nội dung:
Cho HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu- Hỏi: Em hiểu 2 câu thơ sau nói gì?
 Gọi HS đọc khổ thơ 3.
Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy sự quan tâm của xóm làng?
Hỏi: Bạn nhỏ mong mẹ điều gì?
c- Luyện đọc diễn cảm:Cho HS đọc nối tiếp đoạn hết bài.Luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4 và 5.Học thuộc lòng bài thơ.
Hướng dẫn quan sát tranh và rút ra nội dung của bài.Trò chơi: Thả thơ
3-Củng cố- Dặn dò: -Đọc trước bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu( tiếp theo). 
- 3 HS đọc bài theo yêu cầu của GV.
 -1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
- 7 HS đọc, lớp nhận xét, sửa sai.
7 HS đọc: Mỗi HS đọc 1 khổ kết hợp giải nghĩa từ.
HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
HS đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi:.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc 2 khổ thơ cuối bài.
- Bạn nhỏ mong mẹ mau khỏi.
-HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nêu nội dung của bài.
- HS chơi trò chơi: Thả thơ
- Liên hệ bản thân em với mẹ.
 -Học thuộc lòng bài thơ.
Tiết 1: Kể chuyện 
Sự tích hồ ba bể
 I-Mục tiêu:
- HS kể được câu chuyện dựa theo tranh và lời kể của GV.
- Rèn kĩ năng nghe thầy cô và bạn kể nhớ và đánh giá.
 - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định lòng nhân ái sẽ được đền đáp. 
 II-Đồ dùng dạy học:
 - GV: tranh SGK.
- HS: SGK
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách, vở. 
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2- GV kể và hướng dẫn HS kể. 
a-GV kể: GV kể lần 1.
Hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ khó:
 Cầu phúc: xin được hưởng điều tốt lành.
Giao long: loài rắn lớn, thuồng luồng.
Bà goá: người phụ nữ có chồng bị chết. Làm việc thiện: điều tốt lành.
GV kể lần 2: kể minh hoạ bằng tranh.
Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
b- Hướng dẫn kể chuyện:
Hướng dẫn tập kể đoạn theo nhóm.
Từng nhóm cử đại diện trước lớp theo đoạn.
Tổ chức nhận xét bổ sung.
Kể nối tiếp theo đoạn.
Cho HS kể toàn bộ câu chuyện.
GV cùng HS nhận xét cho điểm.
 3-Củng cố- Dặn dò:
Rút ra ý nghĩa của câu chuyện: Bất cứ ở đâu con người đều phải có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn lạc 
 người đó sẽ được đền đáp.
HS để sách, vở cho GV kiểm tra
 HS theo dõi GV kể chuyện.
 HS theo dõi.
HS trả lời câu hỏi.
Các nhóm tập kể.
Đại diện các nhóm kể trước lớp.
Lớp nhận xét, bổ sung.
4 em kể nối tiếp theo đoạn.
2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Về nhà tập kể.
Tiết1:Tập làm văn
Thế nào là kể chuyện 
 I-Mục tiêu:
HS nắm được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện, phân biệt được văn kể chuyện với các loại văn khác. 
Biết xây dựng bài văn theo tình huống cho sẵn.
Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. 
 II-Đồ dùng dạy học:
GV: khổ giấy to, bút dạ
 - HS: truyện Hồ Ba Bể
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
 A-Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách, vở. 
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2- Bài giảng: 
a-Bài tập:Cho HS đọc yêu cầu bài 1.
Thảo luận các tình huống.
Gọi HS đọc to yêu cầu 2 và bài văn: Hồ Ba Bể.
Hướng dẫn HS tìm hiểu
 - Cho HS nhận xét bài nào là văn kể chuyện? Vì sao?
Theo em thế nào là văn kể chuyện?
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. GV củng cố chốt lại.
b- Luyện tập:
Bài 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.Cho HS làm bài trong 5’. Sau đó trình bày bài làm của mình.
GV tổ chức cho HS nhận xét, sửa sai.
Tương tự hướng dẫn HS làm bài 2.
HS nêu ý nghĩa của câu chuyện mình kể.
3-Củng cố- Dặn dò: 
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ.
HS để sách, vở cho GV kiểm tra
1 HS đọc yêu cầu của bài.
HS thảo luận nhóm - ghi kết quả ra phiếu học tập.
Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- 2 HS đọc bài, lớp theo dõi.
- Đại diện các nhóm trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nhận xét.
- HS nêu, lớp nhân xét, bổ sung.
- HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Thực hiện làm bài trong vở.
- Trình bày trước lớp.
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Về nhà tập kể.
Tiết 2: Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
 I-Mục tiêu:
HS nắm được văn kể chuyện phải ... ất lạ lùng, hiếm có.
Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa.
3 HS nối tiếp đọc bài văn, nêu cách đọc.
HS luyện đoc hay và thi đọc.
HS nhẩm HTL và thi đọc.
HS về HTL và CB bài sau.
Kể chuyện
Đôi cánh của Ngựa Trắng
 I. Mục đích, yêu cầu
 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng. Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 Hiểu truyện, trao đổi về ND ý nghĩa câu chuyện.
 Rèn kĩ năng nghe: Nghe thày cô kể, nghe bạn kể và kể tiếp được lời của bạn.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ truyện.
 III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên kể chuyện.
Nhận xét, ghi điểm.
Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. GV kể chuyện
GV kể lần 1
GV kể lần 2 theo tranh.
2.HD HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Gọi HS đọc YC BT 1, 2
GV YC kể chuyện trong nhóm 3 em và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Gọi HS thi kể chuyện.
Nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò
Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của ngựa trắng?
Nhận xét giờ học.
1 HS lên kể chuyện
HS nhận xét.
HS nghe
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
1 HS đọc YC BT 1,2
HS kể chuyện theo nhóm 3 và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
3 – 4 HS lên kể chuyện
HS nhận xét.
Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. 
 2 HS nhắc lại 
HS CB bài sau.
Luyện từ và câu
 Tiết 57: mở rộng vốn từ: du lịch thám hiểm
 I-Mục tiêu:
Mở rộng vốn từ theo chủ đề Du lịch thám hiểm.
Biết một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi: Du lịch trên sông..
GD ý thức học tập.
II-Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2- Nhận xét:
Gọi HS đọc ND BT 1, 2. 
- Cho HS xác định câu in nghiêng dùng để làm gì? Cuối câu in nghiêng có dấu gì?
GV chốt lại lời giải đúng: 
Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
Dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.Cuối câu có dấu chấm than.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 3và nắm yêu cầu của bài.
- HD HS thực hiện theo sự gợi ý của GV.
Hãy gọi ngời hàng hành vào cho ta!
Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé!
Đừng có nhảy lên boong tàu!
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long 
Vương!
Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre về đây cho ta.
- Cho HS lấy VD.
- Nhận xét, sửa sai cho HS.
4- Củng cố- Dặn dò:
 - HS chốt lại ND của bài học.
- Làm BTTV.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện trong phiếu học tập.
- HS trình bày bài của mình. - Lớp nhận xét. 
- HS thực hiện- Lớp nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS lấy VD.
2 HS đọc bài.
Thảo luận nhóm đôi và trình bày trên bảng.
- HS về nhà làm bài tập.
Tiết 27: Chính tả(nghe- viết)
Ai nghĩ ra các số 1,2,3,4...?
 I-Mục tiêu:
- HS nghe - viết đúng, đẹp bài Ai nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4,...?
- Luyện viết đúng các âm đầu , dấu thanh dễ lẫn s / x; dấu hỏi, dấu ngã.
- Giáo dục HS ý thức rèn viết cẩn thận, tỉ mỉ. 
 II-Đồ dùng dạy học:
GV: 2 tờ phiếu khổ to viết sẵn BT 2. HS: Vở chính tả.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS làm BT 2 tiết 26.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Hướng dẫn HS viết:
- Yêu cầu HS đọc bài viết . 
Hớng dẫn HS viết từ khó, GV đọc- HS viết bảng.
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK và ghi nhớ 3 khổ thơ cuối.
- GV nhắc nhở HS gấp SGK- Viết bài: nhớ và viết chính xác 3 khổ thơ cuối của bài.
 - GV đọc soát lỗi.
 - GV thu 1/3 số bài chấm , còn những HS khác đổi vở cho nhau để chữa. 
3-Hướng dẫn làm bài tập:
 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS làm bài trong phiếu học tập. Sau đó dán bài lên bảng.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- HD hiểu nghĩa và chọn tiếng thích hợp.
3 - Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm BT 2.
- HS viết vở và bảng lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
HS trả lời câu hỏi- lớp nhận xét, bổ sung. 
- Các từ khó - HS nghe và tiếp thu.
- HS viết cẩn thận, nắn nót từng chữ theo đúng tốc độ.
 - HS dùng bút chì chấm lỗi
HS mang bài cho GV chấm, còn lại trao đổi bài và tự sửa cho nhau. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS làm bài ra Phiếu học tập - Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS đọc hiểu yêu cầu và làm bài trong vở.
sa...xen...
biển...lũng...
HS nghe và về nhà thực hiện.
 Tập đọc
Trăng ơi... từ đâu đến?
 I.Mục đích yêu cầu
 Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Giọng thiết tha, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhà thơ với vẻ đẹp của trăng. Hiểu các từ ngữ trong bài.
 Hiểu bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.
 HTL bài thơ.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ bài tập đọc
Hoạt đông dạy học
Hoạt đọng của thày
Hoạt đọng của trò
A.Kiểm tra bài cũ
1 HS đọc bài, trả lời câu hỏi 3 trong SGK.1 HS đọc TL, trả lời câu hỏi 4
Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
GV HD chia đoạn, YC HS đọc bài.
GV đọc bài.
b.Tìm hiểu bài
HS đọc thầm 2 khổ đầu trả lời: Trăng được so sánh với những gì?
+ Trong những khổ thơ tiếp, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?
GV ghi đại ý lên bảng.
c.Đọc diễn cảm và đọc TL bài thơ
Gọi 3 HS đọc nối tiếp
GV HD luyện đọc
3.Củng cố , dặn dò
+ Hình ảnh thơ nào khiến em thích nhất?
Nhận xét giờ học.
1 HS đọc và trả lời câu hỏi.
1 HS đọc TL và trả lời câu hỏi.
HS nhận xét.
6 HS đọc nối tiếp, luyện đọc từ khó.
6 HS đọc , giải nghĩa từ.
HS đọc theo cặp
1 HS đọc bài.
HS đọc thầm khổ 2 khổ đầu trả lời:
Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
Trăng gắn với sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân.
+ Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
HS nhắc lại đại ý bài.
3 HS đọc bài thơ, nêu cách đọc.
HS luyện đọc theo cặp và thi đọc hay.
HS nhẩm HTL và thi đọc.
HS trả lời
HS về học bài
 Tập làm văn
 Luyện tập tóm tắt tin tức
Mục đích, yêu cầu
 Tiếp tục ôn luyện cách tóm tắt tin tức đã học.
 Tự tìm tin, tóm tắt các tin dã nghe, đã đọc.
 II. Đồ dùng dạy học
 Phiếu nhóm làm BT 1,2
 1 số tin tức GV và HS sưu tầm.
 III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1,2
YC 2 HS đọc bài 1,2
Cho HS quan sát 2 tranh minh hoạ để hiểu hơn thông tin.
GV: Các em hãy chọn tóm tắt 1 trong 2 tin. Sau đó đặt tên cho bản tin các em chọn để tóm tắt.
GV nhận xét.
Gọi 1 số HS làm bài trên phiếu dán bài đọc KQ.
GV nhận xét.
Bài3
YC HS đọc bài
GV kiểm tra HS mẩu tin đến lớp
GV phát một số mẩu tin cho HS không có
YC HS làm việc cá nhân
GV YC HS nối tiếp đọc tin
Nhận xét : 
3.Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học
HS CB bài sau.
2 HS nối đọc BT 1,2
HS quan sát 2 tranh minh hoạ ở BT1 để hiểu hơn nội dung thông tin
HS viết tóm tắt tin vào vở
HS nối tiếp đọc bản tin tóm tắt 
HS đọc bài làm trên phiếu
HS nhận xét 
1 HS đọc yêu cầu BT 3
HS đề bản tin đã chẩn bị để GV kiểm tra
1 vài HS nối tiếp đọc bản tin mình đã sưu tầm được
HS làm việc cá nhân, tự tóm tắt ND bản tin
HS nối tiếp nhau đọc bài
HS nhận xét :
HS về học bài. CB bài sau 
 Luyện từ và câu
 Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị
 I. Mục đích, yêu cầu
 HS hiểu thế nào lời YC, lịch sự.
 Biết nói lời YC, đề nghị lịch sự ; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời YC, đề nghị.
Đồ dùng dạy học: 
 Lời giải BT 2,3 (phần nhận xét )
 Một vài tờ phiếu nhóm để HS làm BT 4
 III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi HS làm BT
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài 
2. Nhận xét: 
YC HS đọc BT 1,2,3,4
GV gọi HS trả lời lần lượt câu hỏi 2,3,4
GV chốt lại lời giải đúng
GV YC HS học thuộc phần ghi nhớ
3. Luyện tập
Bài 1: YC HS đọc nội dung BT
GV mời 2-3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự
Bài 2:Thực hiện tương tự BT 1
Bài 3:
GV mời 4 HS đọc nối tiếp các câu khiến đúng ngữ điệu. YC HS làm bài
GV nhận xét kết luận
Bài 4:YC HS đọc BT 4
GV với mỗi tình huống ,có thể đặt các câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự
GV nhận xét chấm điểm những bài làm đúng
4. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học
YC HS về học bài
1HS lên bảng làm bài
HS nhận xét
4HS nối tiếp nhau đọc BT 1,2,3,4
HS đọc thầm đoạn văn BT 1, trả lời các câu hỏi BT 2,3,4
HS phát biểu ý kiến
2-3 HS đọc ND ghi nhớ
1 HS đọc YC BT 1
2-3 HS đọc bài đúng ngữ điệu
HS lựa chọn cách nói lịch sự ( cách b-c )
Lời giải: Cách b-c-d là những cách nói lịch sự. Trong đó, cách c-d tính lịch sự cao hơn.
1 HS đọc YC BT 3
4 HS đọc nối tiếp các cặp câu khiến đúng ngữ điệu
HS làm bài và đọc kết quả
1 HS đọc YC BT 4
HS làm bài
1 vài HS làm ra phiếu nhóm
HS nối tiếp đọc bài
HS nhận xét:
Về nhà học bà
 Tập làm văn 
 Cấu tạo bài văn miêu tả con vật
Mục đích, yêu cầu
 Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
 Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
Đồ dùng dạy học
 Tranh minh hoạ SGK, tranh ảnh 1 số con vật nuôi trong nhà.
 Phiếu nhóm.
Hoạt động dạy học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ
Gọi HS đọc bản tin đã tóm tắt
Nhận xét.
Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2. Phần nhận xét.
Gọi 1 HS đọc ND BT
Lớp đọc kĩ bài văn mẫu Con Mèo Hung và làm bài.
GV nhận xét, chốt lại ND cần ghi nhớ.
3. Phần luyện tập
YC đọc ND bài
GV treo tranh ảnh 1 số con vật nuôi trong nhà.
GV hướng dẫn HS.
GV nhận xét
GV chấm 3 – 4 dàn ý để rút kinh nghiệm.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học
YC về hoàn chỉnh dàn ý.
2 HS đọc bản tin
HS nhận xét.
1 HS đọc ND BT.
Lớp đọc bài văn mẫu, phát biểu ý kiến
3 – 4 HS đọc ND cần ghi nhớ.
1 HS đọc YC bài tập
HS lập dàn ý cho bài văn
HS đọc dàn ý của mình.
HS chữa dàn ý bài viết của mình.
HS về hoàn chỉnh dàn ý
HS CB bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet. LOAN.doc