Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Hà Anh Tiên – Trường Tiểu học Gia Tiến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Hà Anh Tiên – Trường Tiểu học Gia Tiến

Tiếng Việt:

 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ (tiết 1)

I. Mục tiêu

Ôn tập môn tập đọc.

- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.

- Kĩ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút biết ngắt, nghỉ hơn đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Kỹ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc

ã Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tapạ đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. Đồ dùng dạy - học

Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Hà Anh Tiên – Trường Tiểu học Gia Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2008
Hoạt động tập thể
Tiếng Việt:
 Ôn tập cuối học kì (tiết 1)
Mục tiêu
Ôn tập môn tập đọc.
Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
Kĩ năng đọc thành tiếng: Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút biết ngắt, nghỉ hơn đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
Kỹ năng đọc - hiểu: Trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tapạ đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
Đồ dùng dạy - học
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kỳ 1
2. Ôn tập môn tập đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi
- GV chốt lại ý đúng.
3. Lập bảng tổng kết
- Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên?
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu các nhóm khác, nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Lắng nghe
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (mỗi lượt 5 -7 HS), HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối 1 HS gắp thăm yêu cầu
- 7 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét
- 1 HS đọc thành tiếng
+ Bài tập đọc: Ông trạng thả diều/ “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi / Vẽ trứng / Người tìm đường lên các vì sao / Văn hay chữ tốt / Chú Đất Nung / Trong quán ăn “Ba cá bống” / Rất nhiều mặt trăng/
- 4 HS đọc thằm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài.
- Cử đại diện dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Chữa bài nếu sai
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Viêt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí lớn đã làm nên nghiệp lớn
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến 
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xin kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao
Xi-ôn-cốp-xki 
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung (phần 1, 2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A-lếch-xây Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần 1, 2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn
Công chúa nhỏ
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau.
Tiếng Anh
(Đ/c Thuý thực hiện)
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 9
Mục tiêu 
Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 .
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài tập.
Đồ dùng dạy học
- Phấn màu, bảng phụ.
Hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
1’
10’
20'
2'
A. Kiểm tra bài cũ
1. Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5. Cho ví dụ.
2. Cho các số sau: 420, 515, 206, 1050, 460, 2346. 
- Số chia hết cho 2 là:.....................
- Số chia hết cho 5 là:.....................
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là:....................
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS tự phát hiện dấu hiệu chia hết cho 9.
- Thông qua các ví dụ cụ thể, GV giúp HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9. 
*VD: 
- Số chia hết cho 9: 9, 18, 45, 117...
- Số không chia hết cho 9: 8, 15, 62, 124, 2763,...
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9.
- Các số không chia hết cho 9 là các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9.
3. Luyện tập
Bài 1:Trong các số 99; 1999; 108; 5643; 29 385; các số chia hết cho 9 là: 
99 ; 108; 5643; 29 385.
Bài 2: Trong các số 96; 108; 7853; 5554; 1097 các số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 5554; 1097.
Bài 3: Viết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9:
- Có thể là hai số sau: 514; 765;.......
Bài 4: Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9:
315; 135; 225 
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 và cho ví dụ.
*/ Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
- HS nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 5 và cho ví dụ cụ thể .
- 1 HS làm bảng phụ, HS dưới lớp làm bài ra nháp.
- HS chữa bài và giải thích cách làm ở mỗi trường hợp.
- GV nhận xét, đánh giá.
*/ Phương pháp thuyết trình:.
- GV ghi tên bài.
*/ Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
 - Gọi HS nêu 3 số chia hết cho 9, 3 số không chia hết cho 9 (các số có 1,2,3... chữ số).
- GV ghi lên bảng các số đó vào hai cột.
- GV cho 2 HS cùng bàn thành một nhóm cùng trao đổi để phát hiện những số chia hết hay không chia hết cho 9.
- Một số HS lên bảng viết kết quả vào bảng (kèm giải thích). Các HS khác bổ sung thêm vào 2 cột .
- GV cho HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 9. HS tranh luận và dự đoán dấu hiệu.
- HS rút ra dấu hiệu chia hết cho 9
- Lấy một vài VD khác để thử.
- HS quan sát cột các số không chia hết cho 9 để xem tổng các chữ số của các số đó có chia hết cho 9 không.
- GV cho một vài HS nêu lại kết luận của bài học.
* P.pháp luyện tập, thực hành:
- HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9 rồi tự làm bài vào vở
- 1HS chữa bảng lớp
- HS lần lượt giải thích tại sao các số trên chia hết cho 9.
- HS tự làm bài vào vở
- 1HS chữa bảng lớp
- HS lần lượt giải thích tại sao các số trên không chia hết cho 9.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nêu đặc điểm của dãy số đó. - HS tự tìm các số theo yêu cầu đó
- Chữa bảng lớp.
- HS nêu cách tìm chữ số đó của mình.
- GV nhận xét.
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9. Cho ví dụ.
- GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì i
Mục tiêu:
 Củng cố cho học sinh kiến thức về các chủ đề: Trung thực trong học tập, biết ơn ông bà tổ tiên, Biết tiết kiệm tiền của, Biết tiết kiệm thời gian, yêu lao động.
Chuẩn bị:
ND thảo luận viết sẵn trên phiếu
Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp.
Nội dung thực hành
Bài 1: Em hãy ghi vào chữ Đ trước những việc làm thể hiện tiết kiệm tiền của, chữ S trước những việc làm lãng phí tiền của:
Giữ gìn sách vở, đồ dùng.
ăn hết suất cơm của mình.
Khóa vòi nước sau khi dùng xong.
Không tắt đèn, quạt và các đồ điện khác sau khi sử dụng.
Làm mất sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
Không ăn quà vặt
Bài 2: Em hãy bày tỏ thái độ của mình đối với các ý kiến dưới đây bằng cách đánh dấu + vào ô trống tương ứng:
a) Thời giờ là vàng ngọc.
Tán thành	Lưỡng lự	Không tán thành
b) Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
Tán thành	Lưỡng lự	Không tán thành
c) Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lý.
Tán thành	Lưỡng lự	Không tán thành
d) Vừa học, vừa xem ti vi hoặc vừa ăn cơm, vừa xem truyện là biểu hiện của tiết kiệm thời giờ.
Tán thành	Lưỡng lự	Không tán thành
Bài 3: Hôm nay, mẹ Vi bị mệt, Vi đang ở nhà với mẹ thì bạn đến rủ đi chơi. Hãy đánh dấu + vào trước cách giải quyết em muốn khuyên bạn Vi nên lựa chọn.
Không đi chơi, ở nhà với mẹ.
Đi chơi với bạn, để mẹ ở nhà một mình.
Nhờ người khác trông nom mẹ rồi đi chơi.
Bài 4: Em hãy nối mỗi hành vi, việc làm dưới đây với ô chữ trung thực hoặc
Không trung thực
Không trung thực
Trung thực
Không chịu làm bài tập mà mượn vở bạn để chép.
Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
Nhắc nhở bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
Báo điểm sai cho thầy, cô giáo.
Không mở sách, vở trong giờ kiểm tra.
Không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
Bài 5: Hãy điền vào bảng sau:
Những biểu hiện yêu lao động
Những biểu hiện lười lao động
Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2008
Tiếng Việt
Ôn tập cuối học kì (tiết 2)
Mục tiêu
Ôn tập môn tập đọc- Yêu cầu như tiết 1
Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật.
Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể.
Đồ dùng dạy - học
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1).
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng. 
2. Ôn tập các bài tập đọc.
- Tiến hành tương tự như ở Tiết 1.
3. Ôn luyện về kỹ năng đặt câu hỏi
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng, hay.
1HS đọc thành tiếng.
Tiếp nối nhau đặt câu văn đã đặt.
Ví dụ:
a) Từ xưa đến nay, nước ta chưa có người nào đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi như Nguyễn Hiền./Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao./Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trở thành trạng nguyên trẻ nhất nước ta./...
b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh họa. Lê-ô-nac-đô đa Vin-xi đã trở thành danh họa nổi tiếng thế giới nhờ thiên tài và khổ công rèn luyện./...
c) Xi-ôn-cốp-xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ./Xi-ôn-côp-xki đã đạt được ước mơ từ thủa nhỏ nhờ tài năng và nghị lực phi thường./...
d) Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ./Nhờ khổ công luyện tập, từ một người viết chữ rất xấu, Cao Bá Quát nổi danh là người viết chữ đẹp.
e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn./Bạch Thái Bưởi đã trở thành anh hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản./...
4. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
Gọi HS trình bày và nhận xét.
- Nhận xét hung, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận ... c phần Ghi nhớ trên bảng.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhắc HS.
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật
+ Hãy quan sát thật kỹ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác
+ Không nêntả quá chi tiết, rườm rà
- Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh ý chính lên dàn ý lên bảng
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- 1 HS đọc thành tiếng
- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
- 3 – 5 HS trình bày
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS 
- 3 –5 HS trình bày
a, Mở bài: Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới, (do ông tặng nhân dịp sinh nhật,...)
b, Thân bài
- Tả bao quát bên ngoài.
+ Hình dáng thon, mảnh, tròn như cái đũa, vát ở trên,..
+ Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ) rất vừa tay
+ Màu nâu đen (xanh, đỏ,..) không lẫn với bút của ai
+ Nắp bút cũng bằng sắt (gỗ, nhựa), đậy rất kín
+ Hoa văn trang trí là hính chiếc lá tre (siêu nhân, em bé, con gấu,...)
+ Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ,...)
- Tả bên trong:
+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng
+ Nét trơn đều, (thanh, đậm,....)
c, Kết bài: Tình cảm của mính với chiếc bút
Ví dụ: 
a, Mở bài gián tiếp:
Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới.
Sách, vở, bút, mực, ... là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
b, Kết bài mở rộng:
Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không giờ bỏ quên hay quyên đậy nắp. Em luân cảm tháy có bố em ở bên mình, động viên em học tập
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
Tiếng Anh
(Đ/c Thuý thực hiện)
Toán
Luyện tập chung 
Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
-Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài tập.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp tổ chức dạy học tương ứng
5’
30’
4’
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
- Viết số chia hết cho 2 ? (cho 3 ?, cho 5 ?, cho 9 ?)
B. Luyện tập:
Bài 1:
a) Số chia hết cho 2 là: 
 4568, 2050; 35 766
b) Số chia hết cho3 là: 2229; 35 766. 
c) Số chia hết cho 5 là:7435; 2050. d) Số chia hết cho9 là: 35 766. 
Bài 2: 
a) Số chia hết cho cả 2 và 5 là:64 620; 5270.
b) Số chia hết cho cả 2 và 3 là:57 234; 64 4620.
c)Số chia hết cho cả 2; 3;5 và 9 là:
64 620
Bài 3: Kết quả là: 
528; 558; 588.
603; 693.
240.
354.
Bài 4: Tính giá trị của mỗi biểu thức rồi xét xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2; 5.
Kết quả:
2253 + 315 – 173 = 6395. 6395 chia hết cho 5.
6438 -2325 x2 = 1788. 1788 chia hết cho 2
480 – 120 : 4 = 450. 450 chia hết cho 2 và 5.
63 + 24 x 3 = 135. 135 chia hết cho 5.
Bài 5: Bài giải:
 - Nếu số HS trong lớp xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn đó chia hết cho 3.
Và nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn đó chia hết cho 5.
Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45;; lớp ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Vậy số HS của lớp là 30.
C. Củng cố- Dặn dò: 
Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5?
Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và 9?
Nêu dấu hiệu chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9?
* P/P kiểm tra, đánh giá.
- 1 HS nêu dấu hiệu.
 - 1HS lên bảng viết số.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá.
*P/P luyện tập, thực hành.
- 1HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp thi tìm nhanh đáp án và có giải thích.
- 1 học sinh đọc chữa lại toàn bài.
- Gv nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS đổi vở chữa bài.
- 1HS nêu yêu cầu.
- Các nhóm thi tìm nhanh đáp án.
- 1 học sinh đọc chữa lại toàn bài.
- Gv nhận xét.
- 1HS nêu yêu cầu.
Gv chia lớp làm 2 -4 dãy, mỗi dãy làm một biểu thức
- Học sinh tự làm bài. 
-HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS đổi vở chữa bài.
3 Hs nêu lại các dấu hiệu chia hết đã học.
- GV nhận xét tiết học.
Thể dục
đi nhanh chuyển sang chạy
trò chơi: nhảy lướt sóng.
Mục tiêu
- Sơ kết học kì I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học , những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng tập luyện tốt hơn nữa.
- Trò chơi: Chạy theo hình tam giác. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
Địa điểm, phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đẩm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: CB 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
Nội dung, phương pháp lên lớp
Số thứ tự
Nội dung và phương pháp
Thời gian
1. Phần mở đầu
Tập hợp lớp, phổ biến nd, y/c bài học. Nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1-2 phút
Trò chơi: tìm người chỉ huy:2-3 phút
Đứng tại chố hát và vỗ tay: 1-2 phút
-2’
-2’
- 2- 3’ 
2. Phần cơ bản
a) Sơ kết học kì I:
GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I.
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I; khen ngợi, biểu dương những em và tổ, nhóm làm tốt, nhắc nhở những tập thể, cá nhân còn tồn tại.
b) Trò chơi vận động: 
 GV tập hợp HS theo ĐH chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. 1 nhóm chơi thử sau đó chơi chính thức có thi đua. GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
3-4’
8-10’
5-6’
3. Phần kết thúc
- Cho HS hát 1 bài và vỗ tay theo nhịp: 1-2 phút
- GV cùng HS hệ thống bài:1-2 phút
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5 phút
Địa lý
(Đ/c Châm thực hiện)
Thứ sáu ngày 2 tháng 1 năm 2009
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì (giữa học kì i)
Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu
Mục đích, yêu cầu:
	Kiểm tra đọc hiểu ND của bài. - Kiểm tra phần luyện từ và câu. - Giáo dục HS ý thúc tự giác học tập.
Các hoạt động dạy- học:
A. Đọc thầm bài: Về thăm bà ( SGK - TV 4 tập 1, T117)
B. Dựa vào nội dung bài tập đọc đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất
1) Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
2) Tập hợp nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh ?
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
3) Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà ?
Có cảm giác thong thả, bình yên.
Có cảm giác được bà che chở.
Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
4) Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình ?
Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc yêu thương.
Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà chăm sóc, yêu thương.
C. dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
1) Tìm trong truyện Về thăm bà những từ đồng nghĩa với từ hiền.
Hiền hậu, hiền lành.
Hiền từ, hiền lành.
Hiền từ, âu yếm.
2) Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thong thả và bình yên như thế có mấy động từ, mấy tính từ?
Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là: 
	- Động từ:
 - Tính từ:
Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
	- Động từ:
 - Tính từ:
Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là:
	- Động từ:
 - Tính từ:
3) Câu Cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?
Dùng để hỏi.
Dùng để yêu cầu, đề nghị
Dùng thay lời chào.
4) Trong câu “Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ”, bộ phận nào là chủ ngữ ?
Thanh.
Sự yên lặng.
Sự yên lặng làm Thanh.
Biểu chấm:
A: Câu 1: Đánh dấu đúng ý c. (1 điểm ); Câu 2: ý a (1 điểm); Câu 3: ý c (1 điểm); Câu 4: ý c (1 điểm); 
B: Câu 1: ý b (1,5 điểm); Câu 2: ý b (1,5 điểm); Câu 3: ý c (1,5 điểm); Câu 4: ý b (1,5 điểm )
Khoa học
(Đ/c Châm thực hiện)
Tiếng Việt
Kiểm tra định kì (giữa học kì i)
Kiểm tra chính tả, Tập làm văn
Mục đích, yêu cầu:
	- Kiểm tra: Chữ viết và kỹ năng làm văn của HS.
	- Giáo dục HS ý thức tự giác học bài và làm bài.
Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2- Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC của tiết học.
- GV ghi đề lên bảng. HS làm bài vào vở kiểm tra. 
Đề bài
A- Chính tả: Nghe - viết.
Chiếc xe đạp của chú Tư
B- Tập làm văn: 
Cho đề bài sau: “Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.”
Em hãy:
Viết lời mở bài theo cách mở bài trực tiếp (hoặc gián tiếp)
Viết một đoạn văn ở phần thân bài.
Biểu chấm
a- Chính tả (5 điểm )
- Nếu sai 2 lỗi trừ 1 điểm.
- Chữ viết chưa đúng, nghiêng ngả trừ 0,5 điểm.
- Chữ viết đẹp trình bày sạch sẽ (5 điểm ).
b- Tập làm văn (5 điểm )
3 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về chuẩn bị bài cho giờ sau
Toán
Kiểm tra định kì (giữa học kì i)
Mục tiêu:
Kiểm tra học sinh về:
Kĩ năng thực hiện phép các tính với số tự nhiên và kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
Nhận biết hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song trong các hình đã học.
Tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
Giải bài toán tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
Đề bài kiểm tra.
Phần I: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, là kết quả tính, ). Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Kết quả của phép cộng 572863 + 280192 là:
852955
853955
853055
852055
Kết quả của phép trừ 728035 – 49382 là:
678753
234215
235215
678653
Kết quả của phép nhân 237 x 42 là:
1312
1422
9954
8944
Kết quả của phép chia 9776 : 47 là:
28
208
233 (dư 25)
1108
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 3m2 5dm2 = ... dm2 là
35
350
305
3050
Phần 2:
Ba hình chữ nhật (1), (2), (3) có cùng chiều dài và có cùng chiều rộng, xếp lại được một hình vuông có cạnh là 12cm (hình vẽ)
Cạnh BM cùng vuông góc với những cạnh nào?
Cạnh AB cùng song song với các cạnh nào?
Tính diện tích hình vuông ABMN.
Tính diện tích của mỗi hình chữ nhật (1), (2), (3).
(1)
(2)
(3)
 A B
 D C
 K H
 N M
Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai là 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường?
Mĩ thuật
(Đ/c Thành thực hiện)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 18 CKTKN CUC HOT.doc