Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh

I. Yêu cầu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướ biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy - học:

 A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bàI đoàn thuyền đánh cá và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, GV nhận xét ghi điểm

 B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm và bài học

 GV giới thiệu chủ điểm “ Những ngưòi quá cảm” tranh minh hoạ chủ điểm ( HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh )

 Giới thiệu truyện khuất phục tên cướp biểm bằng tranh minh hoạ ( HS theo dỏi)

 2. Hưóng dẫn truyện đọc và tìm hiểu bài

 a. Luyện đọc ( HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài)

 GV kết hợp giúp các emhiểu nghĩa những từ khó đọc được chú giải sau bài ( HS theo dỏi)

 - Hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi “ Có câm mồm không” “anh bảo tôi phảI không” ( HS luyện đọc theo cặp)

 - GV đọc diễn cảm toàn bài (1-2 HS đọc cả bài )

 b. Tìm hiểu bài

 H:Tình hình hung hẵn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? ( HS trả lời)

 H : Lời nói, cử chỉ của bác sỹ Ly cho thấy ông là người như thế nào?

 ( Ông là người nhân hậu, đĩnh đạm nhưng cũng rất cứng rắn , dũng cảm dám đối đầu chống cái xấu, cái ác bất chấp nguy hiểm)

 H : Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển?

(Vì bác sĩ bình tĩnh và quyết bảo vệ lẽ phải)

 H :Truyện đọc giúp em hiểu ra điều gì? ( HS trả lời)

 Gợi ý để HS nêu nội dung của bài tập đọc

 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 28 tháng 02 năm 2011 
Tập đọc
Tiết 49: Khuất phục tên cướp biển
I. Yêu cầu cần đạt:
	Giúp học sinh:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướ biển hung hãn. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy - học:
 A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bàI đoàn thuyền đánh cá và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, GV nhận xét ghi điểm
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học
 GV giới thiệu chủ điểm “ Những ngưòi quá cảm” tranh minh hoạ chủ điểm ( HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh )
 Giới thiệu truyện khuất phục tên cướp biểm bằng tranh minh hoạ ( HS theo dỏi)
 2. Hưóng dẫn truyện đọc và tìm hiểu bài
 a. Luyện đọc ( HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài)
 GV kết hợp giúp các emhiểu nghĩa những từ khó đọc được chú giải sau bài ( HS theo dỏi)
 - Hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi “ Có câm mồm không” “anh bảo tôi phảI không” ( HS luyện đọc theo cặp)
 - GV đọc diễn cảm toàn bài (1-2 HS đọc cả bài )
 b. Tìm hiểu bài
 H:Tình hình hung hẵn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? ( HS trả lời)
 H : Lời nói, cử chỉ của bác sỹ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
 ( Ông là người nhân hậu, đĩnh đạm nhưng cũng rất cứng rắn , dũng cảm dám đối đầu chống cái xấu, cái ác bất chấp nguy hiểm)
 H : Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển? 
(Vì bác sĩ bình tĩnh và quyết bảo vệ lẽ phải)
 H :Truyện đọc giúp em hiểu ra điều gì? ( HS trả lời)
 Gợi ý để HS nêu nội dung của bài tập đọc
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
 Gọi 3 HS đọc truyện theo cách phân vai ( 1 tốp đọc truyện theo cách phân vai)
 - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đúng lời nhân vật ( HS theo dỏi)
 - GV hướng Dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại giữa bác sỹ Ly:
 “Chúa tâu trừng mắt phiên toà sắp tới”
 3. Cũng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học yêu cầu HS về nhà kể lại truyện trên cho người thân
––––––––––––––––
Toán
Tiết 121: Phép nhân phân số
I. Yêu cầu cần đạt: 
	Giúp HS:
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
(Bài tập cần làm: Bài 1; bài 3)
- Học sinh khá, giỏi hoàn thành hết cả những bài tập còn lại.
II. Đồ dùng dạy học:Hình vẽ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 1HS nhắc lại phát biểu quy tắc cộng 2 phân số khác mẫu số
1 HS thực hiện phép cộng 1+ : + ; 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học
2. Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân thông qua tính diện tích hình chữ nhật:
- Yêu cầu HS tính diện tích hình chữ nhật mà các cạnh có độ dài là số tự nhiên HS thực hiện phép tính S = 5x3(m)
- Yêu cầu HS tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là m chiều rộng là m
+ HS thực hiện phép nhân: S = 
3. Quy tắc thực hiện phép nhân phân số:
a. Tính diện tích hình chữ nhật được vào hình vẽ.
+ HS quan sát hình vẽ trong sgk
? Hình vuông trong sgk có diện tích bao nhiêu?gồm mấy ô? (HS nêu có 1mvà 15 ô)
Mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu phân của S hình vuông? ( Có m)
? Hình chữ nhật ( phần tô màu có mây ô)? (Chiếm 8 ô)
Diện tích hình CN bằng bao nhiêu m (bằng m)
Dẫn dắt đến phép nhân: 
+ HS quan sát và rút ra quy tắc thực hiện phép nhân hai phân số.
Thực hành: 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập ( 1HS nêu, lớp làm bài tập)
GV cùng lớp chữa bài
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài 
GV hướng dẫn: Ví dụ: a) 
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng; lớp và GV chữa bài
Bài 3: Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập, tự làm bài
GV cùng lớp chữa bài: Diện tích hình chữ nhật là:
	Đáp số: 
Củng cố – dặn dò: Gọi 2 HS nêu lại quy tắc thự hiện phép nhân 2 phân số.
––––––––––––––
Chính tả
Tiết 25: Khuất phục tên cướp biển
I. Yêu cầu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2 a / b.
II. Đồ dùng dạy học:
4 tờ giấy khổ to và bút dạ viết bài tập 2a, 2b.
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS lên bảng viết các từ khó dễ lẫn của tiết trước: Mở cửa, Thịt mỡ, Nghỉ ngơi, Tranh cãi, Cải tiến.
GV nhận xét - cho điểm 
2. Dạy bài mới:
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
GV đọc mẫu đoạn chính tả. HS theo dõi 
Một HS đọc lại, cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: 
? Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ ?
? Hình ảnh nào cho thấy bác sỹ Ly và tên cướp biển trái ngược nhau ?
 b) Hướng dẫn đọc từ khó:
Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ viết sai trong đoạn văn
GV đọc các từ khó. HS viết vào giấy nháp – 2 em viết trên bảng 
Tức dận, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, quả quyết, gườm gườm
 c) Viết chính tả:
GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu 
 d) Soát lỗi chấm bài:
 e) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu đoạn văn
- Dán 4 tờ phiếu lên bảng 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Tổ chức cho từng nhóm thi tiếp sức tìm từ 
- Hướng dẫn cách chơi.
- Các tổ theo dõi sau đó thi làm bài
- Không gian – bao giờ – dãI dầu đứng gió – rõ ràng – khu rừng
- GV yêu cầu đại diện nhóm đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh của nhóm mình
- Các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét kết luận lời giảI đúng.
 Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chép lại đoạn văn ở nhà bài 2a và chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi.
–––––––––––––––
Kỹ thuật
Tiết 25: Trồng cây rau, hoa (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
	Giúp học sinh:
- Biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa
II. Đồ dùng:	
- Cây con rau, hoa để trồng.
- Túi bầu có chứa đầy đất.
- Cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ).
III. Các hoạt động dạy và học:
Tiết 2
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
GV: - Gợi ý cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn:
	+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
	+ Trồng đúng khoảng cách quy định. Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
	+ Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
	+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- Nếu học sinh trồng cây con trong bầu đất thì tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn trên.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ở cuối bài trong sách giáo khoa.
	Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò học sinh tưới nước cho cây, đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài học tới.
––––––––––––––
Luyện Tiếng Việt
Tiết 1 - tuần 25 ở vở thực hành
I. Yêu cầu cần đạt:
	Giúp học sinh củng cố kiến thức về câu kể Ai là gì? qua một tác phẩm truyện lịch sử.
II. Các hoạt động dạy - học:
Bài 1. Đọc truyện sau:
Trần Quốc Toản kịch chiến với Ô Mã Nhi
	Quốc Toản cưỡi tuấn mã màu đen, phi nước đại. Phía trước, lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng "Phá cường địch, báo hoàng ân" được một tiểu tướng giương cao đang lao vun vút.
	Cách giặc chừng hai tầm tên, Quốc Toản ghìm ngựa. Bên giặc có hai tên phi ngựa ra thách đấu. Hai tiểu tướng của ta nghênh chiến. Đánh nhau mươi hiệp, tướng giặc vờ chém hụt rồi bỏ chạy. Quân ta không đuổi. Giặc nổi kèn xung trận. Một viên hổ tướng vọt ngựa lên, thét lớn:
	- Ta là đại tướng Ô Mã Nhi đây. Mau xuống ngựa chịu trói đi!
	Quốc Toản thúc ngựa vút lên, huơ đao chém. Ô Mã Nhi né. Quốc Toản quấn chặt Ô Mã Nhi với những đường đao linh lợi. Ô Mã Nhi dùng đại đao đánh, đỡ chắc, kín, nặng về thế thủ, muốn nhằm sơ hở của Quốc Toản mà hạ chàng.
	Giao tranh hơn ba trăm hiệp, ánh đao chợt loé lên, Ô Mã Nhi bấm ngựa chạy dài, dùng miếng đà đao của Quan Vân Trường. Quốc Toản sáng ý, ghìm cương, tuấn mã chồm hai vó trước lên. Quốc Toản đặt ngang cây đao trước ngực, khanh khách cười. Ô Mã Nhi quay ngựa lại, bốn mắt nhìn nhau nảy lửa, Quốc Toản thét: "Tên giặc kia! Ta quyết không cho mi thoát". Ô Mã Nhi cũng thét: "Thằng nhãi kia! Ta sẽ lấy đầu mi treo cổ ngựa".
	Hai viên tướng lại xông lên. Ô Mã Nhi kinh ngạc trước viên tướng thiếu niên mặt non choẹt mà thông minh, can trường. Hắn giở tiếp thủ đoạn, đánh dấn mấy đường đao, vờ chém hụt. Biết mẹo của hắn, Lê Như Hổ lập tức nổi trống thu quân. Quốc Toản quay ngựa. Ô Mã Nhi huơ đao làm hiệu. Kị binh hai cánh xông ra định chụp lấy Quốc Toản nhưng tuấn mã đã phóng như bay đưa chàng về trại.
	Khi giặc hùng hổ xông lên, quân ta nhất tề bắn nỏ. Người, ngựa của giặc trúng tên độc, ngã lớp nọ chồng lớp kia. Lê Như Hổ thúc trống. Quân ta xông ra. Giặc chạy, xéo lên nhau chết vô kể.
Bài 2. Chọn câu trả lời đúng:
a) Gặp Ô Mã Nhi, Quốc Toản làm gì?
	Thúc ngựa vút lên, huơ đao chém.
	Cho hai tiểu tướng ra nghênh chiến.
	Đặt ngang cây đao, cười khanh khách.
b) Quốc Toản sử dụng cách đánh như thế nào?
	Nặng về thế công.
	Nặng về thế thủ.
	Lúc công lúc thủ.
c) Cách đánh của Ô Mã Nhi thế nào?
	Nặng về thế công.
	Nặng về thế thủ.
	Lúc Công lúc thủ.
d) Vì sao Ô Mã Nhi sử dụng cách đánh ấy?
	Vì đuối sức sau khi giao tranh hơn ba trăm hiệp.
	Vì kinh ngạc trước sự thông minh, can trường của Quốc Toản.
	Vì muốn chờ Quốc Toản sơ hở để hạ chàng.
e) Ô Mã Nhi mấy lần lừa Quốc Toản và thất bại?
	Một lần.
	Hai lần.
	Ba lần.
g) Câu chuyện muốn nói lên điều gì về Trần Quốc Toản?
	Trần Quốc Toản có con tuấn mã rất nhanh nhẹn.
	Trần Quốc Toản không mắc mẹo của Ô Mã Nhi.
	Trần Quốc Toản thông minh, can trường.
h) Trong truyện có mấy câu Ai là gì?
	Một câu. Đó là .......................................................................................
	Hai câu. Đó là ........................................................................................ ..........................................................................................................................
	Ba câu. Đó là ......................................................................................... ..........................................................................................................................
i) Chủ ngữ trong câu "Ta là đại tướng Ô Mã Nhi đây." là ....
	Ta.
	Ô Mã Nhi.
	Đại tướng Ô Mã Nhi.
	Củn cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––
Thứ ba, ngày 01 tháng 03 năm 2011
Thể dục 
Tiết 49: Phối hợp chạy, nhảy, ma ...  tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài
+ HS suy nghĩ và trả lời lần lượt câu hỏi trong SGK và xếp các ý thành một mở bài hoàn chỉnh 
- GV và HS nhận xét bài làm của bạn 
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét chung.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà tìm hiểu bài và làm bài tập 4 trong SGK và trong VBT theo kiểu mở bài trực tiếp và một mở bài gián tiếp 
––––––––––––––
Toán 
 Tiết 125: Phép chia phân số
I. Yêu cầu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép chia hai phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
(Bài tập cần làm: Bài 1, 3 dòng đầu; Bài 2; Bài 3a)
- Học sinh khá, giỏi hoàn thành hết cả những bài tập còn lại.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: GV gọi 2 em lên bảng chữa BT 3
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét và ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu phép chia phân số 
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng, nêu nội dung như sgk
- GV yêu cầu HS tính chiều dài khi biết diện tích và chiều rộng của hinh CN
- GV ghi bảng : 
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép chia phân số.
- GV nhắc phân số được gọi là phân số đảo ngược của PS 
Từ đó nêu kết luận:
 : = x = 
- Y/ c HS thử lại bằng phép nhân
- Y/ c HS nhắc lại cách chia phân số rồi vận dụng để tính.
Vậy, muốn chia 2 PS ta làm thế nào?
GV nhận xét 
2, Thực hành:
Bài 1: HS đọc, làm bài, GV chữa bài
Bài 2: HD HS tính theo quy tắc vừa học
Y/ c HS lên bảng làm 
Lớp và GV nhận xét 
Bài 3: - HS đọc rồi làm bài
Y/ c HS lên bảng làm bài
GV chữa bài
Bài 4: - HS đọc đề bài. Y/ c HS tự giải
GV chữa bài
3, Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập
- 2 em lên bảng giải
- Các nhóm nhận xét
- HS lắng nghe, quan sát
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nhắc lại cách thực hiện phép chia phân số
- HS thực hiện
- Nhiều em nêu lại
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm và làm vào vở
- HS làm vào vở 
- 3 HS lên bảng làm 
- HS nhận xét
- 1 HS đọc, lớp làm vào vở
- HS làm bài trên bảng
- HS nhận xét
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
- HS làm bài vào vở
––––––––––––––
Khoa học
Tiết 50: Nóng, lạnh và nhiệt Độ
I. Yêu cầu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt đọ cơ thể, nhiệt độ không khí.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá, cốc. 
III. Các hoạt động chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu những việc nên làm, không nên làm để tránh tác hại của ánh sáng quá mạnh, quá yếu đối với đôi mắt ? (HS nêu ) - GV nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới : HĐ1 - Giới thiệu bài 
 HĐ2. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
 Bước1: 
 - GV yêu cầu HS kể về một số vật nóng, lạnh thường gặp hàng ngày. (HS làm việc cá nhân ).
- GV gọi HS trình bày. Lớp nhận xét .
- GV nhận xét và kết luận. 
Bước 2: 
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. HS thảo luận và trình bày kết quả . GV nhận xét bổ sung 
Bước 3: 
- GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật. HS tìm và nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau. Vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia.Vật có nhiệt độ cao nhất .
HĐ3: Thực hành sử dụng nhiệt kế .
 Bước1: 
 	- GV giới thiệu cho học sinh về 2 loại nhiệt kế . GV mô tả sơ lược về cấu tạo và cách đọc Nhiệt kế
- Gọi 3 em mô tả lại và thực hành đọc nhiệt kế 
Bước 2: 
 - Yêu cầu HS đo nhiệt độ của cốc nước sôI và nước đá. ( Các nhóm thực hành đo ).
 - Thực hành đo nhiêt độ của cơ thể người . 
Em có nhận xét gì khi sau khi thực hành đo? - (các nhóm trả lời ) 
- Nhiệt độ nước đang sôi ? 
 	- Nước đá có nhiệt độ là bao nhiêu ? 
- Nhiệt độ bình thường của cơ thể là..?
- GV nhận xét và kết luận
- HS nhắc lại kết luận
 Củng cố dặn dò :- Nhắc lại nội dung bài học 
- GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau. 
–––––––––––––––––––––––
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp cuối tuần 
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 25
	- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 26
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Nhận xét tuần 25.
 - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.
 - GV nhận xét bổ sung.
 * Nhận xét về học tập:
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
 - Học bài cũ, bài mới, sách vỡ, dồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài...
 * Nhận xét về các hoạt động khác.
 - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản...
 * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
 * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp.
 Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 26: 
 - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động:
 * Về học tập.
 * Về lao động.
 * Về hoạt động khác.
 - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
 * Kết thúc tiết học: 
- GV cho lớp hát bài tập thể.
- HS nêu miệng.Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4, ghi vào nháp những ưu, khuyết điểm chính về vấn để GV đưu ra.
- Đại diện trình bày bổ sung.
- HS tự nhận loại.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS biểu quyết nhất trí.
- HS hát bài tập thể.
––––––––––––
Lịch sử
Tiết 25: Trịnh - Nguyễn phân tranh
I. Yêu cầu cần đạt: 
	Giúp học sinh:
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỷ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bản đồ Việt Nam
Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa lịch sử của “Chiến thắng Chi Lăng”
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – GV treo bản đồ vừa chỉ và giới thiệu bài mới.
HĐ1: - GV mô tả lại sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỷ XVI.
HĐ 2: - GV mô giới thiệu về Mạc Đặng Dung, sự phân chia Nam triều và Bắc triều.
HĐ 3: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi qua phiếu học tập:
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm 
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung của phiếu học tập
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thành nội dung phiếu.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Năm 1592, ở nước ta có sự kiện gì ?
+ Sau năm 1592, tình hình nước ta như thế nào?
+ Kết quả của cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn ra sao?
- GV nhận xét và kết luận.
HĐ 4: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
+ Chiến tranh Nam - Bắc triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra vì mục đích gì?
+ Cuộc chiến tranh này gây ra hậu quả gì?
+ GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS nhắc lại
- HS quan sát bản đồ 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung phiếu 
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Các nhóm thảo luận
- HS trả lời
- HS nhận xét 
- HS suy nghĩvà hoàn thành các nội dung câu hỏi
––––––––––––––
Luyện Tiếng Việt
Tiết 2 - tuần 25 ở vở thực hành
I. Yêu cầu cần đạt:
	Giúp học sinh củng cố về kiến thức phân môn tập làm văn: tóm tắt tin tức.
II. Các hoạt động dạy - học:
Bài 1. Đọc bài báo sau:
Chú bé dũng cảm
	Trưa ngày 29 - 4 - 2007, tại vùng biển thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, một nhóm 24 người thuê tàu cá ra làng Vân đảo Ngọc. Tàu gặp sóng to, gió lớn đã va vào đá và chìm.
	Cậu bé Truyền 14 tuổi, ngồi câu cá trên ghềnh đá bãi Hẳm phát hiện thuyền chở người bị đắm. Em nhanh trí chạy lên rẫy báo với cha và tri hô để tìm thêm người cứu nạn.
	Ông Mến, cha của Truyền, tháo hệ thống ống ngựa dùng tưới hoa màu trên rẫy để quăng ra biển cho nạn nhân bám vào. Nhưng ghềnh đá bãi Hẳm trơn nhẵn, sóng lại đánh liên hồi nên dây quăng nhiều lần mà nạn nhân không bắt được. Chẳng ngần ngại ghềnh sâu, sóng lớn, Truyền lao xuống biển dữ, mang một đầu dây ra cho nạn nhân. Nhờ đó, 11 người đã thoát chết.
	Theo người dân địa phương, gia đình Truyền rất nghèo. Mẹ em phải đi làm thuê, cha ra tận mũi làng Vân khai hoang, làm rẫy. Chị gái đầu bỏ học dở dang ở lớp 9. Còn Truyền một buổi đi học, một buổi theo cha ra rẫy phụ giúp làm việc nhà nông.
Bài 2. Tóm tắt nội dung bài báo "Chú bé dũng cảm".
	Gợi ý:
	- Chuyện gì xảy ra trưa 29 - 4 - 2007 ở vùng biển thuộc quận Liên Chiểu, Đà Nẵng?
	- Em Truyền đã làm gì để cứu người bị nạn? Kết quả ra sao?
	- Hoàn cảnh gia đình em Truyền như thế nào?
	Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
–––––––––––––––––––
Thể dục
Tiết 50: Nhảy dây chân trứơc chân sau 
Trò chơi" Chạy tiếp sức ném bóng và rổ"
I. Yêu cầu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Bước đầu biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”.
II. Đồ dùng Dạy- học: 
 Trên sân trường: Vệ sinh bãi tập . 
Chuẩn bị còi, bóng rổ hoặc bóng đá.
III. Hoạt động dạy - học:
 	1. Phần mở đầu: 
- Tập hợp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, cho HS khởi động các khớp.
+ HS thực hiện khởi động các khớp và chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê"
- GV điều khiển cho HS thực hiện 
 2. Phần cơ bản: 
 	HĐ1: Bài tập RLTTCB
- Nhảy dây kiểu chụm chân, chân trước chân sau.
+ HS nhảy dây kiểu chụm hai chân một lần, sau đó GV hướng dẫn cách nhảy mới
- GV làm mẫu cho HS quan sát để nắm được cách nhảy.
+ HS dàn hàng ngang - cử li rộng để triển khai đội hình tập luyện.
GV cho HS nhảy tự do trước để HS nắm được thực hiện các động tác nhảy, sau đó mới tập chính thức.
HĐ2: Trò chơi vận động 
Trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ” 
+ GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi, đảm bảo trật tự 
- Lần lượt tổ thi đua chạy tiếp sức ném bóng vào rổ 
(Tổ nào ném bóng vào rổ nhiều nhất tổ đó thắng).
Chú ý : An toàn cho HS chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV cho HS tập động tác thả lỏng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 	Dặn HS về nhà ôn nhảy dây và buổi sáng và buổi chiều. 
 	Nhảy đúng theo yêu cầu đã hướng dẫn.
–––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(29).doc