Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Phạm Văn May

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Phạm Văn May

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Giúp HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được những biểu hiện cụ thể, sinh động về tình yêu làng của nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

 - Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật truyện xây dựng tình huống tâm lí, miêu ánginh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

II- CHUẨN BỊ

1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.

2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1- ỔN ĐỊNH LỚP

2- KIỂM TRA BÀI CŨ

 * CÂU HỎI: Đọc thuộc lòng và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài Anh trăng?

 * TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 58 )

 

doc 9 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 13 - Phạm Văn May", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
TIẾT 61-62
LÀNG
 ( Kim Lân )
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Giúp HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được những biểu hiện cụ thể, sinh động về tình yêu làng của nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
 - Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật truyện xây dựng tình huống tâm lí, miêu ánginh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
 * CÂU HỎI: Đọc thuộc lòng và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài Aùnh trăng?
 * TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 58 )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
HỎI: Nêu những nét chính về tác giả Kim Lân?
HỎI: Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này?
- GV gọi HS đọc và tìm hiểu chú thích ở SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn phân tích.
- GV nhắc lại một số chi tiết thể hiện tình yêu làng của ông Hai.
HỎI: Tìm tình huống truyện trong văn bản trên?
- GV giảng: Tác giả đưa ông Hai vào một tình huống bất ngờ gây cấn để bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
HỎI: Ông Hai có cảm giác gì khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?
HỎI: Chi tiết đó thể hiện tâm trạng gì của ông Hai?
HỎI: Tình huống này đối lập với tình cảm nào của ông Hai?
HỎI: Cảm nghĩ cực nhục của ông Hai được thể hiện qua đoạn văn nào?
HỎI: Vì sao ông Hai cảm thấy cực nhục như vậy?
HỎI: Đoạn văn trên thể hiện thái độ gì của ông Hai?
HỎI: Qua thái độ đó, em thấy tình cảm của ông Hai đối với đất nước như thế nào?
HỎI: Câu Làng thì yêu thật thù. diễn tả nội tâm của ông Hai như thế nào?
HỎI: Đoạn văn trên tác giả sử dụng ngôn ngữ nào?
HỎI: Trong lúc này, ông Hai trò chuyện với ai? Trò chuyện như thế nào? Có ý nghĩa gì?
HỎI: Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con út?
HỎI: Cảm xúc của ông Hai khi trò chuyện với con như thế nào?
HỎI: Qua đó em cảm nhận được điều gì về ông Hai?
HỎI: Khi nghe tin làng không theo giặc, ông Hai có những biểu hiện nào?
HỎI: Biểu hiện ấy thể hiện nội tâm gì?
HỎI: Vì sao ông Hai lại khoe với mọi người Tây nó đốt nhà ông rồi?
HỎI: Lúc này cử chỉ của ông Hai có gì đăc biệt?
HỎI: Qua lời nói, cử chỉ, dáng vẻ cho em hiểu thêm ông Hai là người như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
HỎI: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm bài tập ở phần luyện tập
- HS phát biểu dựa vào chú thích.
- HS phát biểu dựa vào chú thích.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- Tình huống truyện: Khi ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Cảm giác: Cổ lão nghẹn ở cổ.
- Tâm trạng xấu hổ.
- Đối lập với tình cảm tự hào về làng quê của ông.
- Chao ôi!....... bán nước.
- Vì làng theo Tây ông cảm thấy xấu hổ, lạc loài.
- Thái độ căm ghét kẻ bán nước.
- Ông Hai là người rất yêu nước.
- Tâm trạng xót xa, ân hận.
- Ngôn ngữ độc thoại.
- Ông Hai trò chuyện với đứa con út.
- Vì không có người giải bày.
- Nước mắt má.
- Ông là người chung thủy với làng quê, với kháng chiến.
- Cái mặt. hấp háy
- Vui sướng
- Chứng minh gia đình ông là gia đình kháng chiến.
- lật đật.. của ông
- Là người trọng danh dự, yêu làng, yêu nước.
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ.
- HS về nhà làm bài tập ở phần luyện tập.
I- TÌM HIỂU CHUNG
1- TÁC GIẢ
 Kim Lân quê ở Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Ông rất am hiểu cuộc sống ở nông thôn và người nông dân.
2- TÁC PHẨM
 Truyện ngắn Làng viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
3- ĐỌC – CHÚ THÍCH
a- ĐỌC
b- CHÚ THÍCH
II- PHÂN TÍCH
1- TÌNH HUỐNG TRUYỆN
 Khi ông Hai nghe cái tin làng Chợ Dầu theo giặc.-> Tác giả đưa ông Hai vào một tình huống bất ngờ gây cấn để bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
2- TÌNH YÊU LÀNG VÀ TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA ÔNG HAI
a- KHI NGHE TIN LÀNG CHỢ DẦU THEO GIẶC
 - Cổ lão nghẹn ở cổ.
=> Nghe tin làng theo Tây đột ngột, ông Hai xấu hổ, uất ức.
-> Tình huống đối lập với tình cảm tự hào về làng quê của ông.
 - Chao ôi!....... bán nước.
=> Thái độ căm ghét kẻ bán nước và biểu hiện lòng yêu nước cao độ.
 - Làng thì yêu thật thù.
-> Ngôn ngữ độc thoại.
=> Tâm trạng xót xa, ân hận.
 - Ông Hai trò chuyện với đứa con út:
 + Con là con ai? => Nhớ về cội nguồn. 
 + Thế nhà con ở đâu? => Nhớ về làng quê.
 + Con ủng hộ ai? => Hướng về kháng chiến.
 - Cảm xúc của ông Hai khi trò chuyện với con: Nước mắt má.
=> Ông là người chung thủy với làng quê, với kháng chiến.
b- KHI NGHE TIN LÀNG CHỢ DẦU THEO GIẶC ĐƯỢC CẢI CHÍNH
 - Cái mặt. hấp háy
=> Tâm trạng vui sướng.
 - Ông Hai khoe với mọi người Tây nó đốt nhà ông rồi.
=> Chứng minh gia đình ông là gia đình kháng chiến.
 - lật đật.. của ông
=> Sung sướng hả hê đến cực điểm.
* Ông Hai là người trọng danh dự, yêu làng, yêu nước hơn tất cả.
III- TỔNG KẾT
* GHI NHỚ: ( SGK )
IV- LUYỆN TẬP
 5- CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 HS học bài, chuẩn bị bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
TIẾT 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS :
1.Kiến thức: Hiểu đượcp hương ngữ của các vùng, miền đất nước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát hiện loiã, sửa chữa.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ: ( Kiểm tra sự chuẩn bị của HS )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
HỎI: Tìm các từ chỉ các sự vật, hiện tượng, không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
HỎI: Tìm những từ ( phương ngữ ) giống nhau về nghĩa nhưng khác về âm thanh?
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
HOAT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
HỎI: Các từ trong câu b, c của bài tập 1, từ nào được coi là ngôn ngữ toàn dân?
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS làm bài tập 4.
- GV cho HS đọc bài tập 4.
HỎI: Tìm các từ địa phương ở bài tập 4?
- Chôm chôm, nhút, bồn bồn
- HS tìm dựa vào mẫu.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời: Vì các sự vật đó chỉ xuất hiện ở địa phương này mà không xuất hiện ở địa phương khác.
- Các từ: cá quả, lợn, ngã, ốm,là phương ngữ Bắc.
- HS đọc bài tập 4.
- HS tìm từ địa phương dựa vào văn bản.
 BÀI TẬP 1
a- Các từ chỉ sự vật, hiện tượng, không có tên gọi trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân:
 - nhút: Món ăn làm bằng sơ mít muối trộn với vài thứ khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ – Tĩnh.
- bồn bồn: Một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ.
b- Các từ giống về nghĩa nhưng khác về âm:
 - Phương ngữ Bắc: cá quả, lợn, ngã
 - Phương ngữ Trung: cá tràu, heo, bổ, mệ ( bà ), mạ ( mẹ ), bọ ( bố ), 
 - Phương ngữ Nam: cá lóc, heo, té, tía ( bố ), ghiền ( nghiện ),
c- Các từ giống về âm nhưng khác nghĩa:
- Phương ngữ Bắc: ốm ( bệnh ) - - Phương ngữ Trung: ốm ( gầy) 
- Phương ngữ Nam: ốm ( gầy )
 BÀI TẬP 2
 Vì các sự vật đó chỉ xuất hiện ở địa phương này mà không xuất hiện ở địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quánNhưng sự khác biệt đó không quá lớn.
 BÀI TẬP 3
 Các từ: cá quả, lợn, ngã, ốm,là phương ngữ Bắc.
 BÀI TẬP 4
 Các từ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ => Thuộc phương ngữ Trung.
 5- CỦNG CỐ: Nhắc lại kiến thức theo từng phần
 6.DẶN DÒ
 HS học bài, soạn bài Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
IV. Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 64
 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Giúp HS:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc và viết văn bản tự sự.
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
 * HỎI: Trong hội thoại em thường gặp những hình thức lời thoại nào?
 * TRẢ LỜI: Đối thoại, độc thoại.
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- GV gọi HS đọc các ví dụ.
HỎI: Trong 3 câu đầu ai nói với ai?
HỎI: Dấu hiệu nào nhận ra cuộc trò chuyện đó?
HỎI: Câu Hà. nào. Ông Hai nói với ai? Có phải đối thoại không? Vì sao?
HỎI: Các câu Chúng..ư? là những câu ai hỏi ai?
HỎI: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng gì trong văn bản?
- GV chốt lại ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập.
HỎI: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích?
- HS đọc ví dụ.
- Hai người tản cư nói với nhau.
- Dấu hiệu: có người hỏi và người đáp.
- Ông Hai nói một mình => độc thoại.
- Ông Hai hỏi chính mình.
- Tác dụng : Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật.
- Làm nổi bật tâm trạng chán chường , buồn bả của ông Hai.
I- TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1- VÍ DỤ
a- Hai người tản cư nói với nhau.
- Dấu hiệu: có người hỏi và người đáp.
=> Lời đối thoại.
b- Câu Hà. nào. -> Ông Hai nói một mình => độc thoại.
c- Các câu Chúng..ư? -> Ông Hai hỏi chính mình. Các câu hỏi không phát ra thành lời mà chỉ diễn biến trong suy nghĩ của ông Hai. => Độc thoại nội tâm.
d- Các hình thức đối thoại tạo nên câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái đọ căm giận của người tản cư đối với làng Chợ Dầu. 
2- GHI NHỚ: ( SGK ) 
II- LUYỆN TẬP
- Có 3 lượt lời trao ( lời bà Hai )
- Có 2 lượt lời đáp ( lời ông Hai)
=> Làm nổi bật tâm trạng đau khổ, thất vọng của ông Hai.
 5- CỦNG CỐ: Đối thoại, độc thoại là gì?
 6.DẶN DÒ
 HS học bài, soạn bài Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
IV. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 65
LUYỆN NÓI : TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp HS:
1.Kiến thức: Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tập đứng trước lớp (đám đông) trình bày vấn đề cần nói
II- CHUẨN BỊ
1- GIÁO VIÊN: SGK, giáo án.
2- HỌC SINH: SGK, tập ghi, bài soạn.
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- ỔN ĐỊNH LỚP
2- KIỂM TRA BÀI CŨ
 * HỎI: Thế nào là độc thoại nội tâm?
 * TRẢ LỜI: Phần ghi nhớ ( tiết 64 )
3- GIỚI THIỆU BÀI MỚI
4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV cho HS đọc đề bài ở SGK.
- GV gợi ý cho HS làm bài theo yêu cầu của đề.
- GV cho HS trình bày trước lớp bài làm của mình.
- GV cho HS nhận xét phần bài làm mà HS đã trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc đềø bài.
- Thực hành viết bài.
- HS trình bày bài viết trước lớp.
- HS nhận xét.
* ĐỀ BÀI: ( SGK )
 GỢI Ý
 Trong bài viết phải có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, đối thoại.
 * LUYỆN NÓI
 Yêu cầu giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc.
 5- CỦNG CỐ: Nhắc lại yêu cầu của kiểu bài
 6. DẶN DÒ
 HS học bài, soạn bài Lặng lẽ Sa Pa.
 IV. Rút kinh nghiệm 
Ký duyệt tuần 13

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc