Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 30

Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 30

TẬP ĐỌC

AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. MỤC TIÊU:

 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :

 - Từ : hồng hào. lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ, .

 - Nội dung: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của cháu. Bác luôn khuyên thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm.

II. ĐỒ DÙNG

- SGK, SGV, Phấn màu, bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa. Bộ sưu tập ảnh bác Hồ với thiếu nhi.( nếu có)

 

doc 6 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 2 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Thứ 2 ngày 9 tháng 4 năm 2007.
Tập đọc
Ai ngoan sẽ được thưởng
I. Mục tiêu: 
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ có vần khó, các âm vần dễ viết sai do phát âm. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy. Biết phân biệt giọng người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu : 
 - Từ : hồng hào. lời non nớt, trìu mến, mừng rỡ,..
 - Nội dung: Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở, học hành của cháu. Bác luôn khuyên thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm.
II. Đồ dùng
- SGK, SGV, Phấn màu, bảng phụ, tranh ảnh trong sách giáo khoa. Bộ sưu tập ảnh bác Hồ với thiếu nhi.( nếu có)
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
 (5')
2. Bài mới. (35')
Hoạt động 1.
Giới thiệu bài
Hoạt động 2.
HD luyện đọc.
 a. Đọc mẫu.
b. Luyện đọc câu. 
c. Luyện đọc đoạn
d. Luyện đọc giữa các nhóm.
Đọc đồng thanh
 Tiết 2
 Hoạt động 3
Tìm hiểu bài.
Luyện đọc lại
3. Củng cố – dặn dò.
(4')
- 2 học sinh đọc bài:Cây đa quê hương và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
 Nhận xét đánh giá
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
-Học sinh quan sát tranh SGK hỏi 
Bức tranh vẽ cảnh gì?
 Giáo viên đọc mẫu 
Chú ý đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến. Lời của Bác đọc với giọng trìu mến, quân tâm, lời của các cháu thiếu như thể hiện sự vui mừng, ngây thơ, lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè.
Hướng dẫn luyện đọc.
+ Đọc nối tiếp từng câu
* Chú ý từ khó
- quây quanh, hang hồng, trở lại, lời non nớt, reo lên, tắm rửa, vòng rộng, vâng lời, nhận lỗi,.
+ Đọc từng đoạn.
* Luyện đọc câu dài:
Thưa Bác,/ hôm nay cháu không vâng lời cô.// Cháu chưa ngoan/ nên không được ăn kẹo của Bác.// (giọng rut rè)
Cháu biết nhận lỗi,/ thế là ngoan lắm!// Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn.// (giọng ân cần động viên)
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Đọc từng đoạn trước lớp
+ Thi đọc từng đoạn trong nhóm
Cả lớp đọc
- Giáo viên đọc cả bài.
Học sinh đọc chú giải.
Khi thấy Bác Hồ đến thăm, tình cảm
của các cháu thiếu nhi như thế nào?
 Bác Hồ đã đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
- Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì
Những câu hỏi của Bác cho em thấy điều gì về Bác
- Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai?
- Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo 
- Tại sao Bác khen Tộ ngoan?
Chỉ tranh: Bức tranh thể hiện nội dung đoạn nào? Hãy kể lại đoạn đó?
Yêu cầu học sinh đọc phân vai.
Nhận xét cho điểm.
Thi đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
Nhận xét giờ học
 Chuẩn bị bài sau.
Học sinh đọc. Trả lời câu hỏi
Nhận xét 
1 Học sinh đọc.
Học sinh đọc.
Học sinh đọc 
– Nhận xét.
Học sinh đọc 
– Nhận xét.
Học sinh đọc
- Nhận xét.
Học sinh đọc
– Nhận xét.
Cả lớp đọc
Học sinh trả lời
- Nhận xét.
Học sinh trả lời
-Nhận xét.
Học sinh trả lời 
Nhận xét.
Học sinh trả lời và kể lại
Học sinh đọc 
Học sinh đọc.
Tuần 30 Thứ 4 ngày 11 tháng 4 năm 2007
Tập đọc
Cháu nhớ Bác Hồ.
I. Mục tiêu: 
 1. Đọc: - Đọc được trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ khó.
 - Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm., giữa các cụm từ.
 - Biết thể hiện tình cảm thương nhớ Bác Hồ.
	2. Hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của từ mới: cất thầm, ngẩn ngơ, ngờ.
 - Hiểu được nội dung của bài thơ: Bài thơ cho ta thấy tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi vùng tạm chiếm đối với Bác Hồ.
II. Đồ dùng: 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
- Bảng phụ ghi nội dung câu dài cần luyện đọc.
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
(5')
2. Bài mới.(35')
Hoạt động 1.
Giới thiệu bài
Hoạt động 2.
HD luyện đọc.
 a. Đọc mẫu.
 b. Luyện đọc câu. 
c. Luyện đọc đoạn
 HD ngắt giọng. 
d. Luyện đọc giữa các nhóm.
Đọc đồng thanh
 Tiết 2
 Hoạt động 3
Tìm hiểu bài.
Luyện đọc lại
3. Củng cố – dặn dò.
(4')
- Học sinh đọc bài: Ai ngoan sẽ được thưởng + trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
Nhận xét đánh giá
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
-Học sinh quan sát tranh SGK hỏi 
Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên đọc mẫu.
GV đọc giọng tình cảm tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ.
* Đọc nối tiếp từng câu.
* Đọc từ khó: Ô lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu, càng nhìn càng lại,
* Đọc nối tiếp từng từng đoạn.
- GV chia đoạn: 
+ Đ1: 8 câu thơ đầu.
+ Đ2: 6 câu thơ cuối.
* Ngắt giọng một số câu thơ khó ngắt:
 Đêm nay/ bên bến Ô Lâu/
Cháu ngồi cháu nhớ/ chòm râu Bác Hồ//
 Nhớ hình Bác giữa bang cờ/
Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu.//
 Càng nhìn/ càng lại ngẩn ngơ,/
Ôm hôn ảnh Bác/ mà ngờ Bác hôn.//
Đọc trong nhóm.
Thi đọc.
- Đọc đồng thanh.
Học sinh đọc cả bài.
Học sinh đọc chú giải.
- Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu?
Câu 1: Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu.
- Ô Lâu: con sông chay qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế.
- Vì sao bạn nhỏ phẩi cất thầm ảnh Bác?
Câu 2: Vì giặc cấm nhân dân ta cất giữ ảnh Bác.
- Cất thầm: giấu kín.
* GV: Trong vùng tạm chiếm, giặc cấm nhân dân ta treo ảnh Bác Hồ, vì Bác là người lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu giành độc lập, tự do. 
- Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 câu thơ đầu?
Câu 3: Hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp: đôi má hồng hào, râu, tóc bạc phơ, mắt sáng tựa vì sao, vầng trán rộng.
- Những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ?
Câu 4: Đêm đêm, bạn nhớ Bác, mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.
- Ngẩn ngơ: cảm thấy như trong mớ.
- Ngờ: ngỡ là, tưởng là.
 Học thuộc lòng bài thơ.
 Bài thơ muốn nói với con điều gì
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị giờ sau
 Học sinh đọc
- Trả lời câu hỏi
Nhận xét 
1 học sinh đọc.
Học sinh đọc 
– Nhận xét.
Học sinh đọc 
– Nhận xét.
Các nhóm đọc
Đại diện nhóm đọc.
Cả lớp đọc
Học sinh đọc chú giải.
Học sinh trả lời
 – Nhận xét.
Học sinh trả lời
- Nhận xét.
Học sinh trả lời Nhận xét.
Học sinh đọc thuộc bài thơ
học sinh trả lời
Nhận xét 
Tuần 30 Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Nghe cô đọc truyện cổ tích
 I.Mục tiêu.
 Học sinh được thoải mái sau mỗi giờ học căng thẳng.
 Học sinh nắm được ý nghĩa của câu chuyện cổ tích: Cây khế.
II.Hoạt động dạy học.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe câu chuyện: Cây khế.
 - Gọi 1 học sinh đọc.
 Câu chuyện nói về ai?
Câu chuyện có mấy nhân vật, là nhân vật nào?
Trong câu chuyện này con học tập nhân vật nào? Vì sao?
Nêu ý nghĩa câu chuyện?
 2. Học sinh tập kể.
 - Học sinh tập kể trong nhóm.
 - Học sinh tập kể trước lớp.
 - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
 3 Tổng kết giờ.
 - Nhận xét giờ.
 - Tuyên dương học sinh có ý thức học tốt.
 ----------------------------------------------------
 Hướng dẫn học.
Học sinh hoàn thành các bài trong ngày.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tự hoàn thành các bài.
Giáo viên quan tâm giúp đỡ học sinh yếu. 
Họ tên :Nguyễn Thị Lan Phương-Lớp 2A -Năm học :2007-2008
Tuần 30 Hướng dẫn học Tếngviệt
 Luyện đọc luyện viết.
I. Mục tiêu.
Rèn cho học sinh có kỹ năng đọc đúng các bài tập đọc trong tuần 29,30
Giáo dục cho học sinh luôn có ý thức viết chữ đẹp.
Rèn cho hs có đức tính cẩn thận và luyện giọng đọc hay.
II. Hoạt động dạy học.
 Hoạt động 1: Luyện đọc
Gọi học sinh nêu tên các bài tập đọc trong tuần 29,30.
Tổ chức cho học sinh luyện đọc dưới hình thức hái hoa dân chủ.
Giáo viên chuẩn bị một số bông hoa ghi tên các bài tập đọc.
Học sinh lên hái được bài nào thì đọc bài đó.
Trả lời câu hỏi thuộc nội dung bài
 Nhận xét - bài tập đọc của học sinh 
 Gọi 2 học sinh lên thi đọc 4 bài vừa ôn – nhận xét.
 Hoạt động 2: Luyện viết.
Nghe viết chính tả.
 Giáo viên đọc đoạn 1 của bài: Ai ngoan sẽ được thưởng
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn viết.
 Đoạn viết nói về ai?
+Hướng dẫn học sinh cách trình bày.
Đoan viết có mấy câu? Có những dấu câu nào?
Trong đoạn viết có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
Đọc cho học sinh viết.
Đọc cho học sinh soát lỗi. 
Nhận xét - Chấm bài 
 Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
 Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 30.doc