Giáo án Tuần 17 Lớp 4

Giáo án Tuần 17 Lớp 4

Tiết 1 Tập đọc : rất nhiều mặt trăng

I .Mục tiêu

-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn trong bài có lời nhân vật( chú Hề ,nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện .

- Hiểu ND : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

II. Các họat động dạy - học :

A./ Kiểm tra bài cũ:

- 4 HS đọc phân vai truyện: “Trong quán ăn Ba cá bống” và trả lời nội dung bài: Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong truyện?

- 1HS đọc đoạn 2 và nêu ý chính của bài.

 Nhận xét- cho điểm.

B./ Dạy học bài mới:

1./ Giới thiệu bài:

- Cho HS xem tranh minh hoạ .Gv giới thiệu

2./ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a./ Luyện đọc:

- Một học sinh đọc cả bài.

- luyện đọc đoạn:

 

doc 24 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 17 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 17 : Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2010 
Tiết 1 Tập đọc : rất nhiều mặt trăng
I .Mục tiêu
-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn trong bài có lời nhân vật( chú Hề ,nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện .
- Hiểu ND : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II. Các họat động dạy - học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A./ Kiểm tra bài cũ: 
- 4 HS đọc phân vai truyện: “Trong quán ăn Ba cá bống” và trả lời nội dung bài: Em thích hình ảnh, chi tiết nào trong truyện?
- 1HS đọc đoạn 2 và nêu ý chính của bài. 
 Nhận xét- cho điểm.
B./ Dạy học bài mới: 
1./ Giới thiệu bài: 
- Cho HS xem tranh minh hoạ .Gv giới thiệu 
2./ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a./ Luyện đọc: 
- Một học sinh đọc cả bài.
- luyện đọc đoạn:
Đoạn1:ở vương quốcnhà vua
Đoạn 2:Nhà vua buồnđến bằng vàng rồi
Đoạn3: Còn lại
 -3 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
Luyện đọc các từ khó: vương quốc, miễn là, nghĩ, cô chủ nhỏ, cửa sổ, cổ 
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn. 1 HS đọc chú giải.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
b./ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi :
 (?) Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa?
(?) Cô công chúa có nguyện vọng gì?
(?) Trước yêu cầu đó nhà vua đã làm gì?
(?) Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
 -Yêu cầu HS đọc đoạn 2 thảo luận và trả lời câu hỏi.
 (?) Nhà vua đã than phiền với ai?
(?) Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần & các nhà khoa học?
(?) Chi tiết cho thấy cách nghĩ về mặt trăng của công chúa khác cách nghĩ của người lớn?
 -Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi.
- Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa?
- Thái độ công chúa như thế nào khi nhận được món qùa đó?
 (?) Đọc lướt nhanh cả bài và cho biết nội dung bài?
c./ Đọc diễn cảm:
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn. Cả lớp và GV nhận xét.
GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm bài văn
Và đoạn cần luyện đọc tại lớp: “Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ  Tất nhiên là bằng vàng rồi”.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- HS đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét- cho điểm.
- 2 HS đọc toàn bài. Nhận xét - cho điểm.
C./ CủNG Cố, DặN Dò: 
(?) Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì? 
 (?) Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
1HS đọc và trả lời
1HS đọc và trả lời
HS nghe
1 HS đọc
- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn. 1 HS đọc chú giải.
3HS đọc. 1HS đọc chú giải.
HS đọc theo cặp
1HS đọc toàn bài
HS nghe
1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm , suy nghĩ 
- Cô bị ốm nặng
- Có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi ngay nếu cô có mặt trăng
- Cho mời tất cả đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
- Mặt trăng ở rất xa & to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- Với chú hề
- Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú nghĩ cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.
- Công chúa nghĩ mặt trăng to hơn móng tay cô một tí và được làm bằng vàng.
1HS đọc to, cả lớp trao đổi theo cặp.
- Tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay công chúa. Cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
- Vui sướng, ra khỏi giường bệnh và chạy tung tăng khắp vườn.
HS đọc thầm, nêu câu trả lời
- Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
-1,2 HS đọc lại
3HS đọc
HS theo dõi
HS đọc theo cặp
3,4 HS đọc trước lớp
2HS đọc
HS nêu như nội dung bài
HS trả lời
 Tiết 2 Toán: Luyện tập.
A. Mục tiêu :
Giúp học sinh rèn kĩ năng :
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Biết chia cho số có ba chữ số
B. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
II. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn luyện tập : 
* Bài 1 : Đặt tính rồi tính - Lần lượt gọi 6 HS lên bảng.
Phần b HS có thể làm thêm
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3 : 
Tóm tắt
 Diện tích : 7140 m2 ; chiều dài :105m
 a) Tính chiều rộng của sân bóng ?
 b) Tính chu vi của sân bóng ?
- Nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về làm bài trong VBT
HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nêu lại đầu bài.
- HS đặt tính chia từ trái sang phải
- 6 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
 106141 413 
 2354 257
 2891
 000
 000 2
 54322 346 
 1972 157
 2422
 000
 000 2
a) b)
 25 275 : 108 = 234 dư 3
 86 679 : 214 = 405 dư 9
 123 220 : 404 = 305
 172 869 : 258 = 670 dư 9
- Nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc bài toán, tóm tắt, lớp giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Chiều rộng của sân bóng là :
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân bóng là :
( 105 + 68 ) x 2 = 346 (m)
 Đáp số : a) 68 m, b) 346 m
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 3 Đạo đức: Yêu lao động (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết kể cho nhau nghe về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động, của các bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.
- Biết những ý nghĩa, tác dụng của lao động qua các câu ca dao, tục ngữ, thàn ngữ.
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
- GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy học :
-Gv: Sưu tầm cao dao, tục ngữ, thành ngữ, văn thơ, tranh ảnh về chủ đề lao động
- HS: bảng nhóm, bút lông, sưu tầm tranh ảnh ...
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/Kiểm tra bài cũ: 
- GV nêu vì sao chúng ta yêu lao động?
 Nêu một vài biểu hiện của em đã biết yêu lao động?
II/ Dạy - học bài mới : 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Hđộng1:
Kể chuyện các tấm gương yêu lao động (cả lớp)
- Gọi học sinh yêu cầu bài tập 3/26 SGK
- GV gọi học sinh xung phong lên bảng kể về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động, của các bạn ...
- GV lắng nghe, nhận xét.
+ Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không?
+ Vậy những biểu hiện yêu lao động là gì?
GV Kết luận: Yêu lao động là tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối ... đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập.
- Yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ về biểu hiện không yêu lao động?
Hđộng 2
Trò chơi : Sưu tầm về ca dao, tục ngữ, thành ngữ các bài văn ... về chủ đề Yêu lao động Thảo luận nhóm 4 (HS chuẩn bị ở nhà) 
Bài tập 4
Hoạt động 3
Liên hệ bản thân (BT 5/26) : Trò chơi phóng viên
- GV gọi 2 học sinh đọc BT 5/26 và nêu nội dung yêu cầu
+ Các em hãy viết về ước mơ khi các em lớp lên, các em sẽ làm gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện được ước mơ của mình, ngay từ bây giờ các em phải làm gì?
- Nhận xét và tuyên dương các em
III. Củng cố Dặn dò :
- Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Dặn Thực hành tốt nội dung đã học
- Chuẩn bị bài sau: Kính trọng, biết ơn người lao động
- 3HS tự trả lời
- Học sinh theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại nối tiếp
- HS kể (3à4 em)
Vd: Tấm gương yêu lao động của Bác Hồ như: Truyện Bác làm việc cào tuyết ở Paris, Bác làm phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước.
+ Tấm gương anh hùng lao động như: bác Lương Định Của - nhà nông học làm việc không ngừng nghỉ,
+ Tấm gương các bạn học sinh giúp đỡ công việc phù hợp vừa sức cho gia đình trong lớp hoặc xung quanh nơi em ở.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS trả lời
- Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình.
- Tự làm lấy công việc của mình
- 3à4 HS trả lời
Ví dụ: ỷ lại, không tham gia lao động, không tham gia lao động từ đầu đến cuối, hay nản chí không khắc phục khó khăn trong lao động
Ví dụ: câu ca dao, tục ngữ: 1/Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
2/ Ai ơi đừng bỏ ...
3/ Làm biếng chẳng ai thiết. Siêng việc ai cũng mời ...
- HS thực hiện yêu cầu
- 2 Học sinh đi phỏng vấn
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc to, lớp đọc thầm
- HS lắng nghe và thực hiện
Buổi chiều
Tiết 5 Lịch sử: Ôn Tập Học Kì
 I, Mục tiêu: 
 - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ VIII : nước Văn Lang, nước Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu đọc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
 II, Đồ dùng dạy học.
 - Phiếu thảo luận, 
 III, Các hoạt động dạy học
 a,Kiểm tra bài cũ:
 -Tìm những chi tiết cho thấy vua tôi nhà Trần quyết tâm đánh giặc?
 b ,Bài mới:
 -Giới thiệu- Ghi đầu bài.
1 Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
- Ai đứng đầu nhà nước Văn Lang? Vua Hùng có công gì? Ngày giỗ tổ Hùng vường là ngày nào?
Nước âu Lạc ra đời trong thời gian nào? Người dân Âu Lạc có những thành tựu gì trong cuộc sống? 
2, Sự nối tiếp nhau của nhà Đinh, Tiền Lê, Trần.
 1,HĐ1-Hãy nêu tên các triều đại VN và các sự kiện lịch sử ứng với mỗi thời đại?
 -Chốt lại ND 
2,HĐ2: Thi tìm tên nước ứng với mỗi thời đại
 -Chia lớp thành 3 nhóm.
 -Giới thiệu chủ điểm cuộc thi.
 -Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
 -Kết luận ý kiến đúng.
3,HĐ3: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học.
 -Giới thiệu chủ đề cuộc thi. Sau đó cho HS xung phong thi kể các sự kiện lịch sử các nhân vật lịch sử mà mình chọn.
c,Củng cố dặn dò
 -Nhận xét giờ học
 -Dặn Hs ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Hs trả lời 
Vua Hùng , Vua Hùng có công dựng nước, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm cả nước ta làm lễ giỗ tổ Hùng vương 
-Nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỷ III TCN.
- Người dân Âu Lạc đã có những thành tựu: 
+Đã xây dựng thành cổ Loa với 3 vòng hình ốc đặc biệt.
+Sử dụng rộng rãi các lưỡi cày đồng, biết kỹ thuật rèn sắt.
+ Chế tạo được loại nỏ thần bắn 1 lần được nhiều mũi tên.
-Nhà Đinh- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
-Nhà Tiền Lê- Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
-Nhà Lý: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
-Nhà Trần: Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.
-Các nhóm tiến hành thảo luận cho từng nội dung.
-Các nhóm lần lượt dán phiếu lên bảng.
-Đại diện 1 số nhóm lầnlượt dán phiếu lên bảng.
-Đại diện 1 số nhóm trình bày.
 Triều đại Tên nước
 Nhà Đinh..........................Đại Cồ Việt 
 Nhà Lý ..........................Đại Việt
 Nhà Trần...........................Đại Việt
 Nhà Tiền Lê............... ... h đọc yêu cầu của bài tập 2.
- học sinh phân tích những câu còn lại. 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét kết quả nhận xét và chốt lại.
- Hàng trăm con voi// đang tiến về bãi.
 - Người các buôn// kéo đến nườm nượp.
 - Mấy anh thanh niên//khua chiêng rộn ràng
+ Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài 3, và trả lời
- Vị ngữ nêu hoạt động của người , của vật trong câu.
- Lớp suy nghĩ trả lời: Do động từ hoặc cụm ĐT( Đt và các từ đi kèm nó ) tạo thành.
+ Học sinh đọc phần Ghi nhớ.
- 
-1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
-Cả lớp đọc thầm lại.
- Học sinh làm vào vở bài tập
 -1 số học sinh chữa ở bảng kết quả bài làm của mình.
 Lời giải: 
Đoạn văn có 3 câu kể kiểu Ai- Làm gì
- Thanh niên đeo gùi vào rừng.
- Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
- Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
- Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
- Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.
-1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
-Mỗi nhóm cử 1đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Hs làm vào vở bài tập
- Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
- Bà em kể chuyện cổ tích.
- Bộ đội giúp dân gặt lúa.
* Học sinh khá giỏi phải nói được 5 câu
-1 học sinh đọc yêu cầu cuả bài tập.
-Cả lớp làm bài vào vở.
-Nhiều học sinh đọc bài làm của mình. 
Ví dụ: Trên sân chúng em vui chơi thật thích. Hai bạn nam đang mải mê đá cầu. Quả cầu xanh đỏ bay qua bay lại trông thật thích mắt. Gần đấy, một nhóm ba bạn gái đang cùng nhau chơi dây. Dưới gốc phượng già, mấy bạn túm nhau lại ngồi đọc truyện.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2010
 Tiết 1 Địa lí: Ôn tập học kì I.
 I, Mục tiêu:
 - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên , địa hình , khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên , Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 
 II, Các hoạt động dạy học
1) Giới thiệu bài:
2 ) Hướng dẫn ôn tập:
-Môn địa lý từ đầu năm chúng ta đã học được mấy chủ đề?
1,Hãy nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn ở đó có những dân tộc nào sinh sống? khí hậu ntn? lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
2,Kể tên một số nghề của người dân ở HLS nghề nào là chính?
3,Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? ở đây thích hợp cho trồng loại cây gì?
4,Tây Nguyên có đặc điểm gì? khí hậu ra sao? kể tên 1 số dân tộc sống lâu đời ở đây?
5,ở TN phù hợp cho loại cây trồng và vật nuôi nào?
6,Trình bày đặc điểm địa hình sông ngòi của ĐBBB?
7,Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB?
8,hãy kể tên một số lễ hội ở ĐBBB và lễ hội thường tổ chức vào mùa nào?
9,Ngoài nghề trồng lúa thì người dân ở ĐBBB còn có những nghề nào khác?
4,Củng cố dặn dò.
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học bài chuẩn bị bài sau KT hết học kì I.
- 2 chủ đề:
+Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng núi và vùng trung du.
+Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng(ĐBBB)
-Dãy HLS nằm ở sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao nhất, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng hẹp và sâu.Khí hậu ở những nơi cao quanh năm......
-Họ trồng lúa ngô, chè, rau và cây ăn quả nghề chính là nghề trồng lúa họ trồng trên nương rẫy, ruộng bậc thang.Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công :dệt thêu, đan, rèn, đúc...
-Là vùng đồi đỉnh tròn, sườn thoải vừa mang đặc điểm của vùng đồng bằng và miền núi........
-TN gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Một số dân tộc sống lâu đởi đây: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng
-TN có đất đỏ ba-dan màu mỡ phù hợp cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu... có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, ngoài ra TN còn có nghề thuần dưỡng voi.
-ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là ĐB châu thổ lớn thứ hai ở nước ta do sông Hồng .....
-Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên ĐBBB đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
-Lễ hội Chùa Hương, hôi đền Hùng, hội Lim, hội Gióng... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu.
-Ngoài ra họ còn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, làng nghề.
Tiêt2Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu t, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn
- Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách 
II - Đồ dùng dạy - học
Một số kiểu mẫu cặp sách học sinh.
III. Các hoạt động dạy- học
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh.
1.Bài cũ:
Nêu nội dung cần ghi nhớ của bài văn miêu tả đồ vật.
 - GV đánh giá, cho điểm
2. Bài mới:
1.Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
Bài tập 1
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả? 
b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn. 
c) Nội dung miêu tả của nỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào?
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
 GV lưu ý Hs: 
+ Chỉ viết 1 đoạn tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em hoặc của bạn em.
+ Cần chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của cái cặp.
- Giáo viên chấm điểm một số bài.
Bài 3: 
GV lưu ý Hs: 
+ Chỉ viết 1 đoạn tả hình dáng bên trong chiếc cặp của em hoặc của bạn em.
3. Củng cố, dặn dò
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học
- Về nhà làm lại bài tập 3.
kiểm tra 2 HS. 
- HS nhận xét
- Một HS đọc YC của bài. 
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân. 
- Học sinh phát biểu ý kiến
 a ) phần thân bài
 b ) đoạn 1 : Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
 đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
 đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong)
 c ) đoạn 1 : màu đỏ tươi
 đoạn 2: Quai cặp.
 đoạn 3 :Mở cặp ra.
+ HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Học sinh đặt trước mặt cặp sách để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của cái cặp theo gợi ý trong SGK.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc 
- Học sinh , giáo viên nhận xét 
HS đọc yêu cầu của BT 3 và các gợi ý.
Cách thực hiện như bài 2.
GV nhận xét tiết học. 
 Toán: Luyện tập
I . Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nhận biết được vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 
II.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáoviên 
Hoạt động của học sinh 
1.Bài cũ
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 cho ví dụ ?
II. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn luyện tập :
* Bài 1 : Cho các số : ... số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 :
a) Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 2. 
b) Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 5.
* Bài 3 : Trong các số : .... 
a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
c) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
- Giáo viên chấm bài nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về học thuộc bài 
- Các số có tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5, các số có số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2.
- HS nhắc lại đầu bài.
a) Số chia hết cho 2 là : 4568 ; 66814 ; 2050 ; 3576 ; 900.
b) Số chia hết cho 5 là : 2050 ; 2355 ; 
a) Số có 3 chữ số chia hết cho 2 là : 672 ; 984 ; 756 ;
b) Số có 3 chữ số chia hết cho 5 là : 150 ; 465 ; 970
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là : 480 ; 2000 ; 9010
b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là : 296 ; 324.
c) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là : 345 ; 3995.
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
Tiết 4 Khoa học: Kiểm tra định kì cuối kì I
 (Kiểm tra theo đề của nhà trường ra ) 
---------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 5 Toán : Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: - Hệ thống các kiến thức đã học ở kì 1 
 - luyện tập làm các bài tập củng cố kiến thức vừa ôn.
II. Hoạt động dạy học:
A) Giới thiệu bài.
B ) Hướng dẫn Hs ôn tập.
1 Bốn phép tính với các số tự nhiên:
Bài 1: đặt tính rồi tính.
a) 12589 + 45801 ; 58007 + 332544 ; 1248764 + 2546 ;
b ) 879461- 46522 ; 4000512 - 1050056 ; 158764111- 888214 ;
c) 548 x 54 ; 4785269 x 123 ; 1455 x 204 ;
d) 4725 : 15 ; 17826 : 48 ; 54322 : 346 ;
 86679 : 214 ; 123220 : 404 ; 172869 : 258 ;
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
3254 + 146 + 1687 ; 921 + 898 + 2079 ; 1255 + 436 + 145 ;
 2 x 4 x 5 x 25 ; 4 x 5 x 22 x 2 ; 5 x ( 2 + 3 ) x 2 ;
bài 3: Một cái sân vận động hình chữ nhật có chiều dài 180 m, chiều rộng bằng nửa chiều dài . Tính chu vi và diện tích cái sân đó.
Bài 4: Lớp 4a có 32 học sinh chia thành các nhóm , mỗi nhóm có 4 học sinh .Lớp 4B có 28 học sinh cũng chia thành các nhóm mỗi nhóm có 4 học sinh , Hỏi tất cả có bao nhiêu nhóm?
Bài 5: Một cửa hàng có 5 tấm vải, mỗi tấm dài 30 m. Cửa hàng đã bán được1/ 5 số vải.
Hỏi cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải?
- HS làm bài 
- Chữa - nhận xét
Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 6 Tập làm văn: Ôn tập cuối kì I
I. MUẽC TIEÂU
	- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài viết.
II. CAÙC HOAẽT ẹOÄNG DAẽY HOẽC
Hoaùt ủoọng daùy
Hoaùt ủoọng hoùc
1. Giới thiệu bài
2. Làm bài tập
- GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ.Một là phải quan sát một đồ dùng học tập,chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.Hai là viết phần mở bài kiểu gián tiếp và phần kết bài kiểu mở rộng.
- Cho HS làm bài.GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
- Cho HS trình bày bài làm.
GV nhận xét và giữ lại trên bảng dàn ý tốt nhất.Có thể GV đã chuẩn bị trước ở nhà dàn ý tả một đồ dùng học tập nào đó và đưa dàn ý đó lên để chốt lại một dàn ý về bài văn miêu tả đồ vật.
3. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học.
Nhắc HS về nhà sửa lại dàn ý,hoàn chỉnh mở bài, kết bài,viết lại vào vở.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về nội dung trên bảng phụ.
-HS chọn đồ dùng học tập để quan sát.
-HS quan sát + ghi kết quả vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý.
-Một số HS lần lượt phát biểu.
-2 HS lên trình bày dàn ý trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS theo dõi dàn ý trên bảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an moi tuan 17 20102011.doc