Giáo án Tuần 21 - Dạy lớp 4

Giáo án Tuần 21 - Dạy lớp 4

TẬP ĐỌC

 Tiết 41`: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

I. Mục tiêu:

- Biết đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ câu, đoạn bài. Đọc diễn cảm cả bài văn.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng lao động TĐN đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng.

.II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở của học sinh.

B. Dạy học bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 20 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 21 - Dạy lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
tập đọc 
 Tiết 41`: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
I. Mục tiêu:
- Biết đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ câu, đoạn bài. Đọc diễn cảm cả bài văn.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài:.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng lao động TĐN đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng.
.II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách vở của học sinh.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn 2, 3 lượt. (chia 4 đoạn)
- Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lối phát âm cho học sinh.
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. Giáo viên đọc lại bài văn. 
b. Tìm hiểu bài:
- Gv đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- ý 1: Tiểu sử của Trần Đại Nghĩa.
- Học sinh đọc đoan 2, 3 và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, sgk. 
- Học sinh nêu ý đoạn 2, 3: Những cống hiến của Trần Đại Nghĩa cho đất nước.
- Học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi 4, 5 SGK.
- Học sinh nêu ý của đoạn 4: Những cống hiến của Trần Địa Nghĩa được nhà nước đánh giá cao.
- Học sinh nêu nội dung của bài:
(Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và dây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.)
- Học sinh rút ra đại ý của bài.
- GV nhận xét và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn đoạn 2. Nhẫn giọng từ ngữ : thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn.
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn.
- HS nêu cách đọc phù hợp cho từng đoạn.
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất.
3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. 
 Toán 
Tiết 101: Rút gọn phân số 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
+ Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
+ Biết cách rút gọn phân số trong một số trường hợp đơn giản.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học.Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: Gọi một em lên làm bài số 3.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phân số. 
 a)Tổ chức cho học sinh hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số.
- Giáo viên nêu vấn đề SGK. Cho học sinh tự tìm cách giải quyết vấn đề và giải thích đã căn cứ vào đâu để giải quyết như thế.
- Chẳng hạn: Từ , theo tính chất cơ bản của phân số có thể chuyển thành phân số có tử số và mẫu số bé như sau: = = ; 
- Cho học sinh tự nhận xét về hai phân số và 
( Ta nói rằng phân số đã được rút gọn thành phân số và nêu tiếp: Có thểt rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.
- Gọi vài em nhắc lại.
- Hướng dẫn học sinh rút gọn phân số như sách giáo khoa. Rồi giới thiệu phân số không thể rút gọn được nữa vì 3 và 4 không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1 nên ta gọi phân số là tối giản.
- Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh rút gọn phân số = . Cho học sinh nhắc lại các bước này.
3. Thực hành
Bài 1: Cho học sinh làm bài cá nhân rồi trình bày, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
 a) = = ; = = ..... b) = = ; = = = ;....
Bài 2: Cho học sinh làm bài nhóm đôi, đại diện nhóm làm bài rồi trình bày kết quả:
 - Phân số tối giản là: ; ; vì không thể rút gọn được nữa.
Bài 3: Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh.
 - Số thích hợp viết vào ô trống là 36; 9; 4.
4.Củng cố - Dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học. Về nhà làm bài tập 4 vào vở.
Chiều lịch sử
 Tiết 21: Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước.
I - Mục tiêu
 Học xong bài này HS biết:
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê.
-Nhà hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ.
- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II - Đồ dùng dạy học
 - Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê( để gắn lên bảng)
 - Một số điểm của Bộ luật Hồng Đức.
 III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau :
 ?Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
 - HS trả lời GV nhận xét cho điểm 
B- Dạy – Học bài mới : 
1. Giới thiệu bài 
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1 :Làm việc cả lớp. 
Giới thiệu một số nét khái quát về nhà Hậu Lê:
- Yêu cầu HS đọc SGK nắm được năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua đặt tên nước là Đại Việt. Nhà Hậu Lê trải qua một số đời vua. Nước Đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông ( 1460 - 1497 )
*.Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
- Gv tổ chức cho HS thảo luận toàn lớp theo câu hỏi sau: 
? Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung bài học trong SGK, hãy tìm những sự việc thể hiện vua là người có quyền uy tối cao?
- GV tổ chức cho HS thảo luận và thống nhất các ý sau:
 + Tính tập quyền ( tập trung quền hành ở vua) rất cao.
 + Vua là con trời ( Thiên tử) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh : đây là công cụ để quản lí đất nước
- GV thông báo một số điểm về nội dung của Bộ luật Hồng Đức. HS trả lời câu hỏi:
? Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai?
( vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ)
? Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
3. Nhận xét - Dặn dò
? Nhà Hậu Lê quản lí đất nước dựa vào công cụ nào?
? Nêu điểm tiến bộ trong Bộ Luật Hồng Đức ?
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Trường học thời Hậu Lê. 
Chiều Đạo đức 
Tiết 21: Lịch sự với mọi người (tiết 1) 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu vì sao phải lịch sự với mọi người.
- Biết cư sử lịch sự với mọi người xung quanh.
- Có thái độ coi trọng ngườig khác, tôn trọng nếp sống văn minh.
- Rèn học sinh ngồi học ngồi viết đúng t thế.
II. Đồ dùng dạy học 
Sách đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động khởi động
a. Kiểm tra bài cũ: 
- Hai em nêu nội dung bài tiết 1. GV nhận xét và ghi điểm.
b. Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động1: Thảo luận truyện ở tiệm may.
Mục tiêu: Biết nhận xét cách cư sử của hai bạn Trang và Hà
- Cách tiến hành: 
+ Giáo viên nêu yêu cầu.
- Học sinh thảo luận nhóm 4, trình bày bài.
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên kết luận: Trang là người lịch sự.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi bài tập 1- SGK
Mục tiêu: Học sinh tỏ thái độ qua thẻ học tập
- Cách tiến hành:
+ Giao nhiệm vụ.
+ Các nhóm thảo luận, báo cáo.
- GVKL: ý đúng là ( c), ( d).
- Học sinh nêu nội dung bài ( ghi nhớ).
4. Hoạt động tiếp nối
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, tấm gương về cư xử lịch sự với mọi người.
 Thể dục
Tiết 41: Nhảy dây kiểu chụm hai chân – Trò chơi: Lăn bóngbằng tay.
I. Mục tiêu
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu tập ở mức tương đối chính xác
- Trò chơi “ Lăn bóng”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phơng pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Thăng bằng
2. Phần cơ bản:
a) ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
c.Trò chơi: Thăng bằng
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6
2
2
2
 22
16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV nhắc lại cách thực hiện và làm mẫu các động tác so dây, chao dây, quay dây kết hợp giải thích từng cử động để HS quan sát.
-HS tiến hành tập cả lớp ôn lại các động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- HS luyện tập theo tổ dới sự chỉ đạo của tổ trởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Sáng Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
tập đọc 
 Tiết 42: Bè xuôi sông La
I. Mục tiêu:
-Biết đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trừu mến.
.- Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài giờ trớc và trả lời câu hỏi trong sgk. 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- - Cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài 2, 3 lượt
- Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ khó trong bài. Sửa lối phát âm cho học sinh, nhắc học sinh đọc đúng các câu, nghỉ hơi đúng.
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp, gọi một vài em đọc cả bài. Rút ra cách đọc. Giáo viên đọc lại bài văn. 
b. Tìm hiểu bài:
- HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu của câu hỏi như sau
 + Nhóm 1 trả lời câu hỏi 1 và 2.
 + Nhóm hai trả lời cho câu hỏi 3 và 4
 + Nhóm 3 trả lời cho câu hỏi 1 và 3.
 + Nhóm 4 trả lời cho câu hỏi 2 và 4.
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:
- Học sinh đọc khổ thơ 1 và 2 trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK. 
- Học sinh nêu ý 1: Vẻ đẹp của dòng sông La.
- Học sinh đọc khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi 3, 4 sgk.
- Học sinh nêu ý khổ thơ 3: Tài năng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương. 
- HS nêu nội dung chính của bài.GV nhận xét và ghi bảng.
 (Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.)
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 em đọc nối tiếp lại bài . 
- Hướng dẫn học sinh tìm đúng giọng đọc của bài .
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn đoạn“khổ thơ 2”.
- Học sinh nhẩm HTL bài thơ. HS luyện đọc theo nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn có giọng đọc hay nhất
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học, dặn về nhà luyện đọc nhiều. 
Toán
Tiết 103 : Qui đồng mẫu số ...  giám sát ở nhóm bên kia đứng cạnh mình không nghe được. Nhóm nào ghi đúng bản tin mà không bị lộ là đạt yêu cầu.
? Khi dùng " điện thoại " ống như trên, âm thanh đã được truyền qua những vật trong môi trường nào? 
- HS nhận ra được âm thanh truyền qua sợi dây trong trò chơi vừa rồi.
5. Củng cố dặn dò 
- Âm thanh do đâu mà có? Nêu âm thanh có thể truyền qua những môi trường nào? - GV nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau : Bài 43
Tiếng việt(LT)
 Ôn: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Học sinh luyện tập củng cố về vị ngữ trong câu kể ai làm gì? 
- Xác định được bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong câu kể.
- Giáo dục các em yêu thích bộ môn.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ cho học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 cho học sinh nhắc lại ghi nhớ của vị ngữ trong câu kể ai là gì?
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1 :
- Tìm câu kể ai là gì trong đoạn văn sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được.
 - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, cho học sinh làm vào vở rồi trình bày bài, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
- Bàn tay mềm mại của Tấm / rắc đều những hạt cơm quanh bống. 
 VN
- Tấm / ngắm nhìn bống.
 VN
- Tấm / nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá.
 CN
Bài 2: 
- Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của từng câu trong từng câu dưới đây. Vị ngữ trong từng câu là động từ hay cụm động từ? 
a) Em bé / cười. (VN là động từ)
 CN VN
b) Cô giáo / đang giảng bài. ( Vị ngữ là cụm động từ.)
 CN VN
d) Đàn cá chuối con / ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. 
 CN VN
Bài 3: Em hãy 3 câu kể Ai làm gì? và tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- HS trình bày bài làm. GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh giờ học sau.
Sáng Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010
Toán
 Tiết 105 Luyện tập.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
+ Giúp học củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
- Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số trường hợp đơn giản.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
`II. Đồ dùng dạy học 
 GV:Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: HS trình bày bài tập 3.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài.
Bài 1: Cho học sinh làm vào vở rồi chữa bài.
a) và . Ta có = = ; = = 
b) và . Ta có = = và giữ nguyên phân số .
Bài 2: 
- Cho học sinh làm bài gọi học sinh lên bảng chữa giáo viên nhận xét chốt lại.
a) và 2 viết được là: và . Quy đồng mẫu số thành:
= = và giữ nguyên .
Bài 3 
- Cho học sinh làm theo mẫu gọi hai em lên bảng chữa giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) ; và 
 = = ; = = ; = = 
b) ; và .
= = ; = = ; == .
Bài 4:
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh.
Quy đồng mẫu số của và với mẫu số chung là 60 được:
= = ; = = .
4.Củng cố - Dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. 
 - GV nhận xét và chữa bài.
Tập làm văn
Tiết 42: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả cây cối.
- Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách (tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả từng thời kì phát triển của cây.)
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
I. Nhận xét:
Bài 1: Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập, học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
+Đoạn 1: 3 dòng đầu (giới thiệu bao quát về bãi ngô)
+Đoạn 2: 4 dòng tiếp (tả hoa và búp ngô non)
+ Đoạn 3: Còn lại (tả hoa, lá ngô.)
Bài tập 2: 
 Giáo viên nêu yêu cầu, học sinh đọc nội dung bài tập 2, 3 và phát biểu, nhận xết. Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng (gắn phiếu đã ghi lời giải ) 
- Học sinh so sánh trình tự miêu tả:
 (Điểm khác nhau: Bài cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.)
Bài tập 3: Học sinh phát biểu giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
II. Ghi nhớ: Vài em nhắc lại.
III. Luyện tập:
Bài 1: 
 Cho học sinh làm bài ra phiếu rồi trình bày bài giáo viên nahạn xét chốt lại kết quả đúng: (Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo)
Bài 2: 
 Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên dán tranh học sinh chọn cây để lập dàn ý. Học sinh đọc dàn ý của mình. Giáo viên nhận xét và khen những học sinh lập dàn ý tốt.
- HS đọc một dàn ý hay cho các bạ học tập
3. Củng cố dặn dò: 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học tập.
địa lí
Tiết 21: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I- Mục tiêu
- Học xong bài này, HS biết đồng bằng Nam bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo , cây ăn trái và đánh bắt và nuôi nhiều hải sản nhất nước ta.
- Nêu được một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó .
Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công việc trong việc xuất khẩu gạo .
Khai thác kiến thức từ tranh ảnh , bản đồ .
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam 
 Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm của đông bằng nam bộ 
III- Các hoạt động dạy- học
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Vựa lúa ,vựa trái cây lớn nhất Việt Nam
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
Bước 1: HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân , cho biết :
? Đồng bằng Nam bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa , vựa hoa quả của cả nước ?
? Lúa gạo , trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu ?
Bước 2: - HS trình bày trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
- Bước 1:HS dựa vào SGK , tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi của mục 1 .
 - Bước 2: HS các nhóm trình bày kết quả .
 HS khác bổ sung , giáo viên sửa chữa bổ sung hoàn thiện .
GV miêu tả thêm về vườn cây trái của đồng bằng Nam Bộ .
GV : Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước . Nhờ đồng bă này nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới 
 3. Nơi nuôi và đánh bắt thuỷ sản nhiều nhất cả nước 
 - HS dự vaò vào sách , tranh ảnh và vốn hiểu biết của mình thảo luận theo các gợi ý sau :
Điều kiện nào làm cho đồng bàng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản ?
Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây( cá tra , cá ba sa , tôm,...)
 - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả . GV hoàn thiện câu trả lời của HS .
 5. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn SH chuẩn bị bài sau.
 Chiều Toán(LT)
 Luyện tập quy đồng mẫu số tiếp theo. 
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh luyện tập củng cố về quy đồng mẫu số.
- Giúp học sinh làm tốt các bài tập dạng này.
 - Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số.
Cho học sinh làm bài cá nhân, rồi trình bày bài, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) và . Ta có = = ; = = .
b) và . Ta có = = và giữ nguyên phân số .
Bài 2: Hãy viết 3 và thành hai phân số đều có mẫu số là 9 và 18.
Cho học sinh làm bài cá nhân rồi trình bày, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả:
 3 và ta viết thành và ; và ta quy đồng thành: 
 = = và giữ nguyên phân số .
 và quy đồng mẫu số chung là 18 thành:
 = = ; = = .
Bài 3: Hãy lấy 3 ví dụ và tự qui đồng mẫu số các phân số.
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài
3.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. 
Sinh hoạt
 Tiết 21: Kiểm điểm hoạt động tuần 21.
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương: yến Hùng
Phê bình: Long, Hiếu
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 22)
 Thể dục
Tiết 42: Nhảy dây kiểu chụm hai chân – Trò chơi: Lăn bóngbằng tay
I. Mục tiêu
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai cchân.Yêu cầu tập ở mức tương đối chính xác
- Trò chơi “ Lăn bóng”.Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phơng pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi: Có chúng em
2. Phần cơ bản:
a) ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
c.Trò chơi: Lăn bóng bằng tay
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6
2
2
2
 22
16
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện các động tác so dây, chao dây, quay dây kết.
-HS tiến hành tập cả lớp ôn lại các động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- HS luyện tập theo tổ dới sự chỉ đạo của tổ trởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS chơi thử một lần
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát lớp
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc