Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Giáo viên: Lê Hữu Trình - Trường THCS Hoà Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Giáo viên: Lê Hữu Trình - Trường THCS Hoà Trung

TUẦN 22

Ngày soạn : 4-2

Ngáy dạy : Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 200

 Tập đọc (43)

SẦU RIÊNG

I. Mục đích yêu cầu

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phươn

-Phía Bắc( PB): sầu riêng , loại , kì lạ , lủng lẳng, .

-Phía Nam( PN): cánh mũi , quyện , hương bưởi, trổ, vảy cá , khẳng khiu,.

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng các số chỉ thời gian, nhấn giọng ở các từ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng .

+ Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.

 +Hiểu các từ ngữ trong bài: mật ong già hạn , hoa đậu từng chùm , hao hao giống , mùa trái rộ , đam mê .

 +Hiểu nội dung bài: Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng

II. Đồ dùng dạy học:

 + Tranh cây sầu riêng

 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 45 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 22 - Giáo viên: Lê Hữu Trình - Trường THCS Hoà Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn : 4-2 
Ngáy dạy : Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 200
 Tập đọc (43)
SẦU RIÊNG
I. Mục đích yêu cầu
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phươn
-Phía Bắc( PB): sầu riêng , loại , kì lạ , lủng lẳng, ..
-Phía Nam( PN): cánh mũi , quyện , hương bưởi, trổ, vảy cá , khẳng khiu,..
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng các số chỉ thời gian, nhấn giọng ở các từ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng .
+ Đọc diễn cảm toàn bài: giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
 +Hiểu các từ ngữ trong bài: mật ong già hạn , hoa đậu từng chùm , hao hao giống , mùa trái rộ , đam mê ..
 +Hiểu nội dung bài: Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng 
II. Đồ dùng dạy học:
 + Tranh cây sầu riêng
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
+ Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài Bè xuôi sông La và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
+ Cho HS xem tranh 
H: Em biết gì về cây ăn quả ở miền Nam nước ta?
+ GV giới thiệu bài :
Hoạt động 1: Luyện đọc ( 10 phút):
+ Gọi HS 1 HS đọc toàn bài.	
+ Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Yêu cầu 1 HS đọc cả bài.
+ GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: Toàn bài dọc vói giọng kể chậm rãi, vừa đủ nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (10 phút)
+ GV gọi 1 HS đọc đoạn 1 
H- Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ?
* GV: Ở miền Nam nước ta có rất nhiều cây ăn quả 
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 1.
+ GV gọi HS đọc đoạn 2 và 3.
H :Dựa vào bài văn ,miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng,quả sầu riêng,dáng cây sầu riêng ?
H- Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả về cây sầu riêng ? 
H- quyến rủ có nghĩa là gì ?
H- Hương vị quyến rù đến lạ kì , em có thểû tìm từ nào thay thế từ quyến rù ?
H- Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng ?
+Gợi ý học sinh rút ra đại ý của bài (gv chốt ý ghi bảng)
 Đại ý : bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm( 10 phút)
+ GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp bài.
+ Yêu cầu HS tìm giọng đọc của bài.
H: Để làm nổi bật đặc diểm của cây sầu riêng cần phải đọc :
+ GV treo bảng phụ giới thiệu đoạn văn hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi 1 HS đọc trước lớp, GV theo dõi và sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
+ Nhận xét và tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ H: Theo em, cây sầu riêng có giá trị và vẻ đẹp như thế nào ?
+ Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau 
- Hai em đọc thuộc lòng. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ 1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
HS trao đổi và nêu được ý 1
+ Vài HS nêu.
+ 1 HS đọc.
* : Hoa sầu riêng : trổ vào cuối năm , thơm ngát như hương cau , hương bưởi .
* : Quả sầu riêng : lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến , mùi thơm ..
*: Dáng cây sầu riêng : thân khẳng khiu cao vút , cành ngang thẳng đuột , lá đò xanh vàng , hơpi khép lại tưởng là héo
- Tác giả tả hoa, cành , trái , hương thơm ..của cây sầu riêng , vị ngọt ..
- làm cho người khác phải mê mẩn vì cái đó 
- hấp dẫn , lôi cuốn , làm say lòng người 
- Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam 
- Hương vị ngọt ngon 
- làm cho lòng người đam mê 
+ HS đọc nối tiếp.
+ HS theo dõi, tìm giọng đọc hay
+ Giọng tả rõ ràng, chậm rãi.
+ HS theo dõi và luyện đọc diễn cảm.
+1 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Mỗi nhóm 1 em thi đọc.
+ HS lắng nghe.
+Hs suy nghĩ và trả lời.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
**********************
Đạo đức(22)
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T2)
I. Mục tiêu:
 *Kiến thức: Giúp HS:
Hiểu được sự cần thiết phải lịch sự với mọi người.
Hiểu được ý nghĩa của việc lịch sự với mọi người: làm cho các cuộc tiếp xúc, các mối quan hệ trở nên gần gũi. Người lịch sự sẽ được mọi người yêu quý kính trọng.
* Thái độ: 
 - Bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người xung quanh.
- Đồng tình, khen ngợi những bạn có thái độ đúng đắn, lịch sự với mọi người. Không đồng tình với những bạn còn chưa có thái độn lịch sự.
 *Hành vi:
 - Cư sử lịch sự với bạn bè, thầy cô ở trường, ở nhà và mọi người xung quanh.
 - Có những hành vi văn hoá, đúng mực trong giao tiếp với mọi người.
II. Đồ dùng dạy – học:
 + Nội dung những câu ca dao, tục ngữ nói về phép lịch sự.
 + Nội dung các tình huống, trò chơi.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
-Nêu tình huống gọi học sinh xử lí 
2.Dạy bài mới 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến ( 10 phút)
+Thảo luận lớp: thảo luận cặp đôi, giải thích lí do :
1- Trung nhường ghế trên xe cho người phụ nữ mang bầu .
2- Một ông lão ăn xin váo nhà Nhàn , Nhàn cho ông ít gạo rồi quát “thôi đi đi “
3-Lâm hay kéo tóc của bạn nữ trong lớp 
4- Trong rạp chiếu bóng mấy anh thanh niên vừa coi vừa bình phẩm và cười đùa 
5- trong giờ ăn cơm , Vân vừa ăn vừa cười đùa , nói chuyện nđể bữa ăn thêm vui vẻ 
6- khi thanh toán tiền ở quầy sách , Ngọc nhường cho em bé thanh toán trước 
+ Nhận xét câu trả lời của HS 
H- Hãy nêu những biểu hiện của phép lịch sự ?
Kết luận : Bất kể mọi lúc , mọi nơi , trong khi ăn uống , nói năng, chào hỏi  Chúng ta cũng cần giữ phép lịch sự
* Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi Tập làm người lịch sư
+ GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Cho đại diện các nhóm trình bày, lớp theo dõi nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ GV đưa ra nội dung :
Nhân vật bố, mẹ , hai đứa con và mâm cơm 
Nhân vật 2 bạn HS và quyển sách bị rách 
Nhân vật chú thương binh , bạn HS và chiếc túi
Nhân vật bạn HS và em nhỏ
+ Gv theo dõi nhận xét
* Hoạt động 3 Tìm hiểu ý nghĩa một số câu ca dao , tục ngữ 
1- Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 
2- Học ăn , học nói , học gói , học mở 
3- Lời chào cao hơn mâm cổ 
+ Nhận xét câu trả lời . đọc ghi nhớ
3- Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau.
--Lên bảng xử lí tình huống
-Nêu lại nội dung bài học
+ Các nhóm đọc chuyện và thảo luận nội dung theo yêu cầu của GV, sau đó trình bày, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+ Trung làm như thế là đúng..
.+ Nhàn làm như thế là sai vì ..
+ Việc làm này là sai vì không tôn trọng bạn 
+ Là sai vì không tôn trọng ..
+ Làm như thế là chưa đúng vì 
+ Ngọc đã làm đúng ..
.
+Lễ phép chào hỏi người lớn 
+ Nhường nhịn em bé 
+ không cười đùa quá to trong khi ăn cơm ..
+ Lần lượt HS nhắc lại.
+ Gọi HS đọc nội dung bài tập 
+ HS nhắc lại.
+ Đại diện HS trình bày 
+ Cần lựa lời nói trong khi giao tiêp..
+ Tất cả những điều ấy chúng ta cần phải học .
+ Lời chào có tác dụng và ảnh hưởng đến với người khác..
+ HS lắng nghe
****************
Khoa học (43)
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I. Mục tiêu:
 * Giúp HS:
 + Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống 
 	+ Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh 
	+ Biết đánh giá , nhận xét về sở thích âm thanh của mình 
II. Đồ dùng dạy học:
 + HS chuẩn bị theo nhóm : vỏ chai , cốc thuỷ tinh 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
+ GV gọi 2HS lên bảng, lần lượt trả lời câu hỏi:
Làm thí nghiệm để chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh ? 
Aâm thanh có thể lan truyền qua những môi trường nào ?
+ GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
H: Tai để làm gì?
* Hằng ngày, tai của chúng ta nghe được rất nhiều âm thanh trong cuộc sống, những âm thanh dó phát ra từ đâu trong cuộc sống . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 
* Hoạt động 1 Vai trò của âm thanh trong cuộc sống( 10 phút)
+ GV tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm cặp
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và ghi lại vai trò của âm thanh thể hiện trong hình và các vai trò khác mà em biết 
- Gọi HS trình bày , các nhóm khác bổ sung 
GV kết luận Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta , nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập , nói chuyện với nhau , thưởng thức âm nhạc .
* Hoạt động 2: Em thích và không thích những âm thanh nào ?( 10 phút)
+ Cho HS hoạt động nhóm.
+ GV nêu yêu cầu: Hãy tìm và ghi vào giấy những âm thanh em thích và những âm thanh không thích 
+ Mỗi em chỉ nói 1 loại âm thanh em thích và giải thích loại âm thanh không thích vì sao
+ Gọi cacù nhóm trình bày của nhóm mình.
+ GV nhận xét các cách mà HS trình bày .
+GV kết luận : mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau , có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại 
+ Hoạt động 3 Ích lợi của việc ghi lại âm th ...  đọc.
+ 2 HS tìm hiểu và nêu cách qui đồng
+ 1 HS lên bảng thực hiện , HS vào vở rồi nhận xét.
+ HS lắng nghe và ghi bài về nhà.
**********************************
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 21 vừa qua và lập kế hoạch tuần 22.
+ Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác và tinh thần tập thể.
II. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 22.
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần.
+ Báo cáo “Hoa điểm 10” trong tuần.
b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động ở lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần: Nề nếp duy trì và thực hiện tốt. Trong tuần không có em nào nghỉ học.
* Về học tập: + Nhiều em đã có sự tiến bộ như : , Kiên,Tân.
 + Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập.
Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
Tích cực đọc sách báo và mượn truyện ở thư viện
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 23
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm 10.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp. 
+ Duy trì nền nếp sinh hoạt đội
+Nộp các khoản tiền còn lại
Học hát:Bài Chim sáo
Mục tiêu:
-Hs biết cách hát có nốt hoa mĩ và thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi.
-HS biết bài hát chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ –me (Nam Bộ )
| Chuẩn bị
1Giáo viên
-Nhạc cụ quen dùng,hát thành thạo bài hát
-Chép nhạc và lời bài hát ở bảng phụ.Băng đĩa nhạc
2 Học sinh
-Nhạc cụ gõ,thanh phách
-Đọc trước lời ca
||| Hoạt động chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài mới:Giới thiệu bài (ghi bảng)
*Hoạt động 1 :Dạy hát bài Chim sáo
-Bài hát chim sáo có hai lời ca ,mỗi lời ca chia thành ba câu hát.
Lời một :
Câu 1: Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.
Câu 2 : Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay.
Câu 3 :ngọt thơm đom bom ơi đàn chim vui bầy la là la la .
Lời hai (tương tự )
+Gv giải thích tiếng “đom boong” có nghiã là quả đa.
+Chú ý những chỗ có nốt hoa mĩ phải hát luyến nhanh ;chỗ có luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại .
+ Những chỗ cuối câu hát ,trường độ ngân và nghỉ hai phách rưỡi (nốt trắng và lặng đơn )
-Cho học sinh đọc thuộc lời ca từng câu một
-Dạy hát từng câu học sinh hát từng câu ngắn
-Gv chú ý sửa sai
* Hoạt động 2 :Củng cố bài hát
-Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách
 -Cho học sinh hát và gõ đệm theo nhịp Gv chỉ huy cho học sinh hát,chỗ có nốt hoa mĩ phải luyến nhanh.
*Hoạt động 3: Bài đọc thêm tiếng sáo của người tù.
+Gv đọc cho sinh nghe câu chuyện học
H :Sau khi đọc bài Tiếng sáo của người tù em có nhận xét gì ?
*Củng cố –Dặn dò
Gv yêu cầu từng tổ trình bày lại bài hát
Nhắc các em về học thuộc lời cavà tập vận động phụ hoạ. 
-lắng nghe
-Tập hát thuộc lời ca
, -Hát theo tổ theo nhóm bàn ,nhóm một lời một ,nhóm hai lời hai
-Học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo phách
theo sự gợi ý của giáo viên
-Học sinh biểu diễn theo đơn ca ,theo tốp ca ,song ca
-Học sinh trả lời
 +Lắng nghe và hgi nhận
(T5)Âm nhạc.(22)
Ôn tập bài hát:Bàn tay mẹ
 Tập đọc nhạc:TĐN số 6
Mục tiêu:
-Hát đúng giai điệu ,tính chất nhịp nhàng ,vui tươi của bài hát . 
-Tập trình diễn bài hát ,kết hợp vận động phụ hoạ
-HS đọc thang âm :Đồ –Rê –Mi - Son với âm hình tiết tấu có nốt trắng ,nốt đen và móc đơn.
.| Chuẩn bị
1Giáo viên
-Tập trước một vài động tác phụ hoạ
-Chép bài TĐN số 6
-2 Học sinh
-Nhạc cụ gõ,thanh phách
||| Hoạt động chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài mới:Giới thiệu bài (ghi bảng)
*Hoạt động 1 Ôn tập bài hát ;Bàn tay mẹ
-Cho học sinh ôn bài vài lượt 
-Tập cho học sinh thể hiện một vài động tác phụ hoạ. 
 +Đọc cho học sinh nghe bài thơ viết về mẹ
-Gv chú ý sửa sai
* Hoạt động 2 : Học bài TĐN số 5
-Cho học sinh nhận xét bài sau :
- Đọc cao độ của bài ,chú ý sự khác nhau giữa nhịp 4 và nhịp thứ 8 .
H:Trong bài có những hình nốt nào ?
+Gv giải thích thêm
+Gv cho hs tập gõ theo tiết tấu
Gv hướng dẫn cho học sinh gõ đệm theo phách .
-Gv chia lớp thành hai nửa,một bên đọc nhạc và một bên ghép lời ca
 *Củng cố –Dặn dò
Gv hường dẫn học sinh tập chép bài TĐN số 5
-Gv nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
-lắng nghe
Học sinh hát lại bài hát
-Hát theo tổ ,theo nhóm bàn
-Học sinh múa động tác phụ hoạ
-Đồ -Rê –Mi –Son 
-Hình nốt móc đơn ,nốt đen ,nốt trắng
-Học sinh tập gõ theo tiết tấu
Học sinh kết hợp gõ theo phách
 Học sinh thực hiện theo
-
-Học sinh chép bài
(T3)Kĩ thuật(43)
CHĂM SÓC RAU, HOA
I. Mục tiêu:
+ HS biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
+ Làm được một số công việc chăm sóc ra, hoa.
+ Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy – học
 + Dầm xới hoặc cuốc.
 + Bình tưới nước.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
* GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
2.Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: HD học sinh tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuâït chăm sóc cây.
1`. Tưới nước cho cây: ( 10 phút)
+ GV cho HS quan sát tranh.
H: Ở gia đình em thường tưới nước cho cậy rau, hoa vào lúc nào? Bằng dụng cụ gì? 
+ GV có thể làm mẫu thao tác cho HS quan sát.
+ GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước lúc trời râm mát.( để cho nước đỡ bay hơi).
+ GV chỉ định 1 HS làm lại thao tác tưới nước cho cây.
2. Tỉa cây: ( 8 phút)
H: Thế nào là tỉa cây? Tỉa cây nhằm mục đích gì?
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGK. Nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt?
+ GV hướng dẫn HS tỉa cây: Chỉ nhổ tỉa những cây cong queo, gầy yếu , sâu bệnh, nếu gieo hốc thì nhổ bớt những cây nhỏ, nếu gieo hàng thì nhổ khoảng cách giữa các cây.
3. Làm cỏ: (8 phút)
+ Gợi ý HS quan sát và nêu những cây thường mọc trên những luống rau?
H: Nêu những tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa?
* GV nhận xét và kết luận: Trên luống trồng rau, hoa thường có cỏ dại. Cỏ dại hút tranh nước, chất dinh dưỡng của cây và che lấp ánh sáng làm cho cây phát triển kém. Vì vậy phải thường xuyên làm cỏ cho cây rau, hoa.
+ GV lưu ý cho HS: 
- Dùng dầm xới nhổ cỏ nhẹ nhàng tránh làm bật gốc cây khi cỏ mọc sát gốc.
- Cỏ làm xong thu gọn vào một chỗ đem đổ hoặc phơi khô rồi đốt.
4. Vun xới cho rau, hoa. (7 phút)
H: Nêu tác dụng của vun gốc?
+ GV nhận xét và kết luận về mục đích của việc vun xới.
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 3 SGK và yêu cầu HS nêu dụng cụ vun xới , cách xới đất?
+ GV làm mẫu và nhắc nhở HS một số chú ý:
- Không làm gãy cây hoặc làm cây sây sát.
- Kết hợp xới đất, vun gốc, không vun quá cao làm lấp thân cây.
3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV hệ thống nội dung bài học, yêu cầu HS nhắc lại.
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị tiết sau.
- Kiểm tra theo nhóm.
+ HS quan sát hình 1 SGK.
- Lần lượt HS nêu:
+ Dùng gáo múc nước, bình tưới hoa sen hoặc vòi phun.
+ HS theo dõi và quan sát.
+ Lần lượt 2 HS thực hiện.
- Loại bỏ bớt một số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sing trưởng và phát triển.
+ HS quan sát và lắng nghe.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Hút tranh nước, chất dinh dưỡng trong đất.
+ HS lắng nghe.
- Giữ cho cây không đổ, rễ cây phát triển mạnh.
+ HS quan sát hình 3 SGK.
+ HS theo dõi và lắng nghe.
+ HS chú ý và nhắc lại.
+ HS nhớ và thực hiện yêu cầu của GV.
T2)Kĩ thuật(44)
CHĂM SÓC RAU , HOA (t 2 )
I. Mục tiêu
 + Biết đựơc các bước và yêu càu của từng bước tiến hành chăm sóc rau , hoa
 + Làm được công việc chăm sóc rau , hoa như bón phân , làm cỏ , tưới nước .
 + HS luôn có ý thức châm sóc rau , hoa , bảo vệ rau , hoa , yêu thích lao động.
II. Đồ dùng dạy học
 + Một số dụng cụ lao động phục vụ cho việc trồng rau , hoa
III. Hoạt động dạy –học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
+ Gọi 2 HS lên bảng nêu:
1. Kĩ thuật chăm sóc cây ?
2. Thực hiện thao tác kĩ thuật tưới nước, làm cỏ/
* GV nhận xét đánh giá.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 3: HS thực hành chăm sóc rau, hoa. ( 15 phú
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và yêu cầu HS nhắc lại các bước chăm sóc.
- Nêu thời gian và nhiệm vụ theo quy trình.
+ GV phân chia nhóm, nơi làm việc.
* Lưu ý: 
- Thực hiện đúng thao tác trong quy trình.
- Chú ý đảm bảo an toàn trong khi làm.
+ Yêu cầu HS thực hành.
+ Nhắc HS bảo vệ cây trồng không làm gãy cành , cây .
+ Vệ sinh dụng cụ, tay chân sau khi thực hành.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
+ GV gợi ý để HS đánh giá két quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
- Chuẩn bị đầy đủdụng cụ, vật liệu lao động.
- Đúng thao tác kĩ thuật 
- Hoàn thành đúng thời gian.
+ GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
+ hai em nêu .Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ HS kiểm tra theo nhóm rồi báo cáo.
+ 2 HS nêu.
+ HS thực hiện theo nhóm.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
+ HS đánh giá theo các tiêu chuẩn.
+ Lớp lắng nghe.
+ HS nhớ và chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docL4Tuan 22.doc