Giáo án Tuần 21 - Lớp 4

Giáo án Tuần 21 - Lớp 4

Tiết 41 : TẬP ĐỌC

Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (SGK/tr 21).

1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các số từ chỉ thời gian, các tên riêng nước ngoài, đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

 - Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ : Anh hùng Lao động, tiện nghi.

+ Nội dung: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.

2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra: Đọc bài: Trống đồng Đông Sơn.

TLCH trong bài.

HS đọc bài.

HS nhận xét cách đọc của bạn.

HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học

 

doc 13 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 21 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
Sáng: Tiết 21: Chào cờ
Tiết 41 : Tập đọc
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (SGK/tr 21).
1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các số từ chỉ thời gian, các tên riêng nước ngoài, đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ : Anh hùng Lao động, tiện nghi.....
+ Nội dung: Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3 .Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Đọc bài: Trống đồng Đông Sơn.
TLCH trong bài.
HS đọc bài.
HS nhận xét cách đọc của bạn.
HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: (qua tranh).
b, Nội dung chính:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc .
GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn , đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó.
Giọng đọc : (như phần yêu cầu).
Bài đọc có bốn đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài.
- Nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa? 
- Nêu ý nghĩa của bài đọc?
HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọctoàn bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
HS đọc nối tiếp theo đoạn.
*Sửa lỗi phát âm : Vĩnh Long, thiêng liêng, súng ba-dô-ca, lô cốt...
Câu : Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa / và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí / phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc.
HS đọc toàn bài.
HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc.
HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-..tên thật là Phạm Quang Lễ.... 
** Thi đọc diễn cảm toàn bài.
HS nghe, bình chọn giọng đọc hay, đọc đúng.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
– Chuẩn bị bài : Bè xuôi sông La.
Chiều:
Tiếng việt ( ôn )
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
I.Mục tiêu:
HS đọc thành thạo toàn bài tập đọc ( HS yếu )
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho( HS khá giỏi)
Rèn kĩ năng nghe viết thành thạo cho HS
II.Đồ dùng dạy học :
GV chép sẵn một số từ cần hướng dẫn HS luyện viết
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS đọc bài .
 2. Hướng dẫn HS luyện tập.
a, Luyện đọc ( chia lớp làm 2 nhóm ; nhóm 1rèn HS yếu ; nhóm 2 rèn HS KG)
 - Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng để điều khiển 
 GV là người hướng dẫn , kiểm tra.
 Các nhóm trưởng báo cáo kết quả luyện tập của nhóm mình.
 GV nhận xét đánh giá sự tiến bộ của từng thành viên .
b, Luyện viết ( Đoạn Từ Năm 1946.lô cốt giặc)
 - Gọi 2 HS đọc đoạn viết 
 - Hướng dẫn viết từ khó và độ cao một số con chữ 
 - HS thực hành viết bài
 - Chấm chữa bài – Nhận xét cho điểm.
IV. Củng cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học – giao bài tập về nhà.
Dặn chuẩn bị bài cho giờ sau.
Sáng : Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Tiết 41: Luỵên từ và câu
 Câu kể : Ai thế nào ? (SGK tr/ 23).
1.Mục tiêu: - HS nhận biết được câu kể Ai thế nào? , xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu.
- Biết viét đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào ? để giới thiệu về các bạn trong tổ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Ghi sẵn đoạn văn / tr 23.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Đặt một câu kể Ai làm gì? Xác định vị ngữ trong câu vừa đặt.
VD : - Buổi sáng, tôi /đi học.
 CN VN
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét : GV tổ chức cho HS đọc, xác định, thực hiện yêu cầu phần nhận xét, xây dựng nội dung bài học.
- Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật ?
- Đặt câu hỏi cho các từ vừa tìm được.
- Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi câu.
- Đặt câu hỏi cho các từ vừa tìm được?
II – Ghi nhớ : SGK/tr 24.
III – Luyện tập :
Bài 1 : Tìm câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn sau. 
GV cho HS đọc đoạn văn, làm việc cá nhân, báo cáo.
- Xác định chủ ngữ trong câu vừa tìm được.
- Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được.
Bài 2 : Kể về các bạn trong tổ em...sử dụng câu kể Ai thế nào?
GV cho HS kể theo cặp, trình bày trước lớp, viết vào VBT.
HS nghe, phát hiện câu kể Ai thế nào?
HS đọc, xác định yêu cầu của đề bài, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
HS đọc đoạn văn, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Bên đường, cây cối xanh um.
- Nhà cửa thưa thớt dần.
- Chúng thật hiền lành.
- Anh trẻ và thật khoẻ mạnh.
VD : Cái gì thưa thớt dần? (Nhà cửa thưa thớt dần).
HS đọc, nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành, chữa các bài tập SGK/tr 24.
Câu 1, 2, 4, 5, 6.
VD : Căn nhà / trống vắng.
CN VN
- Anh Đức / lầm lì, ít nói .
 CN VN
HSKG có thể đặt câu hỏi gợi ý tìm chủ ngữ, vị ngữ cho HS TB, yếu.
VD : Tổ em có bẩy bạn. Trong tổ, Thành là người nghịch ngợm nhất. Giờ nào cũng vậy, Thành hay trêu tròng các bạn nữ. Hoa là tổ trưởng nhưng bạn ấy rất hiền. Dũng thông minh hơn cả. Tùng thì hay nói chuyện trong lớp.....
C. Củng cố, dặn dò:- Nêu ý nghĩa và cấu tạo của câu kể Ai thế nào? Cho ví dụ minh hoạ.
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bài, chuẩn bị giờ sau : Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
 Tiết 21: Chính tả (Nhớ – viết)
	Bài viết : Chuyện cổ tích về loài người (SGK tr 22)
1-Mục tiêu: - HS nhớ - viết đúng, trình bày đẹp bài viết : Chuyện cổ tích về loài người.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đều, đẹp, phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
2.Chuẩn bị : VBT thay cho phiếu học tập.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ chứa tiếng có âm đầu n/l
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết .
-Nêu nội dung chính của đoạn văn?
GV hướng dẫn HS viết từ khó trên bảng con, bảng lớp ( dựa vào nghĩa của từ, từ loại).
 Từ : trụi trần, lời ru...
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
GV yêu cầu học sinh gấp SGK, viết bài.
GV chấm, chữa một số bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2 : GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài, chọn chữ cần điền, hoàn chỉnh khổ thơ, đọc lại khổ thơ đã chọn điền chữ đúng.
Bài 3 : GV cho HS điền chữ đúng, đọc lại bài tập, nêu vẻ đẹp của cây mai tứ quý.
HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa, phương thức cấu tạo từ.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học
HS đọc thuộc lại bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả.
- Mọi vật sinh ra trên trái đất này đều vì trẻ em, hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
HS thực hành viết từ khó, dễ mắc lỗi, phân tích cách viết dựa trên nghĩa của từ (từ điển Tiếng Việt thông dụng).
VD : trụi trần : vắng vẻ, chưa có gì.
- Viết hoa những chữ đầu câu.
HS nhớ, viết bài.
HS đổi vở, chữa lỗi trong bài.
HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành.
* Kết quả : mưa giăng, theo gió, rải tím.
- dáng thanh, thu dần, một điểm, rắn chắc, vàng thẫm, cánh dài, rực rỡ, cần mẫn.
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài.
 - Chuẩn bị bài : Sầu riêng.
Chiều:
Tiếng Việt( ôN )
Luyện tập câu kể : Ai làm gì?
1.Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố , hệ thống hoá kiến thức về câu kể Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng thực hành xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì, đặt câu, viết đoạn văn trong đó có câu kể Ai làm gì?
- Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực.
2.Chuẩn bị : Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tham khảo.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học
HĐ 2 : GV nêu định hướng ôn tập.
- Ôn tập về câu kể Ai làm gì?
- Thực hành làm các bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, đặt câu, viết đoạn văn.
HĐ 3: GV tổ chức cho HS thực hành , chữa bài:
Bài1 : a, Gạch chân dưới câu kể Ai làm gì? 
b, Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
(VBT trắc nghiệm Tiếng Việt 4 / tr 103)
GV đọc cho HS viết đoạn văn, thực hành, chữa bài.
Bài 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm để thành câu theo mẫu Ai làm gì?
a, Đêm giao thừa, cả nhà.....................
b, Buổi sáng, mẹ...................
c, Chiều thứ bẩy, lớp em..................
Bài3 : Viết một đoạn văn ngắn gồm năm đến bảy câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào ngày nghỉ cuối tuần.
GV cho HS KG nói mẫu một lượt, cho hai HS viết vào bảng nhóm, HS viết vào vở, chữa bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. 
- Câu kể Ai làm gì gồm hai bộ phận : bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? ; bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì?
HS đọc, xác định yêu cầu đề, thực hành, chữa bài.
Thuyền chúng tôi / xuôi dòng về hướng 
 CN VN
Năm Căn. ...Càng đến gần, những đàn chim / bay kín trời, cuốn theo sau 
 CN VN
những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt.
HS nêu miệng, viết câu trong vở.
a, Đêm giao thừa, cả nhà ngồi quây quần bên nồi bánh trưng.
b, Buổi sáng, mẹ đưa em đến trường.
c, Chiều thứ bẩy, lớp em tổ chức liên hoan.
VD : Ngày cuối tuần thực sự ý nghĩa với tất cả thành viên trong gia đình. Bố giúp mẹ việc nhà. Em cùng ông chăm sóc cây cảnh. Bé Bi đọc chuyện cho bà nghe. Mẹ chuẩn bị những món ăn tươi ngon nhất để cải thiện bữa ăn trong những ngày nghỉ. Ai cũng vui vì được ở bên những người mình yêu thương nhất.
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Ôn bài , chuẩn bị bài sau .
Sáng: Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011
Tiết 21: Kể chuyện	 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (SGK/ tr 25).
1.Mục tiêu: - HS chọn và kể được một câu chuyện về một người có sức khoẻ đặc biệt.
- Rèn kĩ năng kể tự nhiên, chân thực, nghe và đánh giá đúng lời kể của bạn, hiểu nội dung câu chuyện.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập, biết trân trọng sức khoẻ và tài năng của con người.
2.Chuẩn bị:- Sưu tầm truyện kể theo chủ đề .
HS : Ghi chép nội dung có liên quan đến truyện kể.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: GV cho HS kể câu chuyện giờ học trước.
HS kể chuyện, nhận xét bạn kể, nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
 GV cho HS đọc , phân tích yêu cầu của đề, gạch chân dưới từ ngữ quan trọng.
HĐ 2 : Gợi ý kể chuyện:
GV cho HS đọc phần gợi ý, phân tích theo đề bài : 
- Đề bài yêu cầu gì?
- Thế nào là có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt?
- Tìm được những người có sức khoẻ đặc biệt ở đâu?
GV cho HS KG đọc phần gợi ý, nói mẫu từng phần.(SGK/tr  ... huyện theo cặp.
HS kể chuyện trước lớp. HS thảo luận về ý nghĩa mỗi câu chuyện, liên hệ giáo dục về ý thức giữ gìn sức khoẻ, trân trọng, rèn luyện tài năng.....
HS thi kể chuyện, bình chọn câu chuyện hay, chân thực...
HS bình chọn giọng kể hay.
C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe.
Sáng : Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2011
Tiết 41: Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả đồ vật
1. Mục tiêu: - HS nắm được ưu, khuyết điểm trong mỗi bài làm, biết sửa lỗi trong bài.
- Rèn kĩ năng thực hành, nghe, phân tích và sửa lỗi.
- Giáo dục ý thức thi đua , vươn lên trong học tập.
2.Chuẩn bị : Hệ thống kết quả bài làm của học sinh.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - GV cho HS nhắc lại nội dung đề bài KT tiết trước.
B. Nội dung chính :
HS nhắc lại đề bài và yêu cầu khi làm bài.
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ trả bài.
b, GV trả bài cho HS, nhận xét chung kết quả bài làm :
c, GV tổ chức cho HS đọc bài, nêu lỗi viết trong bài, đề xuất cách sửa lỗi.
GV cùng HS sửa lỗi :
- Đọc lại bài làm, lời phê của cô giáo trong bài, đọc chỗ mắc lỗi.
- Nêu nội dung từng phần?
- Tham gia chữa lỗi chung.
- Tự chữa lỗi của bài làm.
- Đổi bài cho bạn để cùng chữa lỗi .
GV cho HS nói lại từng phần của bài văn kể chuyện sau khi đã sửa lỗi.
*Lỗi dùng từ : tôi – em 
Chiếc cặp rất xinh đẹp.
** Lỗi ngữ pháp : VD : Chiếc cặp hình chữ nhật. Có một chú gấu trúc in ở ngoài.
***Lỗi trình bày : Các đoạn văn liền mạch, không tách đoạn theo nội dung.
d, Giới thiệu bài văn tham khảo (Bài văn đạt điểm khá giỏi của lớp hoặc của HS năm trước).
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
HS đọc lại bài, thực hiện yêu cầu của GV, chữa bài trong VBT, nêu lỗi viết trong bài, cách sửa lỗi, giúp bạn cùng sửa lỗi.
- Mở bài : Giới thiệu đồ vật miêu tả.
- Thân bài : Tả bao quát đến chi tiết, tả từ trong ra ngoài đồ vật, công dụng của đồ vật...
- Kết bài : Nêu cảm nghĩ về đồ vật miêu tả.....
- Nhất quán trong cách xưng hô khi miêu tả : Ví dụ : đầu năm học mới, mẹ mua tặng em một chiếc cặp mới. 
Chiếc cặp hình chữ nhật.....
Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.....
VD : Chiếc cặp hình chữ nhật. Nắp cặp có in hình chú gấu trúc xinh xắn, dễ thương.
Chia đoạn theo bố cục bài văn : Mở bài, thân bài, kết luận.
HS đọc bài văn tham khảo.
HS chọn một đoạn văn trong bài , viết lại cho hay hơn.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập, thái độ trong giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau : Cấu tạo bài văn miêu tả câu cối.
Tiết 42: Luyện từ và câu
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? (SGK tr/ 29).
1.Mục tiêu: - HS nắm được đặc điểm về ý nghĩa, cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Rèn kĩ năng thực hành : xác định câu kể Ai thế nào? ; xác định vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?, biết đặy câu theo đúng mẫu.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Nêu cấu tạo của câu kể Ai thế nào? Cho VD minh hoạ.
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
B.Nội dung chính:
I – Nhận xét : GV tổ chức cho HS đọc, xác định, thực hiện yêu cầu phần nhận xét, xây dựng nội dung bài học.
- Tìm các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được?
- Vị ngữ trong mỗi câu trên biểu hiện nội dung gì? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?
II – Ghi nhớ : SGK/tr 24.
III – Luyện tập :
Bài 1 : Tìm câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn sau. 
GV cho HS đọc đoạn văn, làm việc cá nhân, báo cáo.
- Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được.
- Vị ngữ trong các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành? 
Bài 2 : Đặt ba câu kể Ai thế nào?, mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.
GV cho HS nêu miệng, viết trong vở, HS nghe, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu nêu trên.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
- Câu 1, 2, 4, 6, 7 là câu kể Ai thế nào?
VD : Về đêm, cảnh vật / thật im lìm.
	 VN VN
- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
- Vị ngữ thường do tính từ, cụm tính từ , động từ, cụm động từ chỉ trạng thái tạo thành.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành, chữa bài.
- Câu 1, 2, 3, 4, 5 là câu kể Ai thế nào?
VD : Cánh đại bàng / rất khoẻ.
 CN VN (cụm TT)
VD : Mỏ đại bàng / dài và cứng.
	CN VN (hai TT)
VD : 
- Hoa nhà thoang thoàng hương đưa.
- Những nụ hồng chúm chím xinh như cánh môi nàng thiếu nữ.
- Địa lan khiêm tốn, dịu dàng.
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài : Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
Tiếng việt ( ôn )
Luyện tập : Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
1. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức đã học về cấu tạo và ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Rèn kĩ năng xác định câu kể Ai làm gì, xác định thành phần câu, đặt câu, viết đoạn văn.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ 2 : Định hướng nội dung: 
- Nêu ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Vận dụng làm các bài tập thực hành.
HĐ 3 :Tổ chức cho HS thực hành.
Bài 1 : Đọc đoạn văn sau và ghi lại câu kể Ai làm gì?
Sáng nào mẹ cũng gọi em dậy từ lúc sáu giờ. Việc đầu tiên của em là vệ sinh cá nhân. Sau đó em đi tập thể dục cho người khoan khoái, dễ chịu. Ăn sáng xong, em đi học ngay cho kịp giờ. Em thấy rất vui khi mình hoàn thành mọi công việc của ngày.
Bài 2 : Xác định vị ngữ trong mỗi câu kể vừa tìm.
Bài 3 : Một buổi sáng thức dậy, em thấy vạn vật thật sôi động. Hãy viết đoạn văn ngắn nói về sự sôi động đó trong đó có sử dụng mẫu câu Ai làm gì?
HS TB yếu có thể chỉ cần đặt câu.
GV cho HS KG viết vào bảng nhóm, chữa bài.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì chỉ hoạt động của người, vật.... Vị ngữ có thể là động từ hoặc cụm động từ.
HS đọc bài văn, thực hành trong vở viết, chữa bài.
HS thực hiện kết hợp bài 1, 2. HS đặt câu hỏi giúp bạn tìm vị ngữ, chủ ngữ.
- Sáng nào mẹ / cũng gọi em dậy từ lúc sáu giờ. 
	CN	VN
- Sau đó em / đi tập thể dục cho người 
 CN VN
khoan khoái, dễ chịu
- Ăn sáng xong, em / đi học ngay cho kịp giờ. 
	CN	VN
VD : Sáng ra thức dậy, bé thấy vạn vật thật sôi động. Bầy chim nhỏ lích rích chuyền cành. Chị ong vàng vội vã đi tìm mật. Lũ sâu nhỏ ẩn mình trong lá. Còn các nàng hoa thì rối rít trang điểm để đón chào những tia nắng ấm áp đầu tiên của một ngày mới. Cuộc sống thật tuyệt vời.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Luyện đọc thêm ở nhà
Sáng: Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Tiết 44: Tập làm văn 
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối (SGK /tr 30)
1. Mục tiêu: - Học sinh nắm được cấu tạo bài văn miêu tả cây cối gồm ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả cây ăn quả quen thuộc.
- Giáo dục ý thức học tập, chăm sóc và bảo vệ cây cối.
2. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh hoạ cho bài văn : Bãi ngô, Cây gao, Cây mai tứ quý, dàn bài minh hoạ theo hai cách miêu tả.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : Nội dung bài trước.
B. Nội dung chính :
HS nêu nội dung đã học.
* Giới thiệu bài : (qua tranh)
I – Nhận xét : GV cho HS đọc, phân tích thực hiên yêu cầu của bài tập trong phần nhận xét.
Bài 1 : Đọc thầm, trao đổi theo cặp, báo cáo.
Bài 2 : Một HS đọc toàn bài, HS xác định nội dung từng đoạn, so sánh về trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý và bài Bãi ngô, so sánh điểm giống nhau Cấu tạo bài văn miêu tả.
II – Ghi nhớ : SGK/tr31.
III – Luyện tập:
Bài 1 : Đọc bài Cây gạo, cho biết trình tự miêu tả của bài văn.
(Cách tiến hành như bài 1 phần nhận xét song cho HS làm việc cá nhân).
Bài 2 : Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học:
a, Tả theo thời kì phát triển của cây.
b, Tả từng bộ phận của cây.
GV cho HS lựa chọn đối tượng miêu tả, chọn cách miêu tả, đặt câu hỏi cho HS nói miệng một, hai lần, viết vào vở, hai HS viết vào bảng nhóm theo hai cách, chữa bài.
HS đọc xác định yêu cầu bài , thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS đọc , xác định yêu cầu bài trước khi đọc đoạn văn.
Bãi ngô
Cây mai tứ quý
Trình tự miêu tả
Giới thiệu bao quát về cây ngô...
Tả bao quát về hình dáng cây mai..
Bài Bãi ngô : tả theo trình tự phát triển của cây
Tả hoa ngô, búp ngô giai đoạn đơm hoa, kết trái
Tả cánh hoa, trái cây
Bài Cây mai tứ quý : tả theo từng bộ phận của cây.
Tả lá ngô bắp ngô giai đoạn thu hoạch
Nêu cảm nghĩ về cây mai
* Giống : cấu tạo gồm ba phần...
Bài 1 : Tả theo thời kì phát triển của cây gạo trọng một năm.
Đoạn 1 : Tả cây gạo già đến mùa hoa.
Đoạn 2 : Tả cây gạo già hết mùa hoa.
Đoạn 3 : Tả cây gạo già khi quả chín.
4. Củng cố dặn dò : - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. 
- Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập quan sát cây cối
Tiết 21: Sinh hoạt
 Sinh hoạt Lớp
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 21, đề ra 
phương hướng hoạt động tuần 22.
- Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
- Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể chi đội đoàn kết, vững mạnh .
2. Văn nghệ Múa hát tập thể thường xuyên đều đặn .
3. Nội dung: 
a, Lớp trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Tham gia vệ sinh trường lớp, trồng cây đầu xuân trong vườn hoa.
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học, an toàn giao thông.
* Tồn tại:
- Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như 
- Kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế nhất là chia số có ba chữ số.
- Chất lượng vở sạch chữ đẹp đi xuống.
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Thực hiện nghỉ tết an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không đốt pháo, không đòi tiền mừng tuổi.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc