Giáo án Khối 4 - Tuần 26 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Khối 4 - Tuần 26 (Bản 2 cột đẹp)

I.Mục đích - yêu cầu:

 - Luyện đọc:

· Đọc lưu loát toàn bài

· Đọc diễn cảm diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dử dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung phong.

 + Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống an bình.

 - Giáo dục các em biết vựợt qua khó khăn , gian khổ trong cuộc sống

II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh minh hoạ nội dung bài ( giống như trong SGK) băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc :

 - HS : Xem trước bài trong sách.

III.Các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ

2. Kiểm tra: (Kiểm tra: 2hs đọc bài thơ tiểu đội xe không kính)

H. Những hình ảnh nào tronh bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?

H. Tình đồng chí đồng đội thể hiện trong những câu thơ nào?

H.Nêu ý nghĩa của bài thơ?

3. Bài mới

 

doc 47 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 26 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T1)
 I. Mục tiêu: 
 - Học sinh nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào:vì tiền của là mồ hôi, là công sức của bao người lao động.
 - HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Giáo dục các em biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi tình huống.
HS: Giấy màu xanh - đỏ- vàng . Bìa 2 mặt xanh, đỏ . 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: Chuyển tiết.
2. Bài cũ: 
H: Mỗi trẻ em đều có quyền gì? Khi bày tỏ ý kiến các em cần có thái độ như thế nào?
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến của mình?
H: Nêu ghi nhớ của bài?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của Gv
Hoạt động học của HS
-G iới thiệu bài, ghi đề bài.
 HĐ 1: Tìm hiểu nội dung các thông tin.
- Yêu cầu 1Hs đọc thông tin trong sách/11
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi tìm hiểu về các thông tin trên.
- Yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý kiến.
H: Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
.người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
H: Theo em có phải do nghèo nên mới tiết kiệm không?
không phải do nghèo nên mới tiết kiệm, vì ở Đức và Nhật là các dân tộc cường quốc mà họ vẫn tiết kiệm. Tiết kiệm là thói quen và tiết kiệm mới có nhiều vốn để giàu có. Chúng ta nên học tập họ.
- Gv tổng hợp các ý kiến của HS, đưa ra kết luận: 
 Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
HĐ2: Vận dụng, thực hành.
Bài tập 1: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân.
- Yêu cầu HS nêu nội dung và yêu cầu bài tập1 .
- Yêu cầu môt vài HS bày tỏ thái độ của bản thân và nêu rõ vì sao mình lại có cách lựa chọn đó.
- Gv nêu từng trường hợp trước lớp và kiểm tra chung ý kiến của từng cá nhân bằng cách yêu cầu Hs giơ bìa màu đỏ(tán thành ); bìa màu xanh(không tán thành ); bìa vàng( phân vân ).
a. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
c. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
d.Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
đCất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết kiệm.
e.Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
g.Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gv chốt lời giải đúng và tổng kết khen ngợi nhóm đã trả lời đúng.
 Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 2.
- Gv phát phiếu BT cho HS và yêu cầu Hs thực hiện cá nhân: Kể các việc nên làm và không nên làm có liên quan đến nội dung bài học.
Việc nên làm 
Việc không nên làm
- Tiêu tiền hợp lí
- Không mua sắm lung tung.
-.
- Mua quà ăn vặt.
- Thích dùng đồ mới, bỏ đồ cũ.
-.
- Yêu cầu Hs trình bày trước lớp.
- Gv chốt và đưa ra kết luận.
Kết luận: Những việc tiết kiệm là những việc nên làm, còn những việc không tiết kiệm, gây lãng phí chúng ta không nên làm.
- Gv rút ghi nhớ và êu cầu HS đọc phần ghi nhớ /12.
- Lắng nghe, nhắc lại.
1 em đọc thông tin trong sách/11
Lớp đọc thầm.
- Thực hiện ø thảo luận theo nhóm đôi,
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Trả lời các câu hỏi của Gv
- Nhắc lại kết luận theo bàn.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu.
- HS giơ bìa màu đỏ: tán thành ; bìa màu xanh: không tán thành ;
bìa vàng : phân vân.
- Các nhóm bày tỏ ý kiến của nhóm mình, nhóm khác bổ sung.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Thực hiện hoàn thành bài tập cá nhân.
- Trình bày kết quả bài làm.
- Lắng nghe.
- Vài em nêu ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1-2 em nhắc lại ghi nhớ 
- Nhận xét tiết học.- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của. Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
TẬP ĐỌC
THẮNG BIỂN
I.Mục đích - yêu cầu:
 - Luyện đọc: 
Đọc lưu loát toàn bài 
Đọc diễn cảm diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dử dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung phong. 
	 + Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống an bình.
 - Giáo dục các em biết vựợt qua khó khăn , gian khổ trong cuộc sống
II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh minh hoạ nội dung bài ( giống như trong SGK) băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc : 
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ 
2. Kiểm tra: (Kiểm tra: 2hs đọc bài thơ tiểu đội xe không kính)
H. Những hình ảnh nào tronh bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
H. Tình đồng chí đồng đội thể hiện trong những câu thơ nào?
H.Nêu ý nghĩa của bài thơ?
3. Bài mới
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
- GV treo tranh minh hoạ, yêu cầu HS nêu nội dung tranh.
Gv liên hệ giới thiệu bài, ghi bảng.
HĐ1: Luyện đọc
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc 3 đọc 3 đoạn ( 2 lược)
+ Đoạn 1: Cơn bão biển đe doạ.
+ Đoạn 2: Cơn bão biển tấn công.
+ Con người quyết choiến , quyết thắng con bảo biển.
GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh, và giải nghĩa từ mới trong bài: mập , cây vẹt, xung kích, chão...
Cho HS luyện đọc theo cặp
Gọi Hs đọc cả bài
GV đọc diễn cảm toàn bài lần 1
GV hướng dẫn giọng đọc:
+ Đoạn 1: Câu đầu đọc chậm ,nhữnh câu sau nhanh dần, nhấn giọng từ: nuốt tươi miêu tả sự đe doạ của cơn bão biển.
+ Đoạn 2: Gấp gấp căng thẳng, nhấn giọng những từ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh , nhânhoá, gợi ra cảnh tượng biển giận dữ, điên cuồng tấn công con đê: ào, như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua,vụt vào, vật lộn dữ dội,giận diên cuồng, hàng ngàn người, quyết tâm chống giữ..
+ Đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện cuộc chiến đấu với biển cả rất gay go, quyết kiệt; sự dẻo dai, ý chí quyết thắng của những thanh niên xung kích: một tiếng reo to, ầm ầm, nhẩy xuống, quật, hàng rào sống, ngụp xuống, trồi lên, cứng như sắt, cột chặt lấy , dẽo như chão, quán chặt, như suối , sống lại....Câu kết giọng khẳng định tự hào.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Yêu cầu HS đọc lướt cả bài trả lời câu hỏi:
H : Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trìng tự nào?
Yêu cầu Hs đọc đoạn 1: Từ đầu..con cá bé nhỏ.
H: Tìm những từ ngữ , hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
- Gv chốt và rút ý 1: Cơn bão bịển đe doạ
- Yêu cầu 1 Hs đọc tiếp đoạn 2:” Tiếp quyết tâm chống giữ”
- Yêu cầu Hs nêu câu hỏi trong sách và mời bạn trả lời.
H: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào?
+ Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói, nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.
H: trong đoạn 1& 2 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
Gv chốt ý 2: Cơn bão biển tấn công
- Yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 3:” Còn lại”.
H: Những từ ngữ , hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dng cảm, sức mạnh chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
- Gv giới thiệu một số tranh ảnh về những những con đê.
Gv chốt và yêu cầu HS nhắc lạiý 3 : Con người quyết chiến thắng cơn bão biển
 - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi và nêu đại ý của bài.
- Gv chốt và ghi đại ý của bài. Yêu cầu Hs lần lượt nhắc lại theo bàn.
Đại ý: ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc bài . Cả lớp theo dõi để tìm gịọng đọc. 
GV dán giấy khổ to . Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn ( Luyện đọc đoạn 3 : Một tiếng reo to nổi lên....quảng đê sống lại.)
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi 2 cặp đọc diễn cảm trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS 
- Theo dõi, lắng nghe.
- 3 HS/ lược
- 1HS / đoạn.
1 HS đọc chú giải và lắng nghe
1 HS đọc 
- đọc thầm
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Lắng nghe.
1 Hs đọc đoạn 1.
- dựa vào nội dung trong sách và trả lời các câu hỏi.
- cuộc chiến đấu dược miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ( đoạn 1) -> biển tấn công ( đoạn 2)-> người thắng biển( đoạn 3)
-gió bắt đầu mạnh- nước biển càng dữ - biển cả muống nuốt tưoi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
- Nhắc lại ý 1 theo bàn.
- 1 Hs đọc đoạn 2, nêu ... hóm
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mìn và cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. 
– Yêu cầu các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần.
- GV đánh giá, nhận xét và tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Gv chốt và rút ra cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
H. Để đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá, chúng ta cần thực hiện những gì ?
* Để đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá, chúng ta cần thực hiện:
+ Giữ vệ sinh ăn uống:Ăn sạch, uống sạch, không ăn thức ăn bị ôi thiu,không ăn cá sống
+ Giữ vệ sinh cá nhân: Chân, tay phải được giữ sạch sẽ
+ Giữ vệ sinh môi trường.
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- HS kể cho nhau nghe một số bệnh về đường tiêu hoá và nêu tác hại của chúng. 
- Một số nhóm trình bày trước lớp.Các nhóm khác theo dõi, bổ sung các ý.
- 2-3 em nêu ý kiến.
- Lần lượt nhắc lại các ý chính theo bàn.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Nhóm bàn thảo luận theo yêu cầu của GV. 
- Hs trong từng nhóm nêu nội dung của từng tranh và nêu tác dụng, tác hại của việc làm đó.
- Thực hiện hỏi- đáp trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh.
- Thực hiện trả lời các câu hỏi.
- Nêu cách phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- 2 em lần lượt đọc trong SGK.
- Trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm bàn. Cả nhóm cùng bàn cách thể hiện và tất cả các bạn trong nhóm đều tham gia vẽ theo sự phân công của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Theo dõi và nhắc lại thành lời. 
- Trả lời câu hỏi- nêu cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Nhắc lại các nội dung chính.
4.Củng cố : - Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị bài tiếp 
TOÁN
TÍNH CHẤT` KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu 
-Giúp học sinh nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
-Giáo dục học sinh tính chính xác.
II.Đồ dùng dạy học :
Gv : Bảng phụ ghi sẵn ví dụ .
Hs : xem trước nội dung bài ï 
III.Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Nề nếp lớp 
2.Bài cũ: Yêu cầu 3 Hs lên bảng thực thiện các bài toán sau, HS dưới lớp làm nháp.
Tính giá trị của biểu thức axb:c , với a= 9, b= 4, c= 2.
Tính giá trị của biểu thức c : 5 , với c= 625.
 3. Tính giá trị của biểu thức 1356 – (x + y), với x= 123, y= 47
-Sửa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Giáo viên giới thiệu bài - Ghi đề .
HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Gv đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
- Yêu cầu HS nêu các giá trị cụ thể của a,b,c và tự tính giá trị của 
( a+ b) +c và a+ ( b+c) rồi so sánh kết quả để nhận biết giá trị của 
( a+ b) +c và a+ ( b+c) là bằng nhau.
- Yêu cầu 3 Hs lên bảng thực hiện với các giá trị cụ thể của a,b,c như sau:
a=4, b=5, c=6
a=36, b=15, c= 20
a=28, b=49, c= 51.
a
b
c
(a+b) =c
a+(b+c)
5
4
6
(5+4)+6=9+6=15
5+(4+6)=5+10=15
35
15
20
(35+15)+20=50+20=70
35+(15+20)=35=35=70
28
49
51
(28+49)+51=77+51=128
28+(49+51)=28+100=128
- Gv chốt các ý kiến : ( a+ b) +c = a+ ( b+c) 
- Yêu cầu HS phát biểu thành lời tímh chất kết hợp của phép cộng.
- Gv chốt: Khi cộng một tồng 2 số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. 
HĐ2 : Luyện tập thực hành 
Bài 1 :Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gv hướng dẫn thêm: kết hợp những số tạo thành số tròn chục, tròn trăm lại với nhau .
- Yêu cầu HS làm vào vở, 3 nhóm thực hiện trên phiếu .
- Yêu cầu HS trao đổi vở để chấm đúng/ sai.
- Lần lượt các nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng.
- Gv theo dõi, sửa bài trên bảng theo đáp án.
3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698 
	= 5098
4367 + 199 + 501 = 4367 + 700
	= 5067 
4400 + 2148 + 252 = 4400 + 2400
	= 6800 
921 + 898 + 2079 = 898 + 3000
	= 3898
1255 + 436 + 145 = 436 + 1400
	= 1836
467 + 999 + 9533 = 999 + 10000
	= 10999
Bài 2 :
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu Hs thực hiện tìm hiểu đề trước lớp.
- Yêu cầu Hs nêu hướng giải bài toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GọiHs lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa theo đáp án sau:
 Tóm tắt :
Một quỹ tiết kiệm nhận:
Ngày đầu :75 500 000đồng
Ngày thứ hai: 86 950 000 đồng
Ngày thứ ba: 14 500 000 đồng.
Cả 3 ngày :.đồng?
Bài giải
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền:
75 500 000 + 86 950 000= 162 450 000( đồng )
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền:
162 450 000 + 14 500000 = 176 950 000 ( đồng )
Đáp số : 176 950 000đồng.
Bài 3 : 
-Gọi 1 em đọc đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 3 em lần lượt lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa theo đáp án sau:
a + 0 = 0 + a = a 
5 + a = a + 5 
( a + 28) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30
- Theo dõi, lắng nghe.
- Theo dõi.
-Hs nêu cách tính giá trị cụ thể của a,b,c và thực hiện tính vào nháp.
-3 Hs lần lượt lên bảng thực hiện.
-Hs nhận xét và thực hiện sửa bài.
- Phát biểu thành lời tính chất kết hợp của phép cộng.
Theo dõi, lắng nghe.Nhắc lại nội dung theo từng bàn.
-Hs trình bày cách làm theo ý hiểu của mình.
- Từng cá nhân làm vào vở. 
Sau khi thực hiện xong, thực hiện trao đổi phiếu để chấm Đ/S.
Theo dõi và chấm bài theo đáp án trên bảng.
1 em nêu, lớp theo dõi.Thực hiện tìm hiểu đề trước lớp.
- Từng cá nhân làm bài vào vở.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Theo dõi và sửa bài vào vở.
-1 em đọc đề, lớp theo dõi.
- Từng cá nhân thực hiện vào vở.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Sửa bài vào vở.	
- Lắng nghe, ghi bài .
4.Củng cố - Thu vở chấm bài. Nhận xét tiết học.
5 Dặn dò : Xem lại bài và làm bài tập.Chuẩn bị bài TT
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.Mục đích –yêu cầu :
- Củng cố cho Hs văn kể chuyện.Từ đó xây dựng được câu chuyện phù hợp với cốt truyện và nhân vật. Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
 - Bước đầu biết xây dựng bài kể chuyện đơn giản. 
- Các em trình bày sạch, đẹp bài viết.
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn đề bài va øcác gợi ý.
	 - HS : Xem trước bài, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ:- Kiểm tra 4 em:
Yêu cầu Hs đọc nối tiếp 4 đoạn văn đã hoàn chỉnh của truyện “ Vào nghề”
Nhận xét, ghi điểm cho Hs.
3. Bài mới: 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
*Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập .
-Yêu cầu 1 HS đọc nội dung đề bài .	
- Gv treo bảng phụ có các gợi ý. Yêu cầu 1 Hs đọc.
- Gv hướng dẫn,gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề. Trong một giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể câu chưyện đó theo trình tự thời gian.
- Yêu cầu từng cặp Hs đọc các gợi ý trong SGK và thảo luận trả lời câu hỏi SGK.
Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào?
Em đã thực hiện các điều ước đó như tế nào?
Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày các nội dung.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý .
- GV và lớp theo dõi. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại.
HĐ3 : Luyện tập
- Yêu cầu 1-2 Hs thực hiện làm miệng cả bài trước lớp.
- Yêu cầu Hs dựa vào bài miệng các bạn vừa trình bày và các ý chốt của GV để làm bài vào vở. 
VD : Một buổi trưa,trên đường đi học về, mãi suy nghĩ về con điểm kém môn Toán của bài kiểm tra một tiết,em không thấy phía trước mình có một bà cụ gương mặt phúc hậu, tóc trắng ngư cước.Thấy em buồn, bà cụ hỏi:
- Sao cháu có vẻ mệt nhọc thế kia?
Em đáp:
-Thưa bà, cháu đang có chuyện buồn. Hôm trước, vì mải chơi nên cháu đã không ôn bài nên bài kiểm tra Toán của cháu chỉ đạt điểm 2. Cháu hối hận lắm.
Bà tiên bảo :
- Cháu ngoan lắm. Bà tin rằng cháu sẽ sửa chữa sai lầm của mình.Nay bà sẽ tặng cho cháu ba điều ước.
Em đã không dùng phí ba điều ước nào. Ngay lập tức em ước cho em trai em bơi thật giỏi bởi vì em thường lo em trai em bị ngã xuống sông. Điều thứ hai em ước cho bố khỏi bệnh hen suyển để mẹ đỡ vất vả.Điều ước thứ ba em ước cho em học thật giỏi để ba mẹ luôn vui lòng. Cả ba điều ước đó được ứng nghiệm ngay.
Em đang vui thì tỉnh giấc. Thật tiếc vì đó chỉ là giấc mơ nhưng em rất vui vì đó là một giấc mơ đẹp. Em mong ước những ước mơ đó sẽ trở thành hiện thực.
- Yêu cầu một số Hs trình bày bài làm trước lớp.
- Yêu cầu Hs nộp vở.
- 1 em nhắc lại đề.
-1 Hs thực hiện đọc đề.
- Thực hiện nêu các gợi ý.
- Cùng Gv gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng.
- Từng nhóm 2 em trao đổi các nội các nội dung(như gợi ý trong sách).
- Từng nhóm thực hiện trình bày các nội dung trước lớp.
- 1-2 em thực hiện làm miệng trước lớp. Lớp lắng nghe.
- Thực hiện làm bài vào vở.
- 1 vài em nêu trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét, góp ý.
- HS theo dõi.
- Nộp vở
4. Củng cố:- Đọc cho học sinh nghe đoạn văn hay.
	 Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập. Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_26_ban_2_cot_dep.doc