Giáo án Tuần thứ 20 Lớp 4

Giáo án Tuần thứ 20 Lớp 4

TIẾT 39: BỐN ANH TÀI ( TT )

I MỤC TIÊU:

1 . Kiến thức ,kĩ năng :

-Biết đọc với giọng kể chuyện ,bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện .

 - Hiểu nghĩa câu truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2 . Thái độ

- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.

 * GDKNS:- Tự nhận thức , xác định giá trị cá nhân.

 - Hợp tác

 - Đảm nhận trách nhiệm .

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

 HS: SGK

 

doc 22 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần thứ 20 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:7/1/ 2011
ND:10/1/ 2011
 TẬP ĐỌC 
TIẾT 39: BỐN ANH TÀI ( TT )
I MỤC TIÊU:
1 . Kiến thức ,kĩ năng :
-Biết đọc với giọng kể chuyện ,bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện .
 - Hiểu nghĩa câu truyện : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2 . Thái độ 
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết đoàn kết với nhau làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
 * GDKNS:- Tự nhận thức , xác định giá trị cá nhân.
 - Hợp tác 
 - Đảm nhận trách nhiệm .
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
HS: SGK 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
12’
11’
6’
3’
1’
1. ổn định : 
2 . Bài cũ : Chuyện cổ tích về loài người
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
+ Trong chuyện cổ tích về loài người ai là người sinh ra trước nhất?
+Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
+ Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét - ghi điểm
3 . Bài mới 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Hôm nay chúng ta sẽ học phần tiếp truyện Bốn anh em. Phần đầu ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của Bốn anh em Cẩu Khây. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết Bốn anh em Cẩu Khây đã hiệp lực trổ tài như thế nào để diệt trừ yêu tinh. Cô và các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay:Bốn anh tài(tt)
 Hoạt động 2 : HD HS luyện đọc
GV phân đoạn(2 đoạn)- Gọi HS đọc bài
GV kết hợp sửa sai khi HS phát âm sai
 và hướng dẫn câu văn dài
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
+ Tổ chức thi đọc trước lớp
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm cả bài. 
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
N1: Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ? 
- Đoạn 1 cho biết về điều gì?
N2: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ? 
N3: Thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh?
N4: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
Đoạn 2 muốn nói về điều gì?
+ Ca ngợi về điều gì? Truyện ca ngợi ai? 
Hoạt động 4 : HD đọc diễn cảm 
Gọi 2 HS đọc lại toàn bài 
-GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn “ Cẩu Khây hé cửa .....tối sầm lại”
Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp
GV nhận xét – tuyên dương nhóm đọc hay, HS có giọng đọc hay.
4 . Củng cố 
- Ý nghĩa của truyện này là gì? 
- GV nhận xét tiết học, khen HS học tốt. 
5. Dặn dò :
 - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài: Trống đồng Đông Sơn
Hát
2 HS lên bảng đọc bài
-trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất .
-Để trẻ em được bế bồng chăm sóc ,yêu thương.
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Xem tranh minh hoạ 
HS nhắc lại tựa bài.
HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn(2 lượt)
Đoạn 1: 6 dòng đầu
Đoạn 2: Phần còn lại
-HS luyện đọc trong nhóm đôi
2 nhóm thi đọc trước lớp 
2HS đọc toàn bài.
HS chú ý theo dõi
- HS đọc thầm bài– thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi–đại diện nhóm trình bày- HS nhận xét 
 -Trình bày ý kiến cá nhân:
+ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ đã nấu cơm cho bốn anh em ăn và cho họ ngủ nhờ.
Ý đoạn 1: Bốn anh em Cẩu Khây được bà cụ giúp đỡ. 
 + Yêu tinh có phép thuật phun nước ra như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng , làng mạc.
HS thuật lại.
“Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi...yêu tinh núng thế đành phải quy hàng”
-Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng chinh phục nước lụt : tát nước, đóng cọc, đục máng dẫn nước. Họ dũng cảm đồng tâm, hợp lực nên đã chiến thắng được yêu tinh, buộc yêu tinh phải quy hàng.
Ý đoạn 2: Anh em Cẩu Khây đã diệt trừ được yêu tinh.
+ Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ , tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
2 HS nối tiếp đọc lại 2 đoạn của bài. 
* HS đóng vai đọc theo vai 
HS nhận xét và tìm bạn đọc bài hay nhất
-HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
HS thi đọc diễn cảm trước lớp
+ Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết , hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, giúp dân bản của bốn anh em Cầu Khây.
 TOÁN 
TIẾT 96: PHÂN SỐ 
I – MỤC TIÊU :
1.Kiến thức –kĩ năng :
-Bước đầu nhận biết về phân số, biết phân số có tử số và mẫu số .
-Biết đọc, viết phân số.
2. thái độ:
-HS có tính cẩn thận, vận dụng cách hiểu phân số vào thực tiễn.
* HS khá –giỏi làm BT 3
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: Phiếu học tập, bảng phụ
HS: SGK, bảng con
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
14’
15’
3’
1’
1 ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
 Gọi HS sửa bài tập ở nhà bài 2.
Nhận xét, ghi điểm – nhận xét chung
 3.Bài mới : Phân số
Giới thiệu (ghi bảng) 
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số 
-HS quan sát hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau
GV nói: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu hình tròn
 được viết thành và cho HS đọc 
 được gọi là phân số. HS nhắc lại
-Phân số có tử số là 5, mẫu là 6. Cho HS nhắc lại. 
-Mẫu số viết dưới dấu gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau. 6 là số tự nhiên khác 0
-Tử số viết trên dấu gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó. 5 là số tự nhiên. 
-Làm tương tự với các phân số ; ; ; rồi cho HS nhận xét: Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu từng phần a), b). Sau đó cho HS làm bài và chữa bài.
GV nhận xét, sửa bài 
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài
GV phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập, yêu cầu HS làm trên phiếu
GV nhận xét ghi điểm
Bài 3: HS khá –giỏi làm vở ,sau đó sửa bài 
Gọi HS đọc đề bài 
 HS viết các phân số vào vở .
Thu một số vở – nhận xét
 GV chốt ý: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1 . 
4. Củng cố:
Gọi HS nhắc lại phần nhận xét? 
Liên hệ GD: HS có tính cẩn thận, vận dụng cách hiểu phân số vào thực tiễn .
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: Về làm bàiø tập 4.
- Chuẩn bị: Phân số và phép chia số tự nhiên
Hát 
1 HS lên bảng sửa bài 2:
14 x 13 = 182 (dm)
23 x 16 = 368 (m)
-HS nhắc lại tựa
-Học sinh đọc : Năm phần sáu
HS nhắc lại
HS nhắc lại
HS nhắc lại
- Phân số có tử là 1 và mẫu số là 2
- Phân số có tử số là 3 và mẫu số là 4
- Phân số có tử số là 4 và mẫu số là 7
HS làm bài vào vở nháp – bảng con. 
1-2 HS đọc đề
Phân số
Tử số
Mẫu số
 6
 11
 8
10
5
12
Phân số
Tử số
Mẫu số
 3
 8
 18
25
12
55
1-2 đọc đề bài
HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
2-3 HS nhắc lại
Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang. 
TIẾT 20: LỊCH SỬ 
 CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I MỤC TIÊU :
1.Kiến thức , kĩ năng: 
- Nắm được 1 số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn ( tập trung vào trấn Chi Lăng):
 + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh ( khởi nghĩa Lam Sơn ). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
 +Diễn biến trận Chi Lăng : quân địch do LiễuThăng chỉ huy đến ải Chi Lăng ; kị binh ta nghênh chiến , nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải . Khi kị binh của giặc vào ải , quân ta tấn cơng, Liễu Thăng bị giết , quân giặc hoản loạn và rút chạy .
 + Ý nghĩa : Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh , quân minh phải xin hàng rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập :
 + Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác , quân Minh phải đầu hàng , rút về nước.Lê Lợi lên ngơi Hồng đế ( năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi ( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần )
2.Thái độ:
 - Cảm phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đánh giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng
*HS KHÁ –GIỎI : Vì sao quân ta lựa chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng : Aỉ là một vùng núi hiểm trở , đường nhỏ hẹp , khe sâu, rừng cây um tùm ; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn cơng. 
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV: Hình trong SGK phóng to .
 - Phiếu học tập của HS .
-HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
5’
5’
11’
8’
3’
1’
1.ổn định :
2.Bài cũ: Nước ta cuối thời Trần 
-Đến giữa thế kỉ thứ XIV, vua quan nhà Trần sống như thế nào?
-Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ có hợp lòng dân không? Vì sao?
GV nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3.Bài mới: Chiến thắng Chi Lăng
 Giới thiệu – ghi bảng 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
Năm 1418, từ vùng n ...  diễn cảm. 
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi 
-Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
2 HS nhắc lại
HS chú ý theo dõi
TIẾT 39 : TẬP LÀM VĂN
 MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.(Kiểm tra viết )
I/ MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức –kĩ năng :
- Học sinh biết viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật đồ vật đúng với yêu cầu của đề bài , có đủ ba phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) , diễn đạt thành câu rõ ý .
 2. Thái độ : 
 -Học sinh yêu thích môn văn , nghiêm túc khi làm bài 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Thầy: Bảng phụ chép sẵn dàn ý chung của bài văn tả đồ vật, phấn màu.
 -Trò: SGK, bút, vở, 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
31’
3’
1’
1.ổn định : 
2 . Bài cũ : Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
Gọi HS nhắc lại hai dạng kết bài đã học?
Nhận xét ghi điểm, nhận xét chung 
3/Bài mới: Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết )
a/ GV giới thiệu bài, ghi tựa.
* GV chép đề bài:GV chép 3 đề bài lên bảng ,cho HS chọn 1 trong 3 đề để làm .
* Hướng dẫn, gợi ý:
-Cho HS nêu một số đồ dùng học tập, chọn đồ dùng em yêu thích nhất.
-HS nêu lại bố cục bài văn tả đồ vật .
-GV yêu cầu HS cho biết nội dung của từng phần.
-GV nhận xét và ghi lại dàn ý chung bài văn tả đồ vật:
1-Mở bài:Giới thiệu đồ vật được tả
2-Thân bài:
a)Tả bao quát : (tả bên ngoài)
 -Hình dáng
 -Kích thước
 -Màu sắc
 -Chất liệu, cấu tạo
b)Tả từng bộ phận (tả chi tiết)
3-Kết luận:
Nêu cảm nghĩ đối với đồ vật đã tả(tình cảm, giữ gìn đồ vật)
* Học sinh làm bài:
-GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
-HS làm vào giấy kiểm tra.
* GV thu bài, nhận xét.
-HS nộp bài, GV nhận xét.
4/Củng cố: 
 -Gọi HS đọc lại dàn ý chung bài văn tả đồ vật
Liên hệ GD: HS biết vận dụng KT môn học vào trong giao tiếp
 -Nhận xét chung tiết học .
5. Dặn dò: Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài : Luyện tập giới thiệu địa phương
Hát 
2 HS nhắc lại:
Có hai dạng kết bài là :kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng .
HS nhắc lại tựa bài
-HS đọc to đề bài
Đề bài: 1/ Tả chiếc cặp sách của em .
2/ Tả chiếc bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em .
3/Hãy tả quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 4,tập 2 cuả em. 
- Vài HS phát biểu cá nhân 
- Bài văn gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài 
- HS nêu
Vài HS nhắc lại
-Vài HS nhắc lại dàn ý
-HS làm bài
-Học sinh nộp bài .
2-3 HS nhắc lại
NS:10/1/ 2011
ND:14/1/ 2011
 TOÁN 
TIẾT 100: PHÂN SỐ BẰNG NHAU 
I - MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số ,phân số bằng nhau .
 2. Thái độ: 
- HS có tính cẩn thận, vận dụng cách hiểu phân số vào thực tế.
* HS KHÁ –GIỎI Làm BT :2,3/112
II - DẠY ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: băng giấy, phiếu học tập
III - CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
12’
18’
3’
1’
1.ổn định : 
2.Bài cũ: Luyện tập
- Gọi HS lên làm bài 2 .
-GV chấm 1 số vở.
Nhận xét – ghi điểm, nhận xét chung
3. Bài mới: Phân số bằng nhau
Hoạt động 1: 
Giới thiệu : Khi học về các số tự nhiên các em đã biết mỗi số tự nhiên luôn bằng chính nó.Còn phân số thì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài học hôm nay. (ghi bảng) 
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn HS nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số. 
GV hướng dẫn như SGK
Kết luận : = 
- Làm thế nào để từ phân số có phân số ? 
- GV rút ra tính chất cơ bản của phân số :
 + Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
 + Nếu cả tử và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. 
Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài 1: 
Yêu cầu HS đọc đề bài
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở ,sau đó sửa bài 
GV cùng HS nhận xét 
Bài 2: HS khá –giỏi 
Yêu cầu HS đọc đề bài 
Cho HS làm bài ,sau đó sửa 
Thu một số tập chấm, nhận xét
- Yêu cầu HS tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a), b) hoặc nêu nhận xét gộp cả hai phần a), và b) như SGK 
Rút ra nhận xét SGK
Bài 3: cho HS khá –giỏi làm bài vào vở,sau đó sửa bài .
 Yêu cầu HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. 
- GV chấm một số vở - nhận xét 
4.Củng cố:
 - Gọi HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số?
Liên hệ GD: HS vận dụng cách hiểu phân số vào thực tế.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
 Về nhà học bài và làm lại bài 1b
Chuẩn bị bài sau: Rút gọn phân số
Hát
1 HS lên sửa bài:
; ; ; .
HS nhắc lại tựa bài
- HS quan sát. 
- HS nêu.
-Nhân cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên khác không
Vài HS nhắc lại.
HS đọc đề bài
1 –2 HS đọc đề
HS làm bài ,sau đó sửa bài 
 = = 
 HS đọc đề bài
HS làm bài sau đó 2 HS lên bảng làm 
a. 18 : 3 và (18 x 4 ) : ( 3 x 4 )
 18 : 3 = 6 (18 x 4 ) : (3 x 4 )
 = 72 : 12
 = 6
 à 18 : 3 = (18 x 4 ): ( 3 x 4 )
b. 81 : 9 và (81 : 3 ) : (9 : 3 )
81 : 9 = 9 ( 81 : 3 ) : (9 : 3 )
 = 27 : 3
 = 9
à 81 : 9 = (81 : 3 ) : (9 : 3 )
HS khá –giỏi làm bài vào vở,sau đó sửa bài
2 –3 HS nhắc lại
HS nhận xét tiết học.
TIẾT 40 : TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG .
I - MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức: 
- Học sinh nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu (BT 1)
2.Kĩ năng: 
 - Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới nơi các em sinh sống. (BT2)
 3.Thái độ:
 - Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
* GDKNS:
 -Thu thập , xử lí thông tin( về địa phương cần giới thiệu ).
 - Thể hiện sự tự tin .
 - Lắng nghe tích cực , cảm nhận , chia sẻ , bình luận ( về bài giới thiệu của bạn )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ, phiếu học tập
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
13’
18’
3’
1’
1. Oån định : 
2 . Bài cũ : Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết )
GV nhận xét chung về bài kiểm tra
3. Bài mới: Luyện tập giới thiệu địa phương
a/ GV giới thiệu bài (ghi bảng )
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
Câu a: Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào? 
Câu b: Kể lại những nét đổi mới nói trên. 
Bài tập 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. 
- GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu: 
Cần phải nhận ra những đổi mới của xóm làng, phố phường nơi mình đang ở, có thể giới thiệu những nét đổi mới đó. 
Có thể chọn trong những đổi mới đó một hoạt động em thích nhất hoặc có ấn tượng nhất để giới thiệu.
GV giúp HS nắm dàn ý : 
MB: Giới thiệu chung về địa phương em đang sinh sống( tên, đặc điểm chung) 
TB: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương
KB: Nêu kết quả đổi mới ở địa phương , cảm nghĩ của em về sự đổi mới
- Nhận xét ghi điểm
4.Củng cố: 
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài?
-Liên hệ GD: HS biết giữ gìn những nét văn hóa của địa phương mình
-Nhận xét giờ học
5/ Dặn dò: 
-Về nhà học bài
-Chuẩn bị bài: Trả bài văn miêu tả đồ vật
Hát
HS nhắc lại tựa bài
- HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời các câu hỏi
- Những đổi mới của xã Vĩnh Sơn
- Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quên phát rẫy làm nương,nay đây mai đó. Giờ đã biết trồng lúa nước
- Nghề nuôi cá phát triển.
- Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung mình muốn giới thiệu.
- Thực hành giới thiệu về những đổi mới ở địa phương. 
* Làm việc nhóm ,chia sẻ thông tin.
-Thực hành giới thiệu trong nhóm, thi trước lớp. 
* Trình bày 1 phút .
- HS trình bày trước lớp .
1 –2 HS nhắc lại
TIẾT 20: SINH HOẠT TẬP THỂ 
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá tình hình học tập trong tuần 20, đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 21
Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới.
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT:
 1/ Đánh giá hoạt động trong tuần 20:
* Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần.
 * GV nhận xét chung 
 - Lớp đã đi vào nề nếp học tập.
 - Lớp có ý thức học bài và làm bài tiến bộ hơn.
Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tưới cây trong lớp và ngoài vỉa hèluân phiên.
Tham gia cây mùa xuân cho bạn ; góp gạo giúp đỡ bạn nghèo .
Lớp đi học chuyên cần,nghỉ học có phép.
1 số HS tham gia thi thể dục ,thể thao cấp Thị xã .
 * Một số tồn tại:
Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học 
Họp cha ,mẹ học sinh còn vắng 4 phụ huynh không đi họp .
 * GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau
 2/ Kế hoạch tuần 21:
Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập trước khi nghỉ tết âm lịch .
HS chú ý viết đúng vở đúng quy định.
Nắng gió bụi, giữ vở cần cầûn thận hơn.
Các em đoàn kết giúp nhau trong học tập. 
Kính trọng lễ phép với người lớn,giúp đỡ nhường nhịn em nhỏ.
 Luôn giữ vệ sinh cá nhân, lớp học, chăm sóc cây xanh trong lớp, trên vỉa hè .
Không chơi các trò chơi nguy hiểm như thuốc nổ ,súng ,pháo ,thuốc diêm .
Học sinh nào chưa đóng tiền học lớp 2 buổi HKI ,cần đóng .
Bỏ heo đất tình thương .
 SOẠN XONG NGÀY 12/1 /2011 KÍ DUYỆT NGÀY 15 THÁNG 1 NĂM 2011
 ..
 ..
 .
 NGUYỄN THỊ THU HỒNG ĐIỀN NGỌC THỦY 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 20(1).doc