Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 25: Đạo đức, kĩ thuật, sinh hoạt

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 25: Đạo đức, kĩ thuật, sinh hoạt

ĐÁNH GIÁ TUẦN 25

I. MỤC TIÊU:

- Đánh giá tình hình học tập trong tuần 25 ,đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 26.

- Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới.

II. NỘI DUNG

 1. Điểm lại tình hình tuần 25

 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần

 * GV nhận xét chung

- Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi.

- Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ.

- HS đã chuẩn bị tương đối đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

- Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên.

- Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.

- Chấp hành tốt an toàn giao thông.

 * Một số tồn tại:

- Lớp còn ồn, một số em quên dụng cụ học tập : Hằng, Dét, Dũng, Thu, T. Thanh, Hương.

- Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học : Khang, Công, T.Thanh.

- Về vệ sinh cá nhân, một số em chưagọn gàng,sạch sẽ : Dét; Trang; Tý.

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Tuần 25: Đạo đức, kĩ thuật, sinh hoạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SINH HOẠT
ĐÁNH GIÁ TUẦN 25
I. MỤC TIÊU:
Đánh giá tình hình học tập trong tuần 25 ,đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 26.
Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới.
II. NỘI DUNG 
 1. Điểm lại tình hình tuần 25
 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần
 * GV nhận xét chung
Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, không khí thi đua sôi nổi.
Về học tập các em thực hiện hiện tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
HS đã chuẩn bị tương đối đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ , thực hiện tốt VS luân phiên.
Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. 
 Chấp hành tốt an toàn giao thông.
 * Một số tồn tại:
Lớp còn ồn, một số em quên dụng cụ học tập : Hằng, Dét, Dũng, Thu, T. Thanh, Hương. 
Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học : Khang, Công, T.Thanh. 
Về vệ sinh cá nhân, một số em chưagọn gàng,sạch sẽ : Dét; Trang; Tý.
 *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau
 2. Kế hoạch tuần 26
Tiếp tục ổn định nề nếp hát đầu giờ, nề nếp học tập, nề nếp truy bài đầu giờ.
Nhắc HS rèn chữ viết , giữ sách vở, áo quần sạch sẽ
Phát động phong trào thi đua giữa các tổ,tăng cường ôn tập, kiểm tra bảng nhân, chia
Tăng cường phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS khá giỏi để nâng dần trình độ.
Giáo dục các em đoàn kết giúp nhau trong học tập, xây dựng đôi bạn học tập. 
Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học, chăm sóc cây xanh trong lớp, trên sân trường.
Nhắc HS đi học phải có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập, tập vở trình bày sạch đẹp đúng quy định
Nhắc nhở HS tích cực học tập nhất là các môn học bài.
Nhắc nhở HS tích cực ôn kiến thức cũ, học kiến thức mới chuẩn bị thi GKII.
Nhắc nhở HS đóng các khoản thu đầu năm.
 Soạn xong tuần 25 Khối trưởng kí duyệt:
 Ngày11/03/ 2008 Ngày / / 2008
 Đặng Thị Hồng Anh Hà Thị Sĩ
KĨ THUẬT
TIẾT 25: CHĂM SÓC RAU , HOA(TIẾT2)
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
HS biết được mục đích , tác dụng cách tiến hành 1 số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
 2.Kĩ năng:
HS làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa như tưới nước, làm cỏ, vun xới đất .
 3. Thái độ: 
HS có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây rau , hoa .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Vườn đã trồng rau , hoa ở bài học trước ; 
Vật liệu và dụng cụ : Dầm xới hoặc cuốc , bình tưới nước , rổ đựng cỏ .
Học sinh : 
Một số vật liệu và dụng cụ như GV .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1’
5’
1’
15’
10’
5’
1’
Khởi động:
Bài cũ:
Y êu cầu học sinh nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất? 
Gv nhận xét – tuyên dương
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
“Chăm sóc rau hoa”(tiết 2)
2.Phát triển:
*Hoạt động 1: HS thực hành chăm sóc rau hoa:
-Nhắc lại tên các công việc chăm sóc, mục đích và cách tiến hành các công việc chăm sóc.
-Kiểm tra dụng cụ lao động.
-Phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành.
-Gv quan sát nhắc nhở.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập.
-GV gợi ý HS tự đánh giá:chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ,thực hiện đúng thao tác kĩ thuật,chấp hành đúng an toàn lao động và đảm bảo thời gian quy định.
-GV nhận xét và đánh giá.
Củng cố:
Nêu dụng cụ vun xới đất và cách xới đất. 
Nhận xét tiết học 
Dặn dò: 
 Chuẩn bị bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để học bài sau:Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Hát 
-HS thực hành.
-HS thu dọn dụng cụ và vệ sinh chân tay, dụng cụ.
-Đánh giá kết quả học tập.
THỂ DỤC
TIẾT 49:PHỐI HỢP CHẠY , NHẢY , MANG ,VÁC
TRÒ CHƠI : “CHẠY TIẾP SỨC NÉM BÓNG VÀO RỔ”
I. MỤC TIÊU :
 -Tập phối hợp chạy, nhảy, mang, vác. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng. 
 -Trò chơi: “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ ” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ cho tập luyện và trò chơi (bóng rổ hay bóng đá). 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP 
ĐL
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 +Tập bài thể dục phát triển chung. 
 +Trò chơi : “Chim bay cò bay”.
2 . Phần cơ bản:
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: 
 * Tập phối hợp chạy, nhảy, mang, vác. 
 -GV nêu tên bài tập 
 -GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, chạy, nhảy, mang, vác và làm mẫu. 
 Chuẩn bị: Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1 – 1,5m, cách vạch xuất phát 5 – 6m đặt một chướng ngại vật cao 0,3 – 0,5, cách vật chướng ngại 2 – 3m kẻ một vòng tròn nhỏ có đường kính 0,5m, trong đặt một quả bóng cách 2m kẻ vòng tròn thứ hai cùng kích thước. 
TTCB :Khi đến lượt, từng HS tiến vào vạch xuất phát thực hiện TTCB hai bàn chân chụm, mũi chân sát mép vạch xuất phát, hai tay buông tự nhiên. 
Động tác : Khi có lệnh số 1 chạy nhanh về trước, rồi nhảy qua chướng ngại vật, đến ôm bóng ở vòng tròn 1, chạy tiếp đến vòng tròn hai. Sau đó đặt một chân vào trong vòng tròn hai chạy ngược lại, đặt bóng vào vòng tròn một, nhảy qua vật chướng ngại, chạy về vạch xuất phát đưa tay chạm tay số 2, đi về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
* GV điều khiển các em tập thử một số lần 
* GV tiến hành thi đua giữa các tổ với nhau b) Trò chơi: “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi.
 -Nêu tên trò chơi.
 -GV hướng dẫn cách chơi.
 Chuẩn bị : Kẻ 4 vạch song song với nhau, mỗi vạch dài 1,5m. Vạch 1 là vạch chuẩn bị, cách vạch chuẩn bị 1m kẻ vạch xuất phát (vạch 2). Cách vạch xuất phát 5m là vạch đứng ném (vạch 3). Trên vạch này đặt một giỏ đựng bóng để ném. Cách vạch đứng ném 2,5m là đích (vạch 4). Trên vạch đích để một giỏ đựng bóng. 
 Cách chơi: Khi có lệnh chạy, từng em nhanh chóng chạy từ vạch xuất phát lên vạch ném, nhặt bóng để ném vào rổ, sau đó chạy về vỗ tay vào tay em số 2. Em số 2 thực hiện như em số 1. Các em còn lại, thực hịên như vậy cho đến em cuối cùng. Trong thời gian quy định hàng nào xong trước và có số lần ném vào rỗ nhiều hơn, hàng đó thắng. Khi ném xong, các em dùng sức của thân ngừơi và tay để ném bóng vào rổ. Động tác ném bóng có thể thực hiện bằng một tay hoặc hai tay, cũng có thể ném bóng bằng một tay trên vai hoặc tung bóng. 
 -GV tổ chức cho HS chơi thử một lần. 
 -GV tổ chức cho HS chơi chính thức có tính số lần bóng vào rổ. 
3 .Phần kết thúc: 
 -Đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
 -GVø giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chụm chân. 
 -GV hô giải tán.
6 – 10’
1 – 2’
1’ 
2L8N
1’
18 – 22’
8 – 10’ 
8 – 10’ 
4 – 6’
 1’
1 – 2’
1’ 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
GV
-HS theo đội hình 2 – 4 hàng dọ.c
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
GV
-HS tập hợp thành 2 – 4 hàng dọc, đứng sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với các vòng tròn đã chuẩn bị, các em điểm số để nhận biết số thứ tự .
-HS tập hợp thành 2 – 4 hàng dọc, đứng sau vạch chuẩn bị (mỗi hàng là 1 tổ tập luyện khoảng 6 – 10 em). Em số 1 của các hàng, khi vào ném bóng thì bước lên đứng sau vạch xuất phát (chân trước chân sau). 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €

-HS hô “khỏe”.
* & *
THỂ DỤC
TIẾT 50 :NHẢY DÂY CHÂN TRƯỚC CHÂN SAU
TRÒ CHƠI : “CHẠY TIẾP SỨC NÉM BÓNG VÀO RỔ ”
I. MỤC TIÊU :
 -Nhảy dây chân trước chân sau .Yêu cầu biết cách thực hiện động tác cơ bản đúng. 
 -Trò chơi: “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ ” .Yêu cầu thực hiện tương đối chủ động. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, một số bóng, dây nhảy. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP 
ĐL
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: Đi rồi chạy chậmtheo vòng tròn, sau đó đứng lại khởi động các khớp xoay cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai. 
 -Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
 -Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
 2 . Phần cơ bản:
 a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
 b) Nhảy dây kiểu chụm chân, chân trước chân sau 
 -Cho HS nhảy dây kiểu chụm hai chân 1 lần. 
 -GV nêu tên bài tập. 
 -GV hướng dẫn cách nhảy dây mới và làm mẫu cho HS quan sát để nắm được cách nhảy. 
 TTCB: Trước khi nhảy, từng em làm động tác so dây. Sau đó đứng TTCB như đã học ở lớp 3. 
 Động tác: Chao dây 1 – 2 lần để tạo đà, sau đó quay dây từ trên cao xuống thấp ở phía trước ra sau. Khi dây chuyển động gần đến bàn chân trước thì bật nhẹ để chân rời khỏi mặt đất đúng lúc dây đi qua dưới bàn chân, sau đó chân sau cũng bật nhẹ để rời khỏi mặt đất đúng lúc dây đi qua dưới bàn chân. Động tác cứ tiếp tục như vậy một cách nhịp nhàng, khéo léo sao cho không để dây vướng chân. 
 -GV điều khiển các em tập chính thức.
 -GV tiến hành cho HS tập luyện theo tổ ở khu vực đã quy định, GV đi đến từng tổ nhắc nhở các em và bao quát lớp, HS thay nhau nhảy và đếm số lần cho bạn. 
 b) Trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi.
 -Nêu tên trò chơi.
 -GV nhắc lại cách chơi.
 Cách chơi: Khi có lệnh chạy, từng em nhanh chóng chạy từ vạch xuất phát lên vạch ném, nhặt bóng để ném vào rổ, sau đó chạy về vỗ tay vào tay em số 2. Em số 2 thực hiện như em số 1. Các em còn lại, thực hịên như vậy cho đến em cuối cùng. Trong thời gian quy định hàng nào xong trước và có số lần ném vào rỗ nhiều hơn, hàng đó thắng. Khi ném xong, các em dùng sức của thân ngừơi và tay để ném bóng vào rổ. Động tác ném bóng có thể thực hiện bằng một tay hoặc hai tay, cũng có thể ném bóng bằng một tay trên vai hoặc tung bóng.
 -GV tổ chức cho HS chơi chính thức có tính số lần bóng vào rổ. 
 -GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi nhắc các em đảm bảo trật tự. Lần lượt từng tổ thi đua chạy tiếp sức và ném vào rổ. Tổ nào ném nhiều bóng vào rổ nhất, tổ đó thắng. Tổ nào thua phải nắm tay nhau đứng thành vòng tròn vừa nhảy vừa hát: “Học-tập-đội-bạn, chúng-ta-cùng-nhau-học-tập-đội-bạn 
3 .Phần kết thúc: 
 -Đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát. 
 -Đứng tại chỗ hít thở sâu 4-5 lần (dang tay: hít vào, buông tay : thở ra).
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
 -GVø giao bài tập về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước chân sau .
 -GV hô giải tán. 
6 – 10’
1’ 
1’
1’
2’
1’
18 – 22’
8 – 10’ 
8 – 10’ 
4 – 6’
 1’
1 – 2’
1’ 
1’
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
GV
-HS tập hợp thành 2 – 4 hàng ngang, dàn hàng triển khai đội hình tập, 2 hàng một quay mặt vào nhau và đứng cách nhau 
3 – 4m. Trong mỗi hàng khoảng cách giữa các em 
1,5 – 2m, tạo thành từng đôi một (một em nhảy, em kia đếm), 2 em chung một dây nhảy.
==========
==========
==========
==========
5GV
-HS tập hợp thành 2 – 4 hàng dọc, đứng sau vạch chuẩn bị (mỗi hàng là 1 tổ tập luyện khoảng 6 – 10 em). Em số 1 của các hàng , khi vào ném bóng thì bước lên đứng sau vạch xuất phát ( chân trước chân sau) 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
€ € € €
€ € € €
€ € € €
€ € € €
GV
-HS hô “khỏe”.
* & * 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II
I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức :
-Ôn lại các kiến thức đã học về : Kính trọng và biết ơn người lao động; Lịch sự với mọi người; Giữ gìn các công trình công cộng.
 2.Kĩ năng:
-Thực hành các kĩ năng thuộc những kiến thức đã học để củng cố lại kiến thức
 -Rèn luyện cho HS những hành vi đạo đức tốt.
 3.Thái độ:
 - HS biết ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
II/ CHUẨN BỊ: 
 -GV chuẩn bị giáo án
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
1’
3’
13’
15’
3’
1’
1/ Khởi động:
2/ Bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 2)
- Gọi HS nhắc lại các bài đạo đức đã học từ tuần 19 đến nay. GV ghi nhanh lên bảng
3/ Bài mới: 
a/ GTB:Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II
b/ Hướng dẫn ôn tập
Gọi HS nhắc lại các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay.( GV ghi trên bảng)
Hoạt động1:Thảo luận nhóm
GV chia lớp thành 6 nhóm giao việc cho từng nhóm
N1+6:Tại sao phải kính trọng và biết ơn người lao động?
Đối với người lao động em cần phải làm gì?
N2+4: Thế nào là lịch sự với mọi người?
+ Lịch sự với mọi người có lợi gì?
N3+5: Tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng?
+ Giữ gìn các công trình công cộng em cần làm gì?
GV cùng HS nhận xét phần trình bày của các nhóm – tuyên dương nhóm trình bày tốt.
Hoạt động2: Trò chơi sắm vai.
GV chia nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nhiệm vụ GVghi trong phiếu – quy định thời gian thảo luận
Gv cùng HS nhận xét tuyên dương nhóm trình bày hấp dẫn nhất. 
4/ Củng cố:
Giáo dục HS biết áp dụng trong cuộc sống
Nhận xét tiết học
5/ Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo(tiết 1)
Hát 
HS nêu – HS khác theo dõi bổ sung.
- Các bài đạo đức đã học từ đầu năm đến nay
Kính trọng và biết ơn người lao động.
Lịch sự với mọi người; 
Giữ gìn các công trình công cộng.
HS chia nhóm thảo luận theo yêu cầu ghi trong phiếu – Đại diện nhóm trình bày ý kiến 
Phải kính trọng và biết ơn người lao độngvì mọi của cải trong xã hội có được là nhờ những người lao động.
Em cần phải kính trọng và biết ơn người lao động 
Lịch sự với mọi ngườilà lời nói nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự ton trọng đối với người mình gặp gỡ tiếp xúc.
Lịch sự với mọi người em sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng.
Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều phải có trách nhiệm giữ gìn.
Giữ gìn các công trình công cộng em luôn giữ gìn vệ sinh, không bôi bẩn , vẽ bậy, không leo trèo, không xả rác, ..
HS các nhóm thảo luận theo nhiệm vụ GVghi trong phiếu , cử đại diện lên bảng sắm vai – HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhận xét tiết học.
* & * 

Tài liệu đính kèm:

  • docDD- KT- TD - SH.doc