117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Ngay buổi chiều hôm ấy, sau khi bản Yêu sách được gửi đi, anh Nguyễn rời khỏi nhà số 6

đường Vi-la đê Gô-bơ-lanh, nơi anh vẫn ở với luật sư Phan Văn Trường. Anh sống bí mật, đề

phòng sự truy lùng ráo riết của bọn mật thám Bộ Thuộc địa Pháp.

*

* *

Vào buổi sáng sớm có người đến bấm chuông căn nhà số 6, phố Đô-bi-nhi. Đây là nhà của

Giuyn Căm-bông, đại sứ cũ của Pháp ở Đức, hiện là thành viên của đoàn đại biểu Pháp đi dự

Hội nghị Véc-xây. Giơ-nơ-vi-e-vơ Ta-bu-i, cô cháu gái trẻ của Căm-bông ra mở cửa. Sau này cô

là một nhà báo nổi tiếng, nhưng lúc bấy giờ cô là thư ký của cậu cô. Người bấm chuông là một

thanh niên châu Á, mảnh khảnh, có khuôn mặt cởi mở, dễ mến, đôi mắt to, sáng long lanh. Anh

lịch sự chào cô và nói bằng thứ tiếng Pháp không sõi:

- Tôi muốn trao cho ngài đại sứ Căm-bông một văn kiện.

Giơ-nơ-vi-e-vơ mời khách đến sớm vào nhà rồi ra hiệu cho khách ngồi xuống cạnh chiếc

bàn dài chạm trổ theo kiểu đế chế. Chiếc bàn này hiện nay vẫn kê trong phòng khách gia đình

Ta-bu-i. Cô gái hỏi người thanh niên là ai?

- Thưa cô, tôi là Nguyễn Ái Quốc, tôi muốn gặp ngài Căm-bông.

Chàng thanh niên lấy ra một cuốn giấy buộc bằng dây mảnh. Anh mở ra và trao cho cô gái.

- Tôi đến đây để trao cho ngài đại sứ "bản trần tình” của nhân dân Đông Dương.

Có thể thấy ngay là những tờ giấy trong cuộn giấy viết bằng một thứ chữ rất đẹp. Tờ đầu

tiên là bức thư gửi cho chủ nhà:

Thưa ngài đại sứ Căm-bông, đại diện toàn quyền của nước Pháp tại Hội nghị Véc-xây. Tôi

là người đại điện cho nhân dân Đông Dương. Chúng tôi là một dân tộc chậm phát triển, chúng

tôi đã được biết thế nào là nền văn minh của nước Ngài.".

pdf 150 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
1 
117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 
******* 
Chuyện thứ 1: 
Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Véc-xây. 
Tháng 6 năm 1919, nghe tin các đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp 
ở Véc-xây cách thủ đô Pa-ri 14 ki-lô-mét, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu 
Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi Hội 
nghị Véc-xây. Nhà yêu nước họ Phan trịnh trọng nói: 
 - Bảy điều yêu sách mà anh Thành nêu ra, theo tôi thật là xác đáng và đúng như bọn mình 
thường trao đổi với nhau. Chú Trường xem có nên thêm điều gì không? 
 - Tôi thấy thế là tốt... Thử xem còn vấn đề gì về quyền của nhân dân ta cần đòi... - Văn 
Trường nói và gõ nhẹ vào trán mình theo thói quen của ông khi cần suy tính một điều gì. 
- Thưa hai bác - Tất Thành lên tiếng - Hôm trước cháu phác thảo ra 7 điều yêu sách đưa 
hai bác xem, nhưng đêm hôm qua cháu mới nảy thêm một ý. Cháu thấy rằng ở Đông Dương, 
bọn quan lại chỉ dựa vào các sắc lệnh của tên toàn quyền để cai trị dân ta mà không hề có luật. 
Cháu muốn đưa thêm một điều yêu sách nữa: "Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp". 
- Đúng! Đúng! Luật sư họ Phan sôi nổi hưởng ứng. Muốn cho dân ta có tự do thì phải đòi 
họ cai trị theo luật pháp! 
- Tôi cũng tán đồng! Phan Châu Trinh nói như kết luận buổi gặp mặt. Bây giờ ta làm thế 
nào để chuyển bản Yêu sách tới Hội nghị Véc-xây đây? 
Tất Thành: 
- Thưa bác, cháu nghĩ rằng phải nhờ bác Phan Văn Trường viết ngay ra bằng tiếng Pháp thì 
mới kịp. 
Hai ngày sau, Nguyễn Tất Thành đã ngồi bên luật sư Phan Văn Trường, trước bản "Yêu 
sách của nhân dân Việt Nam" vừa thảo xong bằng chữ Pháp. 
- Chúng ta sẽ đứng tên dưới bản yêu sách này như thế nào đây? Bác đứng tên nhé. Nguyễn 
Tất Thành nêu ý kiến. 
- Không! Phan Văn Trường đáp - bản Yêu sách này tuy là tôi chấp bút viết ra bằng tiếng 
Pháp. Nhưng tôi phải viết chỉ vì anh chưa thông thạo Pháp văn mà thôi, chứ sáng kiến lớn lao 
này của anh, và hầu hết ý kiến nêu ra trong bản Yêu sách cũng là của anh. 
- Thưa bác, sáng kiến của cháu cũng chỉ là phản ánh nguyện vọng chung của những người 
yêu nước chứ có phải của riêng cháu đâu. Bác là một nhân vật có danh tiếng, bà con Việt kiều 
trên đất Pháp đều biết bác là một luật sư yêu nước dám bênh vực công lý, che chở cho bà con. 
Bác đứng tên cho bản yêu sách này thì giá trị của nó càng cao, ảnh hưởng của nó càng rộng. 
- Không! Không thể được! Tôi tuy có chút danh vọng hơn anh ngày nay, nhưng cái tâm, 
cái chí của anh còn lớn hơn tôi nhiều. Vả lại về nguyên tắc, người trí thức không được phép lấy 
công người khác làm công của mình: "Cái gì của Xê-da thì phải trả lại cho Xê-da". Đó mới là lẽ 
phải. Chẳng những tôi không thể đứng tên, mà bác Hy Mã Phan Châu trinh cũng không nên 
đứng tên. 
Cuộc trao đổi giữa hai nhà yêu nước đi tới kết luận: dùng một cái tên gì tiêu biểu cho 
nguyện vọng chung của nhân dân, nhưng phải là tên một cá nhân thì tính chất pháp nhân của văn 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
2 
bản mới có giá trị. Cuối cùng anh Nguyễn quyết định tự mình đứng mũi chịu sào với cái tên 
chung cho tấm lòng của mọi người. Anh ký: 
Thay mặt những người yêu nước Việt Nam 
Nguyễn Ái Quốc 
Ngay buổi chiều hôm ấy, sau khi bản Yêu sách được gửi đi, anh Nguyễn rời khỏi nhà số 6 
đường Vi-la đê Gô-bơ-lanh, nơi anh vẫn ở với luật sư Phan Văn Trường. Anh sống bí mật, đề 
phòng sự truy lùng ráo riết của bọn mật thám Bộ Thuộc địa Pháp. 
* 
* * 
Vào buổi sáng sớm có người đến bấm chuông căn nhà số 6, phố Đô-bi-nhi. Đây là nhà của 
Giuyn Căm-bông, đại sứ cũ của Pháp ở Đức, hiện là thành viên của đoàn đại biểu Pháp đi dự 
Hội nghị Véc-xây. Giơ-nơ-vi-e-vơ Ta-bu-i, cô cháu gái trẻ của Căm-bông ra mở cửa. Sau này cô 
là một nhà báo nổi tiếng, nhưng lúc bấy giờ cô là thư ký của cậu cô. Người bấm chuông là một 
thanh niên châu Á, mảnh khảnh, có khuôn mặt cởi mở, dễ mến, đôi mắt to, sáng long lanh. Anh 
lịch sự chào cô và nói bằng thứ tiếng Pháp không sõi: 
- Tôi muốn trao cho ngài đại sứ Căm-bông một văn kiện. 
Giơ-nơ-vi-e-vơ mời khách đến sớm vào nhà rồi ra hiệu cho khách ngồi xuống cạnh chiếc 
bàn dài chạm trổ theo kiểu đế chế. Chiếc bàn này hiện nay vẫn kê trong phòng khách gia đình 
Ta-bu-i. Cô gái hỏi người thanh niên là ai? 
- Thưa cô, tôi là Nguyễn Ái Quốc, tôi muốn gặp ngài Căm-bông. 
Chàng thanh niên lấy ra một cuốn giấy buộc bằng dây mảnh. Anh mở ra và trao cho cô gái. 
- Tôi đến đây để trao cho ngài đại sứ "bản trần tình” của nhân dân Đông Dương. 
Có thể thấy ngay là những tờ giấy trong cuộn giấy viết bằng một thứ chữ rất đẹp. Tờ đầu 
tiên là bức thư gửi cho chủ nhà: 
Thưa ngài đại sứ Căm-bông, đại diện toàn quyền của nước Pháp tại Hội nghị Véc-xây. Tôi 
là người đại điện cho nhân dân Đông Dương. Chúng tôi là một dân tộc chậm phát triển, chúng 
tôi đã được biết thế nào là nền văn minh của nước Ngài...". 
Tài liệu mà người thanh niên châu Á mang đến có tên là “Bản Yêu sách của nhân dân An 
Nam ". Bản Yêu sách viết: "Trong khi chờ đợi nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển 
vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thực 
sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông - Pháp, xin trình bày với các quý Chính 
phủ Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng những yêu sách khiêm 
tốn sau đây: 
1- Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị. 
2- Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền 
hưởng những đảm bảo bề mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc 
biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; 
3- Tự do báo chí và tự do ngôn luận; 
4- Tự do lập hội và hội họp; 
5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
3 
6- Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho 
người bản xứ; 
7- Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; 
8- Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện 
Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ. 
Vài ngày sau, các đoàn đại biểu khác tham gia Hội nghị và nhiều nghị sĩ Pháp cũng nhận 
được bản yêu sách tương tự như vậy. Kèm theo bản yêu sách có bức thư ngắn: 
"Thưa ngài! Nhân dịp chiến thắng của Đồng minh, chúng tôi xin mạn phép gửi đến Ngài 
kèm theo đây bản ghi những yêu sách của nhân dân An Nam. Tin tưởng ở sự độ lượng cao cả 
của Ngài, chúng tôi mong Ngài ủng hộ bản yêu sách này trước những người có thẩm quyền. 
Thay mặt nhóm những người An Nam yêu nước: Nguyễn ái Quốc". 
Người ta nhiều lần bắt gặp người thanh niên Việt Nam kiên trì này với tập giấy tờ cặp dưới 
nách tại các hành lang ồn ào, mù mịt khói thuốc của các ban biên tập báo ở Pa-ri, trong các gian 
phòng chật chội do các công đoàn và đảng Xã hội thuê để tổ chức các cuộc họp và mít tinh. 
Lu-i Ác-nu, Trưởng ban Đông Dương của Sở Mật thám Pháp, sau này là Chánh Mật thám 
Pháp ở Đông Dương, nhún vai khi nghe báo cáo về hành động của một người nào đó tên là 
Nguyễn Ái Quốc và về nội dung một "tài liệu chống Pháp" đang được người đó phân phát khắp 
nơi. Do nghề nghiệp đòi hỏi, Ác-nu hầu như biết rất rõ mọi người An Nam khả nghi sống ở Pa-
ri, được báo cáo tỉ mỉ về bước đi của "những kẻ chủ mưu gây bất an" từ Đông Dương sang. Một 
trong những người đó là Phan Châu Trinh, mở một hiệu ảnh và thực tế đã ngưng hoạt động 
chính trị. Vả lại, hành động “khiêu khích” như vậy vốn không phải là Phan Châu Trinh, vì ông 
lúc nào cũng có thái độ kính nể nước Pháp. Một người khác là luật sư Phan Văn Trường, cũng 
sống ở Pa-ri, được coi là nhà mác-xít, nhưng chỉ là người dịch sách, báo chính trị ra tiếng Việt 
và không bao giờ tham gia làm những việc như vậy. Chỉ còn một người duy nhất trong số những 
nhân vật quen biết cũ của Sở Mật thám dám cả gan làm việc này là Phan Bội Châu. Nhưng Ác-
nu biết chắc chắn Phan Bội Châu đang ở một nơi nào đó tại miền Nam Trung Quốc, hơn nữa, 
mới đây ông ta có cho đăng một bài báo, lời lẽ rất ôn hoà có lợi cho chủ trương hợp tác Pháp - 
Việt. 
Cả Ác-nu - kẻ có con mắt cú vọ, nhòm ngó khắp nơi, thậm chí cả những người bạn gần gũi 
của người yêu nước trẻ tuổi đã cả gan cất lên tiếng nói bảo vệ nhân dân bị áp bức của mình ngay 
giữa trái tim của bọn đế quốc Pháp cũng không biết được và cũng không thể ngờ vào lúc đó 
rằng, Nguyễn Ái Quốc - tác giả bản Yêu sách, anh Văn Ba, người phụ bếp trên tàu biển, người 
con trai quan Phó bảng duy nhất ở làng Sen, cậu bé ham hiểu biết Nguyễn Tất Thành - cũng chỉ 
là một người mà thôi. 
 Kể chuyện Bác Hồ. 
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, t. 2, tr. 19. 
* 
* * 
Chuyện thứ 2: 
"Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin" 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
4 
Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi thì làm cho một cửa 
hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ “đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa" (do một xưởng của người Pháp làm 
ra!). Hồi đó, tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác bọn thực dân Pháp ở Việt Nam. 
Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tôi chưa 
hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ 
đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết. 
Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông bà" ấy - hồi đó tôi gọi các đồng 
chí của tôi như thế - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn 
như đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu. 
Hồi ấy, trong các chi bộ của Đảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại 
trong Quốc tế thứ hai, hay là nên tổ chức một Quốc tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ 
ba của Lênin? Tôi dự rất đều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chăm chú nghe những 
người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như 
vậy? Với Quốc tế thứ hai, hoặc thứ hai rưỡi, hay là thứ ba, thì ng ... ần cơm của con không. 
Mùa thu năm 1951, Bác đến thăm lớp chỉnh huấn chính trị toàn quân. Sau khi đọc lên 
những con số cụ thể về tệ nạn tham ô, lãng phí mà ban lãnh đạo nhà trường đã báo cáo với Bác, 
Bác nói: 
- Các chú xem đấy, mời có từng này cán bộ mà đã tham ô, lãng phí như vậy, thử hỏi nếu 
cán bộ trong toàn quân, toàn quốc cũng phạm khuyết điểm như các chú ở đây thì thiệt hại cho 
công quỹ của Nhà nước, của nhân dân biết bao nhiêu. Ngừng một lát, Bác hỏi: 
- Ở đây, những chú nào có vợ rồi giơ tay. 
Có độ một phần ba số cán bộ giơ tay. 
Bác chỉ vào một đồng chí trong số những người vừa giơ tay ngồi ở hàng ghế đầu, rồi hỏi: 
- Chú có bao giờ ăn bớt phần cơm của con mình không? 
Đồng chí cán bộ trả lời: 
- Thưa Bác, không ạ! 
- Thế thì tại sao của cải của nhân dân, tiêu chuẩn của chiến sĩ hễ sểnh ra là đút vào túi? 
Bác vừa nói vừa làm động tác vơ vét và đút vào cái túi vải bên mình. Bác phân tích cho 
mọi người thấy rõ tham ô, lãng phí là một tệ nạn, một thói xấu, nó giống như sâu mọt đục khoét 
của cải của nhân dân, nó làm vẩn đục chế độ tốt đẹp của chúng ta, đến đạo đức và nhân phẩm 
của người cán bộ đảng viên. 
Hôm nấy, chúng tôi được một bài học nhớ đời. Có anh cúi mặt không dám nhìn lên Bác nữa. 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
147 
Hiếu Thảo (theo C.V.C) Trích trong cuốn: “Tấm lòng của Bác” NXB Công an nhân dân, H. 2005 
* 
* * 
Chuyện thứ 115: 
Bác muốn biết sự thật kia. 
Hòa bình lập lại, mặc dù rất vận, Bác vẫn dành thời gian đi thăm bà con nông dân. 
Lần ấy, vào vụ thu hoạch mùa. Anh em cảnh vệ chúng tôi được lệnh đến trước và bố từ 
một số chiến sĩ cùng gặt với bà con để tiện cho việc bảo vệ Bác. 
Trên cánh đồng lúa vàng trải rộng, có khoảng năm sáu tổ đang khẩn trương gặt hái, mấy tổ 
gặt ở kề ngay đường còn một nhóm gặt mãi xa trong cánh đồng lầy lội. Chúng tôi nghĩ, chắc là 
Bác sẽ đến thăm mấy tổ gần đường, vì vậy một số anh em bảo vệ trà trộn cùng dân gặt trong 
những nhóm đó. 
Chuẩn bị xong, chúng tôi yên chí chờ đợi... Một lúc sau xe Bác đến và dừng lại gần chỗ 
chúng tôi bố trí. Bác xuống xe nhưng không lại chỗ bà con đang gặt gần đường Người xắn quần, 
tháo dép đi thẳng ra nhóm đang gặt ở đằng xa. Thấy vậy một đồng chí trong chúng tôi lúng túng 
gợi ý: 
- Thưa Bác, chỗ đằng kia nông dân gặt đông quá ạ! Bác quay lại nói ngay: 
- Đông gì? Các chú bố trí đấy! - Rồi Bác tiếp tục đi. Chúng tôi anh nọ nhìn anh kia ngượng quá. 
Đến chỗ bà con nông dân đang gặt ở giữa cánh đồng, Bác ân cần hỏi han từ chuyện trong 
nhà đến việc ngoài đồng... Do hóa trang rất khéo, vả lại buổi đi thực tế của Bác rất bất ngờ, nên 
bà con nông dân cứ ngỡ là một cán bộ già đi qua đường xuống thăm nói chuyện với Bác rất tự 
nhiên, vui vẻ. 
Lúc về nhà, Bác bảo chúng tôi: "Các chú nên rút kinh nghiệm, nếu làm việc gì cần phải bí 
mật, thì phải làm sao để không ai phát hiện được (hóa ra Bác đã đón thấy trong đám gặt gần 
đường có cả những anh "nông dân" mặc quần kaki đi gặt). Bác nói tiếp: 
- Lần này đi thăm bà con nông dân. Bác muốn nói chuyện thật tự nhiên để biết tình hình 
thực tế. Bác thì Bác muốn biết sự thật kia! Đối với nông dân, điều đầu tiên là phải chân thực. 
Trần Minh Trưởng (Theo lời kể của các đồng chí Hồng Long, Văn Nam, Văn Phan - Cục Cảnh vệ) Trích trong cuốn: “Bác Hồ 
chiến sĩ” NXB Quân đội nhân dân, H. 1994 
* 
* * 
Chuyện thứ 116: 
Đón vua hay đón Bác. 
 Hồi còn bé, tôi được thấy một lần nhân dân huyện Thiệu Hóa tổ chức đón Bảo Đại đến 
khánh thành trường tiểu học của huyện. 
Không biết thợ ở đâu về, họ dựng cổng chào bằng gỗ, bằng mây, bằng cành dừa, đan, cài 
hoa lá, viết chữ, treo cờ, giăng đèn rất công phu... Các quan sở tại từ các xã xa về, mũ áo thụng 
xanh, giày hia xúng xính chắp tay chờ đợi. Lính tráng súng ống canh gác nghiêm ngặt. Trông 
đến lạ mắt... 
Lớn lên theo cách mạng, tôi được chứng kiến một số lần các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, hội 
nghị đón Bác... 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
148 
Lần Bác đến dự lễ kỷ niệm thành lập quân đội ở nhà khách quốc tế trên đường Phạm Ngũ 
Lão. Bác từ một chiếc xe không được đẹp lắm bước xuống, anh em chúng tôi quên cả kỷ luật 
chạy ra vây lấy Bác. Mấy đồng chí bảo vệ xô bật chúng tôi ra. Bác chỉ nói nhẹ nhàng: 
- Các cháu để Bác đi. Các chú đừng làm thế. 
Lần vào Vinh, sáng sớm, hoa trong vườn tươi là thế mà mới 9, 10 giờ đã rũ xuống làm cho 
các vị chủ nhà héo hắt cả ruột gan. 
Bác ra vườn, cầm cây hoa nhổ lên. Thì ra không phải là cây hoa trồng mà mới cắm... Bác 
cũng nhẹ nhàng nói: 
- Không nên làm thế... 
Năm 1953, Trung ương Hội phụ nữ mời Bác đến thăm. Chị em hô hào quét nhà trong, 
vườn ngoài, đầu cổng sạch sẽ. Các chị căng một khẩu hiệu cắt dán chữ ''Hồ Chí Minh muôn 
năm'' nhưng không dán các dấu. Lại làm một cổng chào kết lá, cài hoa rừng... Ai cũng bảo nhau 
mặc quần áo thật đẹp rồi xếp hai hàng, từ cổng vào nhà như kiểu "hàng rào danh dự", hồi hộp, 
chờ đợi... 
Sương sớm Việt Bắc đã tan, trời đã đẹp. Chờ mãi không thấy khách đến. Chủ tịch Hội đã 
sốt ruột hết đi ra, lại đi vào. Bỗng có tiếng báo: 
- Chị Xuyến ơi! Bác ở trong này rồi!... 
Thế là hàng rào danh dự tan! Ùa vào trong nhà đã thấy Bác đang thăm vườn rau, giếng 
nước... Bác bước ra cổng, Bác nói: 
- Chào các cô, các cháu. Vào nhà thấy vắng. Bác đoán ngay là tất cả ở ngoài này. 
Nhìn lên khẩu hiệu, Bác cười: 
- Tiếng Việt ta có dấu, phát âm rất hay, phân biệt rõ ràng. Dán chữ thế này đọc thế nào 
cũng được, sai ý của mình đi. 
Vào đến hội trường Bác hỏi: 
- Các cô đón ai thế? 
Mọi người ngớ ra, không rõ ý Bác là thế nào. 
- Thưa Bác, đón Bác đấy ạ! 
Bác ôn tồn nói: 
- À ra thế. Các cô đón Bác, chứ có phải đón ông vua, ông quan nào đâu mà sửa soạn trang 
trí cầu kỳ như thế!... 
Nghĩ thương các chị mất vui, Bác "rẽ" sang chuyện khác khen: 
- Sạch sẽ, gọn gàng thường xuyên hay chỉ được hôm nay thôi đấy!... 
Bây giờ các chị em mời dám "bắt chuyện": 
- Dạ thưa Bác, thường xuyên ạ. 
Thảo Hạnh (Theo chị X và các anh H.Đ) Trích trong cuốn: “Tấm lòng của Bác” NXB Công an nhân dân, H. 2005 
Chuyện thứ 117: 
"Cách mạng" theo ý Bác Hồ. 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
149 
Năm 1946, khi nêu lên khẩu hiệu "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", một số cán hộ 
đã góp ý với Người là nghe "nó cũ quá". Bác đã giải thích, đại ý "không phải cái gì cũ cũng bỏ". 
Năm 1947, ở Chiến khu Việt Bắc, với tên ký là Tân Sinh, Bác viết cuốn "Đời sống mới", 
xuất bản lần đầu tiên ngay trong năm đó. 
Trong trang đầu tiên đề cập tới "Đời sống mới", tác giả viết: "Không phải cái gì cũ cũng bỏ 
hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hết tính 
lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. 
Thí dụ: Đơn cử cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi "Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. 
Thí dụ, ta phải tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước. Cái gì 
mới mà hay thì ta phải làm. Thí dụ, ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp". Năm 1958, 
khi đồng chí Giang Đức Tuệ, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình đến gặp Bác tại Văn phòng Chủ tịch 
ngày 20 tháng 10, Bác dặn: Cách mạng chỉ xoá bỏ cái xấu, cái dở và giữ lại cái tốt, cái hay". 
Văn phòng Hội đồng bộ trưởng có lưu trữ một bài nói chuyện của Bác, nhan đề "Thực 
hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, chống bệnh quan hên (chưa xác minh chính xác ngày 
tháng ra đời của văn kiện nên tạm xếp vào năm 1952). 
Bác nói "Cách mạng là tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt''. 
Bác thực sự đã cho ta một tấm gương sáng về lời nói và cả về hành động cách mạng. 
Bác đã nghiên cứu, đối chiếu, gạn lọc, xoá bỏ tất cả những cái "xấu'' ngay trong lòng xã 
hội mới hiện đại, văn minh nhất đương thời, đồng thời đã phát hiện và giữ lại tất cả những cái gì 
hay, tốt, đẹp của lịch sử phát triển các dân tộc trên thế giới, cổ kim, đông, tây. Người đã thấy 
được cái hay, cái tốt trong Phật giáo, Thiên chúa giáo, trong Khổng học để vận dụng vào cuộc 
cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng những điều hay, điều tốt của chủ nghĩa Mác - Lênin. 
Bác cũng thấy được trong từng con người, từng cộng đồng người tuy "cũ", tuy "xấu", 
nhưng vẫn còn cái “tốt” để phục vụ cách mạng, mà cái tốt trên hết “là lòng yêu Tổ quốc, yêu 
nước, thương nòi”. Cho nên, đã có những người trước làm quan to cho Pháp, cho triều đình Huế, 
đã học và kiếm được nhiều tiền trên đất nước "tư bản'', những nhà "tư sản", những ''địa chủ'', 
những công dân sống lâu, sống sâu với kẻ địch, nhưng họ vẫn thấy được cái điều ''cách mạng'' ở 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin và đi theo "Cụ Hồ". 
Người đã đến viếng và thắp hương ở đền Bà Triệu tại Thanh Hoá, thích các làn điệu dân ca 
Nghệ Tĩnh, Việt Nam, Pháp, Ý. Khi nói, khi viết đều dùng lời lẽ, chữ nghĩa giản dị, khi cần thiết 
cũng đã nêu lên những ý hay của Tổng thống Hoa Kỳ, dí dỏm của người Anh, sâu sắc của 
Khổng Tử. Tất cả những điều ấy và biết bao điều khác nữa đâu có thể nói Bác là "cũ". 
Bác đã từng nói "Một đoàn thể mạnh thì cái tốt ngày càng phát triển, cái dở ngày càng bớt 
đi. Một điều tốt phải đưa ra cho tất cả mọi người cùng học, một điều xấu phải đưa ra tất cả mọi 
người cùng biết mà tránh". 
Người cũng đã dạy rằng xoá điều xấu, làm điều tốt không thể gấp gáp được. Vì nếu có nấu 
cơm cũng phải 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt 
có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ cũng phải vài ba giờ mới xong''. 
Trong tình hình đổi mới của nước ta hiện nay, cụm từ "Cách mạng, cái xấu, cái tốt", nhất 
thiết cũng cần cho chúng ta suy nghĩ. Mở cửa đón gió bốn phương, không phải "nhập" cả những 
điều “mới”, “hiện đại” nhưng lại xấu xa, đồi bại, có những cái không tốt của "khách'' mà chính 
họ cũng bỏ, tởm lợm, càng không phải một cuộc "loại bỏ'' những cái "cũ" đẹp dần mất đi, cái 
Tài liệu sinh hoạt “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” 
150 
“mới” chưa tốt lại đang được o bế, đang có "môi trường'' sinh sôi nảy nở. Điều này làm cho 
những ai đó, rất cực đoan, muốn trở lại hai đầu "cũ, cũ hết, mới, mới hết; cũ xấu hết, mới tốt 
hết". Đó là một thái độ không "cách mạng", như lời Bác dạy. 
Theo cuốn: "Nhớ lời Bác dạy" 
* 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf117_chuyen_ke_ve_tam_guong_dao_duc_ho_chi_minh.pdf