Bài dạy Tuần thứ 6 - Lớp 4

Bài dạy Tuần thứ 6 - Lớp 4

NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

+Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

-PB: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở

-PN: An-đrây-ca, hoảng hốt, mải chơi, an ủi, cứu nổi, nức nở, mãi sau,

+Đọc trôi chảt được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

+Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

Đọc - hiểu:

-Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt.

-Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện)

-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 52 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dạy Tuần thứ 6 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN : 6
TH/NG
Môn
ST
Tên bài dạy
Điều chỉnh
ĐDDH
HAI
1/10/07
TĐ
T
LS
Đ Đ
CC
11
26
6
6
6
Nỗi dằn vặt củaAn-Đrây-ca
Luyện tập
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Biết bày tỏ ý kiến (T2)
Xem gt
Xem gt
Tranh
b.phụ
bản đồ
tranh
 BA
2/10/07
CT
T
LTVC
TD
6
27
11
11
Người viết truyện thật thà
Luyện tập chung
DT chung, DT riêng
Bài 11
Xem gt
b.phụ
b.phụ
phiếu
còi
TƯ
3/10/07
KC
TĐ
T
TLV
KH
6
12
28
11
11
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Chị em tôi
Luyện tập chung
Trả bài văn viết thư
Một số cách bảo quản thức ăn
Xem gt
b.phụ
tranh
b.phụ
phiếu
tranh
NĂM
4/10/07
ĐL
T
LTVC
 KT
TD
6
29
12
6
12
Tây Nguyên
Phép cộng
MRVT: Trung thực – Tự trọng
Khâu ghép 2 mép vải bằng
Bài 12
Xem gt
Bản đồ
Phiếu
b.phụ
mẫu
còi
 SÁU
5/10/07
KH
TLV
T
ATGT
AN
SHL
12
12
30
6
6
6
Phòng một số bệnh do thiếu
Luyện tập xây dựng đoạn văn
Phép trừ
ATGTkhi đi trên các PTGTCC
Tập đọc nhạc số 1. Giới thiệu
SHL
Tranh
Tranh
b.phụ
tranh
b.phụ
THỨ HAI:
TẬP ĐỌC (T11)
Ngày soạn : 28/10/2007
Ngày dạy : 1/10/2007
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. Mục tiêu: 
Đọc thành tiếng:
+Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
-PB: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở
-PN: An-đrây-ca, hoảng hốt, mải chơi, an ủi, cứu nổi, nức nở, mãi sau,
+Đọc trôi chảt được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
Đọc - hiểu:
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt.
-Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các Hoạt động 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 Ổn định :
1. Bài cũ :Gà Trống và cáo
-Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơGà trống và Cá và trả lời các câu hỏi.
-Hỏi:
+Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?
+Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
+Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
-Nhận xét và cho điểm HSổng
 3. Bài mới: GV Giới thiệu bài ghi tựa 
 -Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 *. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Yêu cầu HS mở SGK trang 55,
-Gọi hs đọc toàn bài
-GV phân đoạn: 2 đoạn
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
GV sửa lỗi phát âm, nhắt giọng cho từng HS (nếu có)
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Cho hs đọc trong nhóm đôi và thi đọc trước lớp
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
* Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, Yết ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, diệu dàng. Ýù nghỉ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhanh nhẹn, hoảng hốt, khóc nấc, oà khóc, nức nở, an ủi, tự dằn vặt,
 * Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1
-Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi maua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
-Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
 ->Cậu bé An-đrây-ca mải chơi nên mua thuốc về nhà muộn. Chuyện gì sẽ xảy ra với cậu và gia đình, các em đoán thử xem.
-Gọi HS đọc đoạn 2.
-Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
-Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
Ghi ý chính đoạn 2.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
-Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 * Bước vào phòng ông nằm, đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hướng dẫn HS đọc phân vai.
-Thi đọc toàn truyện.
-Nhận xét, cho điểm học sinh.
4. Củng cố
-Hỏi; 
+Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ tên cho câu truyện là gì?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
-LHGD: hs yêu thích môn học, học tập tấm gương của An-Đrây-ca
-Nhận xét tiết học.
 5Dặn Dò: Dặn HS về nhà học bài.Xem bài: Chị em tôi
 Hát 
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia.
-Lắng nghe.Nhắc tựa
-Lớp lắng nghe
-HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+Đoạn 1:An-đrây-ca đến mang về nhà.
+Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa.
- 1 HS đọc.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS chú ý lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đọc thần và trả lời.
+An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+An-đrây-ca nhanh nhẹ đi ngay.
+An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
* Ý 1 :An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình .
+An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
+An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
-* Ý 2:Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
Hs nhắc lại
-1 HS đọc thành tiếng.
Nội dung chính:. Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mìn
-2 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay (như đã hướng dẫn).
-3 đến 5 HS thi đọc.
-4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
-3 đến 5 HS thi đọc.
-Chú bé An-đrây-ca.
-Tự trách mình.
-Chú bé trung thực.
-Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà..
-Hs chú ý
 TOÁN (T 26)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 -Giúp HS: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
 -Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
 - HS có ý thức tính toán chính xác làm bài
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Các biểu đồ trong bài học.
 - Bảng con
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: Biểu đồ (tt)
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 25, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 -GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 -Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
 -Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
 -Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?
 -Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
 -Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ?
 -GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 -GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
 -Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
 -Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
 =>GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
 -GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2.
 -GV nêu lại vị trí đúng: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô.
 -GV hỏi: Nêu bề rộng của cột.
 -Nêu chiều cao của cột.
 -GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
 -GV nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3.
 -GV chữa bài.
4.Củng cố- 
-Gọi hs nêu lại cách đọc biểu đồ?
GD : Làm tính cẩn thận , chính xác , vận dụng vào thực tế 
-Nhận xét giờ học
5 Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài  ... ện lên
Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn.
Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ.
3
Cụ già vớt dưới sống lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay.
Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con.”
Chàng trai vẻ mặt thật thà.
Lưỡi rìu vàng sáng loá
4
Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay.
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này của con chứ?”. Chàng trai đáp: “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”.
Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh
5
Cụ già vớy lên lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời.
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?” chàng trai mừng rỡ : “ Đây mới đúng là rìu của con”
Chàng trai vẻ mặt hớn hở.
Lưỡi rìu sắt
6
Cụ già tặng chàng trai cả 3 lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn.
Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”. Chàng trai mừng rỡ nói: “Cháu cảm ơn cụ”.
Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng.
-Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. 
GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian.
-Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
-Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
-Nhận xét, cho điểm HS .
4. Củng cố-:
-Hỏi: câu chuyện nói lên điều gì?
-LHGD: hs yêu thích môn học
-Nhận xét tiết học.
 5Dặn Dò Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau.
Xem bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
-Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
-2 đến 3 HS kể toàn chuyện.
-Hs trả lời
-Hs chú ý
 TOÁN (T30) 
PHÉP TRỪ
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS:
 -Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
 -Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
 -Luyện vẽ hình theo mẫu.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Hình vã như bài tập 4 – VBT, vẽ sẵn trên bảng phụ.
III CácHoạt động: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 2Bài cũ Phép cộng
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 29, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài
 -Ghi tựa: Phép trừ. 
 *.Củng cố kĩ năng làm tính trừ: 	
 -GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749, sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
 -GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính.
 -GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
 -GV nhận xét sau đó yêu cầu HS khác trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
 c.Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài; GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp.
 -GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp
 Bài 3
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố
-Gọi hs nhắc lại cách đặt tính và tínhđối với phép trừ hai số có nhie6ù chữ số?
-LHGD: hs vận dụng vào thực tế cuộc sống
-Nhận xét giờ học
5.Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Hát 
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS lắng nghe và nhắc tựa
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
-HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
-HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 
647 253 – 285 749 (như SGK).
-Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 987 684 + 783 251 (trừ không nhớ) và phép tính 839 084 – 246 937 (trừ có nhớ)
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
48600	65102	80000
 9455 13859 48765
39145 51243	31235
-HS đọc.
-HS nêu: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Thành Phố Hồ Chí Minh và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang.
Giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP Hồ CHí Minh là:
1730-1315=415 (km)
Đáp số: 415 km
-1 vài hs nhắc lại
-HS cả lớp.
 AN TOÀN GIAO THÔNG (T6)
AN TOÀN GIAO THÔNG KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘÂNG
I.Mục tiêu:
-HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng đỗ,đậu để noun khách lên xuống tàu, xe, thuyền đò.
-Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các phương tiện GTCC.
-Có ý thức thực hiện đúng khi đi trên các phương tiện GTCC để đảm bảo an toàn.
II. ĐDDH:
-Tranh, ảnh vế các loại GTCC
-SGK
III.Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Giao thông đường thuỷ và phương tiện giao thông đường thuỷ
-Gọi hs nhắc lại ghi nhớ?
Nhận xét
3.Bài mới:
-GV giới thiệu bài: ghi bảng
HĐ 1: Khởi động ôn về GTĐT
MT: Củng cố hiểu biết của hsm về GTĐT
CTH: Cho hs chơi trò chơi: Làm phóng viên
-GV nêu tính huống
-GV nhận xét, khen những em trả lới đúng nhất
HĐ2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe:
MT: -HS có hiểu biết về bến tàu, bến xe, nhà ga điểm đỗ xe của các phương tiện GTCC
-Có ý thức tôn trọng trật tự Công cộng.
CTH: GV hỏi hs:
+Trong lớp ta những ai được bố mẹ cho đi xa, được đi ô tô khách?
+Bố mẹ em đã đưa em đến đâu để mua vé và lên tàu?
-Người ta gọi những nơi đó là tên gì?
=>GV kết luận: Muốn đi bắng các phương tiện GTCC người ta phải đến nhà ga.chờ đến giờ tàu, xe khởi hành mới đi
HĐ3: Lên xuống tàu, xe
MT: -HS biết được những điều quy định khi lênxuống và ngồi trên các PTGT để đảm bảo an toàn.
-Có thói quean tôn trọng trật tự nơi CC
CTH: GV gợi ý để hs kể lại các chi tiết về lên, xuống xe
GV chốt ý về việc đi lại trên các PTGT
HĐ4: Ngồi ở trên tàu xe:
MT: -HS biết những quy định khi đi trên các PTGTCC
-Có ý thức tôn trong người khác
CTH: -Gọi hs kể về việc đi trên tàu, xe
=>GV cần gợi ý chi tiết
+ Có thể ngồi không?
+ Có được đi lại không?
+Có được quan sát cảnh vật hai bên đường không?
+Mọi người ngồi hay đứng?
=>Rút ghi nhớ – ghi bảng
 4.Củngcố: 
-Gọi hs nhắc lại ghi nhớ?
-LHGD: hs yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống
-Nhận xét giờ học
5.Dặn dò: Về nhà học bài
Hát
1-2 hs trả bài, hs khác nhận xét
-Hs nhắc lại tựa
-Hs thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS trả lời
-Mua vé ở phòng bán vé
-Nhà ga, bến tàu bến xe
-Hs kể trước lớp
-Hs thực hiện theo yêu cầu của GV
-Hs nhắc lại ghi nhớ
-1 vài hs nhắc
-HS chú ý
 ÂM NHẠC (T5)
 TẬP ĐỌC NHẠC: SỐ 1
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
 I MỤC TIÊU :
 -HS đọc được bài T Đ N số 1 , thể hiện đúng độ dài các nốt đen , nốt trắng -Phân biệt được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên : đàn nhị , đàn tam , đàn tứ , đàn tì bà 
-HS yêu thích môn học
 II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 -Giáo viên :
Nhạc cụ; chép sẵn các bài tập cao độ, tiết tấu, TĐN số 1 vào bảng phụ ; 
Hình vẽ các nhạc cụ : đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà được phóng to.
Băng âm thanh các trích đoạn nhạc.
 -Học sinh :
hanh phách, sách vở nhạc .
 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ: Ôn bài hát: Bạn ơi lắng nghe
-Gọi hs lên hát lại bài hát: Bạn ơi lắng nghe
Nhận xét
3.Bài mới
-GTB: ghi bảng
* Nội dung 1: Ôn lại các bài tập tiết tấu lần trước. 
Hoạt động 1: Trước khi vào bài TĐN số 1 – Son La Son, cho HS luyện tập cao độ: Đô – Rê – Mi – Son – La. 
+Chia làm 3 bước:
Bước 1: HS nói tên nốt trên khuông theo tay chỉ của GV. 
Bước 2: GV đọc mẫu 5 lần. 
Bước 3: GV chỉ nốt trên khuông cho HS đọc đúng cao độ. 
Hoạt động 2: Luyện tập tiết tấu TĐN số 1- Son La Son và bài tập phát triển, vỗ tay hoặc gõ thanh phách, có thể dùng tiếng tượng thanh. 
Hướng dẫn HS làm quen với bài TĐN số 1 – Son La Son. 
+Chia làm 4 bước?
Bước 1: Nói tên nốt. 
Bước 2: Vỗ hoặc gõ tiết tấu. 
Bước 3: Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu. 
Bước 4: Ghép lời ca. 
Nội dung 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. 
Hoạt động 1: Dùng tranh vẽ, giới thiệu cho HS biết hình dáng từng nhạc cụ. 
Hoạt động 2: Cho HS nghe băng trích đoạn nhạc do từng loại nhạc cụ diễn tấu. Nghe băng 2 lần, lưu ý HS phân biệt âm sắc từng loại nhạc cụ, sau đó GV hỏi lại. 
4.Củng cố:
-Hát lời và gõ đệm bài TĐN số 1 – Son La Son. 
-LHGD: hs yêu thích môn học
-Nhận xét giờ học
5.Dặn dò:
 -Về nhà học bài, xem bài: Ôn tập hai bài hát: Em yêu hoà bình, ban ơi lắng nghe
Hát
1-2 hs hát, hs khác nhận xét
-Hs nhắc lại tựa
-HS hát ôn lại các bài đã học.
-HS luyện tập cao độ
-HS đọc. 
HS thực hiện. 
-Hs quan sát tranh
-Hs lắng nghe
-HS hát và gõ đệm bài TĐN. 
-Hscả lớp
SINH HOẠT LỚP
1.Đánh giá tuần qua:
2.Kế hoạch tuấn tới:
KÍ DUYỆT GIÁO ÁN
 GVCN
 PHẠM THỊ HOÀI
PHẦN BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4(6).doc