ĐIỀU KHÔNG THỂ QUÊN
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta đã vì những thứ không đâu mà đánh mất đi hình ảnh đẹp của mình trong mắt người khác. Hình ảnh ấy không thể có được trong ngày một ngày hai mà chúng ta phải mất một thời gian rất dài, có khi là cả một quãng đời mới xây dựng được.
Là giáo viên, đi làm đã 15 năm, 15 năm ấy chưa hẳn là quá dài đối với nghề nhưng không thể gọi là ngắn. Nhớ lại năm đầu tôi mới ra trường, là một cô giáo trẻ, tôi hăng hái đến trường với nhiệt huyết và sức trẻ tràn đầy, tôi đến với đàn em thơ với niềm yêu thương, với lòng nhiệt tình và không thể thiếu sự nghiêm khắc của một cô giáo trẻ.
Năm học 1996- 1997 Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A- trường Tiểu học Hùng Sơn, lớp học lúc đó có vài em do hoàn cảnh nên đi học muộn hơn các bạn khác một vài tuổi. Mấy em đó rất nghịch ngợm và rất lười học nên rất hay bị cô giáo để mắt đến. Hình như càng chú ý đến các em thì các em càng ngét cô giáo và càng cố ý chống đối. Mới ra trường, kinh nghệm chưa nhiều nên tôi rất nghiêm khắc với cả lớp nói chung và các em lớn tuổi nói riêng. Trong học tập cũng như trong các hoạt động, tôi thường phê bình gay gắt khi các em phạm lỗi, các em cũng vì thế mà đối phó với cô giáo. Tình cảm cô trò càng ngày càng xa cách. Nhiều lúc tôi rất buồn, tôi đã thử gần gũi, trò chuyện cùng các em, nhưng các em không mấy hứng thú khi bắt chuyên với tôi nên tôi đã bỏ qua không cố gắng gần các em.
Bài dự thi: Câu chuyện tình huống Đạo đức và Pháp luật Giáo viên: Nguyễn Thị Cần Đơn vị: Trường Tiểu học Khai Sơn ĐIỀU KHÔNG THỂ QUÊN Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta đã vì những thứ không đâu mà đánh mất đi hình ảnh đẹp của mình trong mắt người khác. Hình ảnh ấy không thể có được trong ngày một ngày hai mà chúng ta phải mất một thời gian rất dài, có khi là cả một quãng đời mới xây dựng được. Là giáo viên, đi làm đã 15 năm, 15 năm ấy chưa hẳn là quá dài đối với nghề nhưng không thể gọi là ngắn. Nhớ lại năm đầu tôi mới ra trường, là một cô giáo trẻ, tôi hăng hái đến trường với nhiệt huyết và sức trẻ tràn đầy, tôi đến với đàn em thơ với niềm yêu thương, với lòng nhiệt tình và không thể thiếu sự nghiêm khắc của một cô giáo trẻ. Năm học 1996- 1997 Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A- trường Tiểu học Hùng Sơn, lớp học lúc đó có vài em do hoàn cảnh nên đi học muộn hơn các bạn khác một vài tuổi. Mấy em đó rất nghịch ngợm và rất lười học nên rất hay bị cô giáo để mắt đến. Hình như càng chú ý đến các em thì các em càng ngét cô giáo và càng cố ý chống đối. Mới ra trường, kinh nghệm chưa nhiều nên tôi rất nghiêm khắc với cả lớp nói chung và các em lớn tuổi nói riêng. Trong học tập cũng như trong các hoạt động, tôi thường phê bình gay gắt khi các em phạm lỗi, các em cũng vì thế mà đối phó với cô giáo. Tình cảm cô trò càng ngày càng xa cách. Nhiều lúc tôi rất buồn, tôi đã thử gần gũi, trò chuyện cùng các em, nhưng các em không mấy hứng thú khi bắt chuyên với tôi nên tôi đã bỏ qua không cố gắng gần các em. Thế rồi tôi đã phải trả giá cho sự hờ hững, vô trách nhiệm của minh. Sáng hôm đó là sáng thứ 5, Thầy Tổng phụ trách Đội TNTPHCM tổ chức cho toàn trường tập bài thể dục nhịp điệu theo lịch thường kỳ của Đội sao. Theo quy định của lớp, tất cả phải ra sân tập thể dục, chỉ có một bạn trực nhật ở lại trông lớp. Cả lớp đã ra sân, bắt đầu tập theo nhịp trống. Trong lớp tôi vẫn còn hai em học sinh còn ngồi trong lớp, em Nguyễn Thị Hải và em Trần Hùng Huy, tôi không hỏi không rằng, bước vô lớp và nghiêm mặt nói: - Trừ lại bạn trực nhật, còn tất cả phải ra tập thể dục. Nói xong, tôi quay đi. Được vài bước, tôi bỗng nghe sau lưng tôi có tiếng của em Trần Đức Huy: - Đồ chó, đau chân mà cũng không cho ở trong lớp. Tôi quay ngoắt lại và thấy Huy đi khập khiễng. Thú thật là lúc đó tôi rất nóng mặt và rất muốn gọi Huy quay trở lại để trách phạt, nhưng tôi đã kìm được và trở lại phòng học. Trò chuyện với Hải một lúc, tôi mới biết em Huy bị ngã khi đi chăn trâu chiều hôm qua, chân của Huy bị rách một mảng da, máu ra rất nhiều và rất đau. Tôi lặng người, mất một lúc khá lâu tôi mới trấn tĩnh được. Buổi học vẫn phải tiếp tục sau giờ ra chơi. Hai tiết học hôm đó sao mà dài và nặng nề đến vậy,tôi đã cố tình không lấy sách vở ra khỏi cặp sách, để khi trống tan trường có thể ra khỏi lớp thật nhanh. Tôi cố gắng không tỏ thái độ gì, nhìn lướt qua khuôn mặt Huy, tôi cảm nhận được điều gì đó như tức giận, như ăn năn...Thật nhiều cảm xúc trên gương mặt ấy. Trống tan trường đã điểm, tôi chào lớp và thật nhanh xách cặp ra khỏi lớp. Về đến phòng nội trú, tôi vừa buồn, vừa muốn khóc vừa không muốn nói cho ai biết nhưng vừa như không thể giấu chuyện được. Suốt cả ngày hôm ấy tôi như người mất hồn, không làm được gì và cũng không nghĩ được gì. Tâm trạng của một cô giáo trẻ vừa bị học sinh xúc phạm, thật không dễ gì chấp nhận. Nhưng rõ ràng trong chuyện này tôi cũng là người có lỗi, sửa sai làm sao đây? Không biết đã có ai vấp phải tình huống như tôi khi rất muốn giữ kỷ luật do mình đặt ra với lớp, vừa muốn gần gũi học sinh để sửa sai mà không muốn nhún mình. Những suy nghĩ cứ giằng xé, trong tôi làm suốt đêm đó tôi không hề chợp mắt được. Sáng hôm sau, khi tan trường, tôi gọi mấy em cán bộ lớp ở lại, trao đổi với các em và hẹn các em chiều nay đến thăm nhà bạn Huy. Chiều hôm đó tôi cùng một số em trong lớp đến nhà em Huy. Căn nhà tuềnh toàng, trống trải nằm trên triền đồi, nàh có 06 người, bố mẹ và 4 đứa con. Qua cuộc nói chuyện với mẹ em Huy, tôi đã vỡ ra rất nhiều điều. Bố em là một người nghiện rượu, không đủ sức khoẻ để làm việc nên mọi việc nặng nhọc dồn cả vào Huy- con trai lớn trong nhà- đã thế, bố còn đánh mắng, chửi rủa mẹ con em khi say rượu và cả khi không co rượu. Cuộc sống như vậy đã làm cho em có một tâm hồn chai sạn và tính cách cộc cằn. Nhưng em là người anh rất yêu thương các em, nhất là em gái út. Qua mẹ em Huy, tôi biết thêm về hoàn cảnh một số em cá biệt trong lớp và điều đó làm tôi Khi chúng tôi ra về, Huy cũng đi chăn trâu vừa về đến, em vừa ngạc nhiên nhìn chúng tôi, vừa lí nhí chào tôi và đi thẳng vào nhà. Tôi ra về với một tâm trạng nặng trĩu, lẽ ra tôi phải tìm hiểu hoàn cảnh các em và đem đến cho các em tình yêu thương mà tôi có. Nhưng đằng này, các em lại chỉ nhận được ở tôi sự nghiêm khắc, sự đòi hỏi chấp hành. Như vậy tôi đã phải là cô giáo hay chưa? Những ngày sau đó, tôi đã thay đổi. Từ giọng nói, từ ánh nhìn, nết nghiêm khắc biến mất, tôi nhẹ nhàng hơn, trìu mến hơn và hay cười hơn. Giờ ra chơi, tôi chơi cùng các em những trò chơi mà tôi có thể tham gia như đá cầu, kéo co, đánh chuyền... Các em cũng nhìn tôi với con mắt khác hẳn, mến cô hơn, vui vẻ hơn. Tôi không nhắc gì đến câu chửi của Huy, và không gay gắt với các em trong nhóm có tên trong sổ. Tôi hỏi chuyện các em nhiều hơn và các em cũng vui vẻ kể cho tôi nghe chuyện của các em, từ chuyện chăn trâu đến chuyện hái ổi... các em mang đến lớp cho cô giáo những quả ổi trong vườn, những bông hoa giẻ thơm thơm mà các em hái được khi đi làm. Hơn một tháng sau, không khí lớp tôi khác hẳn, cô và trò đã tìm được nhau trong sự đồng cảm, các em ngoan hơn và học hành có tiến bộ rõ rệt. các em đã chủ động rủ cô đi rừng, đi chăn trâu và đến nhà chơi, trong đó có em Huy. Vui hơn nữa là em Huy đã chủ động xin lỗi tôi về việc em đã vô lễ với cô giáo. Về phần tôi, tôi cũng đã chủ động nói với em về những thiếu sót của mình trong vai trò của người giáo viên. Cô trò nói với nhau trong sự xúc động, trong cảm thông và trong tình thương mến. Kể từ ngày đó, căn phòng nhỏ của tôi bao giờ cũng tràn ngập tiếng cười Cuối năm đó Huy đi thi học sinh giỏi cấp huyện, mặc dù không được giải nhưng được công nhận là học sinh giỏi cấp huyện là niềm vui lớn đối với cô trò chúng tôi. Chia tay lớp 4A ngày đó, cô và trò không khỏi lưu luyến. Đến bây giờ, các em vẫn nhớ về thăm tôi và vẫn nhác lại kỷ niệm ngày đó. Thỉnh thoảng nhớ lại, tôi vẫn tự hỏi: Nếu ngày đó, tôi không kìm được mà nổi nóng với học sinh thì sẽ có chuyện gì xảy ra? Có nhiều điều tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ cần chúng ta đi chệch quỹ đạo một chút thôi, có thể ta đã đánh mất tất cả. Hãy đến với học trò của chúng ta và các em nhỏ trong cuộc sống bằng sự cảm thông, chia sẻ và tình yêu thương, chúng ta sẽ nhận được tình cảm của các em, rất nhiều.
Tài liệu đính kèm: