Bài dự thi trắc nghiệm tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường và luật đa dạng sinh học

Bài dự thi trắc nghiệm tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường và luật đa dạng sinh học

Câu 1: Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay được ban hành ngày tháng năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày nào?

a) Ngày 29/11/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994.

b) Ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.

c) Ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.

Câu 2: Luật BVMT giải thích “Ô nhiễm môi trường” là ?

a) Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

b) Sự biến đổi của các yếu tố vi khí sáng hậu, vật lý, hoá học trong môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

c) Cả a và b đều đúng.

Câu 3: Luật BVMT giải thích “Chất gây ô nhiễm” là?

a) Chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.

b) Chất hoặc yếu tố vật lý, hoá học khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.

 

doc 8 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1905Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi trắc nghiệm tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường và luật đa dạng sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT AN BIÊN
TRƯỜNG TH ĐÔNG YÊN 1
TẬP THỂ GIÁO VIÊN ĐIỂM XẺO ĐƯỚC 2
BÀI DỰ THI TRẮC NGHIỆM 
TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC
PHẦN 1
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG 
Câu 1: Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay được ban hành ngày tháng năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày nào?
a) Ngày 29/11/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994.
b) Ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.
c) Ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
Câu 2: Luật BVMT giải thích “Ô nhiễm môi trường” là ?
a) Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
b) Sự biến đổi của các yếu tố vi khí sáng hậu, vật lý, hoá học  trong môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
c) Cả a và b đều đúng.
Câu 3: Luật BVMT giải thích “Chất gây ô nhiễm” là?
a) Chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. 
b) Chất hoặc yếu tố vật lý, hoá học khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
c) Cả a và b đều đúng.
Câu 4: Luật BVMT giải thích “Chất thải” là?
a) Là vật chất ở thể rắn được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. 
b) Là vật chất ở thể lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. 
c) Cả câu a và b
Câu 5: Luật BVMT giải thích “Chất thải nguy hại” là?
a) Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn.
b) Là chất thải chứa yếu tố gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
c) Cả câu a và b
Câu 6: Điều mấy Luật BVMT quy định “Những hoạt động BVMT được khuyến khích? Có bao nhiêu hoạt động?
a) Điều 5, có 10 hoạt động.
b) Điều 6, có 10 hoạt động.
c) Điều 6, có 12 hoạt động.
Câu 7: Điều mấy Luật BVMT quy định những hành vi bị nghiêm cấm? Có bao nhiêu hành vi?
a) Điều 7, có 12 hành vi.
b) Điều 7, có 16 hành vi .
c) Điều 8, có 12 hành vi .
Câu 8: Điều 35 Luật BVMT quy định trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: 
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT; thực hiện các biện pháp BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết BVMT đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình.
b) Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT; chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra BVMT; nộp thuế môi trường, phí BVMT.
c) Cả câu a và b.
Câu 9: Khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui chơi giải trí tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT sau đây:
a) Tuân thủ quy hoạch phát triển tổng thể đã được phê duyệt; quy hoạch, bố trí các khu chức năng, loại hình hoạt động phải gắn với BVMT; thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; 
b) Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường và được vận hành thường xuyên; 
c) Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người lao động; có hệ thống quan trắc môi trường; có bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BVMT.
d) Cả câu a, b và c.
Câu 10: “Bộ phận chuyên môn về BVMT trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiệm vụ” được quy định trong điều mấy Luật BVMT, có bao nhiêu nhiệm vụ.
a) Khoản 4 điều 35 và có 5 nhiệm vụ;
b) Khoản 4 điều 36 và có 4 nhiệm vụ
c) Khoản 4 điều 36 và có 5 nhiệm vụ
Câu 11: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về BVMT sau đây: 
a) Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống xử lý nước thải tập trung; có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn;
b) Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;
c) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ.
d) Cả câu a, b và c.
Câu 12: Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau đây không được đặt trong khu dân cư hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ; có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh; Có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm;
b) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người; Gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước; Gây tiếng ồn, phát tán bụi, khí thải quá tiêu chuẩn cho phép. 
c) Cả câu a và b.
Câu 13: Bệnh viện và các cơ sở y tế khác phải thực hiện các yêu cầu BVMT sau đây:
a) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường; bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường; có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra; chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung. 
b) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra; chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung. 
c) Có hệ thống hoặc biện pháp thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường; bố trí thiết bị chuyên dụng để phân loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; có biện pháp xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường; 
Câu 14: Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu BVMT sau đây:
a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;
c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. 
d) Cả câu a, b và c.
Câu 15: Việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát tán ra môi trường; có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định trong giấy phép.
c) Cả câu a và b.
d) Câu a và b đều sai.
Câu 16: Điều 46 Luật BVMT quy định trong sản xuất nông nghiệp:
a)Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép.
c) Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
d) Cả câu a, b và c.
Câu 17: Điều 47 Luật BVMT quy định trong nuôi trồng thủy sản
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BVMT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b). Không được sử dụng thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản; Thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng, bao bì đựng thuốc thú y, hóa chất sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
c). Không được xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển; phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
d) Cả câu a, b và c
Câu 18: Luật BVMT quy định “Nơi chôn cất, mai táng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư; Không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất.
b) Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về vệ sinh phòng dịch.
d) Cả câu a, b và c
Câu 19: Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau:
a) Phạt tiền và buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết; Xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; 
c) Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định. 
d) Cả câu a, b và c
Câu 20: Điều 52 Luật BVMT quy định về “BVMT nơi công cộng” như sau: 
a) Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
b) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây: Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường; Có đủ lực lượng thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý.
c) Cả câu a và b 
Câu 21: Luật BVMT trường quy định “Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về BVMT” sau đây:
a) Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh;
b) Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí BVMT theo quy định của pháp luật; tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư;
c) Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người; thực hiện các quy định về BVMT trong hương ước, bản cam kết BVMT.
d) Cả a, b và c.
Câu 22: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT như: “hỗ trợ về đất đai, miễn, giảm thuế, phí, ưu tiên vay vốn từ các quỹ BVMT” được quy định tại điều mấy Luật BVMT?
a) Điều 115 Luật bảo vệ môi trường;
b) Điều 116 Luật bảo vệ môi trường;
c) Điều 117 Luật bảo vệ môi trường;
d) Điều 118 Luật bảo vệ môi trường.
Câu 23: Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường quy định:
a) Người vi phạm pháp luật về BVMT thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về BVMT hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
c) Cả a và b;
Câu 24: Phá rừng góp phần vào bao nhiêu % lượng phát thải khí nhà kín trên toàn cầu?
 5%;
10%;
20%;
50%.
Câu 25: Thiết bị điện nào sao đây phát thải nhiều khí CO2 nhất trong 01 giờ sử dụng?
Máy vô tuyến truyền hình;
Máy vi tính;
Máy lạnh;
Laptop.
Câu 26: Laptop sử dụng ít điện hơn máy tính để bàn bao nhiêu phần trăm?
10%;
25%;
50%;
85%.
Câu 27: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa năng, năng lượng hạt nhân được coi là năng lượng có khả năng tái tạo vì?
Chúng sạch và dễ sử dụng;
Chúng có thể chuyển thành điện và nhiệt một cách dễ dàng;
Chúng có thể được tái tạo lại một thời gian ngắn sau khi còn người khai thác; 
Chúng không gây ô nhiễm không khí.
Câu 28: Lựa chọn giải pháp năng lượng cho tương lai trước mắt tốt nhất là:
Sử dựng tiết kiệm điện và hiệu quả năng lượng, đa dạng hóa các nguồn năng lượng, tăng cường năng lượng tái tại;
Điện hạt nhân và năng lượng tái tại;
Năng lượng nhiệt hạch và nền kinh tế Hydrogen;
Năng lượng mặt trời và địa nhiệt. 
PHẦN 2
 LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC
Câu 29: Luật Đa dạng sinh học được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày tháng năm nào? 
a) Ngày 28/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008;
b) Ngày 13/11/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008;
c) Ngày 13/11/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009;
Câu 30: Luật Đa dạng sinh học giải thích “Đa dạng sinh học” là ?
a) Là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên;
b) Là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng; 
c) Là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau.
Câu 31: Luật Đa dạng sinh học giải thích “Phát triển bền vững đa dạng sinh học” là:
a) Là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
b) Là việc thực hiện các biện pháp an toàn để ngăn ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro đối với đa dạng sinh học trong các hoạt động có liên quan đến sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
c) Cả câu a và câu b.
Câu 32: Điều mấy Luật Đa dạng sinh học quy định “Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học và có bao nhiêu nguyên tắc”?
a) Điều 3, có 05 nguyên tắc.
b) Điều 4, có 05 nguyên tắc.
c) Điều 5, có 05 nguyên tắc.
Câu 33: Điều mấy Luật Đa dạng sinh học quy định “Những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học và có bao nhiêu hành vi”?
a) Điều 7, có 7 hành vi.
b) Điều 7, có 9 hành vi .
c) Điều 8, có 7 hành vi .
Câu 34: Điều 16 Luật Đa dạng sinh học quy định “Khu bảo tồn” bao gồm: 
a) Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; 
b) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan.
c) Cả a và b
Câu 35: Điều 37 Luật Đa dạng sinh học quy định “Loài được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” bao gồm:
a) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
b) Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm. 
c) Cả a và b 
Câu 36: Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn; quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động hợp pháp trong khu bảo tồn” được quy định tại điều nào trong luật Đa dạng sinh học?
a) Điều 28, 29 và điều 30;
b) Điều 29, 30 và điều 31;
c) Điều 30, 31 và điều 32.
Câu 37: Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học có mấy quyền và mấy nghĩa vụ?
a) Có 07 quyền, 06 nghĩa vụ; 
b) Có 09 quyền, 07 nghĩa vụ; 
c) Có 10 quyền, 08 nghĩa vụ; 
Câu 38: Tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen có mấy quyền và mấy nghĩa vụ?
a) Có 03 quyền, 03 nghĩa vụ; 
b) Có 03 quyền, 04 nghĩa vụ; 
c) Có 04 quyền, 03 nghĩa vụ; 
Câu 39: Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có mấy quyền và mấy nghĩa vụ?
a) Có 04 quyền, 04 nghĩa vụ; 
b) Có 04 quyền, 05 nghĩa vụ; 
c) Có 05 quyền, 04 nghĩa vụ; 
Câu 40: “Tổ chức, cá nhân xâm hại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị, loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, hành lang đa dạng sinh học thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” được quy định tại điều, khoản nào trong luật Đa dạng sinh học?
a) Khoản 1 Điều 74;
b) Khoản 1 điều 75;
c) Khoản 1 điều 76. 

Tài liệu đính kèm:

  • docThi moi truong.doc